Đề ôn tập trắc nghiệm học kì II Địa lí Lớp 4 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Phước Thắng

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn tập trắc nghiệm học kì II Địa lí Lớp 4 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Phước Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC THẮNG TP VŨNG TÀU 
ƠN TẬP TRẮC NGHIÊM ĐỊA LÝ LỚP 4 – HKII - NĂM HỌC 2010 .2011
(GV hướng dẫn ơn tập cho học sinh vào các tiết ơn tập buổi chiều )
BÀI 16 – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.
Cảng Hải Phòng nằm ở bên bờ sông nào?
£ Sông Cấm.
£ Sông Văn Úc.
£ Sông Bạch Đằng.
Hải Phòng nằm ở phía nào của đồng bằng Bắc Bộ?
£ Tây Bắc. 
£ Đông Bắc.
£ Bắc.
Ngành công nghiệp nào là ngành quan trọng của Hải Phòng?
£ Khai thác khoáng sản. 
£ Trồng cây công nghiệp như cây ăn quả, chè.
£ Đóng tàu.
Lễ hội “chọi Trâu” ở Đồ Sơn diễn ra vào mùa nào trong năm?
£ Mùa xuân.
£ Mùa hè.
£ Mùa đông.
BÀI 17 – ĐỒNG BẰNG NAM BỘ 
Đồng bằng lớn nhất nước ta là đồng bằng nào?
£ Nam Bộ. 
£ Bắc Bộ.
£ Trung Bộ.
Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta?
£ Tây Nam.
£ Đông Nam.
£ Nam.
Đồng bằng Nam Bộ do hệ thống của các sông nào bồi đắp nên?
£ Sông Tiền và sông Hậu.
£ Sông Mê Kông và sông Sài Gòn.
£ Sông Mê Kông và sông Đồng Nai.
Sông Tiền, sông Hậu là hai nhánh của con sông nào?
£ Sông Đồng Nai.
£ Sông Mê Kông.
£ Sông Sài Gòn.
BÀI 18 – NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
Các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là:
£ Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
£ Kinh, Ba Na, Ê-đê.
£ Kinh, Thái, Mường.
Phương tiện đi lại phổ biến ở đồng bằng Nam Bộ là gì?
£ Ôtô.
£ Xuồng ghe.
£ Xe ngựa.
Trang phục phổ biến của người Nam Bộ là gì?
£ Trang phục truyền thống.
£ Có màu sắc sặc sỡ.
£ Quần áo Bà Ba và chiếc khăn rằn.
Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp
Lễ hội Bà Chúa Xứ.	1. Đồng bào Khơ-me.
Hội xuân núi Bà.	2. Các làng chài ven biển.
Lễ cúng Trăng.	3. Châu Đốc (An Giang).
Lễ tế thần cá Ông (cá Voi)	4. Tây Ninh.
ĐÁP ÁN
BÀI 19 – HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG NAM BỘ.
Đồng bằng Nam Bộ là vựa lúa, vựa trái cây lớn thứ mấy của nước ta?
£ Thứ nhất.
£ Thứ hai.
£ Thứ ba.
Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây lớn nhất cả nước?
£ Nhờ thiên nhiên ưu đãi, người dân cần cù lao động.
£ Có nhiều dân tộc sinh sống.
£ Nhờ các thần linh phù hộ cho được mùa.
Đồng bằng Nam Bộ là vùng có lượng thủy sản lớn thứ mấy nước ta?
£ Thứ nhất.
£ Thứ hai.
£ Thứ ba.
Kể tên các loại trái cây ở đồng bằng Nam Bộ.
BÀI 20 – HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (tiếp theo)	
Ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta thuộc vùng nào?
£ Đồng bằng Nam Bộ.
£ Đồng bằng Bắc Bộ.
£ Tây Nguyên.
Các ngành công nghiệp nổi tiếng ở đồng băng Nam Bộ là?
£ Khai thác dầu khí, sản xuất điện, hoá chất, phân bón, cao su.
£ Chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, may mặc.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Chợ ở đồng bằng Nam Bộ có nét gì độc đáo mà các vùng khác không có?
£ Chợ phiên.
£ Chợ nổi trên sông.
£ Chợ dành riêng cho người Kinh.
Các hoạt động nào diễn ra trong “Chợ nổi” ở đồng bằng Nam Bộ?
£ Mua bán hàng hoá. 
£ Nơi gặp gỡ của xuồng, ghe.
£ Cả hai ý trên đều đúng 
BÀI 21 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Thành phố lớn nhất nước ta là thành phố nào?
£ Hồ Chí Minh.
£ Cần Thơ.
£ Hà Nội.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên bờ sông nào của nước ta?
£ Sông Mê Kông.
£ Sông Sài Gòn.
£ Sông Đồng Nai.
 Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
Thành phố Hồ Chí Minh.	1. 921 km2
Thành phố Đà Nẵng.	2. 1526km2
Thủ đô Hà Nội.	3. 1390 km2
Thành phố Hải Phòng.	4. 2095 km2
Thành phố Cần Thơ. 	5. 1256 km2
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn thứ mấy của cả nước?
£ Thứ nhất.
£ Thứ hai.
£ Thứ ba.
BÀI 22 – THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí nào?
£ Trung tâm của đồng bằng Nam Bộ.
£ Trung tâm của đồng bằng Sông Cửu Long.
£ Trung tâm của sông Tiền và sông Hậu.
Nhờ đâu mà thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long?
£ Nhờ có vị trí địa lí thuận lợi.
£ Nhờ có nhiều dân tộc sinh sống.
£ Nhờ có nhiều mặt hàng nông, thuỷ sản.
Thành phố Cần Thơ nằm bên bờ sông nào?
£ Sông Tiền.
£ Sông Cần Thơ.
£ Sông Hậu.
Các loại trái cây nào sau đây không phải của Cần Thơ?
£ Nhăn, xoài, măng cụt, sầu riêng..
£ Cà phê, chè, vải
£ Cả hai ý trên đều đúng.
BÀI 23 – 24 - DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
Sắp xếp các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Nam ra Bắc.
£ ĐB Ninh Thuận- Bình Thuận; ĐB Bình Phú – Khánh Hòa ; ĐB Nam Ngãi ; ĐB Bình –Trị – Thiên ; ĐB Thanh – Nghệ – Tĩnh.
£ ĐB Thanh – Nghệ – Tĩnh; ĐB Bình –Trị – Thiên ; ĐB Nam Ngãi; ĐB Bình Phú – Khánh Hòa; ĐB Ninh Thuận- Bình Thuận.
£ ĐB Ninh Thuận- Bình Thuận ; ĐB Nam Ngãi; ĐB Bình Phú – Khánh Hòa ; ĐB Bình –Trị – Thiên ; ĐB Thanh – Nghệ – Tĩnh.
Vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ và hẹp?
£ Vì có nhiều cồn cát và đầm phá.
£ Vì các dãy núi lan sát ra biển.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Đèo Hải Vân nằm giữa hai thành phốù nào?
£ Thành phố Nha Trang và Thành phố Tuy Hoà.
£ Thành phố Tuy Hoà và Thành phố Quy Nhơn.
£ Thành phố Huế và Thành phố Đà Nẵng.
Dựa vào sự hiểu biết của em, hãy cho biết đồng bằng Bình Phú – Khánh Hoà nay thuộc các tỉnh nào của nước ta?
£ Bình Định; Khánh Hoà.
£ Bình Định; Phú Yên; Khánh Hoà.
£ Phú Yên; Khánh Hoà.
BÀI 25 – 26 – NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
Các dân tộc sống chủ yếu ở đồng bằng duyên hải miền Trung là:
£ Kinh, Chăm.
£ Kinh, Khơ-me.
£ Kinh, Ê-đê
Nghề chính của người dân đồng bằng duyên hải miền Trung là:
£ Khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiêp.
£ Nghề nông, làm muối, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
Địa điểm du lịch.	Tên tỉnh.
Sầm Sơn.	1. Đà Nẵng
Lăng Cô.	2. Khánh Hoà
Mĩ Khê, Non Nước.	3. Bình Thuận
Nha Trang.	4. Thanh Hoá
Mũi Né.	5. Thừa Thiên Huế
Lễ hội “Tháp Bà” ở Nha Trang diễn ra vào mùa nào trong năm?
£ Mùa xuân.
£ Mùa hạ.
£ Mùa thu.
BÀI 27- THÀNH PHỐ HUẾ
Thành phố Huế được xây dựng cách đây bao nhiêu năm?
£ 400 năm.
£ Trên 400 năm.
£ Dưới 400 năm.
Huế là kinh đô của nước ta vào thời nào?
£ Nhà Nguyễn.
£ Nhà Lý.
£ Nhà Trần.
Dòng sông nào dưới đây chảy qua thành phố Huế?
£ Sông Bồ.
£ Sông Hương.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Thành phố Huế thuộc tỉnh nào?
£ Thừa Thiên Huế.
£ Quảng Trị.
£ Quảng Nam.
BÀI 28 – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Đà Nẵng có cảng trên sông nào?
£ Sông Hàn.
£ Sông Cầu Đỏ. 
£ Sông Cư Đê.
Những mặt hàng nào được đưa đến Đà Nẵng?
£ Vật liệu xây dựng, đá mỹ nghệ, vải may quần áo, hải sản.
£ Ôtô, máy móc, thiết bị, hàng may mặc, đồ dùng sinh hoạt 
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Những mặt hàng nào Đà Nẵng đưa đến nơi khác?
£ Vật liệu xây dựng, đá mỹ nghệ, vải may quần áo, hải sản.
£ Ôtô, máy móc, thiết bị, hàng may mặc, đồ dùng sinh hoạt.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Vì sao Đà Nẵng lại thu hút khách du lịch?
£ Vì có nhiều bãi biển đẹp liền kề núi Non Nước, có bảo tàng Chăm với những vật dụng của người Chăm cổ xưa.
£ Vì Đà Nẵng có cảng trên sông Hàn và cảng biển Tiên Sa.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
BÀI 29 – BIỂN-ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO.
Dựa vào lược đồ hình 1 SGK trang 149, hãy cho biết Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố nào dưới đây?
£ Đà Nẵng.
£ Quy Nhơn.
£ Nha Trang.
Vai trò của biển Đông đối với nước ta?
£ Cung cấp muối, khoáng sản và hải sản quý.
£ Điều hoà khí hậu.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Nơi có nhiều đảo nhất của nước ta là?
£ Vịnh Thái Lan.
£ Vịnh Bắc Bộ.
£ Vịnh Hạ Long.
Đảo Phú Quốc nổi tiếng về:
£ Hồ tiêu.
£ Nước mắm ngon.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
BÀI 30 – KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM.
Nước ta khai thác những loại khoáng sản nào ở Biển Đông?
£ Dầu, khí.
£ Cát trắng, muối.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Nước ta khai thác dầu khí dùng để làm gì?
£ Phục vụ nhu cầu trong nước.
£ Xuất khẩu.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Những nơi nào đánh bắt hải sản nhiều nhất ở nước ta?
£ Các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang.
£ Các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam.
£ Các tỉnh ven biển từ Quảng Nam đến Kiên Giang
Nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ?
£ Do ven bờ nước cạn nên hải sản không vào được.
£ Do đánh bắt bừa bãi.
£ Cả hai ý trên đều đúng. 

File đính kèm:

  • docDE CUONG TRAC NGHIEM HOC KI 2 NH 2010 2011.doc