Đề ôn thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8

docx6 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 14/05/2024 | Lượt xem: 92 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP
Bài 1 (3,5đ - 2015-2016)
1. Nêu hiện tượng và giải thích thí ngiệm: dùng muỗng sắt đốt cháy trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình chứa khí oxi. Phản ứng kết thúc, cho 1 ít nước và mẩu quỳ tím vào lọ thủy tinh rồi lắc nhẹ.
A
2. Cho hình vẽ:

- Đây là sơ đồ điều chế khí gì? Cho biết A có thể là chất nào? Viết PTHH minh họa.
- Tại sao người ta phải cho 1 ít bông ở đầu ống nghiệm? Tại sao trước khi tắt đèn cồn phải rút ống dẫn khí ra khỏi ống nghiệm thu khí?
Bài 2 (3,5đ - 2015-2016)
a/ Xác định các chất A, B, C, D trong dãy biến đổi hóa học sau và viết PTHH? (Biết mỗi chữ cái A, B, C, D ứng với công thức hóa học của 1 chất và dung dịch của chất C làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh).	
b. Cho PTHH: 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
Hãy cho biết có những loại hợp chất vô cơ nào trong phản ứng trên? Đọc tên các hợp chất?
Bài 3 (2,5đ - 2015-2016)
a. Xác định CTHH của A biết tỉ khối của A so với H2 bằng 14.
b. một oxit của nguyên tố A trong đó A chiếm 40% về khối lượng. Xác định công thức của oxit. Cho biết oxit trên thuộc loại oxit nào? Tại sao?
Bài 4 (2,75đ - 2015-2016)
Hòa tan hết 3,45 gam Natri vào m gam nước thu được dung dịch bazo có nồng độ 10% và khí H2.
a. Tính m
b. Lượng H2 sinh ra có đủ để phản ứng với 1,6 gam oxi hay không? Tính khối lượng sản phẩm thu được.
Bài 5 (3,5đ - 2015-2016)
Cho 1,34 gam hỗn hợp Al, Fe, Mg phản ứng vừa đủ với 100 gam dung dịch HCl 3,65% thu được V lít khí H2 ở đktc và dung dịch A. Viết PTHH của phản ứng xảy ra? Tính V? Co cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?
Bài 6 (2đ - 2015-2016)
1. Độ tan của NaCl ở 80oC là 38 gam, ở 25oC là 36 gam
a/ Tính nồng độ % của dung dịch NaCl bão hòa ở 80oC
b/ Để thu được 207 gam dung dịch NaCl bão hòa ở 80oC cần bao nhiêu gam muối ăn và bao nhiêu gam nước.
c/ Làm lạnh 207 gam dung dịch NaCl bão hòa ở 80oC xuống 25oC. Tính khối lượng muối NaCl kết tinh.
2. Xác định lượng kết tinh MgSO4.6H2O khi làm lạnh 1642 gam dung dịch bão hòa từ 80oC xuống 20oC. Biết độ tan của MgSO4 là 64,2 gam (80oC) và 44,5 gam (20oC).
Bài 7 (2,25đ - 2015-2016)
Dùng H2 dư để khử hoàn toàn m gam bột sắt oxit, thu được 5,4 gam nước. Hòa tan toàn bộ lượng sắt thu được ở trên bằng dung dịch HCl dư thì thu được 25,4 gam muối. Tìm công thức oxit sắt? Tính giá trị của m?
******************************
Câu 1 (4,5đ – 2014-2015)
1. Nêu các hiên tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau và viết PTHH để giải thích.
a/ Cho một mẩu Na vào cốc nước để sẵn mẩu giấy quỳ tím.
b/ Cho Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, dẫn khí sinh ra vào ống nghiệm chứa sẵn một ít oxi. Đưa ống nghiệm lại gần ngọn lửa đèn cồn.
c/ Đốt P trong lọ có sẵn một ít nước cất sau đó đậy nút lại rồi lắc đều cho đến khi khói trắng tan hết vào trong nước. Cho mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch trong lọ.
2. Trình bày cách nhận biết các kim loại: K, Zn, Cu, Ag đựng trong các bình bị mất nhãn
Câu 2 (3,5đ – 2014-2015)
1. Cho một luồng khí H2 dư lần lượt đi qua 5 ống nghiệm mắc nối tiếp đựng các oxit được nung nóng như sau:
H2
→
MgO
→
CuO
→
Al2O3
→
Fe3O4
→
K2O


(1)

(2)

(3)

(4)

(5)
a/ Hãy xác định các chất rắn còn lại trong từng ống nghiệm sau thí nghiệm
b/ Sau thí nghiệm chọn chất rắn nào trong các ống trên dùng để điều chế H2 trong PTN. Viết PTHH minh họa.
2. Các chất nào sau đây có thể tác dụng với nhau? Viết PTHH xảy ra (nếu có): 
K ; SO2 ; H2O ; Fe3O4 ; H2 ; NaOH ; HCl.
Câu 3 (4đ – 2014-2015)
1. Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 8% để điều chế được 500 gam dung dịch CuSO4 16%?
2. Hòa tan 11,44 gam Na2CO3.xH2O vào 88,56 gam nước ta thu được một dung dịch có nồng độ 4,24%. Tìm x?
Câu 4 (4đ – 2014-2015)
Cho 8 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Mg, Al, Fe vào dung dịch chứa 12,7 gam axit HCl, phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và 3,36 lít khí (đktc).
a/ Axit HCl hết hay dư?
b/ Tổng khối lượng muối có trong dung dịch A?
c/ Cho 8 gam hỗn hợp X trên vào dung dịch H2SO4 dư, phản ứng xong thu được V lít H2 (đktc). Tính khối lượng H2SO4 đem thí nghiệm, biết lượng axit đã lấy dư 10%.
Câu 5 (4đ – 2014-2015)
Hỗn hợp A (gồm 2 kim loại X và Y đều hóa trị II). Biết NTK của X bằng PTK oxit của Y. Lấy 10 gam hỗn hợp A đem đốt cháy vừa đủ trong 19,6 lít không khí (đktc) thu được m gam hỗn hợp B (gồm 2 oxit).
a/ Tính giá trị m? Biết thể tích oxi chiếm 20% thể tích không khí.
b/ Tìm X và Y. Biết số phân tử oxi phản ứng với Y gấp 2,5 lần số phân tử oxi phản ứng với X.
******************************
Câu 1 (3đ – 2011-2012)
Hoàn thành các PTHH sau:
1. C4H10 + O2 → ..+ ..
2. FexOy + CO → FeO + CO2
3. KClO3 → KCl + O2
4. Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe
5. NaOH + Fe2(SO4)3 →  + .
6. CxHyCOOH + O2 → +.
Câu 2 (4đ – 2011-2012)
1. Từ các chất KClO3 ; Cu ; Fe2O3 ; Al ; H2SO4 loãng. Hãy viết các PTHH để điều chế:
a/Sắt.	b/ Đồng (II) oxit.
2. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ hóa chất bị mất nhãn gồm: BaO, P2O5, MgO, Na2O đều là chất bột màu trắng.
Câu 3 (4đ – 2011-2012)
Đốt cháy 4,48 lít khí H2 trong bình có chứa 3,36 lít khí O2. Ngưng tụ sản phẩm thu được chất lỏng A và chất khí B. Cho toàn bộ khí B phản ứng hết với 5,6 gam Fe thu được hỗn hợp chất rắn C. Hòa tan toàn bộ chất rắn C vào dung dịch chứa 14,6 gam HCl thu được dung dịch D và khí E.
(Các khí đều đo ở đktc).
a/ Viết các PTHH xảy ra và xác địng các chất có trong A, B, C, D, E.
b/ Tính khối lượng mỗi chất có trong A, C và số mol các chất có trong dụng dịch D.
Câu 4 (4đ – 2011-2012)
Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí thăng bằng. Sau đó làm thí nghiệm sau:
- Cho 11,2 gam Fe vào cốc đựng dung dịch HCl.
- Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4.
Khi cả Fe và Al đều tan hết thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m.
Câu 5 (5đ – 2011-2012)
Khử hoàn toàn 23,2 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và FeO bằng khí CO ở nhiệt độ cao thu được Fe và một chất khí. Dẫn khí thu được sục vào dung dịch nước vôi trong dư thấy xuất hiện 40 gam kết tủa trắng tạo thành.
a/ Xác định thành phần phần trăm về khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp đầu.
b/ Tính khối lượng sắt thu được sau phản ứng.
c/ Tính thể tích khí CO cần dùng (đktc).
d/ Cho toàn bộ lượng Fe thu được ở trên hòa tan vừa đủ trong m gam dung dịch HCl 12%. Xác định m?
******************************
Câu 1 (3đ – 2009-2010)
Hoàn thành các PTHH sau:
1. Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe
2. Na + → NaOH + H2
3. Fe(OH)2 + O2 + H2O → Fe(OH)3
4. CxHy + O2 → +.
5. Fe + ..→ Fe3O4
6. KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Câu 2 (4đ – 2009-2010)
Cho các chất Na, NaOH, Na2O, Na2SO4
a. Hãy phân loại và gọi tên các chất trên.
b. Từ 4 chất trên hãy lập 1 dãy biến hóa và viết các PTHH thực hiện dãy biến hóa đó (Mỗi chất chỉ xuất hiện 1 lần, các PTHH không trùng nhau)
Câu 3 (2đ – 2009-2010)
Xác định CTHH của hợp chất vô cơ có thành phần Na, Al, O với tỉ lệ % theo khối lượng các nguyên tố lần lượt là: 28% - 33% - 39%.
Câu 4 (4đ – 2009-2010)
Hỗn hợp 13,44 lít khí A gồm O2 và CO2 ở đktc nặng 21,6 gam.
a. Tính % theo thể tích và % theo khối lượng của các khí trong hỗn hợp A.
b. Trình bày phương pháp hóa học tách riêng rẽ 2 chất trên ra khỏi hỗn hợp.
c. Cần phải lấy bao nhiêu gam khí H2 để có số phân tử gấp 2 lần số phân tử có trong hỗn hợp A?
Câu 5 (2đ – 2009-2010)
Cho 2,4 gam kim loại X hóa trị I vào nước dư thì thu được lượng H2 nhỏ hơn 1,12 lít ở đktc. Nếu cho 8,2 gam kim loại X vào nước dư thì lượng H2 thoát ra vượt quá 2,24 lít ở đktc. Xác định kim loại X.
Câu 6 (5đ – 2009-2010)
Một hỗn hợp gồm 8,1 gam Al và 8,4 gam Fe. Cho hỗn hợp hòa tan trong 130 gam dung dịch HCl 36,5%.
a/ Viết các PTHH 
b/ Tính khối lượng các chất có trong dung dịch thu được.
c/ Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc. Biết trong quá trình thu khí người ta đã làm thất thoát 10%.
******************************
Câu 1 (4,5đ – 2017-2018)
1. Hoàn thành các PTPU sau:
a/ CuFeS2 + O2 → ..+ ..+..
b/ Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O
2. Cho các chất KClO3 ; Fe2O3 ; Fe(OH)2 ; SO2 ; H2SO4 ; O2 ; Fe ; FeSO4 ; SO3 .
a/ Hãy phân loại và gọi tên các chất trên.
b/ Những chất nào có thể điều chế được khí H2? O2? Viết PTHH điều chế.
c/ Hãy lập thành một dãy chuyển hóa hóa học có nghĩa chỉ chứa 9 chất trên trong đó mỗi chất chỉ được viết 1 lần và viết các PTHH thực hiện dãy chuyển hóa đó.
Câu 2 (2,5đ – 2017-2018)
1. Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết 4 chất rắn là P2O5, Na2O, Zn, ZnO đựng trong 4 lọ riêng biệt bị mất nhãn. Viết PTHH minh họa.
2. Trên đĩa cân, ở vị trí cân bằng, có đặt một cốc có dung tích là 0,5 lít. Sau đó, người ta dùng khí CO2 để đẩy không khí khỏi cốc đó. Hỏi phải đặt thêm vào đĩa cân bên kia quả cân nặng bao nhiêu để cân trở lại thăng bằng? Biết rằng thể tích các khí tính ở đktc.
Câu 3 (4,5đ – 2017-2018)
Hỗn hợp X (gồm 2 kim loại A, B đều hóa trị II). Biết PTK oxit cúa A gấp 2 lần PTK oxit của B. Lấy 11,2 gam hỗn hợp X đem đốt cháy vừa đủ trong 16,8 lít không khí (đktc) thu được m gam hỗn hợp Y (gồm 2 oxit).
a/ Tính giá trị m? Biết thể tích oxi chiếm 20% thể tích không khí.
b/ Tìm A và B biết số phân tử oxi phản ứng với B gấp 2 lần số phân tử oxi phản ứng với A.
c/ Nếu cho 20 gam hỗn hợp Y vào 200 gam dung dịch HCl nồng độ 21,9% thì hỗn hợp có tan hết không?Vì sao?
Câu 4 (4đ – 2017-2018)
1. Hãy tính toán và trình bày cách pha chế 200 gam dung dịch H2SO4 24,5% từ dung dịch H2SO4 50%.
2. Thêm dần dung dịch KOH 33,6% vào 40,3ml dung dịch HNO3 37,8% (D = 1,24g/ml) đến khí trung hòa hoàn toàn thu được dung dịch A. Hạ nhiệt độ về 0oC thu được dung dịch B có nồng độ 11,6% và khối lượng muối tách ra là m gam.
a/ Tính m.
b/ Hẫy cho biết dung dịch B là dung dịch bão hòa hay chưa bõa hòa?
Câu 5 (4,5đ – 2017-2018)
X và Y là 2 dung dịch HCl có nồng độ khác nhau. 
Nếu trộn V1 lít dung dịch X với V2 lít dung dịch Y rồi cho tác dụng với 1,384 gam hỗn hợp kim loại Mg, Al, Cu thì thấy vừa đủ hòa tan các kim loại hoạt động và thu được 358,4 ml khí H2 (đktc). 
Oxi hóa phần kim loại không tan rồi hòa tan oxit thu được thì cũng cần 1 lượng axit vừa đúng như trên. 
Biết V1 + V2 = 56 ml.
Nồng độ mol của Y lớn gấp 2 lần của X và 1/6V1 lít X hòa tan vừa hết ½ lượng Al của hỗn hợp.
a/ Viết PTHH các phản ứng và tính thành phần % về khối lượng của hỗn hợp kim loại ?
b/ Tính nồng độ mol/lít của X và Y. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
******************************
I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm): Hãy chọn và ghi đáp án đúng cho các câu hỏi sau vào giấy thi :
 Câu 1. Biết công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với oxi là X2O3 và của nguyên tố Y với nguyên tố hiđro là YH3. Hỏi công thức hóa học hợp chất của X với Y là công thức hóa học nào ?
A. XY B. X2Y3
 C. X3Y2 D. X2Y
Câu 2. Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các lọ mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học : CaO, P2O5, Al2O3.
A. Khí CO2 và quỳ tím.
 C. Nước và quỳ tím.
B. Dung dịch HCl và nước
 D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 3. Khối lượng các chất lần lượt tăng hay giảm trong các thí nghiệm sau :
Nung nóng một miếng Cu trong không khí, nung nóng một mẩu đá vôi trong không khí ?
A. Tăng, giảm.
 C. Cả 2 chất đều tăng.
B. Giảm, tăng.
 D. Cả 2 chất đều giảm.
Câu 4. 3.1023 phân tử khí SO3 có khối lượng là bao nhiêu gam ?
A. 8 g B. 4 g
 C. 80 g D. 40 g
Câu 5. Cho oxit sắt từ (Fe3O4) tác dụng với dung dịch axit HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A. Viết công thức các chất có trong dung dịch A ?
A. FeCl2, FeCl3
C. FeCl3, HCl
B. FeCl2, FeCl3, HCl
D. FeCl2, HCl
Câu 6. Cho cùng một khối lượng 3 kim loại Al, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thì kim loại nào cho nhiều khí H2 hơn ?
A. Al B. Zn
C. Fe D. Cả Al, Zn, Fe như nhau
Câu 7. Một ống nghiệm chịu nhiệt, trong đựng một ít Fe được nút kín, đem cân thấy khối lượng là m (g). Đun nóng ống nghiệm, để nguội rồi lại đem cân thấy khối lượng là m1 (g). So sánh m và m1 ?
A. m m1
C. m = m1 D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 8. Khi lấy cùng một lượng KClO3 và KMnO4 nung nóng hoàn toàn để điều chế khí O2 thì chất nào sẽ thu được nhiều khí O2 hơn ?
A. Bằng nhau.
C. KMnO4
B. KClO3 và KMnO4
D. KClO3 
II. Tự luận (18 điểm)
Câu 1 ( 2đ – 2018-2019) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) MxOy + Al -------> Al2O3 + M
Fe(OH)2 + O2 + H2O -------> Fe(OH)3 
FexOy + HCl -------> .. + H2O
 CnH2n-2 + O2 -------> CO2 + H2O 
Câu 2 (3đ – 2018-2019) Cho các oxit sau: N2O3, K2O, SO2, Fe2O3, MgO, CO, P2O5, PbO, SiO2.
Oxit nào là oxit axit? Oxit nào là oxit bazơ?
Oxit nào tác dụng với nước ở nhiệt độ thường? Viết PTHH xảy ra.
Oxit nào tác dụng với hiđro ở nhiệt độ cao? Viết PTHH xảy ra.
Câu 3 (5đ – 2018-2019)
1. Hòa tan hoàn toàn 17,8 gam hỗn hợp gồm 1 kim loại R (hóa trị I) và oxit của nó vào nước thu được 0,6 mol ROH và 1,12 lít H2 (đktc).
a/ Xác định R.
b/ Giả sử bài toán không cho thể tích H2 thoát ra. Hãy xác định R.
2. Nhiệt phân hoàn toàn 273,4 gam hỗn hợp gồm KClO3 và KmnO4 ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 49,28 lít O2 (đktc)
a. Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
b. Dùng lượng Oxi thu được ở trên để đốt cháy 33,34 gam một loại than có hàm lượng cacbon chiếm 90%. Hỏi than có cháy hết không? Vì sao?
Câu 4 (4đ – 2018-2019)
Y là hợp chất chứa 3 nguyên tố C, H, O. Trộn 1,344 lít CH4 với 2,688 lít khí Y thu được 4,56 gam hỗn hợp khí Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 4,032 lít CO2 (đktc)
1. Tính khối lượng mol của Y.
2. Xác định CTPT khí Y.
Câu 5 (4đ – 2018-2019)
Cho dòng khí H2 dư đi qua 27,2 gam hỗn hợp bột CuO và một oxit sắt nung nóng. Sau khi các sản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 20 gam chất rắn và m gam nước.
Cho lượng chất rắn thu được tác dụng với dung dịch HCl dư thu được m1 gam chất rắn không tan và 6,72 lít H2 (đktc).
1. Xác định công thức oxit sắt.
2. Tính m và m1.

File đính kèm:

  • docxde_on_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_8.docx
Đề thi liên quan