Đề ôn tập kiểm tra môn Địa lí Lớp 4 (Kèm đáp án)

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn tập kiểm tra môn Địa lí Lớp 4 (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam là:
Hoàng Liên Sơn. c) Ngân Sơn.
Đông Triều. d) Bắc Sơn.
Câu 2: Đỉnh Phan-xi-păng có độ cao là:
3143 m c) 3413 m
2143 m d) 1433 m
Câu 3: Các tỉnh vùng cao nước ta có mật độ dân số:
 a) Cao b) Thấp c) Trung bình d) Cả 3 ý trên
Câu 4: Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường sống tập trung thành:
 a) Bản b) Buôn c) Làng d) Ấp
Câu 5: Dân tộc ít người sống ở Hoàng Liên Sơn là:
Dao, Mông, Thái
Thái, Tày, Nùng
Ba-na, Ê-đê, Gia-rai
Chăm, Xơ-đăng, Cơ-ho
Câu 6: Nhà sàn của đồng bào dân tộc thường được làm bằng:
 a) Gỗ, tre, nứa b) Xi măng, gạch c) Đất d) Rơm 
Câu 7: Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn để:
Tránh ẩm thấp c) Thể hiện sự giàu có.
Tránh thú dữ d) a và b 
Câu 8: Chợ phiên là nơi:
Trao đổi hàng hóa 
Giao lưu, gặp gỡ của thanh niên.
Kết bạn của thanh niên.
Cả 3 ý trên.
Câu 9: Vải thổ cẩm có đặc điểm:
Hoa văn độc đáo c) Bền, đẹp
Màu sắc sặc sỡ d) Cả 3 ý trên
Câu 10: Phải khai thác và sử dụng khoáng sản hợp lí vì:
Khoáng sản có vai trò quan trọng cho các ngành công nghiệp.
Để hình thành khoáng sản phải mất một thời gian dài.
Không có nguyên liệu nào có khả năng thay thế.
a và b
Cả a, b và c
Câu 11: Đồi có đặc điểm.
Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp.
Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.
Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng rộng.
Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng hẹp.
Câu 12: Trung du nằm giữa:
Miền núi với đồng bằng. c) Chân núi với đỉnh núi.
Tỉnh này với tỉnh khác. d) Đồng bằng với biển
Câu 13: Trồng rừng ở trung du Bắc Bộ có tác dụng:
Hạn chế xói mòn.
Hạn chế lũ lụt cho đồng bằng.
Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.
Điều hòa khí hậu.
Tất cả các ý trên
Câu 14: Trung du Bắc Bộ là một vùng:
Đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải xếp cạnh nhau như cái bát úp.
Đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như cái bát úp.
Núi với các đỉnh tròn, sườn thoải.
Núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải.
Câu 15: Khí hậu Tây Nguyên có:
4 mùa rõ rệt.
2 mùa rõ rệt
Chỉ có 1 mùa.
3 mùa rõ rệt
Câu 16: Địa hình Tây Nguyên là:
Các cao nguyên xếp tầng. c) Núi cao xen các thung lũng.
Đồi lượn sóng d) Đồng bằng thấp.
Câu 17: Tây Nguyên là nơi sinh sống của:
 a) Nhiều dân tộc b) Dân tộc Kinh c) Ít dân tộc d) Dân tộc Mông
Câu 18: Các dân tộc của Tây Nguyên thường sống tập trung thành:
 a) Bản b) Buôn c) Làng d) Xã
Câu 19: Nhà rông càng to, đẹp chứng tỏ:
Buôn làng giàu có, thịnh vượng. c) Đất đai rộng
Số dân đông d) Tất cả các ý trên
Câu 20: Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên là:
Cà phê c) Chè
Cao su d) Hồ tiêu
Câu 21: Khó khăn lớn của Tây Nguyên trong việc trồng cây công nghiệp là:
Khí hậu lạnh
Đất kém màu mỡ
Đất đồi núi
Thiếu nước về mùa khô
Câu 22: Sông nào sau đây không bắt nguồn từ Tây Nguyên?
Sông Xê Xan, Sông Ba c) Sông Hồng
Sông Đồng Nai d) Sông Xrê pok 
Câu 23: Rừng ở Tây Nguyên không có giá trị về:
Cung cấp gỗ và các lâm sản quý. c) Giữ nước ngầm
Chống xói mòn, Hạn chế lũ. d) Chắn sóng, chắn cát
Câu 24: Đà Lạt nằm trên cao nguyên:
Kon Tum c) Đắk Lắk
Gia Lai d) Lâm Viên
Câu 25: Đà Lạt có khí hậu:
 a) Mát quanh năm b) Nóng quanh năm c) Lạnh giá d) Lạnh quanh năm
Câu 26: Ý nào dưới đây không phải là điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát?
Không khí trong lành, mát mẻ
Nhiều phong cảnh đẹp
Nhiều nhà máy, khu công nghiệp
Nhiều khách sạn, sân gôn, biệt thự với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau
Câu 27: Trung du Bắc Bộ giống với đồng bằng ở điểm:
Có độ cao bằng nhau c) Cây trồng, vật nuôi giống nhau
Khai thác sớm d) Dân cư đông đúc
Câu 28: Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng ở nước ta:
 a) Thứ nhất b) Thứ hai c) Thứ ba d) Thứ tư
Câu 29: Hội chùa Hương được tổ chức vào:
Mùa Xuân c) Mùa Thu
Mùa Hạ d) Mùa Đông
Câu 30: Nhân tố giúp cho đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước là:
Đất phù sa màu mỡ c) Dân có nhiều kinh nghiệm
Nguồn nước dồi dào d) Tất cả các ý trên
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy nêu các lễ hội ở Tây Nguyên, các lễ hội đó thường tổ chức khi nào?
 Tây Nguyên có nhiều lễ hội đặc sắc như: lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, lễ hội đâm trâu, lễ hội ăn cơm mới, Các lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch.
Câu 2: Hãy miêu tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở Tây Nguyên
 Rừng rậm nhiệt đới cây cối rậm rạp, có nhiều tầng tán, xanh quanh năm, phân bố nơi có lượng mưa nhiều. Rừng khộp thưa cây, rụng lá vào mùa khô, phân bớ ở nơi có mùa khô kéo dài.
Câu 3: Hãy mô tả cảnh đẹp của Đà Lạt
 Đà Lạt có rừng thông xanh tốt, có những vườn hoa đẹp, có thác nước nổi tiếng, có Hồ Xuân Hương, có các khách sạn, sân gôn, biệt thự đẹp. Đà Lạt thật sự là thành phố du lịch và nghỉ mát ở nước ta.
Câu 4: Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước?
Đồng bằng Bắc Bộ có những điều kiện thuận lợi sau để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước:
Đất phù sa màu mỡ
Nguồn nước dồi dào
Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa 
Câu 5: Nêu những dẫn chứng cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta
Hà Nội là Thủ đô, là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.
Hà Nội có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, thư viện hàng đầu nước ta
Hà Nội có nhiều nhà máy, trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện,
Câu 6: Hãy nêu các lễ hội ở Hoàng Liên Sơn, các lễ hội đó thường tổ chức khi nào?
 Ở Hoàng Liên Sơn có các lễ hội như: Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng,các lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân.

File đính kèm:

  • docDIALI 4_1.doc