Đề ôn thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢM THỤ VĂN HỌC Đọc bài thơ dưới đây em có suy nghĩ gì về mong ước của bạn nhỏ? Bóng mây Hôm nay trời nắng như nung Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày Ước gì em hóa đám mây Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm. 2. Nhà thơ Nguyễn Duy ca ngợi cây tre trong bài Tre Việt Nam như sau: Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con. Hình ảnh cây tre gợi cho em nghĩ đến những phẩm chất tốt đẹp gì ở con người Việt Nam? 3. Trong bài Bè xuôi sông La nhà thơ Vũ Duy Thông có viết Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi. Hãy cho biết đoạn thơ miêu tả những nét đẹp gì của sông La. Qua đoạn thơ em thấy tình cảm của tác giả đối với quê hương thế nào ? 4. Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết Lưng núi thi to mà lưng mẹ thì nhỏ Em ngủ cho ngoan đừng làm lưng mẹ mói Mặt trời của bắp thì năm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. Hãy nêu suy nghĩ của em về hình ảnh « mặt trời » được diễn tả ở hai câu thơ cuối. 5. Trong bài Truyện cổ nước mình, nhà thơ Lâm thị Mĩ Dạ có viết Tôi nghe truyện cổ thầm thì Lời ông cha dặn cũng vì đời sau. Em hãy cho biết nhà thơ muốn nói gì qua hai dòng thơ trên. 6. Trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính, nhà thơ Phạm Tiến Duật có viết. Không có kính ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời. Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi. Trong những câu thơ trên em thấy người chiến sĩ lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mĩ có nét gì đáng yêu, đáng quý ? 7. Trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu nói về chú bé liên lạc trong kháng chiến như sau : Chú bé loắt choắt Cái sắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng. Em hãy cho biết : Đoạn thơ dã sử dụng những từ láy và hình ảnh so sánh nào để miêu tả chú bé Lượm. Những từ láy và hình ảnh so sánh dó đã giúp em thấy được những nét gì đáng yêu của chú bé Lượm ? 8. Trong bài thơ Lịch tác giả Nguyễn Hưng Hải có viết : Lá là lịch của cây Cây lại là lịch đất Trăng lặn rôi trăng mọc Là lịch của bầu trời. Em hiểu những hình ảnh so sánh trên như thế nào. Cách so sánh đó giúp em hiểu điều gì có ý nghĩa? 9. Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn thơ dưới đây của Mai Thị Bích Ngọc Em mơ làm mây trắng Bay khắp nẻo trời cao Nhìn non sông gấm vóc Quê mình đẹp biết bao Em mơ làm nắng ấm Đánh thức bao mầm xanh Vươn lên từ đất mới Mang cơm no áo lành. 10. Bằng cách nhân hoá nhà thơ Võ Quảng đã viết về anh Đom Đóm như sau: Mặt trời gác núi Bóng tối lan dần Anh Đóm chuyên cần Lên đèn đi gác Theo làn gió mát Đóm đi rất êm Đi suốt một đêm Lo cho người ngủ. Đọc đoạn thơ trên em có suy nghĩ gì về công việc của anh Đom Đóm? 11. Đọc bài ca dao sau: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi! Bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt , đắng cay muôn phần. Em hiểu người nông dân muốn nói với ta điều gì? Cách diễn tả hình ảnhcó sự đối lập ở câu cuối bài đã nhấn mạnh ý gì? 12. Trong bài thơ Quê hương nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mà thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người. Đoạn thơ đã gợi cho em nghĩ đến những điều gì đẹp đẽ và sâu sắc? 13. Trong bài Tiếng chim buổi sáng nhà thơ Định Hải viết: Tiếng Chim lay động lá cành Tiếng chim đánh tức chồi xanh dậy cùng Tiếng chim vỗ cánh bầy ong. Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm. Theo em nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả tiếng chim buổi sáng? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em cảm nhận tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa thế nào? 14. Trong bài thơ Bài hát trồng cây, nhà thơ Bế kiến Quốc có viết. Ai trồng cây Người đó có tiếng hát Trên vòm cây Chim hót lời mê say. Ai trồng cây Người đó có ngọn gió Rung cành cây Hoa lá đùa lay lay. Theo em qua hai khổ thơ trên, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? 15. Trong bài Nụ cười của mẹ, nhà thơ Trương Nam Hương viết: Có cần tưởng tượng đâu xa Nụ cười của mẹ chính là mùa xuân. Em hãy cho biết ở câu thơ thứ hai tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì. Câu thơ đó giúp em cảm nhận được điều gì về mẹ? 16. Trong bài thơ Tiếng ru nhà thơ Tố Hữu có viết. Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi yêu nước con chim ca yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Em hiểu nội dung '' lời ru'' trên như thế nào? Qua'' lời ru'' tác giả muốn nói lên điều gì? 18. Trong bài Con chim chiền chiện nhà thơ Huy cận viết: Hãy nêu những nét đẹp của làng quê Việt Nam được tác giả miêu tả qua hai khổ thơ. Chim bay chim sà Lúa tròn bụng sữa Đồng quê chan chứa Những lời chim ca Bay cao cao vút Chim biến mất rồi Chỉ còn tiếng hót Làm xanh da trời. 19. Trong bài Mẹ ốm nhà thơ Trần Đăng Khoa viết: Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. Em hiểu hai dòng thơ đầu muốn nói gì? Hai dòng thơ cuối bộc lộ suy nghĩ về bạn nhỏ như thế nào? Điều đó cho thấy tình cảm gì của bạn nhỏ? 20. Đọc bài thơ sau: VÕ THỊ SÁU Người con gái trẻ măng Giặc đem ra bãi bắn Đi giữa hai hàng lính Vẫn ung dung mỉm cười Ngắt một đoá hoa tươi Chị cài lên mái tóc Đầu ngẩng cao bất khuất Ngay trong phút hy sinh Bây giờ dưới gốc dương Chị nằm nghe biển hát. Theo em nhà thơ muốn ca ngợi điều gì ở người nữ anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu. Những từ ngữ, hình ảnh nào cho em biết điều đó? 21. Trong bài thơ Ngày em vào Đội nhà thơ Xuân Quỳnh viết Màu khăn tuổi thiếu niên Suốt đời tươi thắm mãi Như lời ru vời vợi Chẳng bao giờ cách xa. Qua đoạn thơ trên tác giả muốn nói với các em Đội viên Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh điều gì? TẬP LÀM VĂN ĐỀ 1: Dựa vào đoạn thơ dưới đây em hãy kể lại tình bạn đẹp giữa Bê Vàng và Dê Trắng. Gọi bạn Tự xa xưa thuở nào Trong rừng xanh sâu thẳm Đôi bạn sống bên nhau Bê Vàng và Dê Trắng Một năm trời hạn hán Suối cạn cỏ héo khô Lấy gì nuôi đôi bạn Chờ mưa đến bao giờ Bê Vàng đi tìm cỏ Lang thang quên đường về Dê Trắng thương bạn quá Chạy khắp nẻo tìm bê Đến bây giờ Dê Trắng Vẫn gọi hoài Bê! Bê. ĐỀ 1A: Dựa vào đoạn thơ sau kể lại câu chuyện của gà mẹ với gà con. Đàn gà mới nở Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời Ơi chú gà ơi Ta yêu chú lắm Mẹ dang đôi cánh Con biến vào trong Mẹ ngẩng đầu trông Bọn diều bọn quạ Bây giờ thong thả Mẹ đi lên đầu Đàn con bé tí Líu ríu chạy sau. ĐỀ 2: Quyển sách, cây bút, bảng con, thước kẻ, cái gọt bút, bút chì. là những đồ vật gắn bó thân thiết với em trong học tập. Hãy miêu tả, kết hợp kể về một kỉ niệm đáng nhớ với đồ vật đó ĐỀ 3: Trong cuộc sống hàng ngày có những đồ vật tuy đơn giản ( đôi dép, cái mũ, cái nón, chiếc ô, đôi giày) nhưng rất gắn bó với em. Em hãy miêu tả một trong các đồ vật đó. ĐỀ 4: Tả chiếc áo đã từng gắn bó thân thiết với em (hoặc chứa đựng kỉ niệm sâu sắc với em). ĐỀ 5: Tả chiếc đồng hồ để bàn, đồng hồ đeo tay hoặc đồng hồ treo tường mà em đã quan sát kĩ. ĐỀ 6: Tả quyển sách Tiếng Việt của em ĐỀ 6A: Tả một đồ chơi vừa có hình dáng đẹp vừa hoạt động được làm em rất thích thú. ĐỀ 6B: Em được bạn bè hoặc người thân tặng (hoặc cho mượn) một quyển sách đẹp. Hãy tả lại quyển sách đó? ĐỀ 7: Tả một cây ăn quả mà em thích (Cam, nhãn, Xoài, Ổi, Đào, chôm chôm, Mận). ĐỀ 8: Mùa xuân đến cho ta bao sắc màu của những loài hoa đẹp. Hãy miêu tả một cây hoa thường nở vào dịp tết ở quê hương em Đề 9: Hãy miêu tả một cây bóng mát trên sân trường em. ĐỀ 9A. Tả một vườn cây hoặc vườn rau mà em yêu thích. Đề 10: Gia đình em có nuôi một số con vật. Hàng ngày em thường cho chúng ăn hoặc chơi đùa với con vật ấy. Hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất.
File đính kèm:
- BO DE ON HSG TIENG VIET 4.doc