Đề ôn vô cơ - Hóa học 12 kì 2

doc2 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 2596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn vô cơ - Hóa học 12 kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÔN VÔ CƠ NĂM 2014 – SỐ 1
Câu 1: Kim loại khác nhau có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau. Sự khác nhau đó được quyết định bởi
	A. khối lượng riêng khác nhau.	B. kiểu mạng tinh thể khác nhau.
	C. mật độ electron tự do khác nhau.	D. mật độ ion dương khác nhau.
Câu 2: Cho cấu hình electron: 1s22s22p6. Dãy nào sau đây gồm các nguyene tử và ion có cấu hình electron như trên?	A. K+, Cl, Ar.	B. Li+, Br, Ne.	C. Na+, Cl, Ar.	D. Na+, F-, Ne.
Câu 3: Kim loại Ni phản ứng được với tất cả muối trong dung dịch ở dãy nào sau đây?
	A. NaCl, AlCl3, ZnCl2.	B. MgSO4, CuSO4, AgNO3.	
C. Pb(NO3)2, AgNO3, NaCl.	D. AgNO3, CuSO4, Pb(NO3)2.
Câu 4: Theo qui tắc α thì :
A. chất oxh mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn
B. chất oxh sẽ oxi hóa chất khử, sinh ra chất oxi hóa và chất khử 
C. chất oxh mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử yếu hơn , sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử mạnh hơn
D. chất oxh yếu hơn sẽ oxi hóa chất khử yếu hơn , sinh ra chất oxi hóa mạnh hơn và chất khử mạnh hơn
Câu 5: Nung nóng 16,8 gam sắt và 6,4 gam lưu huỳnh (không có không khí) thu được sản phẩm X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thì có V lít khí thoát ra (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là	A. 2,24.	B. 4,48.	C. 6,72.	D. 3,36.
Câu 6: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây?
A. Ngâm trong dung dịch HCl.	 B. Ngâm trong dung dịch HgSO4.
C. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng.	D. Ngâm trong dd H2SO4 có nhỏ thêm vài giọt dd CuSO4.
Câu 7: Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây để lâu ngày?
	A. Sắt bị ăn mòn.	B. Đồng bị ăn mòn.	
C. Sắt và đồng đều bị ăn mòn.	D. Sắt và đồng đều không bị ăn mòn.
Câu 8: Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là
	A. phương pháp nhiệt luyện.	B. phương pháp thủy luyện.
	C. phương pháp điện phân.	D. phương pháp thủy phân.
Câu 9: Để khử hoàn toàn 23,2 gam một oxit kim loại, cần dùng 8,96 lít H2 (đktc). Kim loại đó là
	A. Mg.	B. Cu.	C. Fe.	D. Cr.
Câu 10: Để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO và ZnO thành kim loại cần 2,24 lít H2 (đktc). Nếu đem hỗn hợp kim loại thu được cho tác dụng hết với dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thu được là
	A. 4,48 lít.	B. 1,12 lít.	C. 3,36 lít.	D. 2,24 lít.
Câu 11: Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation nào sau đây ?
 A. Ag+	B. Cu+	C. Na+ 	D. K+
Câu 12: Các chất sau: NaHCO3 ; NaOH ; KHCO3 ; HCl. Số phản ứng xảy ra khi trộn chúng từng đôi một với nhau là:A. 3.	B. 4	C. 5.	D. 6
Câu 13: Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là
A. Na2CO3. 	B. MgCl2. 	C. KHSO4. 	D. NaCl.
Câu 14: Cho 17 g hh X gồm 2 KLK kế tiếp nhau trong nhóm IA tác dụng với nước thu được 6,72 lit hidro (đktc) và dd Y. hỗn hợp X gồm : ( Li= 7, Na = 23, K= 39, Rb = 85 )
A. Li và Na.	B. Na và K. 	C. K và Rb. 	D. Rb và Cs.
Câu 15: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong dung dịch X là 
A. 10,6 gam. 	B. 5,3 gam. 	C. 21,2 gam. 	D. 15,9 gam.
Câu 16: Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
A. bọt khí và kết tủa trắng. 	B. bọt khí bay ra.
C. kết tủa trắng xuất hiện. 	D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.
Câu 17: Dãy các chất đều phản ứng được với dung dịch Ca(OH)2
A. Ca(HCO3)2, NaHCO3, CH3COONa	B.(NH4)2CO3, CaCO3, NaHCO3
C. KHCO3, KCl, NH4NO3	D. CO2, NaHCO3, SO2
Câu 18: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. Cu2+, Fe3+. 	B. Al3+, Fe3+. 	C. Na+, K+. 	D. Ca2+, Mg2+.
Câu 19: Loại muối dùng trong y học để bó bột khi gãy xương và trong mỹ thuật để đuc tượng là:
A. Ca(HCO3)2	B. CaCO3	C. CaSO4	D. MgSO4 
Câu 20: Tính thể tích CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M để có khối lượng kết tủa cực đại
A. 0,224 lít	B.1,792 lít	C.0,448 lít	D.0,896 lít 
Câu 21: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do :
A. Nhôm là kim loại kém họat động. B. Có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
C. Có màng hidroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ. D. Nhôm có tính thụ động với không khí và nước.
Câu 22: Trong những chất sau, chất nào không có tính lưỡng tính ?
A. Al(OH)3	B. Al2O3.	C. ZnSO4.	D. NaHCO3 .
Câu 23: Sục CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 thì sẽ có hiện tượng :
A. Dung dịch vẫn trong suốt B. Có kết tủa Al(OH)3 dạng keo
C. Có kết tủa sau đó kết tủa tan D. Có kết tủa nhôm cacbonat
Câu 24: Nung nóng hhỗn hợp gồm 10,8g bột Al với 16g bột Fe2O3( không có không khí), nếu hiệu suất pư là 80% thì khối lượng Al2O3 thu được là:
A. 8,16g 	B. 10,20g	C.20,04g	D. 16,32g
Câu 25: Dãy các kim loại nào sau đây không tác dụng với các dd HNO3 và H2SO4 đặc nguội?
      	A. Cr, Fe, Sn  B. Al, Fe, Cr  C. Al, Fe, Cu  D. Cr, Ni, Zn
Câu 26: Sắt có thể tan trong dung dịch chất nào dưới đây?	
A. AlCl3.	B. FeCl3. C. FeCl2. D. MgCl2.
Câu 27: Cho 2 pthh sau: Cu + FeCl3 FeCl2 + CuCl2
	 Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu. Có thể rút ra kết luận nào dưới đây ?
	A. Tính oxi hóa: Fe3+> Cu2+>Fe2+ .	B. Tính oxi hóa: Fe2+> Cu2+>Fe3+ .	
C. Tính khử: Fe> Cu2+> Cu.	D. Tính khử: Fe2+> Fe > Cu.
Câu 28: Dãy gồm hai chất chỉ có tính oxi hoá là
A. Fe(NO3)2, FeCl3. 	B. Fe(OH)2, FeO. 	C. Fe2O3, Fe2(SO4)3. 	D. FeO, Fe2O3.
Câu 29: Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C ( 0,01 % - 2 % ) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P . Hợp kim đó là:A. Amelec . B. Thép . C. Gang . D. Đuyra .
Câu 30: Thêm từ từ dd NH3 cho đến dư vào dd FeCl2 và ZnCl2, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn X. X là:
      	A. FeO và ZnO  B. Fe2O3  C. FeO  D. Fe2O3 và ZnO
Câu 31: Khử hoàn toàn 0,3 mol một oxit sắt FexOy bằng nhôm thu được 0,4 mol Al2O3 theo sơ đồ sau 
 FexOy + Al Al2O3 + Fe. Công thức của oxit sắt là
	A. FeO.	B. Fe2O3.	C. Fe3O4.	D. không xác định được.
Câu 32: Cho 1,4 g kim loại X hóa trị II td với dung dịch HCl thu được dung dịch muối và 0,56 lit H2(đktc). Kim loại X là	
 A. Mg.	B. Zn.	C. Fe.	D. Ni.
Câu 33: Cho 8 g hỗn hợp bộ kim loại Mg&Fe vào td hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 5,6 lít H2(đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là	
 A. 22,25 g.	B22,75 g.. 	C. 24,45 g.	D. 25,75 g.
Câu 34: Hai mẫu kẽm có khối lượng bằng nhau. Cho một mẫu tan hoàn toàn trong dung dịch HCl tạo ra 6,8 g muối. Cho mẫu còn lại tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 thì khối lượng muối được tạo ra là
	A. 16,1 g.	 B. 8.05 g.	 C. 13,6 g.	 D. 7,42 g.
Câu 35: Để chứng tỏ sắt có tính khử yếu hơn nhôm, người ta lần lượt cho sắt và nhôm tác dụng với:
      	A. H2O  B. HNO3   C. dd ZnSO4  D. dd CuCl2
Câu 36: Phát biểu nào sau đây về crom là không đúng?
A. Có tính khử mạnh hơn sắt.      	 	B. Chỉ tạo được oxit bazơ.
C. Có những tính chất hóa học tương tự nhôm.      	D. Có những hợp chất giống hợp chất của lưu huỳnh.
Câu 37: Có 3 lọ mất nhãn riêng biệt, mỗi lọ chứa một muối sau: BaCl2, NH4Cl, AlCl3. Chọn một dung dịch làm thuốc thử để nhận biết được 3 lọ trên là
A. AgNO3. 	B. NaOH. 	C. H2SO4. 	D. Pd(NO3)2.
Câu 38: Để phân biệt các chất khí CO, CO2, O2 và SO2 có thể dùng
A. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và nước brom.
B. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và dung dịch K2CO3.
C.dung dịch Na2CO3 và nước brom.
D. tàn đóm cháy dở và nước brom.
Câu 39: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không
hút thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là
A. axit nicotinic. 	B. moocphin. 	C. nicotin. 	D. cafein.
Câu 40: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu do chất nào sau đây ?
A. Khí clo.	B. Khí cacbonic.	C. Khí cacbon oxit.	D. Khí hidro clorua.

File đính kèm:

  • docDE ON HOA VO CO HK2 K12.doc