Đề ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học2022-2023 (Có đáp án)

docx9 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 14/05/2024 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học2022-2023 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Quận Ba Đình -
ĐỀ THI NGỮ VĂN 9
Năm 2022 - 2023
PHẦN I: (7.0 điểm). Trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân có đoạn viết:
Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kỳ lên Tháp Rùa. "Đây, cứ kêu chúng nó là trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?". Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên qua hai bốt Thao ngay giữa chợ. “Khiếp thật, tinh những người giỏi cả". Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa,chỗ này giết được năm Pháp với hai Việt gian; chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp. “Cứ thế chỗ này giết một tí,chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm". Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!
(Theo Ngữ văn 9 – tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam) 
Câu 1 (1.25đ): Nhân vật “ông lão” được nhắc tới trong đoạn trích là ai? Trong truyện, xây dựng hình tượng nhân vật chính - “ông lão” - luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tại sao tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng”?
Câu 2 (1.25đ): Chỉ ra hình thức ngôn ngữ nhân vật được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên và nói rõ tác dụng của nó trong việc khắc họa tâm lí, tình cảm của nhân vật “ông lão”. 
Câu 3 (3.5đ): Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “ông lão” trong văn bản “Làng” để làm rõ lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Trong đoạn sử dụng hợp lí một câu bị động và lời dẫn trực tiếp. (Chỉ rõ câu bị động và lời dẫn). 
Câu 4 (1.0đ): Trong chương trình Ngữ văn THCS có một tác phẩm khắc họa tâm lí của nhân vật qua ngoại hình rất thành công. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai?
PHẦN II: (3.0 điểm).Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Khi chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, cả thế giới xung quanh chỉ còn là những cái bóng Và khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm lấy một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạm vào những chiếc bóng mà thôi. Nhưng nếu mỗi ngày, chúng ta chịu quan tâm và lắng nghe, thì chúng ta sẽ nhìn thấy được câu chuyện đời của mỗi người, ít nhất là những người thân thiết quanh ta, ta sẽ nhận ra mỗi người đều có một thân phận, những nỗi đau, những thất bại và sai lầm, những ước mộng không thành Nhờ đó, những người quanh ta trở nên có thực, là những con người hiện hữu chứ không chỉ là những cái bóng. Và ta sẽ thấy mình không hề đơn độc trên thế giới này. Cũng như sự yêu thương là có thật. Khi mà nỗi cô đơn luôn rình rập chúng ta mỗi ngày, thì biết đâu trong một khoảnh khắc đầy may rủi của định mệnh, cái cảm giác không đơn độc ấy lại có thể cứu lấy cả một đời người!
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2016, tr.184 – 185)
Câu 1 (0.5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2 (0.5đ): Theo tác giả, để “thấy mình không hề đơn độc trên thế gian này”, chúng ta phải làm gì?
Câu 3 (2.0đ): Từ nội dung của đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội của bản thân, với độ dài không quá 2/3 trang giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về điều kì diệu của sự lắng nghe.
Phòng GD&ĐT Quận Ba Đình - 
Đáp án đề thi Văn học kì 1 lớp 9
Năm 2022 - 2023
PHẦN I:
Câu 1: Nhân vật “ông lão” được nhắc tới trong đoạn trích là ông Hai
Ý nghĩa việc tác giả đặt tên truyện là “Làng”: - Nếu đặt tên là “Làng chợ Dầu” thì câu chuyện chỉ kể về cuộc sống và con ngời ở một làng quê cụ thể => Ý nghĩa tác phẩm sẽ hạn hẹp - Đặt tên là “Làng” vì đây là tên gọi gần gũi, thân mật, cụ thể với bất kỳ ai => Ý nghĩa nhan đề có sức khái quát cao: Không phải chỉ có một làng là làng yêu nước như làng chợ Dầu và không chỉ có một người nông dân yêu nước như ông Hai mà trên đất nước Việt Nam có rất nhiều làng yêu nước như làng chợ Dầu và cũng có rất nhiều người nông dân yêu nước như nhân vật ông Hai.
Câu 2: 
-  Hình thức ngôn ngữ nhân vật được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích là ngôn ngữ độc thoại
- Tác dụng : độc thoại nội tâm của ông Hai thể hiện tâm trạng vui vẻ, phấn khích của ông Hai khi biết làng mình không hề theo Việt gian. Qua đó, tính cách ông Hai hiện lên sinh động, có chiều sâu.
Câu 4: Đó là tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. 
Phần II
Câu 1:Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Nghị luận
Câu 2:
Theo tác giả, để “thấy mình không hề đơn độc trên thế gian này”, chúng ta phải: “chịu quan tâm và lắng nghe, thì chúng ta sẽ nhìn thấy được câu chuyện đời của mỗi người, ít nhất là những người thân thiết quanh ta, ta sẽ nhận ra mỗi người đều có một thân phận, những nỗi đau, những thất bại và sai lầm, những ước mộng không thành”
Câu 3:
Trong cuộc sống này, sự sẻ chia giữa con người với nhau luôn là điều tuyệt vời và kì diệu nhất thế gian. Nhờ có sự nhường ngọt sẻ bùi, xã hội mới ngày càng tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn biết nhường nào.
Sự sẻ chia của mọi người trong cuộc sống chính là chìa khóa, là nền tảng của những mối quan hệ tốt đẹp. Khi con người có sự đồng cảm và sẻ chia với nhau thì mọi khoảng cách sẽ bị xóa nhòa và đối xử bằng tất cả tình cảm chân thành. Đặc biệt với gia đình, bạn bè và các thượng đế thì sự chia sẻ lại càng cần thiết. Không chỉ vậy, sự sẻ chia yêu thương và lòng nhân ái của mọi người trong cuộc sống cũng chính là chìa khóa để tạo nên một cộng đồng tốt đẹp và tử tế. Trong khó khăn, thử thách, chính sự sẻ chia, yêu thương của con người dành cho nhau không chỉ góp phần tạo nên một cộng đồng tốt đẹp, tử tế mà sự đồng cảm còn góp phần tạo nên một xã hội thịnh vượng. và ấm áp. Sự sẻ chia cũng khiến mỗi người cảm thấy vui vẻ và sống ý nghĩa, bình yên hơn bao giờ hết. Trong đại dịch, những hành động sẻ chia tốt đẹp chính là chìa khóa tạo nên sức mạnh của đất nước, con người Việt Nam. Biết bao nghĩa cử cao đẹp, sẻ chia yêu thương với mọi người trong đại dịch. Tấm lòng sẻ chia, giúp đỡ, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn thực sự là một hành động ghi dấu ấn tốt đẹp mà em không thể nào quên.
Vậy, khi chúng ta cho đi chúng ta sẽ nhận lại. Đó là điều kì diệu của sự sẻ chia, hãy cho đi để có thể góp một chút sức lực của mình vào sự phát triển tốt đẹp của xã hội này.
PHÒNG GD&ĐT QUẬN TÂY HỒ
ĐỀ THI THỬ
PHẦN I (6.0 điểm). Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau đây:
Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
-Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
-Là con thầy mấy lị con u.
-Thế nhà con ở đâu?
-Nhà ta ở làng chợ Dầu.
-Thế con có thích về làng chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
- Có.
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:
-À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
-Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
-Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được vài câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài phần.
1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và năm ra đời của tác phẩm, nêu tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 tập I cùng năm ra đời với tác phẩm đó. (1.0 điểm) 
2. Trong đoạn hội thoại sau, nhân vật Thằng bé đã vi phạm phương châm hội thoại nào? (0.5 điểm) 
- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
- Có.
3. Chỉ ra các từ láy tượng hình và từ láy tượng thanh trong đoạn văn trên. (1.0 điểm)
4. Viết đoạn văn theo phép lập luận quy nạp (khoảng 12 câu) cho thấy rõ tâm trạng của ông Hai trong đoạn trích, trong đó có sử dụng một câu ghép có thành phần trạng ngữ (gạch chân, chủ thích rõ câu ghép và thành phần trạng ngữ). (3.5 điểm)
PHẦN II (4.0 điểm).Đọc câu chuyện và thực hiện các yêu cầu sau đây:
Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng, như vậy hươu con chào đời bằng một cú rơi hơn 3m xuống đất và nằm ngay dưới đó. Sau vài phút, hươu mẹ làm một việc hết sức kỳ lạ, đó là đá vào người con mình cho đến khi nào nó chịu đứng dậy mới thôi. Khi hươu con mỏi chân và nằm, hươu mẹ lại thúc chú đứng lên. Cho đến khi thực sự đứng được, hươu mẹ lại đẩy chủ ngã xuống để hươu con phải nỗ lực tự mình đứng dậy trên đôi chân còn non nớt.(Sưu tầm)
1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. (0.5 điểm)
2. Sự kỳ lạ của hươu con từ khi mới chào đời cho đến khi thực sự đứng được là gì? Những việc làm của hươu mẹ đối với hươu con có ý nghĩa như thế nào? (1.0 điểm)
3. Từ nội dung câu chuyện trên, hãy viết một văn bản nghị luận (khoảng 01 trang giấy) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của nghị lực trong cuộc sống. (2.5 điểm)
PHẦN I: (6,5 điểm)
Bài thơ “Bếp lửa” đã gợi lên những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu:
"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”	.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)
Câu 1. Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 2. Cụm từ “cháy tàn cháy rụi” trong câu thơ đầu gợi lên điều gì?
Câu 3. Trong đoạn thơ trên, người bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao có sự vi phạm ấy? Qua đó, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của người bà?
Câu 4. Từ kỉ niệm, cảm xúc của cháu đã lắng sâu trong những suy ngẫm: 
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ những suy ngẫm của người cháu về bà và bếp lửa. Trong đó có sử dụng một câu bị động và một phép thế để liên kết câu (gạch chân dưới câu bị động, phép thế).
PHẦN II: (3,5 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Nữ hoàng nhạc đồng quê Dolly Parton từng nói rằng: Giông bão khiến cây cối bám rễ sâu hơn”, và đúng là cây cối có thể thích nghi để sinh trưởng, kể cả trong gió lớn. Khó khăn là không thể tránh khỏi, nhưng phản ứng thế nào là phụ thuộc ở ta. Cây cối đều muốn vươn thẳng, nhưng những loài như cây táo gai hiểu rằng không phải lúc nào chuyện cũng được như ý ta khi sống ở nơi trống trải. Gió thịnh hành thổi mạnh làm gãy các mấu cây, nên chỉ bên không hứng gió mới có thể phát triển, khiến cây mất cân bằng. Để không bị đổ, cây táo gai đã vươn thân và rễ sang phía đối diện, tạo thế cân bằng và không dễ bị đốn ngã trong giông bão.
( Trích Sống như những cái cây - Liz Marvin, NXB Kim Đồng, 2020)
Câu 1. Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên.
Câu 3. Em hiểu thế nào về câu “Khó khăn là không thể tránh khỏi, nhưng phản ứng thế nào là phụ thuộc ở ta”?
Câu 4. Từ nội dung của đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết xã hội và trải nghiệm của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn khoảng 7-10 câu về bản lĩnh của con người trong cuộc sống.
ĐỀ THI THỬ HÀ ĐÔNG
Phần I. (4,0 điểm). Đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
"Diễn giả Lê-Ô Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm đến người khác nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi.
Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc."
(Theo “Phép nhiệm màu của đời”-NXB Trẻ- 2005)
Câu 1: Xác định một lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong văn bản và cho biết những dấu hiệu nhận biết lời dẫn trực tiếp đó. (1,0 điểm)
Câu 2: Theo em, lý do nào khiến cậu bé bốn tuổi thắng cuộc? (1,0 điểm)
Câu 3: Từ ý nghĩa văn bản trên, hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 1/2 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự thấu hiểu và sẻ chia trong cuộc sống. (2,0 điểm)
Phần II. (6,0 điểm)
Mở đầu bài thơ Ánh trăng, nhà thơ Nguyễn Duy viết:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Câu 1: Em hãy gọi tên và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ: “vầng trăng thành tri kỉ”. (1,5 điểm) 
Câu 2: Hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng” trong khổ thơ trên mang ý nghĩa gì? Hình ảnh đó được lặp lại trong một khổ thơ khác của bài thơ. Em hãy chép lại chính xác khổ thơ đó.(1,0 điểm) 
Câu 3: Bằng một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, hãy nêu cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép để làm rõ cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ khi gặp lại vầng trăng tri kỉ. Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán (gạch chân, chú thích rõ). (3,5 điểm)
THI THỬ THỊ XÃ SƠN TÂY
PHẦN I (7,0 điểm):
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là một khúc tráng ca về lao động và thiên nhiên đất nước.
Câu 1.(1,0 điểm): Cho biết tên tác giả và năm sáng tác bài thơ trên.
Câu 2.(1,5 điểm): Xác định và phân tích tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong câu mở đầu của bài thơ.
Câu 3.(3,5 điểm): Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch để phân tích vẻ đẹp cảnh kéo lưới đánh cá trên biển của người dân chài được miêu tả trong khổ thơ dưới đây. Trong đoạn văn sử dụng một câu bị động (gạch chân dưới câu bị động).
“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. 
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.”...
(Trích Ngữ văn lớp 9, tập 1 - NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Câu 4.(1,0 điểm): Hai câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ/Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” gợi cho em nhớ tới câu thơ nào trong một tác phẩm đã học ở chương trình Ngữ văn THCS cũng có những lời thơ thể hiện lòng biết ơn của người dân chài với biển khơi? Hãy ghi lại tên bài thơ ấy.
PHẦN II (3,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Thái độ sống tích cực chính là chìa khóa của hạnh phúc mà qua đó bạn nhìn cuộc đời tốt hay xấu, đưa đến cho bạn những cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề khác nhau. Nếu người có thái độ tích cực nhìn cuộc sống bằng lăng kính lạc quan, màu sắc rực rỡ, thì người tiêu cực lại chỉ thấy một màu xám xịt, ảm đạm mà thôi.
(...) Trong cuộc sống, vốn dĩ hai mẫu người này đã có sự khác nhau về cách cư xử, suy nghĩ, cách giao tiếp... Nhưng đến khi họ cùng gặp một vấn đề, sự khác biệt này mới thể hiện rõ và từ đó, cuộc sống của họ cũng được tạo nên từ những yếu tố này.
(Mac Anderson, Điều kì diệu của thái độ sống, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) 
1.(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
2.(0,5 điểm): Theo tác giả, sự khác nhau về cách nhìn cuộc sống giữa người tích cực và người tiêu cực là gì?
3.(2,0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi bàn về thái độ sống tích cực trong cuộc sống hôm nay.
PHẦN I (6,5 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
“Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”
Câu 1: (1,0 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
Câu 2: (1,0 điểm) Nhân vật xưng “cháu” trong đoạn trích là ai? Cái “nghề này” được nói tới trong đoạn trích là nghề gì? Nghề đó có gì đặc biệt?
Câu 3: (1,0 điểm) Lời nói trong đoạn trích trên là lời đối thoại hay độc thoại? Dấu hiệu nào cho em biết điều đó.
Câu 4: (3,5 điểm) Nhân vật xưng “cháu” có biết bao vẻ đẹp đáng quý. Dựa vào tác phẩm em đã xác định ở câu hỏi 1, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp làm rõ vẻ đẹp nổi bật là tình yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc của nhân vật “cháu”. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp. (Gạch chân lời dẫn trực tiếp.)
PHẦN II (3,5 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
Tết
Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu.
Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về".
Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc.
Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi.
Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!".
(Trần Hoàng Trúc, https://tuoitre.vn).
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: (1,0 điểm) Theo em, vì sao “Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi.
Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”?
Câu 3: (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy) nêu suy nghĩ của mình về vai trò của tình cảm gia đình.	
TRƯỜNG LIÊN CẤP
THI THỬ NGỮ VĂN
PHẦN I (6.5 điểm). Văn bản Làng của Kim Lân có đoạn:
“Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...”
(Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) 
Câu 1 (1.0 điểm). Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là của ai? Trình bày hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Làng.
Câu 2 (1.5 điểm). Cái cơ sự này được nhắc trong đoạn trích là điều gì? Theo em, việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng gì khi diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật? Hình thức diễn đạt trong các câu nghi vấn đó là đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm?
Câu 3 (3.5 điểm). Bằng sự hiểu biết của em về truyện ngắn Làng, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 12 câu) theo theo phép lập luận diễn dịch, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật chính khi biết cái cơ sự này cho đến khi tâm sự với đứa con út. Đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một lời dẫn trực tiếp (gạch chân và chú thích rõ).
Câu 4 (0.5 điểm). Một tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 9 cũng được ra đời cùng năm với tác phẩm Làng. Em hãy cho biết đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai? 
PHẦN II (3.5 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa chờ đợi được đánh thức
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44)
Câu 1 (0.5 điểm). Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2 (1.0 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong câu văn: Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy.
Câu 3 (2.0 điểm). Như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức, ước mơ cháy bỏng đang nằm nơi sâu thẳm trái tim ta. Bằng một văn bản nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của ước mơ đối với tuổi học trò.
THCS &THPT M.V. Lômônôxốp - TP Hà Nội
Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn
Năm 2022 – 2023
 Phần I (6,5 điểm)
Cho đoạn trích:
“Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!
Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm.
Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng. Quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy! Nhưng sao lại nẩy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?”
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2019) 
1. Đoạn trích trên thuộc truyện ngắn nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này.
2. Vì sao “nhìn lũ con”, ông Hai lại “tủi thân”, “nước mắt ông lão cứ giàn ra”?
3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ tình yêu làng, yêu đất nước của ông Hai trong đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng câu ghép và lời dẫn trực tiếp (gạch dưới, chú thích rõ một câu ghép và một lời dẫn trực tiếp).
Phần II (3,5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.
.
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.”
(Bằng Việt, Tác phẩm chọn lọc, NXB Hội Nhà văn, 2010) 
1. Trong đoạn trích trên, hình ảnh người mẹ hậu phương hiện lên với những vẻ đẹp nào? 
2. Từ đoạn trích trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vẻ đẹp của sự sẻ chia trong cuộc sống.

File đính kèm:

  • docxde_on_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc2022_2023_co_dap.docx