Đề ôn số 3 môn Văn 6

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn số 3 môn Văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề ôn số 3 (V.6-7)
Phần I Trả lời câu hỏi:
1. Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng cái bọc trăm trứng trong truyện “ Con Rồng cháu Tiên” là gì ?
a. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam..	b. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
c. Tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc.	
d. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải đoàn kết thương yêu nhau như anh em một nhà.
2. Em thấy truyện cổ tích thiên về nội dung nào ?
a. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên. c. Đấu tranh giai cấp.
b. Đấu tranh chống xâm lược. d. Đấu tranh để bảo tồn văn hoá.
3. Bài học rút ra từ truyện “ Treo biển “ là :
a. Phải tiếp thu ý kiến của người khác. 	b. Làm việc gì phải có ý thức, có chủ kiến, tiếp thu ý kiến có chọn lọc.
c. Phải giữ vững ý kiến của mình không nên nghe theo ý kiến của người khác.d. Cả 3 ý kiến trên đều sai.
4. Truyện ngụ ngôn khác truyện cười ở điểm nào ?
a. Nhân vật chính của truyện là con người. 	b. Tạo không khí vui vẻ, thoải mái.
c. Dùng cách nói bóng gió, kín đáo về loài vật, đồ vật, con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta 1 bài học.
d. Tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
5. Cụm danh từ trong câu sau đây có cấu trúc như thế nào: “ Vua cha yêu thương Mỵ Nương rất mực và muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.”
6. Trong các câu văn sau, câu nào không chứa lượng từ ?
a. Phú ông gọi ba con gái ra, lần lượt hỏi từng người. c. Nhiều ngày trôn qua chưa thấy chàng trở về.
b. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. d. Một trăm ván cơm nếp.
7. Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là gì?
A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người.
B. Nhân vật và hành động của nhân vật có màu sắc thần thánh.
C. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
D. Truyện không có yếu tố hoang đường kỳ ảo.
8. “Khác thường: không bình thường, không giống người bình thường.” Từ “khác thường” giải nghĩa như thế là giải nghĩa theo cách nào? 
10. Trong các từ sau, từ nào là từ mượn?
A. Nhà cửa. B. Giang sơn. C. Ruộng vườn. D. Nước nhà. 
11. Từ “nhà” trong câu “Nhà lão miệng” được dùng theo nghĩa nào?(nghĩa chính hay nghĩa chuyển)
12 Trong câu “Còn chàng từ khi lớn lên, ra ở riêng chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai” có mấy động từ? có mấy cụm động từ? 
13. Trong câu “Những anh em của chàng sai người đí tìm của quí trên rừng dưới biển”. Cụm từ “Những anh em của chàng” giữ nhiệm vụ gì trong câu? 
A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Trạng ngữ. D. Bổ ngữ. 
14. Trong câu : “vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền” có mấy danh từ? mấy cụm danh từ?
Phần II (7 điểm)
1.Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau bằng một đoạn văn có sử dụng cụm động từ, cụm danh từ
 Cháu nằm trên lúa
 Tay nắm chặt bông
 Lúa thơm mùi sữa
 Hồn bay giữa đồng.
 (Lượm-Tố Hữu)
2. Tả cảnh buổi chiều hè trên cánh đồng quê yên ả thanh bình
BTVN:
 Suốt đêm mưa to, gió lớn.sáng ra , ở tổ chim chót vót trên cây cao, chim mẹ giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài.Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ ,lông cánh vẫn còn khô nguyên.
Chuyện gì đã xảy ra với hai mẹ con chú chim trong đêm qua? Hãy tưỏng tuợng và kể lại.













Phần tự luận (7 điểm)
 Em hãy kể lại chuyện “ Thầy bói xem voi” bằng lời văn của em.






v.6

File đính kèm:

  • docde on so 3.doc