Đề ôn tập học sinh giỏi môn: ngữ văn 9

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 6764 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn tập học sinh giỏi môn: ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Một số đề kiểm tra:
ĐỀ 1
Câu 1: (4,0 điểm)
Em có suy nghĩ gì về câu nói của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi: “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong trái tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim”. Viết bài văn khoảng 01 trang giấy thi.
Câu 2: (4,0 điểm)
Giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng treTâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng. 
(“Nhớ con sông quê hương” – Tế Hanh)
Câu 3: (12 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Đoạn Kiều ớ lầu Ngưng Bích (trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) là một bức tranh tâm tình đầy xúc động.”
Ý kiến của em như thế nào? Hãy phân tích đoạn thơ để làm rõ ý kiến trên.
ĐỀ 2
Câu 1: (4,0 điểm)
a) Chép đúng khổ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật. 
b) Suy nghĩ của em về hình ảnh “một trái tim” trong khổ thơ đó. (Trình bày khoảng 01 trang giấy thi)
Câu 2: (4,0 điểm)
Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến có bài thơ tả cái chuồng chim như sau:
“Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời,
Khi thì bay bổng lúc bay khơi;
Về sau nó đẻ ra con cháu,
Nướng chả băm viên đánh chén chơi!”
Phân tích sự thành công về nghệ thuật của bài thơ trên. Chú ý về cách dùng từ của tác giả.
Câu 4: (12,0 điểm)
Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về chủ đề của hai văn bản “Một mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. 
ĐỀ 3
Câu 1: (6,0 điểm)
Cho bài thơ sau:
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục từ, lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Kẻ chốn Chương Đài người Lữ Thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
 (“Chiều hôm nhớ nhà” – Bà huyện Thanh Quan)
Phân tích tâm trạng của tác giả trong bài thơ trên.
Câu 2: (14,0 điểm)
Kết thúc “Truyện Kiều”, Nguyễn Du cho rằng:
“Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.”
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Dựa vào tác phẩm “Truyện Kiều” để khẳng định ý kiến của mình.
ĐỀ 4
Câu 1: (6,0 điểm)
Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu viết:
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”
Hãy phát biểu ý kiến của em qua đoạn thơ trên (Viết bài văn khoảng 01 trang giấy thi)
Câu 2: (4,0 điểm)
Trong khổ thơ cuối bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
Theo em, tại sao tác giả bài thơ lại “giật mình” trước “ánh trăng im phăng phắc”? Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em.
Câu 3: (10,0 điểm)
“Đồng chí” (Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) là hai bài thơ tiêu biểu về đề tài người lính cách mạng trong hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ. So sánh hình ảnh người lính cách mạng ở hai bài thơ này.
ĐỀ 5
Câu 1: (6,0 điểm)
Cho hai đoạn thơ sau:
“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.”
(“Việt Bắc” – Tố Hữu)
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
(“Đồng Chí” – Chính Hữu) 

Nêu suy nghĩ của em về hai hình tượng “ánh sao – đầu súng” và “đầu súng – trăng treo” ở mỗi đoạn thơ trên. Theo em, hình tượng ở mỗi đoạn thơ trên có gì giống và khác nhau?
Câu 2: (14,0 điểm)
Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long viết: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghĩ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.
Từ nhân vật anh thanh niên và một số nhân vật khác trong truyện, em hãy làm rõ nhận định trên.
ĐỀ 6
Câu 1: (6,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng, đoạn kết bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu là một khung cảnh có sự kết hợp hài hòa giữa chất hiện thực và chất lãng mạn. Dựa vào bài thơ và vốn kiến thức của mình, em hãy viết bài văn giải thích nhận định trên. (Viết bài văn khoảng 01 trang giấy thi)
Câu 2: (4,0 điểm)
Phân tích giá trị nghệ thuật và cái hay trong bài thơ sau:
“Thiếp từ thuở lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc cơm đen, điều dại điều khôn nhờ bố đỏ.
Chàng ở dưới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh!”
(Nguyễn Khuyến)
Câu 3: (10,0 điểm)
Suy nghĩ của em về đời sống và tình cảm gia đình trong hoàn cảnh chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
ĐỀ 7
Câu 1: (4 điểm) 
Đọc bài thơ sau:	“Ông tập đứng
Cháu tập đi.
Ông bảy mươi ba
Cháu mười tám tháng.
Ông tập mãi mà cái lưng không thẳng
Đã thẳng một đời, nay nó lại cong.

Trước mặt ông là cái xe lăn
Trước mắt cháu: nước non nghìn dặm”
(“Ông và cháu” – Nguyễn Bùi Vợi – Báo Văn nghệ trẻ - Xuân Bính Tuất – 2006)
Em suy nghĩ gì về hai từ “thẳng” và “cong” trong bài thơ?
Suy ngẫm của em về hai câu cuối của bài thơ.
Câu 2: (6 điểm) 
Với người mẹ, Nguyễn Duy viết:
	“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” 
Nguyễn Khoa Điềm cũng đã từng tự bạch:
	“Và chúng tôi một thứ quả trên đời.
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”.
Nhưng B.Babbles lại nói: “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết”.
Cách nhìn về người mẹ như vậy có mâu thuẫn với nhau không? Từ đó, trình bày những suy nghĩ của em về vai trò của người mẹ.
Câu 3: (10 điểm)
Nói về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến, người ta hay nhắc đến bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bảy nổi ba chìm với nước non
 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Có mối liên tưởng nào giữa bài thơ “Bánh trôi nước” với hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” (qua các đoạn trích đã học) của Nguyễn Du?
Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em.
ĐỀ 8
Câu 1: (4,0 điểm)
Tai nạn giao thông xảy ra hiện nay ngày càng nhiều, gây thương tích, tàn phế và cướp đi sinh mạng của nhiều người, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên (viết bài văn khoảng 01 trang giấy thi).
Câu 2: (4,0 điểm)
Giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. 
(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9 - tập 1)
Câu 3: (12 điểm)
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã để cho ông họa sĩ nghĩ về anh thanh niên như sau:
Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng. 
(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn lớp 9 - tập 1) 
Nêu rõ những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh trong truyện ngắn.
II. Một số bài tập ôn luyện:
1. Phân tích cái hay trong bài thơ sau:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây lơ lửng giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.”
(“Chiều tối” – Hồ Chí Minh)
2. Phân tích cái hay trong bài thơ sau:
“Biển rung gió bấc thế bừng bừng.
Nhẽ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng.
Kình ngạc băm vằm non mấy khúc,
Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng.
Quan hà hiểm yếu trời kia đặt,
Hào kiệt công danh đất ấy từng.
Việc trước quay đầu ôi đã vắng,
Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.”
(“Cửa biển Bạch Đằng” – Nguyễn Trãi)
3. Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về nhân vật cụ Bơ-men trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri.
4. Nhận xét của em về ý kiến của Đi-đơ-rô: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được việc gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường.” 
5. Trong “Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước” ngày 17/7/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác.
6. Bạn em say mê học Toán, nhưng lại chưa yêu thích Văn học. Em hãy viết thư cho bạn nói rõ cái hay, cái đẹp của Văn học để bạn ham thích Văn học hơn.
7. Nhà văn Nicôlai – Ôtơ-rốpxki đã nói về tình bạn: “Tình bạn trước hết phải chân thành, phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm.” Em hiểu câu nói trên như thế nào?
8. Chứng minh ý kiến: “Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thực ra là lòng yêu nước thương dân.”
9. Có ý kiến cho rằng: Tục ngữ là “Túi khôn của nhân loại”. Em hiểu nhận xét trên như thế nào.
10. Có nhận định cho rằng “Toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Du chan chứa lòng nhân đạo đối với con người”. Em thử làm sáng tỏ điều này bằng một số đoạn trích trong “Truyện Kiều”.
11. Có ý kiến cho rằng: “Văn học cổ nước ta thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc”. Dựa vào tác phẩm văn học cổ đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
12. Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của bản thân em về vấn đề này.
13. Ngợi ca sự hi sinh cao đẹp của những người lính trong chiến dịch Thành cổ Quảng Trị năm 1972, nhà thơ Lê Bá Dương đã viết:
“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.”
Trình bày cảm nhận của em về cái hay của đoạn thơ trên.
14. Khoảng trống mà Nguyễn Du để lại cho văn học Việt Nam nếu không có Truyện Kiều.
15. Mối quan hệ giữa cái “không” và cái “có” trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
16. Đây là lời một người mẹ Việt Nam trong thời chống Mĩ, cứu nước nói với con trai mình:
“Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mĩ đến nhà
Nắng đã chiều… vẫn muốn hắt tia xa.”
(Trích bài thơ “Mẹ” của Phạm Ngọc Cảnh)
a. Phân tích tác dụng của dấu chấm giữa dòng thơ thứ ba và ý nghĩa từ “nhưng” trong dòng thơ ấy.
b. Chỉ ra và nêu tác dụng diễn đạt của các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ trên.
17. Giải thích nhận định sau: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là bài thơ đầy ánh sáng.
18. Những suy ngẫm từ đôi bàn tay.
19. Đọc bài thơ sau:
Sao đã cũ
Trăng thì già
Nhưng tất cả đều trẻ lại
Để con bắt đầu gọi ba!

Con bắt đầu biết thương yêu
Như ba bắt đầu gian khổ
Đêm sinh con hoa quỳnh nở
Một bông trắng xóa hương bay…
Hôm nay con bắt đầu gọi ba
Người con nhận diện, yêu thương đầu tiên sau mẹ
Tiếng gọi thiêng liêng trào nước mắt
Đây bàn tay ba rắn chắc
Cho ba ẳm, ba thơm
Thịt xương, hòn máu của ba đâycó mùi của mẹ
Ba nhìn sao cũ
Ba nhìn trăng già
Bầu trời thêm một ngôi sao mới
Ngôi sao biết gọi: ba! ba!
(Đặng Việt Ca, Văn nghệ trẻ, số 42, 2003)
a. Bài thơ bật ra từ âm thanh nào trong cuộc sống đời thường?
b. Hãy đặt nhan đề cho bài thơ.
c. Bài thơ đọng lại là một hình ảnh ẩn dụ, đó là hình ảnh nào? Cảm xúc nào bật ra từ hình ảnh đó?
d. Viết bài văn (khoảng 01 trang giấy) bộc lộ cảm nhận của em về bài thơ.
20. Bàn về ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, nhà thơ Mai-a-cốp-xki có viết:
“Phải phí tốn nghìn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.”
Em hiểu gì về ý kiến trên? Cho một ví dụ và phân tích để minh họa.
21. Thúy Kiều (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du) “giật mình” trước cảnh ngộ của chính mình:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi xưa phong gấm rũ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.”
Và nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy cũng “giật mình”:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
Cho biết điểm khác nhau và giống nhau trong sự “giật mình” của hai nhân vật.
22. Viết bài văn nêu suy nghĩ của bản thân em về ý kiến sau: “Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên.”
23. Nêu suy nghĩ của em về nhận định sau: “Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính.”
24. Suy nghĩ về câu nói của Tuân Tử (Nhà tư tưởng Trung Hoa cổ): “Người chê mình mà chê phải, ấy là thầy của mình; người khen mình mà khen đúng, ấy là bạn của mình. Còn người nào nịnh bợ mình ấy là kẻ thù làm hại mình đó.”
25. Trong xã hội cũ luôn có quan niệm: “Có tiền là có hạnh phúc”. Còn Thác-cơ-rê (William Makepeace Thackeray, 1811 – 1865, nhà văn Anh) lại nói: “Tiền bạc không phải là vạn năng”. Trình bày ý kiến của em.
26. Trịnh Công Sơn có viết rằng:
“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương.”
Dựa vào ca từ trên, em hãy viết về tình thương là hạnh phúc của con người ở cuộc đời.
27. Những suy nghĩ của em về câu ca dao sau:
“Nghèo tình nghèo nghĩa thì lo,
Nghèo tiền nghèo bạc chẳng cho là nghèo.”
28. Chữ “hiếu” trong quan niệm xưa và nay.
29. Lòng tự trọng của tuổi trẻ. Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề này.
30. “Chiếc bóng trên tường” (trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ) đã giết chết một người, còn “Chiếc lá trên tường” (trong “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri) lại cứu sống một người. Ý kiến của em về vấn đề này?
31. Đọc bài thơ sau:
Đêm đêm người gác cầu đón những chuyến xe đi.
Xe kéo pháo rầm rầm trên ván gỗ
Người gác cầu đứng lặng im. Sóng vỗ.
Xe đã qua. Sóng nước lại thầm thì.

Những đồng chí lái xe trên đường Tổ quốc
Vượt không gian và vượt cả thời gian
Một cột số qua, nhìn lên phía trước
Thấy gần thêm trời biển ấy: miền Nam.

Xe đi, xe đi về dãy Trường Sơn
Như vạn hùng binh xốc vào trận đánh
Những vòm lá ngụy trang đang trập trùng vỗ cánh
Qua những con sông; qua những tuyến đường…
(Vũ Cao – “Người gác cầu”)
Hãy so sánh bài thơ này với “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật để thấy rõ sự khác nhau giữa hình tượng những người lính lái xe đường Trường Sơn ở hai bài.
32. a) Xuyên xuốt bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là hình tượng “bếp lửa”. Điều đó có ý nghĩa gì?
 b) Ý nghĩa của những tiếng chim tu hú xuất hiện trong bài thơ “Bếp lửa” cuả Bằng Việt?
33. Suy nghĩ của em về lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta qua những câu thơ (trích từ tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi) sau:
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.”
34. Ca dao, dân ca trong đời sống và lao động của nhân dân Việt Nam ta.
35. Lối đua đòi, chạy theo trào lưu trong tầng lớp học sinh hiện nay.
36. Sống đẹp là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử.
37. Nhiệm vụ của giới trẻ trong việc ý thức được tầm quan trọng những giá trị văn hóa, lịch sử đẹp của đất nước.
38. Ước mơ về một thế giới hòa bình.
39. Ông bà ta khuyên con cháu rằng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở.” Còn Lê-nin lại nói: “Học, học nữa, học mãi.” Hai điều này có mâu thuẫn với nhau không. Vì sao? Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em.
40. Vai trò của người thầy dạy học trong sự phát triển và tương lai của đất nước.

File đính kèm:

  • docDe on thi HSG Ngu Van 9.doc