Đề ôn tập cuối tuần 2 Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Bắc Mỹ

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn tập cuối tuần 2 Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Bắc Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Bắc Mỹ
Họ và tên:	
Lớp: 5
Ôn tập kiến thức tuần 2
Điểm
Nhận xét
Tiếng Việt:
Đọc bài văn sau:
Rừng phương Nam
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe thấy chăng.
Gió bắt đầu nổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông đang nằm phơi lưng trên gốc cây mục. Sắc da lưng của chúng luôn luôn biến đồi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rèn bò tới. Khi nghe động tiếng chân của con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.
Đoàn Giỏi
Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Bài văn tả cảnh rừng phương Nam vào thời điểm:
Lúc ban mai
Lúc trưa
Lúc hoàng hôn
Lúc yên tĩnh
Trong bài văn, tác giả nói đến:
Một loại cây. Đó là:	
Hai loại cây. Đó là:	
Ba loại cây. Đó là:	
Bốn loại cây. Đó là:	
Em hiểu câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình” có nghĩa:
Rừng rất yên tĩnh
Tiếng lá rụng rất to
Rừng đang mùa lá rụng
Người đi rừng rất thính tai
Em hiểu “những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia” trong bài văn là những loài vật:
Chim
Chó săn
Kì nhông
Chó săn và kì nhông
Những con vật nói trên tự biến đổi màu sắc để:
Làm cho cảnh sắc của rừng thêm đẹp
Khoe vẻ đẹp với các con vật khác
Hợp với sự thay đổi ánh sáng của mặt trời
Hợp với màu sắc xung quanh, làm kẻ thù không phát hiện
Dòng gồm những từ láy:
Rào rào, nhè nhẹ, líu lo, phảng phất
Im lặng, líu lo, động đậy, ngây ngất
Chim chóc, yên tĩnh, lan xa, tứ tán
Im lặng, rào rào, vàng rực, líu lo
Trong bài văn, từ đồng nghĩa với từ “im lặng” là:
Nhè nhẹ
Yên tĩnh
Lặng ngắt
Im bặt
Trong câu “Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.” có thể thay thế từ “phảng phất” bằng từ đồng nghĩa:
Náo nức
Bay bổng
Thơm thơm
Thoang thoảng
Vần ương (trong tiếng hương) gồm những bộ phận:
Chỉ có âm chính
Âm chính và âm cuối
Âm đệm và âm chính
Âm đệm, âm chính, âm cuối
Chọn từ ngữ đồng nghĩa (trong ngoặc đơn) điền vào chỗ chấm để hoàn thành bài văn tả một đêm trăng:
Mặt trăn từ những ngọn cây ở chân trời bên kia, đang lên dần trên bầu trời cùng với cơn gióa thơm mà Hằng Nga đem đến. Nó đi 	 (khoan thai, thong thả) giữa những đám mây. Những màn mây trải ra như tơ lụa	 (trắng toát, trắng mờ), tan thành bọt nhẹ hoặc hợp thành những mảng bông 	 (sáng dịu, sáng trưng).
Quang cảnh trên mặt đất không lém vẻ 	 (ngất ngây, say mê). Ánh trăng xanh và êm như nhung đi vào giữa đi vào giữa các hàng cây và rọi ánh sáng vào những vùng rối tăm 	 (sâu lắng, sâu thẳm) nhất. Con sông đang chảy dưới ánh trăng khi thì biến mất trong màn mây đen, khi lại xuất hiện với bao chòm sao 	
(long lanh, lấp lánh) phản chiếu trên mặt nước.
Không gian sẽ chìm vào 	 (im lìm, yên lặng) tuyệt đối nếu không có riếng rơi của vài cái lá, tiếng gió vút qua, tiếng hú của một con cú bên trời.
Theo Sa – tô – bri – ăng
Toán:
Viết các phân số sau thành phân số thập phân:
 = 	= 	
 = 	= 	
Tính:
 + = 	
 - = 	
 × = 	
 : = 	
 + = 	
 - = 	
 × = 	
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 × = 	
Chuyển hỗn số thành phân số:
3 = 	
8= 	
2=	
Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính:
=	
=	
=	
=	
=	
=	
Viết dấu phép tính thích hợp vào ô trống:

File đính kèm:

  • docbai tap cuoi tuan 2 lop 5.doc