Đề ôn thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học : 2013-2014 môn : ngữ văn - lớp 9

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học : 2013-2014 môn : ngữ văn - lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS THANH MAI

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
 NĂM HỌC : 2013-2014
 Môn : Ngữ văn - lớp 9
Thời gian làm bài : 150 phút .
 (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ BÀI
Câu 1: (6 điểm)
 Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc lá tựa như mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phộc xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên , không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, Nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ...
 ( Khái Hưng )
 Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn trên.

Câu 2: (4 điểm)
 Văn học Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX phát
triển vượt bậc với những thành tựu rực rỡ nhất làm nên trào lưu nhân đạo chủ nghĩa .
 Em hãy nêu hai nội dung lớn của giai đoạn văn học này .
Câu 3: (10 điểm) 
 Có ý kiến nhận xét Thúy Kiều ( nhân vật trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du -
Ngữ văn 9, tập I ) là : "Người sao hiếu nghĩa đủ đường" .
 Em hãy lấy dẫn chứng từ "Truyện kiều" để chứng minh nhận xét trên.

 -------------------------- Hết-------------------------------- 



















TRƯỜNG THCS THANH MAI
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
 NĂM HỌC : 2013-2014
 
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9
Câu 1: (6 điểm)
 * Yêu cầu : Học sinh biết xác định thủ pháp nghệ thuật được nhà văn sử dụng để phân tích hiệu quả thẩm mỹ của nó trong đoạn văn. Qua phân tích làm sangns rõ chủ đề "Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một cảm giác riêng".
 - Nghệ thuật so sánh - nhân hóa trong từng câu văn : gợi hình ảnh.
 - nghệ thuật ẩn dụ trong cả đoạn văn : tạo sự liên tưởng.
 * Tùy theo khả năng phân tích mà giáo viên có thể định điểm cho học sinh sao cho phù hợp.
Câu 2 :(4 điểm )
 - Nêu được hai nội dung lớn làm nên trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong giai đoạn văn học từ cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX :
 + Tiếng nói tố cáo, lên án những thế lực phong kiến.
 + Tiếng nói mạnh mẽ khẳng định những khát vọng chân chính của con người, đề cao quyền sống của con người, nhất là người phụ nữ.
Câu 3:(10 điểm)
I. Yêu cầu chung:
 - Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài : Đề nghị luận chứng minh.
 - Nội dung : Chứng minh, làm rõ nhận xét :"Người sao hiếu nghĩa đủ đường".
 - Hình thức : Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt. Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc.
II. Yêu cầu cụ thể.
 Bài viết phải đảm bảo được theo dàn ý sau :
1. Mở bài : 
 - Giới thiệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
 - Hệ thống nhân vật trong Truyện Kiều.
 - Giới thiệu nhân vật Kiều : tái, sắc, phẩm chất đạo đức đáng khâm phục .
 - Trích dẫn câu : "Người sao hiếu nghĩa đủ đường".
2. Thân bài :
 * Thời đại Nguyễn Du sống : bão táp , mâu thuẫn giữa các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực dẫn tới nỗi khổ của người dân lao động.
 * Truyện Kiều "bản cáo trạng bằng thơ" tố cáo xã hội phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người một cách tàn bạo mà nàng Kiều là một nạn nhân.
 * Kiều là người con gái tài sắc nhưng bị đẩy vào con đường lưu ly:
 - Kiều là người con có hiếu :
 + Đắn đo tình, hiếu : Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn.
 + Nàng quyết định bán mình chuộc cha.
 + Ở lầu Ngưng Bích nàng nhớ cha mẹ dù cho bản thân nàng là đáng thương hơn .
 + Khi Từ Hải đã chết, nàng xin Hồ Tôn Hiến cho được về với cha mẹ . 
Kiều là con người sống có tình nghĩa :
 + Kiều trao duyên cho Thúy Vân, “cậy” Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng :
“Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thua”
 + Kiều báo ân cho Thúc Sinh: 
 .Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non ”
 .Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân 
 Tạ long dễ xứng báo ân gọi là ”.
 + Kiều tha cho Hoạn Thư : 
 …Tha ra thì cũng may đời,
 Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen 
 Đã lòng chi quả thì nên,
 Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.
 + Báo ân cho sư vãi Giác Duyên và mụ quản gia ( dẫn chứng ) .
 + Xin Hồ Tôn Hiến cho được trôn cất Từ Hải ( dẫn chứng ) . 
 + Chắp duyên lại cùng Kim Trọng ( dẫn chứng ).
Đánh giá: 
- Hai tác phẩm thể hiện nhân cách đẹp đẽ của Kiều và của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.
- Nguyễn Du đồng tình, đồng tâm và hết lời ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của nàng.
3. Kết luận.
- Khảng định tính đúng đắn của lời nhận xét .
- Khẳng định đóng góp của Truyện Kiều vào nền văn học dân tộc và vai trò của nàng Kiều trong việc làm nổi rõ nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
III.Cho điểm :
 *Điểm 9-10:
 - Bài làm đáp ứng được yêu cầu trên, lời văn giàu cảm xúc, diễn đạt tốt , có nhiều ý sâu sắc , có sự sáng tạo trong bài làm.
 -Trình bày rõ rang, mạch lạc , không mắc lỗi chính tả, lỗi dung từ, đặt câu…
* Điểm 7-8:
- Đáp ứng được 2/3 yêu cầu trên 
- Diễn đạt lưu loát, bố cục chặt chẽ.
- Không sai quá 4 lỗi chính tả trong toàn bài.
* Điểm 5-6:
- Bài làm đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, tuy chưa sâu sắc.
- Diễn đạt tương đới lưu loát, rõ ý.
- Sai không quá 5 lỗi chính tả.
* Điểm 3-4 :
- Ý chưa cụ thể , còn nhiều thiếu sót , dẫn chứng nghèo hoặc chỉ là những câu văn chứng minh suông, diễn đạt lủng củng.
* Điểm 1-2 :
- Chưa hiểu đề, làm lạc đề, nội dung quá sơ sài .
- Quá nhiều lỗi chính tả.











File đính kèm:

  • docDe thi HSG van 9(1).doc