Đề ôn tập văn 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn tập văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ụn tập văn 9 Đề bài: (Chẵn) Câu 1 Kết thúc một bài thơ có câu: “Trăng cứ tròn vành vạnh” a. Hãy chép lại chính xác những câu thơ nối tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ. b. Khổ thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. c. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào? Hình ảnh đó giúp em hiểu gì về chủ đề bài thơ? (Trình bày thành một đoạn văn; trong đoạn có sử dụng câu ghép) Câu 2: Mở đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải viết: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.” a. Em hiểu như thế nào về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”? b. Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch có độ dài khoảng 10 câu nêu suy nghĩ của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng phép thế để liên kết câu. Đề bài: (Lẻ) Câu 1: Có câu thơ: “Dù ở gần con” a. Hãy chép nối tiếp 6 câu thơ sau . b. Cho biết những câu thơ đó nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả bài thơ. c. Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. ý nghĩa hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi như thế nào qua các đoạn thơ? Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm nói về điều gì? (Trình bày thành một đoạn văn; trong đoạn có sử dụng câu ghép) Câu 2: Khép lại bài thơ “Viếng lăng Bác”, nhà thơ Viễn Phương viết: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” a. Em hiểu về hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ như thế nào? b. Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch có độ dài khoảng 10 câu nêu suy nghĩ của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng phép nối để liên kết câu Đáp án - Biểu điểm chấm (chẵn) Câu 1: 5 điểm a. Chép nối tiếp 3 câu tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ : - Sai một lỗi trừ 0.25 điểm 0.5 điểm b. - Khổ thơ vừa chép nằm trong bài thơ “ánh trăng” 0.25 điểm - Tác giả: Nguyễn Duy 0.25 điểm - Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Ra đời năm 1978, tại TP Hồ Chí Minh – 3 năm sau ngày nước nhà thống nhất 0.5 điểm c. Hình thức: - Yêu cầu viết thành đoạn văn 0.5 điểm - Trong đoạn có dùng câu ghép 0.5 điểm Nội dung: Cần làm rõ * ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng: - Trăng là hình ảnh của thiên nhiên khoáng đạt, hồn nhiên tươi mát - Trăng biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình vẹn nguyên chẳng phai mờ - Trăng biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống - Trăng biểu tượng cho tấm lòng nhân hậu bao dung độ lượng 1.5 điểm * Chủ đề của bài thơ: - Gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. 0.5 điểm Câu 2: 5 điểm a. Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” - Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải: - “Mùa xuân” là khái niệm trửu tượng, chỉ mùa nhưng lại kết hợp với “nho nhỏ” là tính từ, nên mùa xuân trở nên hiện hữu, có hình khối. Tên bài thơ gợi hấp dẫn nơi người đọc. - Tên bài thơ cũng là một câu thơ trong bài, được trích gần như nguyên vẹn. Như cậy chủ đề bài thơ được nhấn mạnh. - Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, cuộc đời chung. 1 điểm (mỗi ý 0.25 điểm) b. Viết đoạn: * Hình thức: - Kết cấu đoạn văn diễn dịch 0.5 điểm - Số lượng câu: (+ hoặc – 1 câu) - Hình thức trình bày 0.5 điểm 0.5 điểm * Ngữ pháp: - Có sử dụng phép thế để liên kết câu 0.5 điểm * Nội dung: - Khổ thơ thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất trời và cảm xúc của nhà thơ trước cảnh mùa xuân xứ Huế - Chỉ bằng vài nét phác hoạ nhưng vẽ ra được cả một không gian cao rộng (với dòng sông, mặt đât, bầu ải bao la), cả sắc màu tươi thắm của mùa xuân (sông xanh, hoa tím biếc – màu tím đặc trưng của xứ Huế), cả âm thanh vang vọng tươi vui của chim chiền chiện (hót vang trời) - Cách đảo ngữ: đưa động từ “mọc” lên đầu câu thơ; cách dùng từ “ơi”, từ “chi… - Cảm xúc của tác giả được diễn tả tập trung ở chi tiết rất tạo hình: “Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng”. - Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng chim từ chỗ là âm thanh cảm nhận bằng thính giác, chuyển thành từng giọt cảm nhận bằng thị giác rồi có thể “đưa tay hứng- cảm nhận bằng xúc giác. - Cảm xúc của nhà thơ say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân. 3 điểm (mỗi ý 0.5 điểm) Đáp án - Biểu điểm chấm (lẻ) Câu 1: 5 điểm a. Chép nối tiếp 6 câu tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ : - Sai một lỗi trừ 0.25 điểm 0.5 điểm b. - Khổ thơ vừa chép nằm trong bài thơ “Con cò” 0.25 điểm - Tác giả: Chế Lan Viên 0.25 điểm - Tác giả: Tên thật Phan Ngọc Hoan; quê Quảng Trị; Trước CM tháng 8 nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tập “Điêu tàn”; Thơ ông đậm chất triết lí suy tưởng; giàu chất trí tuệ và tính hiện đại 0.5 điểm c. Hình thức: - Yêu cầu viết thành đoạn văn 0.5 điểm - Trong đoạn có dùng câu ghép 0.5 điểm Nội dung: Cần làm rõ * Hình tượng con cò phát triển qua các đoạn thơ: - ở đoạn 1: hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Con cò ở đây tượng trưng cho những người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống với vẻ đẹp giàu đức hi sinh. - ở đoạn 2: cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi thân thiết và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời.. Hình tượng con cò đã gợi ý nghĩa về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ. - ở đoạn 3: hình ảnh con cò đươc nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời. Từ đó tác giả khái quát thành những triết lí. Và phần cuối bài thơ trở lại với âm hưởng lời hát ru và đúc kết ý nghĩa của hình tượng con cò trong những lời ru ấy. 1.5 điểm * Chủ đề của bài thơ: - Ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người 0.5 điểm Câu 2: 5 điểm a. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: - Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đát nước thống nhất - Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành - Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. - In trong tập “Như mây mùa xuân” (1978) 1 điểm (mỗi ý 0.25 điểm) b. Viết đoạn: * Hình thức: - Kết cấu đoạn văn diễn dịch 0.5 điểm - Số lượng câu: (+ hoặc – 1 câu) - Hình thức trình bày 0.5 điểm 0.5 điểm * Ngữ pháp: - Có sử dụng phép nối để liên kết câu 0.5 điểm * Nội dung: - Khổ thơ cuối diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng bác. - Nhà thơ muốn hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót; muốn làm bông hoa toả hương, và hơn hết muốn làm “cây tre trung hiếu” nhập vào hàng tre bát ngát bên lăng Bác. - Khổ thơ điệp lại cụm từ “muốn làm” tạo sắc thái nhấn mạnh khẳng định - Hình ảnh ẩn dụ “cây tre trung hiếu” – liên hệ với hình ảnh cây tre ở khổ thơ đầu - Kết cấu đầu cuối tương ứng làm nổi rõ niềm xúc động thiêng liêng thành kính sâu sắc của tác giả với Bác Hồ. - Tình cảm của nhà thơ cũng là tình cảm của nhân dân miền Nam, nhân dân cả nuớc nói chung dành cho Người. 3 điểm (mỗi ý 0.5 điểm)
File đính kèm:
- De on tap ngu van 9 .doc