Đề ôn thi vào lớp 10 - Đề 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn thi vào lớp 10 - Đề 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi vào lớp 10 - đề 4 I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm) 1. Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là : đề bạt B. đề cử C. đề đạt D. đề xuất 2. Những yếu tố nào thường có trong truyện ? A. cốt truyện B. nhân vật, lời kể C. lời kể, cốt truyện D. cốt truyện, nhân vật, lời kể 3. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ ? A. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác B. Miền Nam đi trước, về sau C. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ D. Miền Nam mong Bác nỗi mong cha 4. Thành ngữ nào dưới đây liên quan đến phương châm cách thức trong hội thoại ? A. Nói băm nói bổ B. Điều nặng tiếng nhẹ C. Nửa úp nửa mở D. Mồm loa mép giải 5. Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác bằng loại văn tự nào ? A. Chữ Hán B. Chữ Nôm C. Chữ quốc ngữ D. Chữ Pháp 6. Từ hình như trong câu thơ: Hình như thu đã về thuộc thành phần phụ nào ? A. Cảm thán B. Tình thái C. Phụ chú D. Khởi ngữ 7. Câu thơ nào có từ lưng không được sử dụng với nghiã gốc ? A. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ B. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời C. Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ D. Từ trên lưng mẹ, em tới chiến trường 8. Câu thơ nào sau đây chứa từ tượng hình ? A. Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi B. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối C. Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần D. Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều 9. Câu Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe, có mấy cụm động từ : A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm 10. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ đâu ? A. Dã sử B. Truyền thuyết C. Lịch sử D. Truyện cổ tích 11. Nói hoa cười ngọc thốt là dùng phép tu từ gì ? A. So sánh B. Hoán dụ C. Nhân hoá D. ẩn dụ 12. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép ? A. Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. B. Tác phẩm vừa là kết tinh tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. C. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. D. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. II. Tự luận: 1. (2,0 điểm) Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có nhiều chi tiết kì ảo. Em hãy nêu những chi tiết kì ảo đó và phân tích ý nghĩa của một trong những chi tiết kì ảo mà em ưa thích nhất. 2. (5,0 điểm) Chép thuộc và phân tích đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi… … Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
File đính kèm:
- De on thi vao lop 10 so 4.doc