Đề ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (2012-2013) môn: ngữ văn 12

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (2012-2013) môn: ngữ văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT (2012-2013)
 TRƯỜNG THPT AN MỸ Môn: Ngữ văn
	(Thời gian : 150 phút(không kể thời gian giao đề)



I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm)Câu 1 (2 điểm) : Nêu giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh).Câu 2 (3 điểm) :
(Anh,Chị ) Viết đoạn văn không quá 400 từ.
 Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói:
 “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” 
 	( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm):
 Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b)
Câu 3a : Dành cho thí sinh học chương trình Chuẩn: 
Phân tích nhân vật người đàn bà vùng biển trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh ChâuCâu 3b: Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến ” của Quang Dũng :Doanh trại bừng lên hội đuốc hoaKìa em xiêm áo tự bao giờKhèn lên man điệu nàng e ấpNhạc về Viên Chăn xây hồn thơNgười đi Châu Mộc chiều sương ấyCó thấy hồn lau nẻo bến bờCó nhớ dáng người trên độc mộcTrôi dòng nước lũ hoa đong đưa(Ngữ văn 12, tập một, trang 88, NXB Giáo dục, 2008)
HƯỚNG DẪN CHẤM
 I/ PHẦN CHUNG: (5 đ)
Câu 1: (2 điểm) : 1/ Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể trình bày khác nhau song cần có các ý sau: - Giá trị lịch sử.Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến; là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của Việt Nam với thế giới; là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập tự do trên đất nước ta.- Giá trị nghệ thuật :Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận đặc sắc, mẫu mực; lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, giọng văn đầy cảm xúc…
Giá trị tư tưởng: là áng văn tâm huyết của chủ tịch HCM, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người cùng khát vọng cháy bỏng về độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
- Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng d.tộc và tinh thần yêu chuộng đl-td.
Câu 2: (3điểm) 
 a) Yêu cầu về kĩ năng:
 -Biết làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Bố cục rõ ràng, mạch lạc.
 - Luận điểm sáng rõ, lí lẽ thuyết phục
 - Diễn đạt ngắn gọn, văn phong trong sáng.
 b) Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu bật được các ý chính sau:
 1/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)
+ Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội .
+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận)
2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:
+ Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục.
+ Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.
+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh.
+ Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì?
 ( Lưu ý chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được tất cả các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức)
c) Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

 II/ PHẦN TỰ CHỌN:( 5đ)
 Câu 3a ( dành cho học sinh học sách chuẩn)
 a/ Yêu cầu:Về nội dung:- Trên cơ sở nắm vững tác phẩm và những chi tiết về nhân vật người đàn bà vùng biển, học sinh phân tích, làm rõ diễn biến tâm trạng và số phận nhân vật.. Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải có các nội dung cơ bản sau:- Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm; giới thiệu nhân vật người đàn bà.- Phân tích cuộc đời, tính cách nhân vật qua ngoại hình, lời nói , hành vi…“Người đàn bà” không có tên tuổi cụ thể, một người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác.Bà ngoài 40, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. Bà thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau, khi bị chồng đánh “không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy”, chỉ đơn giản bởi trong cuộc mưu sinh đầy cam go, trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần có một người đàn ông khỏe mạnh và biết nghề, chỉ vì những đứa con của bà cần được sống và lớn lên. Sự cam chịu nhẫn nhục như thế thật đáng để chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hi sinh.- Trên cơ sở phân tích nhân vật, phát hiện những vấn đề tác giả muốn đặt ra: sự phức tạp, đa chiều của cuộc sống, tình trạng đói nghèo và nạn bạo hành gia đình mà phụ nữ, trẻ em là nạn nhân; đức hi sinh của phụ nữ Việt Nam…- Nhận biết được những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn về xây dụng hình tượng nhân vật.Về kỹ năng:- Biết làm bài văn nghị luận phân tích một nhân vật văn học trong thể loại truyện ngắn.- Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp2/ Cho điểm:- Điểm 5 : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc. Diễn đạt rõ ràng. Có thể còn một vài sai sót nhưng không đáng kể.- Điểm 4: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Hướng triển khai ý hợp lý. Có thể còn vài ba sai sót nhỏ.- Điểm 3 : Nắm được nội dung tác phẩm, cuộc đời nhân vật. Trình bày được khoảng nửa số ý, ít dẫn chứng. Văn viết chưa thật trôi chảy. Khá nhiều lỗi ngữ pháp, chính tả.- Điểm 2: Chưa hiểu kỹ đề, bài viết quá sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.Bài làm không rõ lập luận. Có quá nhiều lỗi nhỏ.- Điểm 1 : Học sinh không nắm được tác phẩm, sai nhiều kiến thức cơ bản, bài làm không hoàn chỉnh; văn chưa thành câu.- Điểm 0,0: Học sinh không làm bài hoặc chỉ viết một vài câu rời rạc, không thành ýCâu 3b: Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến ” của Quang Dũng : “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
 …………………
 Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.”(Ngữ văn 12, tập một, trang 88, NXB Giáo dục, 2008)
a/ Yêu cầu Về nội dung :Bài làm cần có các nội dung chính sau : - Giới thiệu được những nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh ra đời, chủ đề của tác phẩm. Giới thiệu đoạn thơ cần phân tích.- Bốn câu đầu đoạn trích là nỗi nhớ về những đêm liên hoan văn nghệ cuả các chiến sĩ Tây Tiến và đồng bào địa phương. Nỗi nhớ thiết tha nên kí ức sống động, chân thực: các chi tiết vừa thực vừa mộng, lãng mạn. Nhà thơ miêu tả rất thành công không khí tưng bừng, sôi nổi; niềm hạnh phúc ngây ngất của các chiến sĩ trong những đêm văn nghệ ấy. Học sinh cần hiểu đúng, giải thích hợp lí các từ ngữ: đuốc hoa, xiêm áo, man điệu…- Bốn câu sau là nỗi nhớ về thiên nhiên, con người Tây Bắc với những nét độc đáo, ấn tượng: cảnh chiều sương Châu Mộc mà hồn thiên nhiên như đọng lại ở bờ lau, bến lách hoang dại. Đó là “ dáng người trên độc mộc”, vượt trên nước lũ, thể hiện vẻ đẹp mềm mại mà hào hùng trong công cuộc chế ngự thiên nhiên…- Chỉ ra vài nét tiêu biểu về nghệ thuật trong đoạn thơ và bài thơ: bút pháp lãng mạn; hình ảnh sống động, độc đáo, từ ngữ chính xác giàu chất tạo hình. Giọng thơ linh hoạt: khi hào hùng rắn rỏi, khi uyển chuyển mềm mại, tinh tế…Về kĩ năng : - Học sinh nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận phân tích một đoạn thơ- Bài làm có bố cục rõ ràng ; diễn đạt mạch lạc ; ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.b/ Biểu điểm :- Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên ; kĩ năng giảng bình tốt, văn viết trôi chảy, có cảm xúc ; không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp (1-2 lỗi).- Điểm 4 : Đáp ứng yêu cầu ở mức khá; giải thích từ ngữ, hình ảnh hợp lí, văn viết khá trôi chảy; có thể mắc 3-4 lỗi chính tả, ngữ pháp .- Điểm 3 : Hiểu nội dung đoạn thơ. Trình bày được khoảng nửa số ý. Văn viết chưa thật trôi chảy. Khá nhiều lỗi ngữ pháp, chính tả.- Điểm 2 : Không nắm vững nội dung đoạn thơ, giảng bình từ ngữ, hình ảnh thơ sơ sài, thiếu

File đính kèm:

  • docDE THI THU TNTHPT SO 2 HAY 2013.doc