Đề ôn tập cuối tuần 1 Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Bắc Mỹ
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn tập cuối tuần 1 Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Bắc Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Bắc Mỹ Họ và tên: Lớp: 5 Ôn tập kiến thức tuần 1 Điểm Nhận xét Tiếng Việt: Đọc bài văn sau: Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán Ngô Quyền là một trong những vị vua lừng danh bật nhất của lịch sử Việt Nam. Ông quê ở Đường Lâm (Ba Vì, Hà Nội ngày nay), là người mưu lược, sức khỏe vô song. Ông làm tướng trong phủ của Dương Đình Nghệ, được giao quyền cai quản Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay). Năm 937, Dương Đình Nghệ bị con nuôi là Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân từ Ái Chây ra hỏi tội Công Tiễn. Công Tiễn sang cầu cứu quân Nam Hán (Trung Quốc). Vua Nam Hán muốn nhân nước ta có loạn mà đánh chiếm, bèn sai con út là Hoằng Tháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng tiến vào nước ta. Nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, Ngô Quyền nói với các tướng: Hoằng Tháo phải đem quân từ xa tới, đã mỏi mệt lại nghe tin Công Tiễn bị giết, hắn mất kẻ nội ứng thì hồn vía chẳng còn. Ta lấy sức đang khỏe để địch với quân mỏi mệt thì tất phá được. Nhưng chúng có nhiều chiến thuyền. Nay, nếu ta đem cọc lớn vót nhọn, đầu bịt sắt, ngầm đóng xuống trước cửa biển, dụ cho thuyền của chúng theo nước triều lên mà vào phía trong hàng cọc thì chắc chắn sẽ chế ngự được chúng. Định kế xong, Ngô Quyền sai đóng cọc xuống các vùng hiểm yếu trên sông. Khi nước triều lên, quân ta đi thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả thua để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo trúng kế. Khi chiến thuyền của chúng lọt sâu vào vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô dần lên, Ngô Quyền tung quân ra đánh. Quân Hoằng Tháo rối loạn, nước triều lại xuống gấp, thuyền vướng cọc, lật úp, quân sĩ chết quá nửa. Ngô Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt và giết được Hoằng Tháo. Bọn tàn quân chạy tháo thân về nước. Chỉ bằng những đội quân mới nhóm họp, Ngô Quyền đã đánh tan đại quân Nam Hán, dựng nước và xưng vương, khiến giặc phương Bắc hãi hùng, không dám bén mảng đến nước ta. Theo Nguyễn Khắc Thuần Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Ngô Quyền được giới thiệu: Một trong những vị vua lừng danh bậc nhất của Việt Nam, mưu lược, sức khỏe vô song Vị vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có sức khỏe vô song Vị vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam Năm 937, Ngô Quyền kéo quân đi hỏi tội Kiều Công Tiễn vì: Công Tiễn làm nội ứng cho Hoằng Tháo Công Tiễn làm gián điệp cho giặc Nam Hán Công Tiễn giết hại chủ tướng Dương Đình Nghệ Khi nhận lời cầu cứu của Công Tiễn, vua Nam Hán cú ý đồ: Nhân nước Việt có loạn sẽ đánh chiếm luôn Giúp Công Tiễn diệt Ngô Quyền rồi về nước Giết Ngô Quyền, lấy tài nguyên của nước Việt Để diệt đại quân của giặc, Ngô Quyền đã nghĩ ra kế: Tung quân ra đánh khi đoàn chiến thuyền của giặc vừa tới, chưa kịp nghỉ ngơi Đóng cọc sắt trên sông Bạch Đằng, dụ chiến thuyền của giặc vào vùng cọ, tung quân ra đánh khi thủy triều xuống Tung quân ra đánh ngay khi Hoằng Tháo nghe tin kẻ nội ứng là Công Tiễn bị giết, hồn vía chẳng còn Kết quả trận đánh: Quân ta đi thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả thua, địch đuổi theo Chiến thuyền địch vào, Ngô Quyền tung quân ra đánh Quân ta đại thắng, giết chết Hoằng Tháo Từ “lừng danh” trong câu “Ngô Quyền là một trong những bị vua lừng danh bậc nhất của lịch sử Việt Nam” đồng nghĩa với từ: Nổi tiếng Giỏi giang Huy hoàng Cặp từ đồng nghĩa: Rối loạn - ổn định Chế ngự - khống chế Mưu lược – khờ khạo Dòng chỉ gồm các từ ghép: Cầu cứu, mỏi mệt, rối loạn, khiêu chiến Chắc chắn, chế ngự, khiêu chiến, hãi hùng Lừng danh, chắc chắc, hãi hùng, thừa thắng Đọc bài văn sau và chọn câu trả lời đúng: Trăng lên Ngày chưa tắt hắn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây con vắt ngang quan, mỗi lúc mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát. Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật lá sáng trăng hẳn: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Ánh trăng trong chảy khắp trên cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa. Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thủy tinh. Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước. Thạch Lam Bài văn tả cảnh trăng lên vào lúc: Ngày chưa tắt hẳn Đêm đen đã tràn ngập Những cơn gió nhẹ thổi Bài văn tả cảnh trăng lên ở: Trên đồng ruộng Sau ngôi chùa cổ Chân trời Bài văn tả cảnh trăng lên theo trình tự: Trời gian từ lúc trăng lên đến khi lên cao hẳn Trình tự từ xa tới gần, từ bầu trời tới mặt đất Cả hai trình tự trên Bài văn có: Một hình ảnh so sánh. Đó là: Hai hình ảnh so sánh. Đó là: Ba hình ảnh so sánh. Đó là: Tác giả sử dụng những giác quan khi quan sát và miêu tả là: Thị giác, thính giác Thị giác, khứu giác Thị giác, thính giác và khứu giác Toán: Rút gọn các phân số sau: = = Quy đồng mẫu số các phân số: và và Điền dấu , = 1 1 1 1 Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
File đính kèm:
- bai tap cuoi tuan 1 lop 5.doc