Đề ôn tập kiểm tra môn Lịch sử Lớp 4 (Kèm đáp án)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn tập kiểm tra môn Lịch sử Lớp 4 (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Thập đạo tướng quân là ai? a) Đinh Bộ Lĩnh b) Lê Hoàn c) Ngô Quyền d) Lý Thường Kiệt Câu 2: Đạo Phật phát triển mạnh nhất vào thời nào? a) Tiền Lê b) Lý c) Đinh d) Ngô Vương Câu 3: Nước Việt Nam bao gồm những phần đất nào dưới đây? Chỉ có đất liền. Đất liền và vùng biển. Đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời bao trùm lên các bộ phận đó. Chỉ có các hải đảo. Câu 4: Nước ta có vị trí tiếp giáp: Phía bắc giáp Lào, phía tây giáp Mi-an-ma, phía đông và nam là vùng biển. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Cam-pu-chia, phía đông và nam là vùng biển. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Thái Lan, phía đông và nam là vùng biển. Phía bắc giáp Mông Cổ, phía tây giáp Lào và Cam-pu-chia, phía đông và nam là vùng biển. Câu 5: Điền Đ vào ô trước ý đúng hoặc điền S vào ô trước ý sai trong các câu sau: Các nước láng giềng của nước ta là Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. Đúng Sai b) Thủ đô của nước ta là Hà Nội Đúng Sai c) Sông Mê Công là sông lớn của nước ta Đúng Sai d) Nước ta có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa Đúng Sai Câu 6: Nước Văn Lang ra đời vào thời gian: 3 000 năm trước. Khoảng năm 700 trước Công nguyên (TCN) Khoảng năm 300 TCN. Khoảng đầu thế kỉ I. Câu 7: Tên gọi cư dân sống trên đất Văn Lang là: Người Âu Việt. Người Lạc Việt. Người Mân Việt. Người Bách Việt. Câu 8: Những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay? Nhuộm răng đen, ăn trầu, búi tóc. Phụ nữ thích đeo các đồ trang sức. Hóa trang nhảy múa, đua thuyền và đấu vật trong ngày hội. Tất cả các ý trên đều đúng Câu 9: An Dương Vương là ai? Triệu Đà Thục Phán Trọng Thủy Ngô Quyền Câu 10: Những thành tựu đặc sắc của người dân Âu Lạc là: Rèn được lưỡi cày đồng. Chế tạo được loại nỏ bắn được nhiều mũi tên. Xây thành Cổ Loa. Cả 3 ý trên. Câu 11: Triệu Đà chiếm được Âu Lạc vào năm: 218 TCN 111 TCN 179 TCN 40 sau CN Câu 12: Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa vào thời gian nào, tại đâu? Mùa Xuân năm 41, tại Luy Lâu (Bắc Ninh) Mùa Xuân năm 42, tại Mê Linh (Vĩnh Phúc) Mùa Xuân năm 40, tại cửa sông Hát (Hát Môn, Hà Tây) Năm 39, tại Bạch Hạc (Phú Thọ) Câu 13: Quân Nam Hán sang xâm lược nước ta dưới sự chỉ huy của: Tô Định. Triệu Đà. Hoằng Tháo. Trọng Thủy. Câu 14: Để chặn giặc trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã dùng kế: Xây kè trên sông để chặn thuyền giặc. Cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng. Dùng mũi tên quấn rơm tẩm dầu để bắn vào thuyền giặc khi chúng tiến vào. Cho thuyền của quân ta ra tận ngoài khơi đánh địch khi chúng vừa đến. Câu 15: Tình hình đất nước ta sau khi Ngô Quyền mất: Triều đình lục đục, các quan lại tranh giành nhau ngai vàng. Các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy đánh chiếm lẫn nhau. Đất nước bị chia cắt làm 12 vùng, lập chính quyền riêng, không phục tùng triều đình. Cả 3 ý trên Câu 16: Người đã có công tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước là: Lý Bí. Triệu Quang Phục. Đinh Bộ Lĩnh. Phùng Hưng. Câu 17: Đinh Tiên Hoàng là ai? Ngô Quyền Thục Phán Đinh Bộ Lĩnh Tô Định Câu 18: Nhà Tống xâm lược nước ta lần thứ nhất vào: Năm 981. Năm 931. Năm 938. Năm 979. Câu 19: Hai chiến thắng lớn của quân dân ta thời Tiền Lê chống quân Tống diễn ra ở hai địa điểm là: Hát Môn, Luy Lâu. Mê Linh, Cổ Loa. Bạch Đằng, Chi Lăng. Mê Linh, Gia Viễn Câu 20: Lý Công Uẩn chọn vùng đất Đại La làm kinh đô của đất nước vì: Đây là vùng đất trung tâm, thuận tiện về giao thông. Đất rộng lại bằng phẳng, không bị ngập lụt. Muôn vật phong phú tốt tươi. Cả 3 ý trên. Câu 21: Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long vào: Năm 1 000 Năm 1 009 Năm 1 010 Năm 1 012 Câu 22: Theo em, Thăng Long có nghĩa là: Rồng đang bay Rồng bay lên Rồng bay xuống Câu 23: Dân ta tiếp thu đạo Phật vì: Nước ta thời đó chưa có tôn giáo nào nên khi đạo Phật du nhập vào, dân ta tiếp thu ngay. Các nhà sư giỏi vận động nhân dân đi theo đạo Phật. Có nhiều chùa đẹp để nhân dân đến cúng bái. Đạo Phật dạy người ta thương yêu, giúp đỡ nhau khi khó khăn, dạy người ta chỉ làm việc thiện, không làm điều ác Điều này phù hợp với lối sống và cách nghĩ của người Việt. Câu 24: Chùa thời Lý được dùng vào việc gì? Là trung tâm văn hóa của làng xã. Là nơi tu hành của nhà sư. Là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật Cả 3 ý trên Câu 25: Dưới thời Lý, ngôi chùa có kiến trúc độc đáo là: Chùa Giạm (Bắc Ninh) Chùa Kim Liên (Hà Nội) Chùa Keo (Thái Bình) Chùa Một Cột ( Hà Nội) Câu 26: Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống là nhằm mục đích: Phá tan thế mạnh của nhà Tống. Để xâm lược nước Tống. Để tỏ rõ cho các nước láng giềng biết rõ sức mạnh của nước ta. Để dạy cho nước Tống một bài học Câu 27: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần: Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, triều đình lục đục, nhân dân đói khổ. Vua Lý Huệ Tông không có con trai, nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi. Quân xâm lược phương Bắc rình rập, nên nhà Lý phải dựa vào họ Trần để giữ ngai vàng. Cả 3 ý trên. Câu 28: Truyền thuyết mang tính thần thoại liên quan đến việc đắp đê là: Chử Đồng Tử. Thánh Gióng. Sơn Tinh – Thủy Tinh. Mị Châu – Trọng Thủy Câu 29: Nhà Trần phải coi trọng việc đắp đê vì: Nghề chính của dân ta là nghề trồng lúa nước. Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng, nhưng cũng thường xuyên gây lụt lội. Phòng chống lũ lụt đã trở thành truyền thống của ông cha ta. Cả 3 ý trên. Câu 30: Vua tôi nhà Trần đã chủ động đối phó với ba lần quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta như thế nào? Kiên quyết ở lại thành Thăng Long chống giặc. Chủ động mai phục, tấn công ngăn chặn quân địch ngay từ đầu. Chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long, chờ khi giặc mệt mỏi, đói khát mới tấn công quyết liệt nên giành được thắng lợi. Cả 3 ý trên. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Hãy trình bày diễn biến trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. Quân Nam Hán đến cửa sông lúc thủy triều lên, cọc nhọn bị che lấp, Ngô Quyền cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui, nhử cho giặc vào bãi cọc. Chờ lúc thủy triều xuống, cọc nhọn nhô lên, quân ta mai phục ở hai bên bờ sông đổ ra đánh. Giặc hốt hoảng quay thuyền bỏ chạy thì va vào cọc nhọn, thuyền bị thủng hoặc bị vướng cọc không tiến không lui được. Quân ta tiếp tục truy kích. Quân Nam Hán chết quá nữa, Hoằng Tháo tử trận. Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại. Câu 2: Hãy trình bày ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa thành công không đầy một tháng. Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, đây là lần đầu tiên nhân dân ta đã giành được độc lập. Câu 3: Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai: Vào thời Lý, bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, nhân dân ta dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước trước sự xâm lược của quân Tống. Câu 4: Tại sao Lý Thái Tổ lại quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long? Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long là vì: Hoa Lư là vùng rừng núi hiểm trở, chật hẹp, không phải là trung tâm đất nước. Thăng Long là vùng đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ và là trung tâm của đất nước Câu 5: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta? Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa đối với nước ta là: Kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc. Mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của đất nước ta Câu 6: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa đối với lịch sử dân tộc ta là: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất đã giữ vững được nền độc lập nước nhà. Đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh của dân tộc.
File đính kèm:
- LICHSU 4_1.doc