Đề ôn luyện học sinh giỏi cuối năm Tiếng việt Lớp 5

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn luyện học sinh giỏi cuối năm Tiếng việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề luyện tập Tiếng Việt lớp 5
Họ và tên: ..........................................................................................................................
I.Đọc thầm đoạn văn sau:
 “ Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.”
	Tranh làng Hồ – Nguyễn Tuân
II. Dựa vào đoạn văn trên em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây.
Câu 1 : Câu văn nào thể hiện rõ nhất cảm nhận tinh tế của tác giả khi xem tranh làng Hồ ?
A. Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ.
B.Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
C. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.
Câu 2 : Đoạn văn đã thể hiện tình cảm nào của tác giả ?
A. Say mê tranh làng Hồ và khâm phục trân trọng những nghệ sĩ vẽ tranh làng Hồ.
B. Yêu thiên nhiên đất nước
C. Niềm vui khi tết đến
D. Thích thú vì được ghé chơi làng Hồ
Câu 3 : Câu văn “Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ” Thuộc kiểu câu nào ?
A.Câu ghép
B. Câu đơn
C. Câu hỏi
D. Câu cảm
Câu 4 : Trong những từ sau đây , từ nào không phải là từ ghép tổng hợp ?
A.Tranh ảnh
B. Tươi vui
C. Lành mạnh 
D. Bút bi
Câu 5 : Trong những từ sau đây , từ nào là từ láy ?
A. Nhân dân
B. Tươi vui
C. Đậm đà
D. Phố phường
Câu 6 : Cụm từ “ Mỗi lần tết đến” trong câu “Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.” Là thành phần nào của câu ?
A. Trạng ngữ
B. Chủ ngữ
C. Vị ngữ
D. Không có câu trả lời
Câu 7 : Theo em, từ nào trong những từ dưới đây có thể thay thế cho từ “thuần phác” trong câu văn “Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.” ?
A. Chất phác, mộc mạc
B. Sang trọng, lịch sự
C. Nhã nhặn, lịch sự
D.Tầm thường
Câu 8 : Câu “Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.” Thuộc kiểu câu gì ?
A. Ai thế nào ?
B. Ai là gì ?
C. Ai làm gì ?
D. Không có câu trả lời
Câu 9 : Câu nào có từ “ngon” được dùng với nghĩa gốc ?
A. Bé ngủ ngon
B.Món ăn này rất ngon
C.Bài toán này Đạt làm ngon ơ
Câu 10 : Từ “bỡ ngỡ” ở 2 câu thơ “Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” thuộc từ loại nào ?
A.Danh từ
B. Động từ
C. Tínhd từ
D. Đại từ
Câu 11 : Từ “đồng” ở hai câu dưới đây có quan hệ gì ?
- Bức tương này làm bằng đồng.
- Đồng lúa đẹp quá .
A.Từ nhiều nghĩa
B.Từ đồng nghĩa
C.Từ cùng nghĩa
D.Từ trái nghĩa
Câu 12 : Cụm từ “Cánh diều tuổi thơ” gồm :
A. Một từ ghép và hai từ đơn
B. Bốn từ đơn
C. Hai từ ghép
Câu 13 : Từ nào không đồng nghĩa với từ “rọi” trong câu “Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống”
A.chiếu
B.nhảy
C.toả
D.hắt
Câu 14 : Trong các từ sau đây từ nào không phải từ mô phỏng âm thanh ?
A.Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
D. Đại từ
Câu 15 : Từ nào dưới đây không đông nghĩa với từ “hoà bình” ?
A.thanh bình
B.bình yên
C.yên tĩnh
D.thái bình
Câu 16 : Các vế câu trong câu “ Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng” được nối với nhau bằng từ gì ?
A. hai dấu phẩy
B.hai quan hệ từ
C.một quan hệ từ và một dấu phẩy
Câu 17 : Cặp quan hệ từ “Tuy ...nhưng...” trong câu ghép thể hiện quan hệ :
A.nguyên nhân - kết quả
B.điều kiện – kết quả
C.tăng tiến
D.nhượng bộ
Câu 18 : Câu văn “Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo” có mấy vế câu ?
A.một
B.hai
C.ba
D.bốn
Câu 19 : Chủ ngữ trong câu “Một con đường uốn quanh phố và biển” là: 
A. Con đường
B.một con đường
C.Một con đường uốn quanh
Câu 20 : Câu nào ánh nắng được nhân hoá ?
A.Ánh nắng tắm mượt mái tóc chị
B.Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị.
C.Ánh nắng lọt qua khe lá.
Câu 21 : Từ nào không đồng nghĩa với từ đất nước trong các từ sau ?
A.tổ quốc 
B.non sông
C.nước nhà
D.đất đai
Câu 22 : “Của một đồng, công một nén” nghĩa của từ công trong câu tục ngữ trên là gì ?
A.không thiên vị
B.thuộc về nhà nước, chung cho mọi người
C.Sức lao động
D.thợ, khéo tay
Câu 23 : Vị ngữ trong câu “Quả ngọt trái sai, đã thắm hồng da dẻ chị.” Là:
A.trái sai đã thắm hồng da dẻ chị
B. đã thắm hồng da dẻ chị
C.thắm hồng da dẻ chị
D.da dẻ chị
Câu 24 : Đáp án nào đúng với câu ở cột A với vế câu ở cột B ?
1.Trời xanh thẳm,
a.biển mơ màng dịu hơi sương.
2.Trời dải mây trắng nhạt,
b.biển cũng thẳm xanh...chắc nịch.
3.Trời âm u mây mưa,
c.biển xám xịt, nặng nề.
4.Trời ầm ầm dông gió
d.Biển gục đầu, giận giữ...
A.1-a;2-b;3-c;4-d
B. 1-b;2-a;3-c;4-d
Câu 25 : Trong các từ sau đây, từ nào là từ viết đúng chính tả:
A.năng suất
B.bổ xung
C.sung xướng
D.suất xắc
Câu 26 : Tìm các danh từ có trong câu văn sau: “Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ.”
Câu 27 : Tìm các động từ có trong câu văn sau: “Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.”
Câu 28 : Tìm các tính từ có trong câu văn sau: “Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.”
Câu 29 : Từ chậm chạp thuộc từ loại nào?
a) Danh từ	b) Động từ	c) Tính từ
Câu 30 : Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a) Nho nhỏ, lim dim, mặt mày, hối hả, lất phất, thưa thớt, róc rách
b) Đưa đón, lim dim, lặng lẽ, hối hả, lất phất, thưa thớt, róc rách
c) San sát, lim dim, rào rào, hối hả, lất phất, thưa thớt, róc rách
Câu 31 : Các từ dưới đây được xếp thành mấy nhóm từ đồng nghĩa?
Chết, quy tiên, tàu hỏa, máy bay, đớp, bé, hi sinh, loắt choắt, xe lửa, ăn, tàu bay, nhỏ, mất, xe hỏa, xơi.
a) 3 nhóm	b) 4 nhóm	c) 5 nhóm
Câu 32 : Gạch dưới từ không cùng nghĩa với các từ trong nhóm.
Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn, quê hương bản quán.
Câu 33 : Từ của trong câu tục ngữ sau:”Người làm nên của, của chẳng làm nên người.”là:
a) Quan hệ từ	b) Danh từ	c) Tính từ
Câu 34 : Câu: “Chú cho cháu xem giấy ạ.” là :
a) Câu kể	b) Câu cảm	c) Câu khiến
Câu 35 : Chủ ngữ trong câu: “Cô Mùa Xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng.” là:
a) Cô Mùa Xuân	b) Cô Mùa Xuân xinh tươi	c) Cánh đồng
Câu 36 : Từ nào trái nghĩa với từ “Xây dựng”
a) Kiến thiết	b) Bảo vệ	c) Tàn phá	d) Giữ gìn
Câu 37 : Trong câu: “Hoa lá tốt tươi”, từ nào là tính từ:
a) Hoa	b) Hoa lá	c) tốt tươi	d) Lá
Câu 38 : Từ “Chúng tôi” trong câu: “Chúng tôi đi lao động.” là:
a) Danh từ làm chủ ngữ	b) Động từ làm chủ ngữ	c) Đại từ làm chủ ngữ
Câu 39 : Cặp quan hệ từ: “Nhờ..mà” biểu thị quan hệ:
 a)Nguyên nhân-kết quả	 b)Tăng tiến
c)Điều kiện - kết quả	d)Tương phản
Câu 40 : Nhóm từ nào dưới đây là những từ đồng âm?
a)Chạy đua, chạy giặc, chạy tiền	b)Chỉ thêu, chiếu chỉ, chỉ đường
c)Trong veo, trong vắt, trong xanh
Câu 41: Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ “dâng “
a)Cho, tặng, biếu	b)Đưa, cho, tặng	c)Tặng, biếu, mang	

File đính kèm:

  • docDe on luyen HSG lop 5 mon TV cuoi nam.doc