Đề ôn thi tốt nghiệp môn sinh học

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn thi tốt nghiệp môn sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi tốt nghiệp môn sinh học
đề số 003
Câu 1: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến. Nguyên nhân của hiện tượng đó là:
A. Gen đột biến không được phiên mã.
B. Gen đột biến mang thông tin di truyền sai lệch, tạo ra sản phẩm protein sai hỏng.
C. ADN không tái bản được nên vật chất di truyền không được truyền lại cho thế hệ sau.
D. Cơ thể mang đột biến không kiểm soát được quá tŕnh tái bản của gen
Đáp án: B
Câu 2: Trong số những đặc điểm về cơ chế di truyền và sự biểu hiện của tính trạng liệt kê dưới đây:
I.	Tính trạng do một gen có hai alen quy định.
II.	Tính trạng do nhiều gen tương tác cộng gộp quy định.
III.	Đời con của phép lai hai bố mẹ dị hợp tử phân thành hai lớp kiểu hình.
IV.	Đời con của phép lai hai bố mẹ dị hợp tử phân thành nhiều lớp kiểu hình.
Những cơ chế và đặc điểm biểu hiện nào là của các tính trạng số lượng?
A.	 I và II
B.	 II và III
C. II và IV
D. III và IV
Đáp án: C
Câu 3: Trong số những tính trạng số lượng dưới đây: 
I.	Số con trong một lứa đẻ ở lợn.
II.	Sản lượng sữa trong 1 năm của bò sữa.
III.	Chiều cao của người.
IV.	Số trứng trong một lứa đẻ ở gà.
Những tính trạng biến dị khôngliên tục gồm:
A.	I và II
B.	II và III
C. I và IV
D. II, III và IV
Đáp án: C
Câu 4: Trong số các so sánh dưới đây:
I.	Đột biến mang tính ngẫu nhiên c̣n thường biến là những biến đổi đồng loạt theo một hướng.
II.	Đột biến là những biến đổi đồng loạt theo một hướng c̣n thường biến mang tính ngẫu nhiên. 
III.	Đột biến dị truyền được cho thế hệ sau c̣n thường biến không di truyền được.
IV.	Đột biến không di truyền được cho thế hệ sau c̣n thường biến di truyền được.
V.	Đột biến thường có hại c̣n thường biến có lợi cho sinh vật.
So sánh đúng về sự khác biệt giữa thường biến và đột biến gồm:
A.	 I và IV
B.	 I, III và V
C. II, III, V
D. I, V
Đáp án: C
Câu 5: Thể truyền (hay vectơ) trong kỹ thuật di truyền có vai tṛ:
A.	Biểu hiện gen của ADN thể cho ở tế bào vi khuẩn.
B. Cắt ADN thể cho ở những điểm xác định.
C. Là nhân tố trung gian vận chuyển đoạn ADN thể cho vào tế bào thể nhận.
D. Cắt plasmit ở những điểm đặc hiệu.
Đáp án: C
Câu 6: Alen B quy định hoa đỏ; alen b quy định hoa trắng. Alen H quy định cây cao; h quy định cây thấp. Những kiểu gen nào dưới đây là thuần chủng về gen quy định mầu hoa:
I.	BBHH
II.	bbHh
III.	BbHH
IV.	BBhh
Kiểu gen thuần chủng gồm: 
A. I B. II C. I, II, IV D. II, III, IV 
Đáp án: C
Câu 7: Luật hôn nhân và gia đ́nh của nước ta cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong ṿng 4 đời v́:
A.	Vi phạm các chuẩn mực đạo đức truyền thống
B. Tạo cơ hội cho các bệnh di truyền lặn biểu hiện
C. Gây ra đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
D. Có nhiều cơ hội gây đột biến gen
Đáp án: B
Câu 8: Plasmit có thể thực hiện được chức năng là thể truyền trong kỹ thuật di truyền vì:
A. Bị cắt bằng enzym cắt và có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể.
B. Có cấu trúc mạch vòng.
C. Trong mỗi tế bào có nhiều plasmit.
D. Là thành phần bắt buộc của mỗi tế bào vi khuẩn.
Đáp án: A
Câu 9: Vì sao các hoá chất gây đột biến khó sử dụng để gây đột biến cho các nhóm động vật bậc cao?
A.	Vì khó xác định giai đoạn thích hợp để xử lư.
B.	Vì tế bào động vật bậc cao không nhạy cảm với hoá chất gây đột biến.
C.	Vì động vật bậc có vú đẻ con và nuôi con bằng sữa.
D. Vì động vật bậc cao phản ứng rất nhạy và dễ bị chết khi xử lý bằng hoá chất.
Đáp án: A
Câu 10: Cơ chế chính dẫn đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể là:
 A. Rối loạn phân li của nhiễm sắc thể trong các quá tŕnh phân bào.
 B. Rối loạn phân li của toàn bộ nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
C. Rối loạn phân li của một vài nhiễm sắc thể trong giảm phân.
D. Rối loạn phân li của toàn bộ nhiễm sắc thể trong giảm phân.
Đáp án: A
Câu 11: Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể thường gây hậu quả
A. tăng cường độ biểu hiện tính trạng.	B. giảm cường độ biểu hiện tính trạng.
C. mất khả năng sinh sản của sinh vật.	D. giảm sức sống hoặc làm chết sinh vật.
Đáp án: D
Câu 12: Loại đột biến nào dưới đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:
I.	Đa bội thể và dị bội thể.
II.	Thêm đoạn và đảo đoạn.
III.	Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ.
IV.	Lặp đoạn
V.	Thể ba nhiễm.
 Đột biến cấu trúc NST gồm:
A. I và II
B. II, III và IV
C. IV và V
D. I, II, III và V
Đáp án: B
Câu 13: Trong sản xuất nông nghiệp, để nâng cao sản lượng của các giống cây trồng lấy thân, củ, quả, người ta thường chú trọng khai thác loại đột biến nào?
A.	 Dị bội thể
B. Đa bội thể
C. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể
D. Đột biến gen
Đáp án: A
Câu 14: Thể đột biến mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng tăng thêm 1 chiếc được gọi là
A. thể tam nhiễm.	B. thể tam bội.	
C. thể đa nhiễm.	D. thể đa bội.
Đáp án: A
Câu 15: Phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết được sử dụng trong chọn giống để:
I.	Củng cố một đặc tính mong muốn nào đó
II.	Tạo dòng thuần chủng 
III.	Tạo sự đa dạng cho vật liệu chọn giống 
IV.	Phát hiện các gen xấu để loại bỏ
Câu trả lời đúng là:
A. I, II, III và IV
B. I và II
C. 	 I và IV
D. I, II và IV
Đáp án: D
Câu 16: Vì sao để gây đột biến hoá học ở cây trồng, người ta lại ngâm hạt đang nảy mầm trong dung dịch hoá chất có nồng độ thích hợp?
A.Vì ở giai đoạn đó các tế bào nhạy cảm với hoá chất gây đột biến.
B.Vì khi đó các tế bào còn non.
C.Vì khi đó các tế bào đang phân chia mạnh nên quá trình sao chép ADN diễn ra liên tục.
 D.Vì các tế bào đã trưởng thành.
Đáp án: C
Câu 17: Mỗi đặc điểm (tính trạng) của sinh vật được hình thành thông qua mối tương tác giữa:
A.	Tác động cộng gộp của các gen.
B.	Tác động trội lặn của các alen của mỗi gen.
C. Kiểu gen của sinh vật với các nhân tố môi trường.
D. Kiểu gen quyết định sự biểu hiện của tính trạng.
Đáp án: C
Câu 18: Đột biến lặn sẽ biểu hiện thành kiểu hình sớm hơn ở:
A.	Các loài giao phối chéo
B.	Động vật bậc cao
C.	Thực vật 
D. Các loài thực vật sinh sản bằng tự thụ phấn
Đáp án: D
Câu 19: Trong các đột biến sau đây, đột biến nào gây hậu quả lớn nhất cho cấu trúc của gen:
A.	Mất 3 cặp nucleotit trước mã kết thúc.
B. Mất 1 cặp nucleotit đầu tiên của bộ ba sau bộ ba mở đầu.
 C. Thay thế 1 cặp nucleotit ở đoạn giữa gen.
 D. Đảo vị trí nucleotit trong bộ ba kết thúc.
Đáp án: B
Câu 20: . Giả sử quần thể một loài thực vật ban đầu gồm 100% cá thể có kiểu gen Bb; các kiểu gen đồng hợp tử sau 4 thế hệ tự thụ phấn chiếm tỷ lệ bao nhiêu?.
A.	1/8
B. 15/16 
C. 12/16
D. 7/16
Đáp án: B
Câu 21: Theo Lamac, những nguyên nhân nào dẫn đến sự biến đổi các đặc điểm trên cơ thể sinh vật?
 I. Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi.
II. Tập quán hoạt động của động vật.
III. Tác động của các nhân tố biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên.
Những nguyên nhân đó là:
A. I
B. II
C. I và III
D. I và II
Đáp án: D
Câu 22: Những dạng đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi tổng số nuclêotít và số liên kết hyđrô so với gen ban đầu?
A. Mất một cặp nuclêôtit và thay thế 1 cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hiđrô.
B. Mất một cặp nuclêôtit và đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit.
C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm1 cặp nuclêôtit.
D. Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit và thay thế 1 cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô.
Đáp án: D
Câu 23: Theo Lamac, tiến hóa là:
A.Sự biến đổi các đặc điểm của sinh vật không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.
 B.Sự tích lũy các biến dị có lợi đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
C.Sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng ngày càng hoàn thiện , từ đơn giản đến phức tạp dưới tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật.
D.Sự thích nghi hợp lí của sinh vật sau khi đã đào thải các dạng kém thích nghi.
Đáp án: C
Câu 24: Nhân tố nào có ý nghĩa quyết định trong con đường hình thành loài bằng cách ly địa lý?
A. Thời tiết.
B. Địa hình.
C. Khí hậu.
D. Lượng mưa
Đáp án: C
Câu 25: Những luận điểm nào dưới đây là những luận chính trong học thuyết tiến hoá bằng chọn lọc tự nhiên của Dacuyn?
I. Mọi sinh vật đều phải đấu tranh để sinh tồn.
II. Chọn lọc tự nhiên giữ lại những cá thể thích nghi nhất.
III. Các loài đều có nguồn gốc từ loài khác và các loài đều có nguồn gốc chung.
Những luận điểm chính gồm:
A. I
B. I và II
C. II và III
D. I, II và III.
Đáp án: D
Câu 26: Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào là
A. nhiễm sắc thể.	B. ADN.	
C. prôtêin.	D. ARN.
Đáp án: A
Câu 27: Loài mới được hình thành từ:
A. Sự thay thế dần các dạng trung gian.
B. Diễn thế sinh thái.
C. Một vài đột biến đơn lẻ.
D. Một vài cá thể.
Đáp án: A
Câu 28: Ở người, bệnh mù màu (đỏ, lục) là do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ b́nh thường, bố bị mù màu thì con trai mù màu của họ đã nhận Xm từ
A. bố.	B. bà nội.	
C. ông nội.	D. mẹ.
Đáp án: D
Câu 29: Khi lai hai loài khác nhau mà thu được con lai thì con lai thường bất thụ. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng đó là:
A.	Sự khác biệt trong chu kỳ sinh sản bộ máy sinh dục không tương ứng ở động vật.
B.	Chiều dài của ống phấn không phù hợp với chiều dài ṿi nhụy của loài kia ở thực vật.
C. Bộ nhiễm sắc thể của con lai không tồn tại thành các cặp tương đồng nên không giảm phân được.
D. Hạt phấn của loài này không nảy mầm được trên ṿi nhụy của loài kia ở thực vật hoặc tính trùng của loài này bị chết trong đường sinh dục của loài khác.
Đáp án: C
Câu 30: Những đặc điểm nào được liệt kê dưới đây là đặc điểm phân biệt cơ thể sống với các vật thể không sống?
I. Cấu tạo từ các tế bào.
II. Sinh sản.
III. Vận động.
IV. Sinh trưởng và phát triển.
V. Trao đổi chất.
VI. Đáp ứng lại với môi trường.
Các đặc điểm đó là:
A.I, II, III
B.I, II, III, IV
C.I, II, VI
D.I, II, IV, V, VI
Đáp án: D
Câu 31: Loài mới được hình thành bằng những con đường nào?
I. Con đường cách ly địa lư.
II. Con đường cách ly sinh thái.
III. Con đường lai xa và đa bội hoá.
Đáp án:
A. I
B. III
C. I và II
D. I, II và III
Đáp án: D
Câu 32: Tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất để phân biệt hai loài giao phối có quan hệ họ hàng thân thuộc?
A. Tiêu chuẩn địa lư - sinh thái.
B. Tiêu chẩn sinh lư - hoá sinh.
C. Tiêu chuẩn hình thái.
D. Tiêu chuẩn di truyền.
Đáp án: D
Câu 33: Sự sống xuất hiện trên cạn đầu tiên ở đại nào?
A. Đại Nguyên sinh.
B. Đại Thái cổ.
C. Đại Cổ sinh.
D. Đại Trung sinh.
Đáp án: C
Câu 34: Điểm đáng chú ý nhất trong đại Tân Sinh là
A. phồn thịnh của cây hạt kín, sâu bọ, chim, thú và người.
B. chinh phục đất liền của thực vật và động vật.
C. phát triển ưu thế của cây hạt trần, chim, thú.
D. phát triển ưu thế của hạt trần, ḅ sát.
Đáp án: A
Câu 35: Nếu chiếu tia tử ngoại qua bình có chứa hỗn hợp hơi nước, khí mêtan, amôniac và cacbon ôxit rồi đun nóng từ 150oC đến 180oC, người ta có thể thu được gì? 
A. Axit amin, nucleotit, chuỗi polypeptit, chuỗi polynucleotit.
B. Các phân tử ADN và ARN hoàn chỉnh.
C. Giọt côaxecva.
D. Enym
Đáp án: A
Câu 36: Bầu khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có:
A.Khí mêtan
B.Cacbon ôxit
C.Nitơ
D.Hơi nước
Đáp án: D
Câu 37: Trong số 13 loài chim sẻ Dacuyn tìm được trên quần đảo Galapagos, một loài kiếm ăn trên cây có mỏ dài và nhọn như mỏ chim gõ kiến, một loài kiếm ăn dưới đất có mỏ to và ngắn. Sự khác biệt đó là do:
A.Do sự hình thành tính trạng tập nhiễm.
B.Chọn lọc nhân tạo.
C.Do sự phân bố địa lý tự nhiên của các loài.
D.Chọn lọc tự nhiên 
Đáp án: D
Câu 38: Xác định quy luật di truyền của tính trạng được biểu diễn trên phả hệ sau: 
A.	Gen trội trên NST thường.
B.	Gen lặn liên kết X.
C. Gen lặn trên NST thường.
D. Gen trội liên kết X.
Đáp án: C
Câu 39: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự
A. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể giao phối.
B. cân bằng thành phần kiểu hình trong quần thể giao phối.
C. ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể giao phối.
D. mất cân bằng thành phần kiểu hình trong quần thể giao phối.
Đáp án: C
Câu 40: Ở cà chua (2n = 24 nhiễm sắc thể), số nhiễm sắc thể ở thể tam bội là:
A. 36.	B. 25.	C. 48.	D. 27.
Đáp án: A

File đính kèm:

  • docde on tap so 03.doc
Đề thi liên quan