Đề ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (2012-2013) môn: ngữ văn lớp 12

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (2012-2013) môn: ngữ văn lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT (2012-2013)
 	Môn: Ngữ văn
 --------------------
 
 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
 Câu 1. (2,0 điểm):
Mở đầu tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài giới thiệu nhân vật Mị qua những hình ảnh nào? Nhận xét cách giới thiệu nhân vật Mị của tác giả?
Câu 2. (3,0 điểm): 
 Anh (chị) suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây:
 “ Chỉ có ước mơ mới giúp ta tạo dựng được tương lai. Điều không thể của hôm nay sẽ hoá thành hiện thực của ngày mai.” (Vic-to Huy-gô)
 (Bài viết không quá 400 từ)

II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm):
 Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b)
 Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) 
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong chương “Đất nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.
Đất là nơi “Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “Con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng 
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ.
Đất là nơi Chim về 
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
 Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) 
 Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân



----------- Hết ----------



ĐÁP ÁN GỢI Ý

Câu
 Nội dung
Điểm

I.Phần chung cho tất cả thí sinh
5.0
Câu 1
- Nhà văn Tô Hoài khắc họa nhân vật Mị với những hình ảnh:
+ Một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa
+ Dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay cõng nước, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.

- Cách giới thiệu nhân vật của tác giả:
+ Đặt nhân vật trong sự đối nghịch với cảnh giàu có tập nập của nhà thống lí Pá Tra.
+ Tạo tình huống có vấn đề gợi sự tò mò của người đọc 

2,0 










Câu 2
a. Yêu cầu kĩ năng : 
 Biết làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp .
b. Yêu cầu kiến thức : 
 Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý sau :
- Nêu được vấn đề nghị luận
-Giải thích 
+Giải thích khái niệm ước mơ và hiện thực (Ước mơ là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai. Hiện thực là cái tồn tại trong thực tế).
+Con người sống cần phải có ước mơ. Vì có ước mơ thì ta mới có đủ sức mạnh để vượt qua những gian lao thử thách của cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai, theo đuổi những khát vọng cao đẹp của đời mình…
+Ước mơ là những điều chưa xảy ra trong thực tại. Nó mới chỉ là những mô hình còn ở dạng đắp xây trong tương lai. Nhưng thiếu nó, chúng ta sẽ không hình dung được và không định hướng được cuộc sống của mình.
+Chỉ có hành động mới biến ước mơ thành hiện thực. Điều không tưởng của hôm nay sẽ không thành viễn vông nếu ước mơ của ta là ước mơ chính đáng. Nó sẽ là hiện thực của ngày mai nếu ước mơ đó kèm theo những hành động cụ thể. 
- Bàn luận về quan niệm: 
+Quan niệm của V. Huy-gô là một quan niệm đúng đắn. Trong đời người, không ai không một lần mơ ước. Ước mơ sẽ giúp cho con người nhận ra ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống.
 +Nếu đã có được những ước mơ thì ta nên cố gắng thực hiện bằng được cho dù phải đối diện với những khó khăn, gian khổ.
 + Cũng nên dựa vào hoàn cảnh cụ thể để có những ước mơ phù hợp với sức mình. 
+Thật đáng buồn cho những ai sống mà không có ước mơ. Sống như thế thì chưa thật sự định hướng đầy đủ về ngày mai. 
- Đánh giá chung -Bài học nhận thức và hành động:
+Quan niệm của Huy-gô đã đề ra một thái độ sống tích cực. Đáng biểu dương những người sống mà có ước mơ chính đáng và thực hiện ước mơ đó bằng tâm huyết, nghị lực của mình.
+Ở một góc độ khác, quan niệm của Huy-gô nhắc nhở những ai sống mà không có mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai.

3,0




































I.Phần riêng: Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b)
5.0
Câu 3a
Theo chương trình chuẩn
a.Yêu cầu về kĩ năng 
Biết cách làm bài văn NLVH, phân tích một bài trơ tữ tình
Biết vận dụng và kết hợp các thao tác lập luận phù hợp, lí lẽ chặt chẽ thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và đặt câu.
 b.Yêu cầu về kiến thức 
Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau đây: 
Giới thiệu được bài thơ, khổ thơ và ý cần phân tích. 
2. Đất Nước được hình thành:	
 - Qua những gì hết sức giản dị, gần gũi và thân tương (tác giả sử dụng những hình ảnh cụ thể, giàu sức gợi cảm) để khẳng định sự gắn bó của Đất Nước trong mỗi con người.
 - Đất Nước gắn với không gian địa lí mênh mông, gắn với chiều dài của thời gian lịch sử, gắn với huyền thoại về Mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân.
 - Nhân dân đóng vai trò chủ thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Đất Nước. Đất Nước hiện hữu trong sức mạnh đoàn kết dân tộc.
- Nghệ thuật thể hiện qua giọng thơ trữ tình – chính luận sâu lắng, cách dùng từ ngữ, xây dựng hình ảnh .
- Đọan thơ là những định nghĩa sâu sắc và hoàn chỉnh về Đất Nước, sự gắn bó của mỗi con người với Đất Nước.
3. Đánh giá:
- Đọan thơ tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Khoa Điềm – sự vận dụng sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian để thể hiện tâm tình của những con người thời đại mới.
- Bài học đối với thế hệ trẻ hôm nay: Con người Việt Nam không tách rời với cội nguồn. 

5.0




























Câu 3b
Theo chương trình Nâng cao 
* Yêu cầu về kỹ năng 
 - Biết cách làm bài văn NLVH
 - Biết vận dụng và kết hợp các thao tác lập luận phù hợp, lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục;diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và đặt câu.
 Yêu cầu về kiến thức 
 Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau
 * Nêu được vấn đề nghị luận: giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt
 * Giải thích khái niệm nhân đạo và giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học và khẳng định giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt
 * Phân tích các khía cạnh biểu hiện giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt
+ Tác phẩm đã thể hiện được niềm thương cảm xót xa đối với cuộc sống bi đát của người dân nghèo trong nạn đói năm 1945, qua đó tố cáo tội ác tày trời của thực dân Pháp và phát xít Nhật.
+ Nhà văn đã phát hiện ra vẻ đẹp của những con người lao động khốn khổ, thể hiện lòng tin sâu sắc vào nhân phẩm, lòng nhân hậu của con người. Đó chính là tình người, là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.
+ Giá trị nhân đạo của truyện còn thể hiện ở việc nhà văn đã gợi cho những con người đang sắp chết đói kia một con đường sống. Đó là cách kết thúc có hậu của truyện, đem lại niềm tin cho con người.
* Đánh giá chung
 - Nội dung: 
+ Thiên truyện giúp người đọc hiểu rõ cuộc sống khốn cùng, tăm tối của nhân dân ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật
+ Giúp người đọc hiểu, quý trọng hơn những người nông dân Việt nam, cận kề cái đói, cái chết, ở họ vẫn còn những phẩm chất tốt đẹp, vẫn tin tưởng vào tương lai tươi sáng
- Nghệ thuật:
+ Tình huống truyện độc đáo
+ Cách kể chuyện tự nhiên
+ Dựng cảnh sinh động với nhiều chi tiết đặc sắc
+ Đối thoại hấp dẫn
+ Thể hiện tâm lí nhân vật tinh tế
+ Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp nhân vật.
* Khẳng định giá trị nhân đạo và sức sống của tác phẩm khi kế thừa nhưng có sáng tạo giá trị truyền thống của Văn học Việt nam.


5.0





































File đính kèm:

  • docDE THI THU TNTHPT 2013 HAY SO4.doc