Đề ôn tập giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5

pdf4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn tập giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập giữa học kì 1- môn Tiếng Việt – lớp 5 – facebook.com/hoangvu96z 
ĐỀ ÔN TẠP TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ 1 – LỚP 5 
(đề sưu tầm) 
ĐỀ 1 : 
 NHỮNG TRANG SÁCH ĐẦU TIÊN 
Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người 
lớn như: “Tứ Thư”, “Ngũ kinh”. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được 
nhiều điều. 
Bên cạnh những lời dạy của cổ nhân trong kinh thư, có lẽ còn có những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót 
đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì và bài học làm người có ích mà Nguyễn Sinh Cung 
đã nhận thấy để tự răn mình là: Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, thì một đấng 
nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình. 
Vậy là trong tâm trí của cậu bé Làng Sen đã sớm xuất hiện tình yêu quê hương, để từ đó hình thành tình yêu Tổ 
quốc. 
____________________________________________________ 
Câu 1: Đọc thầm bài đọc trên rồi khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu sau: 
a) Chi tiết nào trong bài cho ta biết Nguyễn Sinh Cung rất ham học: 
A. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều. 
B. Nguyễn Sinh Cung còn học từ cuộc sống, từ người thân 
C. Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách. chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: 
“Tứ Thư”, “Ngũ kinh” 
b) Ngoài việc học trên lớp, học sách người lớn, Nguyễn Sinh Cung còn học ở đâu?: 
A. Học từ cuộc sống thiên nhiên. 
B. Học từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương. 
C. Học từ người thân như bố, mẹ 
c) Nhân vật Nguyễn Sinh Cung trong câu chuyện là ai? 
A. Anh Kim Đồng. 
B. Lê Quí Đôn. 
C. Bác Hồ. 
d) Dòng nào dưới đây là nhóm các từ đồng nghĩa ? 
A. lung linh , long lanh , lóng lánh, lấp loáng , lấp lánh. 
B. vắng vẻ , hiu quạnh, hiu hắt, vắng ngắt , lung linh. 
C. bao la, mênh mông, thênh thang , bát ngát, lấp lánh. 
Câu 2: Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình điều gì? 
Câu 3: Từ “thu” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc, từ “thu” trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển? 
a. Hội nghị đã thu được kết quả tốt đẹp. 
b. Cô bé ngồi thu lại một góc. 
c. Mùa thu, tiết trời mát mẻ. 
d. Vụ mùa này, gia đình bác An bội thu. 
Câu 4: Em hãy tìm một từ đồng nghĩa, một từ trái nghĩa với từ “mênh mông” và đặt câu với mỗi từ vừa tìm được. (mỗi từ đặt 
1 câu) 
Đề 2 
MÙA NƯỚC NGẬP 
 Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước ngập, không gọi nước lũ, vì nước dâng lên một cách hiền hoà 
chớ không dữ dội như những nơi khác. Nước mỗi ngày mỗi dâng lên, dòng nước đổ một chiều, cuồn cuồn đầy 
bờ. Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ, chảy qua các sàn nhà, tràn qua cả mặt con đường đá. Nước 
trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hoà lẫn với nước dòng sông Cửu Long. Đồng ruộng, vườn tược và 
cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trên nhà, ta thấy cả những đàn cá ròng 
ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo nước, vào tận đồng sâu. 
Ôn tập giữa học kì 1- môn Tiếng Việt – lớp 5 – facebook.com/hoangvu96z 
 Không phải ai cũng làm nổi nhà sàn. Có những nhà nghèo không đủ gỗ, phải đào mương, đào ao lấy đất 
đắp nền, nền phải cao, thật cao, cho nước đừng tràn về. Nhưng cũng có nhà không đủ đất đắp một cái nền nhà 
quá mặt nước. Nước lên, nước tràn qua nền nhà. Lúc nước còn thấp, người ta lấy gạch đặt lên nhà, bước lên đó 
khỏi bị dơ, bị ướt chân. Ngủ một đêm, sáng dậy, nước lại ngập lên khỏi những viên gạch ấy rồi; ngồi trên 
giường,thấy cả những con cá lòng tong, con cá he vàng đang nhởn nhơ trong nhà 
1/ Vào mùa nước ngập, nước lên như thế nào? 
ớc dng lên một cách hiền hoà, không dữ dội. Dòng nước đổ một chiều. 
ớc đổ một chiều. 
ớc cuồn cuộn đầy bờ. 
ớc tràn qua bờ sông. 
2/ Nước ngập có điểm gì khác với nước lũ? 
a/ Nước tràn qua bờ sông. 
b/ Nước lên một cách hiền hoà, không dữ dội. 
c/ Nước trong ao hồ, đồng ruộng hoà lẫn với nước dòng sông. 
d/ Nước chảy dữ dội. 
3/ Vì sao nước ngập lại trong dần? 
ều nước mưa trong hoà vào. 
ồng ruộng, vườn tược biết giữ lại hạt phù sa trong nước. 
ừng đàn cá ăn hết những hạt phù sa trong nước. 
ời lọc nước cho trong để dễ sử dụng. 
4/ Nếu sống ở vùng nước ngập, em cần làm gì? 
ấy nước sông phục vụ sinh hoạt. 
ể dành nước sạch tưới cho cây cối trong vùng. 
ỗ ăn, chỗ ngủ cao hơn để không bị ngập nước. 
ẩn bị thuyền nhỏ để đi chơi. 
5/ Mùa nước ngập, vì không làm nổi nhà sàn nên những nhà nghèo phải làm gì cho nước đừng tràn về? 
6/ Tìm từ trái nghĩa với từ “xuôi” trong câu “ từng đàn cá mẹ xuôi theo nước”. 
7/ Điền từ thích hợp vào chỗ chấm (chọn trong các từ đồng nghĩa) : 
 Loại xe ấy nhiều xăng quá, không hợp với ý muốn của người. (tiêu dùng, tiêu thụ, tiêu hao) 
8/ Thành ngữ nào đưới đây đồng nghĩa với từ “biết ơn?” 
ịu thương chịu khó. 
ời người như một. 
ống nước nhớ nguồn. 
9/ Đặc 2 câu để phân biệt nghĩa từ “đứng” 
 Nghĩa 1 : Tư thế chân đứng thẳng trên mặt nền 
 Nghĩa 2 : Ngừng chuyển động 
10/ Tả chiều rộng của không gian thì nên dùng nhóm từ ngữ nào sau đây ? 
ạt ngàn, bao la. 
ất ngất, chót vót, vòi vọi, vút. 
ắm, hun hút, thăm thẳm. 
ận, loằng ngoằng, vô cùng tận. 
ĐỀ 3 : BÀI TẬP THÊM 
1 Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ ở mỗi bảng sau: 
a. Cánh đồng : .................................................. ....................... 
Tượng đồng: .................................................. ....................... 
Một nghìn đồng : .................................................. ................ 
b. Hòn đá : .................................................. ............................. 
Đá bóng: .................................................. ............................ 
c. Ba và má: .................................................. ............................ 
Ba tuổi : .................................................. .................................. 
2. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước 
Ôn tập giữa học kì 1- môn Tiếng Việt – lớp 5 – facebook.com/hoangvu96z 
Bàn : .................................................. ............. 
Cờ : .................................................. ................... 
Nước : .................................................. ................. 
3. Trong các từ in đậm dưới đây, những từ nào có quan hệ đồng âm, những từ nào có quan hệ nhiều nghĩa với 
nhau? 
Vàng: - Giá vàng nước ta tăng đột biến 
- Tấm lòng vàng 
- Ông tôi mua một bộ vàng lưới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản 
4. Nối các cụm từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B 
A B 
1. Sao trên trời có khi tỏ khi mờ 
2. Sao lá đơn này thành ba bản 
3. Sao tẩm chè 
4. Sao ngồi lâu thế? 
5. Đồng lúa mượt mà sao 
a. Chép lại hoặc tạo ra văn bản khác theo đúng bản 
chính 
b. Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô 
c. Nêu thắc mắc không biết rõ nguyên nhân 
d. Nhấn mạnh mức độ làm ngạc nhiên, thán phục 
e. Các thiên thể trong vũ trụ 
5. Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ “chạy” trong mỗi câu ở cột A 
A B 
1. Bé chạy lon ton trên sân 
2. Tàu chạy băng băng 
trên đường ray 
3. Đồng hồ chạy đúng giờ 
4. Dân làng khẩn trương 
chạy lũ 
a. Hoạt động của máy móc 
b. Khẩn trương tránh 
những điều không may sắp 
xảy đến 
c. Sự di chuyển nhanh của 
phương tiện giao thông 
d. Sự di chuyển nhanh 
bằng chân 
 6.Tìm 2 từ trái nghĩa với từ “ xấu xa ” ________,________ 
7.Xác định loại từ trong câu sau:“Chân bé bị đau vì va phải chân bàn .” 
a. Đồng nghĩa c. Đồng âm 
b. Trái nghĩa d. Nhiều nghĩa 
Ôn tập giữa học kì 1- môn Tiếng Việt – lớp 5 – facebook.com/hoangvu96z 
ĐÁP ÁN 
ĐỀ 1: 
Câu 1: (2 điểm) Khoanh đúng mỗi ý được 0,5 điểm 
a) C b) B c) C d) A 
Câu 2: (1 điểm) Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình là: một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ 
b iết lo cuộc sống của riêng mình. 
Câu 3: (1 điểm) 
- Từ “thu” trong câu d được dùng với nghĩa gốc. (0,5 điểm) 
- Từ “thu” trong câu a, b được dùng với nghĩa chuyển. (0,5 điểm) 
ĐỀ 2 
 CÂU 1 CAU 2 CAU 3 CAU 4 CAU 6 CAU 8 CAU 10 
a b b c Ngược d a 
Câu 5 Có những nhà nghèo không đủ gỗ, phải đào mương, đào ao lấy đất đắp nền, nền phải cao, thật cao, cho 
nước đừng tràn về 
Câu 7 Thứ tự các từ cần điền là : tiêu hao, tiêu dùng (Mỗi từ đúng 0,25 điểm) 
Câu 9 
Nghĩa 1: Chúng em đứng nghiêm trang dự lễ chào cờ.( gợi ý) 
Nghĩa 2: Chiếc đồng hồ ba em hết pin bị đứng máy.(gợi ý) 
ĐỀ 3 
1 Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm: 
a. - Cánh đồng : là khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt. 
- Tượng đồng: đồng là kim loại màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện và hợp kim 
- Một nghìn đồng : đồng ở đây là đơn vị tiền tệ Việt Nam 
b. - Hòn đá : đá là chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn. 
- Đá bóng: đá là đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho ra xa hoặc đưa vào khung thành đối phương. 
c. - Ba và má: ba là người sinh ra và nuôi dưỡng mình. 
- Ba tuổi : ba là số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên. 
2. Đặt câu: 
Bàn : 
- Tất cả sách vở đều được em sắp xếp gọn gàng trên bàn 
- Mọi người tụm lại bàn bạc chuyện trường lớp 
Cờ : 
- Lá cờ Tổ quốc tung bay trên quảng trường 
- Mẹ đi chợ mua về 1 con cá cờ 
Nước : 
- Trời mưa như trút nước. 
- Nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh. 
3. từ “vàng” ở câu 1,2 có quan hệ nhiều nghĩa, từ “vàng” ở câu 3 có quan hệ đồng âm với từ “vàng” ở câu 1 và 2. 
4.Đáp án: 1-e, 2-a, 3-b, 4-c, 5-d 
5.Đáp án: 1-d, 2-c, 3-a, 4-b 
6: Hs tự tìm ( VD: tốt đẹp, tốt bụng, tuyệt vời) 
7 – c: Đồng âm 

File đính kèm:

  • pdfDe on tap giua hoc ki 1.pdf