Đề ôn kiểm tra học kỳ 1 (năm học 2013 - 2014) môn: ngữ văn 9 (thời gian: 90 phút)

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn kiểm tra học kỳ 1 (năm học 2013 - 2014) môn: ngữ văn 9 (thời gian: 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (NĂM HỌC 2013 - 2014)
ĐỀ ĐỀ NGHỊ
Môn: Ngữ văn 9 (Thời gian: 90 phút)
Họ và tên GV ra đề: Phạm Minh Hùng
 Đơn vị: Trường THCS Lý Thường Kiệt 

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. 
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
 Hình thức : Tự luận
Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 9, học kì 1.
Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra (theo các bước như minh họa ở trên)
Xác định khung ma trận
M A TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 9

 Mức độ 

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Câu-Điểm
Tỉ lệ

Thấp
Cao

I. Đọc – Hiểu
1. Truyện trung đại
2. Thơ hiện đại
3. Truyện hiện đại













.












Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

1 câu
1 đ



Số câu: 1 
Số điểm:1 
Tỉ lệ: 10 %
II. Tiếng Việt
1. Cách dẫn trực tiếp...

2. Nghĩa của từ: nghĩa gốc, nghĩa chuyển.

1.1
Ghi lại khái niệm
2.1
Ghi lại khái niệm



2.2 
Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển (thơ hiện đại)

1.2 
Chuyển lời thoại (truyện Trung đại) theo cách dẫn gián tiếp






Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ
2 câu
2 đ

1 câu
1 đ

1 câu
1 đ


Số câu: 4
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40 %
III. Tập làm văn.
 Biểu cảm, miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự.
















3. Tập làm văn









Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ

1 câu
1 đ


1 câu
6đ

Số câu: 1
Số điểm:6 tỉ lê 60%
Tổng câu

Điểm - Tỉ lệ
2 câu 

2 đ – 20%
3 câu

3 đ – 30%
1 câu

1 đ – 10 %
1 câu

4 đ – 40%
Số câu: 
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
















ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 9
Câu 1. (2,0 đ)
1.1. Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp ? 
1.2. Trình bày lại toàn đoạn trích, trong đó, chuyển lời thoại của nhân vật (phần in nghiêng) thành lời dẫn gián tiếp:
“ Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân sĩ ra làm năm đạo, hôm đó là ngày 30 tháng chạp. Rồi nhà vua bảo kín với các tướng rằng:
- Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác! ”
 (Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô gia văn phái, Ngữ Văn 9, tập 1)
Câu 2. (2,0 đ) 
2.1. Thế nào là từ nhiều nghĩa? 
2.2. Chỉ ra đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của từ “nhóm” trong khổ thơ sau :
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
 (Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ Văn 9, tập 1)
Câu 3. (6,0 đ )
 Tưởng tượng 20 năm sau, em về thăm lại trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. (5đ) 

 ..................................................... Hết.........................................................


















ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 9
HƯỚNG DẪN CHẤM
 A. Hướng dẫn chung
 B. Đáp án và thang điểm
Đáp án
Điểm
Câu 1. (2,0 điểm) 
1.1. Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp ? 

- Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Cách dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. 
0,5

0,5
1.2. Trình bày lại toàn đoạn trích, trong đó, chuyển lời thoại của nhân vật (phần in nghiêng) thành lời dẫn gián tiếp:

 Vua Quang Trung... Rồi nhà vua bảo kín với các tướng là nhà vua và các tướng hãy tạm sửa lễ..., đến tối 30 Tết lập tức lên đường... ăn mừng. Nhà vua còn bảo các tướng hãy nhớ lời hẹn, đừng cho là vua nói khoác. 
* Cho điểm: Mỗi chỗ chuyển đúng (4 chỗ gạch chân) đạt 0,25 điểm.
1,0
Câu 2. (2,0 điểm) 
2.1 Thế nào là từ nhiều nghĩa ?

Từ nhiều nghĩa là một từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và các nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. 
0,5
2.2 Giải thích để chỉ rõ đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ “nhóm” trong khổ thơ.

- Từ “nhóm” trong các dòng thơ (1),(3) : chỉ hành động cho lửa bén vào làm chất đốt (củi, rơm…) cháy lên để nấu nướng hoặc sưởi ấm.
0,5
- Từ “nhóm” trong các dòng thơ (2),(4) : chỉ sự khơi gợi, vun đắp những tâm tư, tình cảm.
0,5
- Từ “nhóm” ở (1),(3) : Nghĩa gốc - Từ “nhóm” ở (2),(4) : Nghĩa chuyển
 (Lưu ý: Điền đủ và đúng cả 2 thông tin mới tính điểm)
0,25
- Phương thức chuyển nghĩa : Ẩn dụ
0,25
Câu 3(6đ) Tập làm văn
1/ Yêu cầu:
A. Nội dung:
- Xác định đúng yêu cầu của đề : Kể về buổi thăm trường cũ đầy xúc động- sau 20 năm.
- Cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
+ Lí do về thăm lại trường xưa.
+ Quang cảnh trường có gì thay đổi?
+ Gặp được những ai (thầy cô, bạn bè…)? Họ có gì khác xưa? Cảm xúc của em lúc đó?
+ Cảm nghĩ của em sau buổi thăm trường.
B. Hình thức:
- Xác định được thể loại: kể chuyện tưởng tượng.
- Kết hợp tốt các yếu tố: miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận; các hình thức: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Lời văn ngắn gọn, rõ ý, trong sáng, có cảm xúc.
- Bố cục bài viết đảm bảo 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 
2/ Biểu điểm:
- 5đ: Thực hiện tốt cả 2 yêu cầu, không quá 5 lỗi chính tả.
- 4đ: Thực hiện khá tốt 2 yêu cầu trên, dưới 5 lỗi diễn đạt, 8 lỗi chính tả..
- 3đ: Xác định đúng thể loại; nội dung,bố cục đảm bảo; có kết hợp được nhưng chưa tốt, chưa đầy đủ các yếu tố: miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận; các hình thức: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm; dưới 8 lỗi diễn đạt, 10 chính tả. 
- 2đ: Xác định đúng thể loại; nội dung,bố cục đảm bảo; chưa kết hợp được các yếu tố: miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận; các hình thức: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm; nhiều lỗi diễn đạt, chính tả. 
-1đ: Bài viết sơ sài, không đảm bảo 2 yêu cầu trên, nhiều thiếu sót. 
- 0đ: Không viết hoặc lạc đề hoàn toàn.


File đính kèm:

  • docNV91_LTK1.doc