Đề ôn tập môn Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn tập môn Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ .......... ngày ...........tháng năm 2014
Bài 1: Đặt tính rồi tính
288,34 + 521,852
61,894 + 530,83
234 + 65,203
15,096 + 810	350,65 – 98,964
249,087 - 187,89
437 – 260,326
732,007 - 265	265,87 x 63
14,63 x 34,75
54,008 x 82,6
37,65 x 7,9	45,54 : 18
919,44 : 36
45,54 : 18
216,72 : 4,2	8,568 : 3,6
100 : 2,5
76,65 : 15
74,76 : 2,1
Bài 2: Điền dấu > ; < ; =
48,9748,89
0,7500,8	7,843.7,85
64,97065,98	132 132,00
76,08976,2	36,324.36,38
4,0054,05
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ trống :
9m6dm = m
72ha=...km	8kg375g=kg
7,47 m = dm	5tấn463kg=..tấn
9876 cm =  m	68,543m =  mm
45km3dam= .km
Bài 4: Một tam giác vuông có hai cạnh góc vuông lần lượt là 9cm và 15cm. Tính diện tích tam giác đó.
Bài 5: Một căn phòng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6,5 m, chiều rộng 4,8 m và chiều cao 4m. Người ta quét sơn trần và xung quanh mặt trong của căn phòng. Biết diện tích các cửa là 10,2m2 . 
a) Tính diện tích cần phải quét sơn.
b) Nếu 1 m2 quét sơn hết 10.000đ thì số tiền để sơn hết phần diện tích trên là bao nhiêu?
Bài 6: Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 6 giờ và đến B lúc 10 giờ 45 phút. Ô tô đi với vận tốc 48 km/giờ và nghỉ dọc đường mất 15 phút . Tính độ dài quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B.
Bài 7: Một cái thùng không có nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 2,5m; chiều rộng 1,5m ; chiều cao 2m. người ta quét sơn toàn bộ mặt ngoài của thùng. Tính diện tích quét sơn?
Bài 8. Người ta trồng lúa trên một khu đất hình chữ nhật dài 200m.chiều rộng bằng chiều dài.
a)	Tính diện tích khu đất đó.
b)	Biết rằng trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 300kg lúa. Hỏi trên cả khu đất đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tấn lúa?
Bài 8 : Tính bằng cách thuận tiện nhất 
a)	4,5 x 5,5 + 4,7 x 4,5
b)	7,5 x 2,5 x 0,04	c)73,5 x 35,64 + 73,5 x 64,36
d)3,12 x 8 x 1,25
e)6,48 x 11,25 – 6,48 x 1,25
f)3,67 x 58,35 + 58,35 x 6,33	
Bài 9 : Một cửa hàng định giá chiếc cặp là 65 000 đồng. Nhân dịp khai giảng năm học mới, cửa hàng hạ giá 12%. Hỏi sau khi giảm giá 12% thì giá của chiếc cặp là bao nhiêu tiền?
Bài 10: Một mảnh vườn hình thang có chiều cao 15m, độ dài hai đáy lần lượt là 24m và 18m.Trong đó 72% diện tích mảnh đất được sở dụng để trồng lạc. Tính diện tích phần đất còn lại?
Bài 11: Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 36 m, đáy bé bằng 2/4 đaý lớn, chiều cao trung bình cộng của hai đáy. Người ta cấy lúa trên thửa ruộng đó, cứ 100 m2 thu được 40 kg thóc. Hỏi thửa ruộng đó thu được bao nhiêu ki-lô-gam thóc?
Bài 12 Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước ở trong lòng bể là: 25 cm, 40 cm, 50 cm. Hiện nay 14 thể tích của bể có chứa nước. Hỏi cần phải đổ thêm vào bể bao nhiêu lít nước để 95% thể tích của bể có chứa nước
 Bài 13: Một bể nuôi cá hình hộp chữ nhật có chiều dài 1m, chiều rộng 50cm và chiều cao 60cm.
	a)	Tính diện tích kính dùng làm bể cá đó (bể không có nắp).
	b)	Tính thể tích bể cá đó.
	c)	Mực nước trong bể cao bằng 3/4 chiều cao của bể. Tính thể tích nước trong bể đó.
Bài 14 : Một bể cá hình hộp chữ nhật có kích thước trong lòng bể là: chiều dài 7,5dm, chiều rộng 5dm, chiều cao 70cm. Hiện nay một phần ba bể có chứa nước. Hỏi muốn thể tích nước bằng 85% thể tích bể thì phải đổ thêm vào bể bao nhiêu lít nước? (1dm3= 1lít.)
Bài 15: Một căn phòng dạng hình chữ nhật có chiều dài 6m , rộng 4,5m và chiều cao 3,8m. Người ta muốn quét vôi trần nhà và bốn bức tường phía trong phòng,biết rằng diện tích các ô cửa là 10,5m2. Hãy tính diện tích cần quét vôi?
Bài 16: Một xe máy ngày thứ nhất đi được quãng đường, ngày thứ hai đi 
được quãng đường, ngày thứ ba đi thêm 40km nữa thì vừa hết quãng đường. Hỏi quãng đường xe máy đi trong ba ngày là bao nhiêu ki-lô-mét?
Bài 17: Một bếp ăn dự trữ gạo đủ cho 120 người ăn trong 20 ngày. Nhưng thực tế có một số người phải chuyển đi nơi khác nên số gạo đó ăn được trong 25 ngày thì mới hết. Hỏi có bao nhiêu người chuyển đi?
Bài 18: Một thùng dầu nặng 16 kg, vỏ thùng nặng bằng lượng dầu trong thùng. Hỏi số dầu trong thùng nặng bao nhiêu ki - lô - gam?
Bài 19. Cuối học kỳ I, lớp 5A có số học sinh đạt loại giỏi; số học sinh đạt loại khá còn lại là loại trung bình. Biết học sinh khá nhiều hơn trung bình là 5 em. Tìm:
a) Số học sinh lớp 5A.
b) Số học sinh mỗi loại.
Bài 20. Giờ ra chơi, lớp 5B có số học sinh trong lớp bằng số học sinh cả lớp. Nếu số học sinh trong lớp bớt đi 2 em và giữ nguyên số học sinh ngoài sân thì số học sinh trong lớp bằng số học sinh cả lớp. Tính số học sinh lớp 5B?
Bài 21: Lớp 5A có 40 học sinh. Số học sinh giỏi chiếm 35% tổng số học sinh cả lớp. Số học sinh khá là 18 em, còn lại là học sinh trung bình.
a.	Tính số học sinh trung bình của lớp 5A
b.	Tính tỉ số phần trăm học sinh khá so với số học sinh trung bình?
c.	Tính tỉ số phần trăm số học sinh trung bình so với số học sinh cả lớp?
Bài 22: Tìm hai số có tổng bằng 140, biết rằng nếu gấp số hạng thứ nhất lên 5 lần và gấp số hạng thứ hai lên 3 lần thì tổng mới là 508.
hứ bảy ngày ........... tháng 4 năm 2014
Câu 1: Tiếng nào có âm đệm là âm u?
 	 A. Quốc B. Thuý C. Tùng D. Lụa
Câu 2: Chỉ ra từ phức trong các kết hợp sau?
 	A. kéo xe B. uống nước C. rán bánh D. khoai luộc
Câu 3: Từ nào không phải là từ láy?
 	A. quanh co B. đi đứng C. ao ước D. chăm chỉ
Câu 4: Từ nào là động từ?
 A. cuộc đấu tranh B. lo lắng C. vui tươi D. niềm thương
Câu 5: Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?
 	A. cuồn cuộn B. lăn tăn C. nhấp nhô D. sóng nước
Câu 6: Tiếng “đồng” trong từ nào khác nghĩa tiếng “đồng” trong các từ còn lại?
 	A. đồng tâm B. cộng đồng C. cánh đồng D. đồng chí
Câu 7: CN của câu “Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả” là:
 	A. Những con voi B. Những con voi về đích 
 	C. Những con voi về đích trước tiên D. Những con voi về đích trước tiên huơ vòi
Câu 2: Kết hợp nào không phải là một từ?
 	A. xoè ra B. quắt lại C. chạy ra D. rủ xuống
Câu 3: Từ nào là tính từ?
 	A. cuộc vui B. vẻ đẹp C. giản dị D. giúp đỡ
Câu 4: Từ nào khác nghĩa với các từ còn lại?
 A. yên tâm B. yên tĩnh C. im lìm D. vắng lặng
Câu 5: Từ nào không phải là từ tượng hình?
 	A. lom khom B.chói chang C. chót vót D. vi vút
Câu 6: Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?
 	A. xấu xa B. ngoan ngoãn C. nghỉ ngơi D. đẹp đẽ
Câu 7: Từ nào có nghĩa là “Quyền lợi vật chất mà Nhà nước hoặc đoàn thể mang lại cho người dân”?
 	A. phúc hậu B. phúc lợi C. phúc lộc D. phúc đức
Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?
 	 A. dạy dỗ B. gia đình C. dản dị D. giảng giải
Câu 2: Từ nào không phải từ láy?
 	A. yếu ớt B. thành thật C. sáng sủa D.thật thà
Câu 3: Từ nào không phải là tính từ?
 	A. màu sắc B. xanh ngắt C. xanh xao D. xanh thẳm
Câu 4: Tiếng “công” trong từ nào khác nghĩa tiếng “công” trong các từ còn lại?
 A. công viên B. công an C. công cộng D. công nhân
Câu 5: Từ nào là từ tượng hình?
 	A. thoang thoảng B. bập bẹ C. lạch bạch D. bi bô
Câu 6: Từ nào có nghĩa tổng hợp?
 	A. vui lòng B. vui mắt C. vui thích D. vui chân
Câu 7: Từ nào có nghĩa là: “Giữ cho còn, không để mất” ?
 	A. bảo quản B. bảo toàn C. bảo vệ D. bảo tồn
Câu 1: Tiếng nào có âm chính là âm u ?
 	 A. lúa B. núi C. tuỳ D. thuận
Câu 2: Kết hợp nào không phải là một từ?
 	A. màu sắc B. xanh tươi C. xanh thăm thẳm D. trời xanh
Câu 3: Từ nào là từ ghép phân loại?
 	A. anh em B. giúp đỡ C.xe lửa D. gắn bó
Câu 4: Tiếng “nhân” trong từ nào khác nghĩa tiếng “nhân” trong các từ còn lại?
 A. nhân tài B. nhân ái C. nhân hậu D. nhân nghĩa
Câu 5: Từ nào có nghĩa giảm nhẹ so với nghĩa từ gốc?
 	A. chon chót B. tim tím C. xám xịt D. thăm thẳm
Câu 6: Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?
 	A. núi đồi B. thành phố C. chen lấn D. vườn tược
Câu 7: Từ nào có nghĩa là “Phổ biến rộng rãi”?
 	A. Truyền bá B. Truyền tụng C. Truyền khẩu D. Truyền thống
Tự luận
Câu 1: “Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân ngừoi đi, tiếng nói chuyện rì rầm , tiéng gọi nhau í ới.
	Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi ...” Tìm từ láy trong đoạn văn trên.
Câu 2: Thêm vế câu vào chỗ trống để có những câu ghép. Dùng dấu câu thích hợp để ngăn cách các vế câu :
a.	Đất nước ta giàu đẹp 
b.	 sương mù tan dần.
c.	Trăng rất sáng 
Câu 3 : Tìm những tiếng có thể kết hợp với hòa để tạo thành từ ghép. Tìm từ cùng nghĩa với từ hòa bình.
Câu 4: Tìm TN, CN- VN: 
 a) Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, bản làng chìm trong biển mây mù.
 b) Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.
c, Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng. 
 d, Chiều nào, về đến đầu phố nhà mình, Hằng cũng đều nhận ra ngay mùi thơm quen thuộc ấy.
e, Đã sang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân. 
g,Trên cao, trập trùng những đám mây trắng. 
h, Dưới thảm cỏ, đàn bò đang tung tăng chạy nhảy.
Câu 5: .Ai cũng đã từng có dịp ngắm nhìn một dòng sông, một cánh đồng, một triền đê của làng quê thân thuộc. Những cảnh vật của cuộc sống thanh bình ấy đã để lại trong mỗi chúng ta những ấn tượng khó quên.
Em hãy tả lại một trong những cảnh vật đó và nêu cảm xúc của mình.

File đính kèm:

  • docON TOAN TV LOP 5.doc