Đề ôn thi học kỳ I năm học 2010 - 2011 Môn: Ngữ Văn 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn thi học kỳ I năm học 2010 - 2011 Môn: Ngữ Văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi học kỳ I năm học 2010 - 2011 Môn: Ngữ Văn 6 A. Trắc nghiệm: 1. Tên người, tên địa danh được viết như thế nào? A. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng ; B. Viết hoa chữ cái đầu tiên của từ ; C. Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng ; D. Không viết hoa tên đệm của người . 2. Tên người, tên địa danh nước ngoài phiên âm theo âm Hán Việt được viết hoa như thế nào? A. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng ; B. Viết hoa chữ cái đầu tiên của từ ; C. Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng ; D. Không viết hoa tên đệm của người . 3. Tên người, tên địa danh nước ngoài phiên âm trực tiếp được viết hoa như thế nào? A. Chỉ viết hoa chữ cái đầu đầu tiên của tên riêng ; B. Viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối ( nếu tên có nhiều tiếng) ; C. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng ; D. Viết hoa toàn bộ từng chữ cái . 4. Tên riêng của các tổ chức, cơ quan, giải thưởng, danh hiệu được viết hoa như thế nào? A. Chỉ viết hoa chữ cái đầu đầu tiên của tên riêng ; B. Chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của tên tổ chức, cơ quan, giải thưởng ; C. Viết hoa chữ cái đầu tiên của bộ phận tạo thành cụm từ ; D. Chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tên người. 5. Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ ? A. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu phức tạp hơn danh từ. B. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu gồm 2 phần: phần trước, phần trung tâm. C. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu gồm 2 phần: phần trước, phần sau. D. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau. 6. Trong các cụm danh từ sau, cụm nào có đủ cấu trúc ba phần ? A. Một lưỡi búa ; B. Chàng trai khôi ngô tuấn tú ấy ; C. Tất cả các bạn học sinh lớp 6 ; D. Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo. 7. Trong các cụm danh từ sau, cụm từ nào chỉ có một thành tố trong phần trung tâm ? A. Một chàng trai khôi ngô tuấn tú ; B. Túp lều ; C. Những em học sinh ; D. Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo. 8. Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau: "Mã lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền. Mã lương đưa thêm vài nét bút, gió thổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi." A. Hai ; B. Ba ; C. Bốn ; D. Năm. 9. Những yếu tố nào sau đây là không cần thiết cho một bài văn kể về một nhân vật trong kiểu bài kể chuyện đời thường ? A. Giới thiệu chung về nhân vật ; B. Kể được một vài đặc điểm về tính nết, ý thích của nhân vật ; C. Kể một vài hành động, lời nói đáng nhớ của nhân vật ; D. Miêu tả cụ thể ngaọi hình của nhân vật. 10. Truyện ngụ ngôn khác truyện cười ở điểm nào ? A. Nhân vật chính của truyện là con người ; B. Tạo không khí vui vẻ thoải mái ; C. Dùng cách nói bóng gió, kín đáo về loài vật, đồ vật, con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó ; D. Tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. 11. Truyện cười là truyện như thế nào ? A. Kể về những thói hư, tật xấu đáng cười trong xã hội ; B. Kế về những thói hư, tật xấu trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán ; C. Đả kích những chuyện đáng cười. 12. Vì sao các truyện Treo biển, Đẽo cày giữa đường, Lợn cưới áo mới có thể thành nhóm truyện có nhiều đặc điểm nội dung và hình thức gần gũi nhau ? A. Các nhân vật hành động kì quặc ; B. Kể về sự tích các sự vật, loài vật ; C. Nêu ra bài học ứng sử trong cuộc sống ; D. Gây cười, phê phán những thói xấu của con người. 13. Dòng nào sau đây nói đúng sự giống nhau giữa lượng từ và giưói từ ? A. Đều đứng trước danh từ ; B. Đứng liền kề với danh từ có ý nghĩa chỉ số lượng ; C. Thuộc phần đầu trong cụm danh từ ; D. Thuộc phần đầu trong cụm danh từ, đứng trước, liền kề với danh từ có ý nghĩa chỉ số lượng. 14. Có bao nhiêu số từ trong đoạn văn sau ? Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển. Ngày ngày chồng đI thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi. Một hôm, người chồng ra biển đánh cá. Lần đầu kéo lưới chỉ thấy có bùn; lần thứ nhì kéo lưới chỉ thấy cây rong biển; lần thứ ba kéo lưới thì bắt được một con cá vàng. A. Bốn ; B. Năm ; C. Sáu ; D. Bảy. 15.Truyện truyền thuyết khác với truyện cổ tích ở điểm nào ? A. Có yếu tố kì ảo ; B. Có yếu tố hiện thực ; C. Có cốt lõi là sự thật lịch sử ; D. Thể hiện tháI độ của nhân dân. 16. Các truyện Thanh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có chung đặc điểm nghệ thuật nào ? A. Có yếu tố hoang đường kì vĩ ; B. Ngắn gọn, hàm xúc ; C. Chân dung nhân vật được miêu tả chi tiết ; D. Nhân vật chính là thần. 17. Về đặc điểm nghệ thuật, truyện cười giống với truyện ngụ ngôn ở điểm nào ? A. Nhân vật chính là vật thường được nhân hoá ; B. Sử dụng tiếng cười ; C. ngắn gọn, hàm súc hơn các loại truyện khác ; D. Dễ nhớ, dễ thuộc. 18. Nhóm truyện nào trong các nhóm sau đây không cùng thể loại ? A. Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ; B. Thầy bói xem voi; ếch ngồi đáy giếng; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; C. Cây Bút thần; Sọ dừa; Ông lão đánh cá và con cá vàng ; D. Sự tích Hồ Gươm; Em bé thông minh; Đeo nhạc cho mèo. 19. Truyện Sọ Dừa, Thạch Sanh có chung chủ đề nào ? A. Phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp giữa người giàu với người nghèo ; B. Phản ánh cuộc đấu tranh chống cái ác ; C. Phản ánh cuộc đấu tranh chống thiên nhiên ; D. Phản ánh cuộc đấu tranh chống các thế lực hắc ám. 20. Nhận định nào đúng nhất trong các nhận định sau ? A. Ông lão đánh cá và con cá vàng là một truyện cổ dân gian Nga. B. Ông lão đánh cá và con cá vàng là một truyện tưởng tượng sáng tạođặc sắc của nhà văn Pu-skin. C. Ông lão đánh cá và con cá vàng là một truyện cổ dân gian Nga, trong đó người kể truyện là nhà văn Pu-skin. D. Ông lão đánh cá và con cá vàng là một truyện cổ dân gian Nga được nhà văn Pu-skin viết lại. 21. Điểm khác nhau giữa truyện Sọ Dừa và truyện Thạch Sanh là gì ? A. Phương thức biểu đạt ; B. Chi tiết hoang đường ; C. Kết thúc có hậu ; D. Kiểu nhân vật trung tâm. 22. Nội dung nào nói về chỉ từ đúng nhất ? A. Chỉ từ là các từ định vị sự vật ở thời điểm phát ngôn. B. Chỉ từ là các từ định vị sự vật trong khoảng cách gần với người phát ngôn. C. Chỉ từ là các từ định vị sự vật trong thời gian và không gian. D. Chỉ từ là các từ định vị sự vật trong thời gian và không gian, lấy vị trí người phát ngôn và thời điểm phát ngôn làm gốc. 23. Vị trí của chỉ từ trong cụm danh từ thuộc phần nào ? A. Phần sau danh từ ; B. phần sau liền kề với danh từ ; C. Phần trước danh từ ; D. Phần trung tâm. 24. Đoạn thơ sau có mấy chỉ từ ? " Cô kia đi đằng ấy với ai Trồng dưa dưa héo, trồng khoai khoai hà. Cô kia đi đằng này với ai Trồng khoai khoai tốt, trồng cà cà sai." A. Hai ; B. Ba ; C. Bốn ; D. Năm. 25. Nhận xét nào đúng về kể chuyện tưởng tượng sáng tạo ? A. Dựa vào một câu chuyện cổ tích rồi kể lại. B. Kể lại một câu chuyện đã được học trong sách vở. C. Nhớ và kể lại một câu chuyện có thật. D. Tưởng tượng và kể một một câu chuyện có lôgíc tự nhiên và có ý nghĩa. B. Tự luận: HS ôn tập các đề sau - Đề số 1: Kể lại một truyện đó biết (truyền thuyết, cổ tớch) bằng lời văn của em. Đề số 2: Kể về một việc tốt em đó làm hoặc kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, núi dối, khụng làm bài…) Đề số 3: Kể về một thầy giỏo hay cụ giỏo mà em quý mến. Đề số 4: Kể về một kỷ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mói. Đề số 5: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giỳp đỡ bạn bố mà em biết. Đề số 6: Kể về một kỷ niệm đáng nhớ. Đề số 7: Kể về một người bạn mới quen. Đề số 8: Kể về những đổi mới ở quờ hương em. Đề số 9: Kể về một người thõn. Đề số 10: Kể về một cuộc gặp gỡ.
File đính kèm:
- Trac nghiem va tu luan kiem tra HKI van 6 hay nhat 2010 2011.doc