Đề ôn thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2013 – 2014 môn thi: ngữ văn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2013 – 2014 môn thi: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT THẠCH THÀNHTRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH MINH Đề thi chính thức ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN THI: NGỮ VĂN(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4 điểm): Viết đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau: ” Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du) Câu 2 (3 điểm): Trong truyện ngắn “Làng“, Kim Lân luôn để nhân vật chính (ông Hai) dành tình yêu sâu nặng, cảm động hướng về làng Chợ Dầu. Vậy theo em, tại sao nhà văn không đặt tên truyện là “Làng Chợ Dầu“ mà lại lấy nhan đề cho truyện là “Làng”. Câu 3 (3 điểm): Nói về lòng ghen tị có người cho rằng: “giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách như giữa xấu xa và đức hạnh ” còn Et-môn-đô-đơ khuyên: “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là con rắn độc làm gặm mòn khối óc và đồi bại con tim”. Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về vấn đề nêu trên bằng một bài văn ngắn (không quá một trang giấy thi). Câu 4 (10 điểm): Mối quan hệ giữa bếp lửa đời và Bếp lửa trong thơ Bằng Việt. —————————————- Hết —————————————- Hướng dẫn giải đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Văn Câu 1: 1. Về hình thức:Đoạn văn phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc.2.Về nội dung:Đoạn văn chỉ ra đầy đủ và phân tích rõ giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng ở hai dòng thơ đã cho, từ đó làm rõ tài năng bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo để miêu tả cảnh:- Biện pháp nhân hoá; Quyên đã gọi hè-> âm thanh tiếng chim cuốc khắc khoải gọi hè báo hiệu bước đi của thời gian- Biện pháp ẩn dụ: Lửa lưụ-> hoa lựu nở trong như những đốm lửa .- Chơi chữ: điệp âm phụ âm “l” (lửa lựu lập loè) kết hợp với cách sử dụng từ láy tượng hình “lập loè”-> gợi tả chính xác màu sắc, trạng thái lấp ló,lúc ẩn lúc hiện của bông hoa lựu đỏ trong tán lá dưới ánh trăng.-> Sự quan sát tinh tế, khả năng sử dụng ngôn ngữ và tài năng tả cảnh bậc thầy của ngòi bút Nguyễn Du đã lột tả được cái hồn của cảnh.-> Tất cả làm hiện lên một bức tranh mùa hè đẹp, sinh động nơi làng quê yên ả, thanh bình. Câu 2: Yêu cầu học sinh lí giải được vì sao Kim Lân không đặt tên truyện là “Làng Chợ Dầu” mà lại lấy nhan đề cho truyện là “Làng“.- Kim Lân không đặt tên cho truyện của mình là “Làng Chợ Dầu“, vì nhan đề này thiếu tính khái quát “Làng Chợ Dầu“là một danh từ riêng chỉ một làng quê cụ thể.Do đó, tình yêu làng được thể hiện cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi cá nhân ở một làng quê, một địa phương cụ thể mà thôi- Nhan đề “Làng” có tính khái quát cao. Làng là danh từ chung chỉ mọi làng quê trên đất nước ta.Vì vậy, đặt tên truyện là :”Làng“, Kim Lân muốn tác phẩm của mình không chỉ thể hiện tình yêu làng yêu nước của một nhân vật ông Hai, mà sâu rộng hơn, tác giả còn muốn nói đến một tình cảm bao trùm, phổ biến – đó là tình yêu làng quê, yêu đất nước – trong mọi người dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên khắp mọi miền Tổ quốc. Câu 3: Yêu cầu chung* Về kỹ năng:-Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội dung lượng không quá một trang giấy viết-Bố cục bài viết mạch lạc ,diễn đạt lưu loát ,văn viết có cảm xúc chân thành.* Về kiến thức:- Học sinh hiểu đúng nghĩa của nhận định trên: khuyên con người ta trong cuộc sống không nên ghen tị.Yêu cầu cụ thểBài làm cần đảm bảo những ý sau:Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu 2 ý kiến trên khái quát được ý nghĩa của cả 2 câu nói không nên để cho lòng ghen tị tồn tại dù chỉ là trong suy nghĩ mỗi người.Thân bài:- Nêu khái niệm về ghen tị và những biểu hiện của lòng ghen tị.- Phân biệt giữa ghen tị và thi đua: giữa ghen tị và thi đua có một khoảng xa cách như giữa xấu xa và đức hạnh.- Tác hại của lòng ghen tị:đừng để cho con rắn ghen tỵ luồn vào trong tim.- Từ đó nhắc nhở mọi người ý thức sống đúng đắn.Kết bài:-Khẳng định lại giữa ghen tỵ và thi đua là một khoảng cách và giá trị lời khuyên của Et-môn-đô–đơ.-Nêu ý thức của mình trong việc trau dồi đạo đức. Câu 4:Yêu cầu:*Hình thức: Kiểu bài nghị luận văn học.*Nội dung: Học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những ý sau:Mở bài:Cảm nhận chung nhất về bài thơ và tình cảm bà cháu đằng sau hình ảnh bếp lửa. Thân bài:- Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc về bà, về những hồi ức đẹp đẽ của tuổi thơ, về tình bà cháu- Bếp lửa đời:+ Là hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam+ Gợi sức sống, tình cảm gia đình và sự bình yên, no ấm.- Bếp lửa trong thơ Bằng Việt:+ Hình ảnh bếp lửa gắn liền với bà khiến cho người đọc liên tưởng đến mối quan hệ kì lạ, thiêng liêng.+ Nỗi nhớ về bếp lửa được gợi nhớ bằng nhiều giác quan, bằng trí tưởng tượng: thị giác, cảm giác, khứu giác, xúc giác…Mọi hình ảnh gắn với bếp lửa đã được tái hiện chân thật, rõ ràng từ một thời kí ức xa xôi.+ Bếp lửa gắn với bà: hình ảnh bếp lửa ấp iu…chính là sự hóa thân của tình cảm bà dành cho cháu…Nếu bếp lửa củi rơm gắn với cảm nhận về mùi khói, với dư vị sống mũi còn cay, thì bà gắn với tuổi thơ cháu vừa như người chăm sóc vừa như một người bạn lớn….(dẫn chứng)+ Những kí ức tuổi thơ ùa về trong tâm tưởng cháu… Nhớ về bếp lửa, nhắc về bếp lửa là nhắc về bà với những công việc xoay quanh bếp lửa, và tình cảm của một người bà đôn hậu, tần tảo.…(dẫn chứng)+ Qua dòng hồi tưởng hình ảnh bếp lửa không còn là bếp lửa bình thường mà là một hình ảnh biểu tượng cứ trở đi trở lại trong bài thơ, trong tâm trí cháu với sự hòa quyện tuyệt vời giữa cái ấm áp của bếp lửa đời và bếp lửa lòng người.( dẫn chứng)+ Từ bếp lửa, tình cảm của bà đã được hình tượng hóa trở thành ngọn lửa, là một hành trình từ cái đơn sơ giản dị đến những cái thiêng liêng cao cả, từ cái thực đến cái linh hồn….Bếp lửa trong kí ức tuổi thơ chính là hiện hữu của một tình yêu nồng nàn, đượm đà mà bà dành cho cháu.+ Trong tình cảm của bà có tình yêu quê hương, đất nước của những người xa quê, nhớ bà là nhớ quê hương đất nước. Kết bài:- Hành trình từ bếp lửa đời đến bếp lửa trong thơ Bằng Việt là hành trình của tình yêu, nỗi nhớ, sự biết ơn và sức sống mãnh liệt.- Bếp lửa trong dòng hồi tưởng nhưng sẽ rực sáng với ngọn lửa tình yêu và niềm tin mãnh liệt, không bao giờ vụt tắt.
File đính kèm:
- De thi hoc sinh gioi lop 9 mon Van.doc