Đề ôn tập cuối năm Luyện từ và câu Lớp 5

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn tập cuối năm Luyện từ và câu Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU HỌC KÌ II
Câu 1 : Tìm và gạch dưới trong đoạn văn sau từ có tác dụng liên kết giữa các câu :
Dân tộc ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mời mọc lên đường.
Nền trời rực hồng. Từng đàn chim én chao lượn, bay ra phía biển. Những con tàu sơn trắng đậu san sát, tung bay cờ đủ màu sắc của các nước. Trông chúng như những tòa lâu đài nổi, ẩn hiện giữa sương mù.
Câu 2 : Hãy thay thế những từ được lặp lại ở mỗi câu trong đoạn văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không lặp từ.
Vua Hùng Vương thứ 18 có một người con gái rất đẹp tên là Mị Nương. Một hôm có hai người cùng đến hỏi Mị Nương (.) làm vợ. Vua Hùng Vương (..) không biết gả Mị Nương (..) cho ai, bèn hẹn hôm sau hễ ai đem đủ lễ vật đến trước thì vua Mị Nương (..) cho.
	Sáng hôm sau, Sơn Tinh đem đủ đồ lễ đến trước. Vua Hùng Vương () y hẹn gả Mị Nương (..) cho.
Câu 3 : Hãy xếp các từ có tiếng “truyền” sau đây vào 3 nhóm (truyền đạt, truyền bá, truyền tụng, truyền hình, truyền kiếp, truyền thanh, truyền khẩu, truyền nhiễm, truyền cảm, truyền thuyết, truyền thống, truyền thụ)
+ Nhóm 1 : Truyền là trao lại cho người khác (thường là thế hệ sau)
+ Nhóm 2 : Truyền : lan rộng hoặc làm lan rộng cho nhiều người biết.
+ Nhóm 3 : Truyền : nhập hoặc đưa vào cơ thể người :
Câu 4 : Những từ nào dưới đây có thể kết hợp với từ “truyền thống”
Học tập, bảo vệ, giữ gìn, kế thừa, phát huy, lâu đời, tốt đẹp, rực rỡ, bền vững, sáng ngời, lịch sử, yêu nước, văn hóa, hiếu học, lao động, chống xâm lăng.
« Những từ kết hợp về phía trước :	
« Những từ kết hợp về phía sau :	
« Những từ kết hợp được về phía trước hoặc về phía sau :
Câu 5 : Em hãy điền vào chỗ trống sau các câu ca dao tục ngữ chỉ phẩm chất truyền thống của dân tộc ta :Yêu nước - Lao động cần cù - Đoàn kết - Nhân ái :
a) Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. (	)
b) Nhiễu điều phủ lấy giá gương
người trong một nước phải thương nhau cùng. (	)
c) Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
 Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. (	)
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. (	)
e) Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. (	)
g) Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. (	)
h) Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau . (	)
i) Con ơi con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
 Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng. (	)
Câu 6 : Điền vào chỗ () dấu câu thích hợp cho đoạn văn sau : (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu hai chấm)
ĐOẠN VĂN 1 :
 Xuân Diệu mời Vũ Quần Phương và Bằng Việt đến ăn cơm() Ông tự tay nấu các món ăn ()
 Ngồi vào mâm () ông gắp vào bát hai người khách mỗi bát một cái tỏi gà béo ngậy (món ăn sang nhất trong mâm cơm) ()
 Vũ Quần Phương gắp trả lại ()
 - Anh ăn đi () Hai đứa chúng em ăn chung một cái tỏi gà cũng được ()
 Xuân Diệu cãi ()
 - Không () các câu cứ để mình chủ động () Trong bữa cơm này () mình là chủ () mà đã là chủ thì nhất định là khổ rồi ()
ĐOẠN VĂN 2 :
 Một nhà văn ngồi trong bàn tiệc, tỏ ra không thích bài hát đang phát trên loa () Ông nói ()
 - Trời ơi () thật là nhức đầu ()
 Chủ bữa tiệc thắc mắc ()
 - Đấy là ca khúc đang thịnh hành nhất() chẳng lẽ anh không thích (.)
 Nhà văn hỏi lại ()
 - Chẳng lẽ các thứ thịnh hành đều tốt ()
 Chủ nhân băn khoăn ()
 - Thứ dở () thứ xấu làm sao lưu hành được ()
 Nhà văn cười ()
 - Ồ () thế thì bệnh cảm cúm đang lưu hành thật là thứ tuyệt vời ()
Câu 7 : Viết vào chỗ trống một câu theo gợi ý sau :
Rủ bạn đi chơi với mình :
Hỏi bạn cách làm một bài tập :
Ra lệnh cho em nhỏ tránh xa một mối nguy hiểm :
Tỏ thái độ tiếc rẻ khi làm hỏng một đồ vật quý :
Câu 8 : Viết vào chỗ trống câu văn theo yêu cầu : 
Câu có dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu :
Câu có dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ :
	`
Câu có dấu phẩy dùng ngăn cách các vế trong câu ghép : 
Câu 9 : Có thể đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong các đoạn văn sau đây :
Cả một đoàn quân khảo cổ đông nghịt hí ha hí hoáy suốt ngày đêm để chọc, bới, moi, xỉa  để làm sạch cái mặt lởm chởm của tảng đá gốc, quanh thành hố và dưới đáy hố, ở độ sâu âm chín mét. Lại hàng vạn mét khối đất – kĩ thuật đổ xuống, lèn xuống, nén xuống  và hố Tử Thần hóa thành cái chân vững chãi của thân đập Trị An. (Nguyễn Duy)
Ngay lập tức cô chấp nhận điều kiện của mẹ vì đã suy nghĩ một cách chủ quan rằng : Các bài toán trong chương trình đều rất dễ, chỉ cần mình thật chú ý khi làm bài là sẽ tìm ra đáp số đúng ngay thôi! (Mai Thu Hương)
Thầy gia1o phải gọi đến lần thứ hai, cô mới có thể lí nhí trả lời : Chín ạ ! (Mai Thu Hương)
Câu 10 : Dấu hai chấm trong các đoạn văn sau có tác dụng gì ? Điền câu trả lời vào chỗ trống :
Người từ khắp nơi đổ về sân đình xem hội : có người từ các làng xung quanh đến, có những người xa quê đi làm ăn xa nay trở về, có người ở tận Hà Nội cũng lên xem.
Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói :
Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người thầy mà thầy đã mang ơn rất nặng.
Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống. Ai đó kêu lên : “Còn chỗ cho một đứa bé.” Hai đứa trẻ sực tỉnh lao ra.

File đính kèm:

  • docDE ON THI LTCAU LOP 5 HKII.doc