Đề ôn tập trắc nghiệm ngữ văn 9

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3888 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn tập trắc nghiệm ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM 
NGỮ VĂN 9


A. HỘI THOẠI : 20 câu.

I. THÔNG HIỂU : 12 câu.
	Đọc kỹ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
Câu 1 : Em đã học tất cả bao nhiêu phương châm hội thoại ?
	A. 2	
3
4
D. 5
Câu 2 : Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa, là :
	A. Phương châm về lượng.	
Phương châm về chất.
Phương châm lịch sự.
Phương châm quan hệ.
Câu 3 : Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực, là :
	A. Phương châm về lượng.	
Phương châm về chất.	
C. Phương châm lịch sự.
D. Phương châm quan hệ.
Câu 4 : Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề, là :
	A. Phương châm về lượng.	
Phương châm về chất.
Phương châm quan hệ.
D. Phương châm lịch sự.
Câu 5 : Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch. Tránh nói mơ hồ, là :
	A. Phương châm về chất.	
Phương châm quan hệ.
Phương châm lịch sự.
D. Phương châm cách thức.
Câu 6 : Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác, là :
	A. Phương châm về lượng.	
Phương châm quan hệ.
Phương châm lịch sự.	
D. Phương châm cách thức.
Câu 7: Thế nào là phương châm về lượng trong hội thoại ?
Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải không thiếu, không thừa.
Khi giao tiếp, nội dung của lời nói phải đáp ứng đủ, không thiếu, không 
thừa.
Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng 
 đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
Khi giao tiếp, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp; cần nói cho có nội dung , không được thiếu.
Câu 8 : Thế nào là phương châm về chất trong hội thoại ?
Khi giao tiếp, phải nói những điều đã có bằng chứng xác thực mà mình và người khác đã cho là đúng.
Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói xa đề.
C. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không 
 có bằng chứng xác thực.
D. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng 
 đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
Câu 9 : Thế nào là phương châm quan hệ trong hội thoại ?
Khi giao tiếp, cần nói đúng vào yêu cầu giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Khi giao tiếp, cần nói đúng đối tượng giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Khi giao tiếp, cần nói đúng vào nội dung giao tiếp, tránh nói lạc đề.
D. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Câu 10 : Thế nào là phương châm cách thức trong hội thoại ?
Khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, gãy gọn, tránh nói lan man.
B. Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
C. Khi giao tiếp, cần chú ý nói gọn gàng, tránh lối nói lòng vòng.
Khi giao tiếp, nên nói thẳng vào đề tài, vào nội dung giao tiếp, tránh nói mơ hồ.
Câu 11 : Thế nào là phương châm lịch sự trong hội thoại ?
Khi giao tiếp, cần thận trọng và tế nhị.
Khi giao tiếp, cần tế nhị, nhúng nhường người khác.
C. Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
D. Khi giao tiếp, cần tế nhị, lịch sự với người khác.
Câu 12 : Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, lời nói phải có bằng chứng 
xác thực , tránh nói lòng vòng, mơ hồ. Thuộc phương châm hội thoại nào ?
Phương châm cách thức.
Phương châm về chất. 
C. Không thuộc phương châm hội thoại nào.
D. Phương châm về lượng.

II. NHẬN BIẾT : 4 câu.
	Đọc kỹ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả
lời đúng.
Câu 13 : Các thành ngữ, tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào đã 
học ?
Ăn không nên đói, nói chẳng nên lời.
Nói ngọt, lọt đến xương.
Nói bóng, nói gió.
Nói như tép nhảy.
A. Phương châm lịch sự .	 
B. Phương châm quan hệ.
C. Phương châm về lượng.	
D. Phương châm cách thức.
Câu 14 : Các câu thành ngữ, tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào đã 
học ?
Lời chào cao hơn mâm cổ.
Vàng thì thử lửa, thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
	A. Phương châm về lượng.	
	B. Phương châm lịch sự.
	C. Phương châm về chất
	D. Phương châm quan hệ.
Câu 15 : Thành ngữ, tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào đã
học ?
NgườI khôn nói ít , làm nhiều.
Không như người dại nói nhiều nhàm tai.
	A. Phương châm về lượng.	 
	B. Phương châm về chất.
Phương châm quan hệ.
D. Phươ ng châm lịch sự.
Câu 16 : Các câu thành ngữ, tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào đã 
học ?
Nói phải củ cải cũng nghe.
Nói có sách, mách có chứng.
Nói hưu nói vượn.
A. Phương châm về lượng.	
B. Phương châm về chất.
C. Phương châm cách thức.
D. Phương châm quan hệ.

III. VẬN DỤNG : 4 câu.
Câu 17 : Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
	An đang chơi bên nhà bạn, chợt chạy về nói với mẹ :
Mẹ ơi con đói bụng quá !
Bà mẹ đáp :
Nhà mình mất điện suốt ngày nay.
Mẹ vi phạm phương châm quan hệ.
B. Mẹ không vi phạm phương châm nào cả.
	C. Mẹ vi phạm phương châm lịch sự.
D. Mẹ vi phạm phương châm cách thức.
Câu 18 : Câu sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào ?
 Con chó vàng của lão Hạc có 4 chân.
	A. Phương châm về chất.	
	B. Phương châm về lượng.	
C. Phương châm quan hệ.
D. Phương châm cách thức.
Câu 19 : Đọc đoạn hội thoại và khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
	An : Truyện Kiều của Nguyễn Du có bao nhiêu câu ?
	Ba : Khoảng hơn ba ngàn câu.
Ba không tuân thủ phương châm lịch sự.
Ba không tuân thủ phương châm về chất.
C. Ba không tuân thủ phương châm về lượng.
D. Ba không tuân thủ phương châm lịch sự.
Câu 20 : Trong các biện pháp tu từ, biện pháp nào có liên quan trực tiếp đến 
phương châm lịch sự ?
	A. Ẩn dụ.	
	B. Nhân hóa.	
	C. Nói giảm, nói tránh.
	D. Hoán dụ.


B. KHỞI NGỮ :

I. THÔNG HIỂU : 3 câu
	Đọc kỹ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu 
trả lời đúng.
Câu 1 : Thế nào là khởi ngữ ?
Khởi ngữ là thành phần chủ ngữ đứng trước câu để nêu lên đề tài được nói
 đến trong câu.
Khởi ngữ là thành phần chủ ngữ đứng trước câu để khẳng định đề tài được 
nói đến trong câu.
C. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để khẳng định đề tài được 
nói đến trong câu.
D. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói 
 đến trong câu.
Câu 2 : Trước khởi ngữ thường có thêm từ :
A. Về, đối với.
B. Mà, vậy mà.
Qua , qua đó.
Có, có thể.
Câu 3 : Những từ nào dướI đây, thường đứng trước khởi ngữ ?
Về, đối với.
B. Mà, vậy mà.
C. Qua , qua đó.
Có, có thể.

II. NHẬN BIẾT : 1 câu
Câu 4 : Câu nào dưới đây chứa thành phần khởi ngữ ?
Trời ơi, chỉ còn năm phút.
B. Giàu, tôi cũng giàu rồi.
C. Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa.
D. Ồ ! sao cô ấy xinh thế .

III. VẬN DỤNG : 1 câu
Câu 5 : Dòng nào dưới đây đã chuyển câu : “Anh ấy làm bài cẩn thận lắm” thành câu có khởi ngữ ?
Anh ấy cẩn thận làm bài lắm.
Anh ấy cẩn thận lắm khi làm bài.
Khi anh ấy làm bài thì cẩn thận lắm.
D. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.


C. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý :

I. THÔNG HIỂU : 3 câu.
Đọc kỹ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu 
trả lời đúng.
Câu 1 : Thế nào là nghĩa tường minh ?
	A. Nghĩa tường minh là phần nội dung được diễn đạt trực tiếp bằng 
 lời nói trong câu.
B. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng 
 lời nói trong câu.
C. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ 
 trong câu.
D. Nghĩa tường minh là phần nội dung được diễn đạt trực tiếp bởi thái
 độ của người nói trong câu.
Câu 2 : Thế nào là nghĩa hàm ý trong câu ?
Hàm ý là phần nội dung tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể hiểu được từ những từ ngữ ấy.
B. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ 
 trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
C. Hàm ý là phần lời nói tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ
 trong câu nhưng có thể hiểu được từ những từ ngữ ấy.
Hàm ý là phần của nội dung được thông báo không được nói một 
 cách trực tiếp nhưng có thể hiểu để suy ra từ những từ ngữ ấy.
Câu 3 : Để sử dụng hàm ý, cần có điều kiện nào sau đây :
- Người nói ( người viết ) hiểu thế nào là hàm ý.
- Người nghe ( người đọc ) giải đoán được hàm ý.
- Người nói ( người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe ( người đọc ) giải đoán được hàm ý.
	C. - Người nói ( người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu n ói.
	 - Người nghe ( người đọc ) có năng lực giải đoán được hàm ý.
	D. - Người nói ( người viết ) biết hàm ý là lời nói không trực tiếp.
	 - Người nghe ( người đọc ) có thể giải được hàm ý.

II. NHẬN BIẾT : 1 câu
Câu 4 : Dòng thơ nào mang nghĩa tường minh ?
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.
B. Đêm nay rừng hoang sương muối.
C. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn nầy.
D. Chỉ cần trong xe có một trái tim.

III. VẬN DỤNG : 1 câu
Câu 5 : Trả lời bằng hàm ý cho câu hội thoại.
	An : Ngày mai chủ nhật bạn đến nhà mình chơi đi.
Mình sẽ đến đúng hẹn.
Mình đến muộn một chút nhé !
C. Mình bận nhiều việc lắm.
D. Mình đến sớm và về sớm nhé.

ĐÁP ÁN
A. HỘI THOẠI :

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
D
A
B
C
D
C
C
C
D
B

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
C
C
D
B
A
B
B
B
C
C

B. KHỞI NGỮ :

1
2
3
4
5
D
A
A
B
D

C. NGHĨA TƯỜNG MINH, HÀM Ý :

1
2
3
4
5
C
B
C
B
C

File đính kèm:

  • doctrac nghiem Ngu van.doc
Đề thi liên quan