Đề ôn tập học kì I môn Địa lí Lớp 4

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn tập học kì I môn Địa lí Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP ĐỊA LÍ LỚP 4 -Thành phố Huế
1/-Nối ý thích hợp
Thành phố Huế thuộc tỉnh nào?
Sông Hương
Tên dòng sông chảy qua thành phố Huế
tình Thừa Thiên Huế
Tên các công trình kiến trúc cổ kính của Huế
+ Điện Hòn Chén, lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ, khu kinh thành Huế, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, 
Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch?
Huế là cố đô, có thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ 
Nếu đi thuyền trên sông Hương, chúng ta có thể đến thăm những địa điểm du lịch nào?
- Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, 
Điền dấu + vào ô trống ý đúng
2./ Huế được gọi là thành phố du lịch vì :
 Đến Huế, khách du lịch được đi thăm các thắng cảnh nổi tiếng, công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao. 
 Thành phố Huế được xây dựng cách đây 400 năm
 Là kinh đô của nước ta thời nhà Nguyễn.
Thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ.
3/-Món ăn đặc sản của Huế mà em biết!
Bánh bèo
Bánh canh
Bún bò Huế
Bánh khoái
 Bánh nậm
4/- Mô tả một trong các cảnh đẹp của thành phố Huế
Chùa Thiên Mụ:
 Chùa có rất nhiều cung điện mang phong cách kiến trúc đồ sộ nguy nga. Trong điện, ngoài những tượng phật bằng đồng sáng chói còn treo một khánh đồng và một bức hoành phi bằng gỗ sơn son thếp vàng. Hai bên chùa có nhà trai, nơi các sư tĩnh dưỡng và nhà khách để đón khách đến vãn cảnh chùa. Trước các điện, quanh chùa là cây xanh, tạo nên một không gian thanh tịnh và đẹp đẽ, ngôi chùa khang trang như đươc hòa mình cùng phong cảnh thiên nhiên. Ngôi chùa danh tiếng, tháp chuông cao nằm giữa những hàng thông xanh mướt, tiếng chuông ngân vang cả vùng sông nước mênh mông
Sông Hương
có làn nước trong xanh, dòng nước chảy ngầm, mặt nước khá yên tĩnh tựa như là một hồ lớn, chảy êm dịu, nhẹ nhàng, nhưng lại uốn lượn, quanh co giữa núi rừng. Sông chảy qua các làng mạc, rợp bóng mát cây xanh của các vùng Kim Long, Nguyệt Biều, Vĩ Dạ, Ðông Ba, Gia Hội, Chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh. Màu sắc nước sông xanh biếc mang theo những nổi niềm của người dân xứ Huế. Những con thuyền xuôi ngược mang theo những điệu hò của dân ca xứ Huế, nó êm ái du dương như tiếng đàn bầu
Đại Nội.
Trong lòng kinh thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành được gọi chung là Đại Nội. Đại Nội chia thành nhiều khu vực khác nhau: Từ Ngọ Môn đến Điện Thái Hòa làm nơi cử hành các lễ lớn của triều đình; Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu và Điện Phụng Tiên... là nơi thờ các vua chúa nhà Nguyễn
Tử Cấm Thành
bảo vệ nơi làm việc, ăn ở và sinh hoạt hàng ngày của nhà vua và gia đình...
Phủ Nội Vụ
là nhà kho tàng trữ đồ quý, xưởng chế tạo đồ dùng hoàng gia
vườn Cơ Hạ và Điện Khâm Văn
là nơi các Hoàng tử học tập và chơi đùa...
Cung Diên Thọ 
và Cung Trường Sanh là nơi ở của Hoàng Thái Hậu và Thái Hoàng Thái Hậu
Hoàng Thành
dùng để bảo vệ khu vực các cơ quan lễ nghi, chính trị quan trọng nhất của triều đình và các điện thờ.Lần đầu tiên tới đây, không ít người ngỡ ngàng khi dường như tới đâu là chạm ngay những công trình điêu khắc cổ. Tất cả đều được đặt giữa thiên nhiên với các hồ lớn nhỏ, vườn hoa, cầu đá, các hòn đảo và các loại cây lưu niên tỏa bóng mát quanh năm. Mái cũng được lợp bằng một loại ngói đặc biệt hình ống có tráng men thường gọi là ngói Thanh lưu ly (nếu có màu xanh) hoặc Hoàng lưu ly (nếu có màu vàng). Các cột được sơn thếp theo mô típ long-vân (rồng-mây). Nội thất cung điện thường được trang trí theo cùng một phong cách nhất thi nhất họa
Lăng Gia Long
Lăng nằm ở tả ngạn sông Hương, trên núi Thiên Thọ, rợp bóng thông cổ thụ. Trước lăng có hồ bán nguyệt, phía sau hồ là sân chầu với võ sĩ, voi, ngựa bằng đá. Tiếp đến là sân tế, sân cao dần đến Bửu Thành - nơi đặt mộ vua và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.
Lăng Khải Định
giống như một tòa lâu đài ở châu Âu hơn là một khu mộ địa. Từ chân núi lên tới Tẩm điện là 109 bậc. Vật liệu dựng lăng là sắt thép, bê tông và sành sứ. Nghệ thuật trang trí nội thất, hội họa đạt đến đỉnh cao của sự hài hòa giữa phương Đông kết hợp phương Tây. Đó là những tác phẩm khảm sành, sứ và mảnh chai nhiều màu thể hiện nhiều đề tài truyền thống như hoa văn chữ Triện (kiểu chữ Trung Quốc cổ đại), cỏ cây, hoa lá, thú vật, bát bảo, tứ linh, tứ quý. Bên trong có bức vẽ chín con rồng trên trần nhà, tường được chạm khắc bằng sành sứ nhập từ nước ngoài về.
Lăng Tự Đức
Lăng nằm ở tả ngạn sông Hương, trên núi Dương Xuân, cách Huế khoảng 8km. Lăng nằm giữa một rừng thông xanh mát, yên bình. Toàn bộ lăng được bao quanh bởi một bức tường dày uốn lượn theo địa hình đồi núi. Kiến trúc bên trong, ngoài những yếu tố cần thiết của một lăng mộ còn có những công trình phù hợp với nơi ở của vị vua này: hồ bán nguyệt, sân chầu , sân tếlầu vọng nguyệt
Lăng Minh Mạng
 Bao quanh lăng là tường thành cao 3m, dày 0,5m. Mặt trước thành có 3 cửa ra vào. Trong lăng có 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ :hồ bán nguyệt, sân chầu với võ sĩ, voi, ngựa bằng đá. Tiếp đến là sân tế bố trí đăng đối theo một trục thẳng. Công trình kiến trúc này toát lên vẻ uy nghiêm nhưng hài hòa giữa thiên nhiên.
Núi Ngự Bình
Núi hòa nguyện với sông Hương tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình. Vì thế người ta thường gọi Huế là xứ sở của sông Hương - núi Ngự, hay miền Hương Ngự. Đứng trên đỉnh núi phóng tầm mắt nhìn xa, du khách sẽ nhìn thấy toàn cảnh của thành phố. Đặc biệt với toàn một màu xanh của có cây được thu vào tầm mắt đó là các khu đồi, là rừng thông bát ngát và các vùng đồng bằng rộng lớn của các huyện: Hương Thuỷ, Phú Vang, Hương Trà..., xa xa là dãy Trường Sơn trùng điệp. Nhìn về phía Ðông, dải cát trắng mờ của bãi biển Thuận An với màu xanh thăm thẳm của biển Ðông...
Cầu Trường Tiền
là chiếc cầu sắt đầu tiên bắc qua sông Hương, nằm giữa lòng thành phố Huế. Cầu có sáu vai, mười hai nhịp.
Núi Bạch Mã
nổi tiếng về những con suối và ngọn thác ngoạn mục. Từ cây số 16 của tuyến đường Cầu Hai - Bạch Mã, sẽ có một con đường nhỏ dẫn du khách đi bộ khoảng 30 phút để đến ngọn thác Đỗ Quyên cao 400m, rộng 20m hiện ra bất ngờ như treo giữa trời. Những ngày hè, hai bên bờ thác, hoa Đỗ Quyên đỏ rực nở rộ như hai thảm lụa hoa khổng lồ. Ở trung tâm khu nghỉ mát có ngọn thác Bạc cao 10m, rộng 40m như một bức rèm trắng muốt đung đưa trước gió. 
.
Hoàng Thành
 Những hàng cây xanh mướt là hình ảnh quen thuộc của thành phố Huế
 Sân chầu
hồ bán nguyệt Minh Khiêm Đường - nhà hát xưa nhất VN còn tồn tại tương đối nguyên vẹn. Đây cũng là nhà hát duy nhất được xây dựng trong khu vực lăng vua ở Huế
ĐỌC THÊM
Du khách đã đến thăm cố đô Huế, sau khi tham quan các đền đài, miếu mạo và lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn nhưng chưa đến tham quan cầu ngói Thanh Toàn thì đó là một thiếu sót đáng tiếc. 
Cầu ngói Thanh Toàn là một công trình kiến trúc độc đáo của Huế, có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa, đồng thời là một thắng cảnh nổi tiếng, từ lâu nó đã ăn sâu vào đời sống tinh thần và văn hóa của nhân dân địa phương như là một biểu tượng truyền thống cao quý. 
Cầu nằm ở cuối làng Thanh Thủy, thuộc xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, cách trung tâm thành phố Huế chừng 8km về hướng đông. Tên cầu chính là tên làng trước đây khi chưa bị đổi tên. 
Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng cách đây hơn 200 năm, bắc qua một con rạch chảy giữa làng. Đây là một chiếc cầu bằng gỗ dài 17m, rộng 4m, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói ốp tráng men, chia làm bảy gian. Do kiến trúc như vậy nên các nhà nghiên cứu đã xếp cầu này vào loại "thượng gia, hạ kiều", tức phía trên là nhà, phía dưới là cầu.
Chùa Thiên Mụ
Chùa Từ Ân
Cầu Trường Tiền
cầu ngói Thanh Toàn
Tháp Phước Duyên
Bánh bột lọc - Bánh nậm Bánh khoái Bánh bèo

File đính kèm:

  • docON DIA LI 4 HKI I HUE.doc