Đề tài Áp dụng một số động tác bổ trợ phát triển sức nhanh cho học sinh lớp 7 trường trung học cơ sở Đoàn Xá

doc18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Áp dụng một số động tác bổ trợ phát triển sức nhanh cho học sinh lớp 7 trường trung học cơ sở Đoàn Xá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN KIẾN THỤY
TRƯỜNG THCS ĐOÀN XÁ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 
KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài nghiên cứu: Áp dụng một số động tác bổ trợ phát triển sức nhanh cho học sinh lớp 7 trường THCS Đoàn Xá
Môn: Thể dục
Tổ bộ môn: KHTN
Người thực hiện: Phạm Hoàng Điểu
ĐT: 0938010775
Năm học: 2013 - 2014
DANH SÁCH CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐÃ VIẾT
STT
TÊN ĐỀ TÀI
THUỘC THỂ LOẠI
NĂM VIẾT
XẾP LOẠI
1
Một số bài tập phát triển sức nhanh cho HS lớp 7
2012
A
2
Tổ chức một số trò chơi vận động TD lớp 7 nhằm gây hứng thú học tập cho HS
2013
A
 I. TÓM TẮT
 Thể Dục Thể Thao (TDTT) là một lĩnh vực quan trọng của đời sống con người, nó có quan hệ mật thiết với xã hội. Khi xã hội phát triển thì nhu cầu tập luyện TDTT càng tăng lên.
Tập luyện TDTT nhằm nâng cao và phát triển tố chất thể lực, sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ dẻo dai và sự khéo léo. Nó còn làm cho cơ thể phát triển một cách toàn diện về trí tuệ và thể chất, nâng cao năng suất lao động. Như Hồ Chủ Tịch đã nói: “ Một người dân yếu ớt sẽ làm cho cả nước yếu ớt. Một người dân khỏe mạnh sẽ làm cho cả nước khỏe mạnh. Vậy nên tập luyện TDTT bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước ”.
Điền kinh nói chung và môn chạy cự ly 60 - 100m nói riêng là một trong những môn thể thao cơ bản, có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao ở nước ta. Trong chương trình TDTT cho học sinh THCS nội dung chạy 60 - 100m được dạy từ lớp 6 đến lớp 9 đều tập luyện trong thời gian dài. Nó là một môn học trọng điểm. Thông qua học tập và tập luyện các môn điền kinh nói chung và môn chạy 60 - 100m nói riêng sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cải thiện và nâng cao chức năng của các cơ quan nội tạng, phát triển toàn diện các tố chất thể lực và năng lực hoạt động cơ bản cho học sinh, thêm vào đó tính ganh đua của nó khá mạnh, sự thắng thua trong thi đấu đôi khi chỉ hơn kém nhau hơn 1% giây. Vì vậy nó rất thuận lợi cho việc bồi dưỡng phẩm chất, ý chí, đạo đức, tác phong và tinh thần đoàn kết hợp tác của học sinh. Có thể nói môn chạy cự ly 60 - 100m là một môn học trọng điểm không thể thiếu trong mọi chương trình. Các môn thể thao khác không thể tách rời nó, môn chạy cự ly 60-100m là nền tảng của các môn thể thao khác.
Song thực tế cho thấy rằng môn chạy cự ly 60 - 100m ở trường THCS Đoàn Xá nói riêng cũng như các trường THCS nói chung hiện nay vẫn chưa mang lại hiệu quả tối ưu, nhiều học sinh vẫn nhận thấy tác dụng của môn học này. Song các em vẫn cho rằng môn học chạy 60 - 100m không học thì cũng biết. Từ đó các em cảm thấy chán nản, thiếu cố gắng chưa tích cực trong tập luyện, vì thế mà ảnh hưởng đến kết quả học tập. Vậy nguyên nhân nào gây nên hiện tượng này? Làm sao để cho các em đạt được thành tích tốt nhất trong môn học này? Và lớp 7 là lớp đã được làm quen với nội dung chạy ngắn, lớp 7 cũng là lớp được huấn luyện, bồi dưỡng năng khiếu tạo đà cho lớp 8 và lớp 9, nhất là trong tình hình giáo dục hiện nay đòi hỏi mỗi người học sinh phải có sức khoẻ tốt để học tập và lao động tốt.
 Do vậy người GV hay huấn luyện viên cũng phải lựa chọn những phương pháp, động tác bổ trợ sao cho phù hợp để phát huy được hết khả năng của học sinh.
Hơn nữa, việc nghiên cứu đưa ra một số bài tập phát triển sức nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy 60 - 100m ở trường THCS Đoàn Xá chưa được quan tâm nhiều. 
Chính vì những lý do trên mà tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Áp dụng một số động tác bổ trợ phát triển sức nhanh cho học sinh lớp 7 trường THCS Đoàn Xá ” với mong muốn sẽ góp phần nâng cao thành tích chạy 60 - 100m cho các em học sinh.
 II. GIỚI THIỆU
Điền kinh có nhiều môn, nội dung phong phú, hình thức tập luyện đa dạng, người ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể chọn lựa môn tập thích hợp với mình để tập luyện. Điền kinh lại không đòi hỏi cao về sân bãi, dụng cụ tập luyện nên có thể thích hợp với đông đảo mọi người. Điền kinh còn có vai trò quan trọng trong huấn luyện quân sự như hành quân đường dài, vượt chướng ngại vật, vận động định hướng...Chính vì vậy điền kinh trở thành môn thể thao cơ bản nhất trong huấn luyện thể lực cho các môn thể thao khác, điền kinh đã được mọi người thừa nhận là một nền tảng, là một môn quan trọng nhằn giáo dục kỹ năng cơ bản và phát triển thể chất cho học sinh Trung học. Qua giảng dạy thể dục tôi nhận thức được giảng dạy thể dục không giống hoàn toàn những môn học khác, môn thể dục khi giảng dạycó những đặc trưng riêng, muốn học tốt môn thể dục nói chung và kỹ thuật chạy ngắn nói riêng phải nắm vững kiến thức kỹ năng qua từng tiết học, kỹ thuật cũng khác nhau phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
 III. PHƯƠNG PHÁP
 1. Khách thể nghiên cứu
	Do điều kiện hạn chế về thời gian nên sáng kiến kinh nghiệm chỉ đề cập đến một số động tác bổ trợ để phát triển sức nhanh nhằm nâng cao thành tích cho học sinh lớp 7.
 2. Thiết kế nghiên cứu
	Giúp học sinh thực hiện thành thạo các bài tập bổ trợ để rèn luyện và phát triển sức nhanh. Biết vận dụng để tập luyện hàng ngày, giữ gìn sức khoẻ và nâng cao thể lực
 *Thời gian nghiên cứu: 
	Từ 15 tháng 08 năm 2013 đến 15 tháng 02 năm 2014
 * Địa điểm nghiên cứu:
	Sân tập trường THCS Đoàn Xá
 * Đối tượng nghiên cứu: 
 Học sinh lớp 7A trường THCS Đoàn Xá
 * Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp phỏng vấn toạ đàm: 
	Được sử dụng dưới hình thức phát phiếu đến các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn điền kinh để lựa chọn hệ thống các bài tập chuyên môn cũng như các biện pháp thông thường được sử dụng trong quá trình huấn luyện giảng dạy.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
	Để tiến hành ứng dụng hệ thống các động tác đã chọn lựa trong thực tiễn phát triển sức nhanh, tôi tiến hành thực nghiệm trên 2 nhóm, nhóm đối chứng là 17 em, nhóm thực nghiệm là 17 em bao gồm cả nam và nữ của lớp 7A.
 - Phương pháp kéo dài:
Là một lượng vận động không bị gián đoạn bởi các lượt nghỉ, tốc độ có thể không đồng đều hoặc tăng lên hoặc giảm xuống, thời gian vận dụng phụ thuộc vào khả năng chịu đựng lượng vận động của cá nhân.
 - Các phương pháp giãn cách:
	Phân chia tập luyện theo thời gian:
- Phương pháp giãn cách thời gian ngắn: Thời gian của từng lần vận động khoảng 15 giây đến 1 phút.
- Phương pháp giãn cách thời gian trung bình: Thời gian của từng lần vận động khoảng 1 phút đến 5 phút.
- Phương pháp giãn cách thời gian dài: Thời gian của từng lần vận động khoảng 5 giây đến 10 phút.
 - Phương pháp lặp lại:
	Lặp đi lặp lại nhiều lần các lượng vận động với yêu cầu của từng phần thi đấu chuyên môn trong buổi tập.
 3. Quy trình nghiên cứu
 Chạy là năng lực hoạt động cơ bản nhất của con người nhằm thích ứng với hoạt động hằng ngày, lao động sản xuất và thể dục vui chơi. Là biện pháp quan trọng để phát triển các tố chất thể lực. Học tập môn chạy 60 - 100m còn là để nâng cao sức khỏe, góp phần rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, ý thức tổ chức kỹ luật, tinh thần đoàn kết hợp tác, tạo nên sức mạnh tập thể.
 Điền kinh nói chung và chạy 60 - 100m nói riêng sẽ xây dựng cho học sinh sự cố gắng, sự thật thà, trung thực góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh. Làm cho học sinh có nếp sống lành mạnh, vui tươi học tập và làm việc có khoa học, phòng chống và hạn chế một số bệnh về tim mạch, làm cho xương tiếp thu máu một cách đầy đủ hơn. Các tế bào xương phát triển nhanh và trẻ lâu, xương phát triển tạo ra vẻ đẹp và dáng đi khỏe mạnh. Ngoài ra học tập nội dung này còn giúp làm cho tim khỏe, dẫn đến sự vận chuyển máu trong hệ tim mạch đi nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài được thực hiện nhanh hơn. Nhờ vậy khí huyết được lưu thông, giúp cho người tập ăn ngon ngủ tốt, sức khỏe tăng lên. Đồng thời hạn chế thời gian rảnh tránh được một số tệ nạn như nghiện cờ bạc, rượu chè, ma túy và một số tệ nạn khác.
 *. Định nghĩa và tính chất về nguyên lý kỹ thuật chạy:
	Chạy là phương pháp di chuyển tự nhiên của con người bằng các bước chân. Động lực chính để con người di chuyển là động tác đạp sau xuống mặt đất. Trong khi chạy các hoạt động của thân người và của tay liên quan với các bước chân và lặp lại nhiều lần liên tục theo thứ tự nhất định. Vì vậy đi và chạy là hoạt động mang tính chất chu kỳ. Thực hiện di chuyển hai bước (chân phải và chân trái) tạo thành một chu kỳ hoạt động chạy. 
Cấu tạo động tác chân trong chu kỳ đi và chạy:
 Giai đoạn chống trước
	Thời kỳ chống	 	giai đoạn đạp sau
	(chân chống đất)
	Một bước	giai đoạn chuyển sau
	Chân phải
	Thời kỳ chuyển	giai đoạn chuyển trước
 (Chân chuyển trên không)
Một chu kỳ	giai đoạn chống trước
	Thời kỳ chống 	giai đoạn đạp sau
	Một bước 	
	Chân trái	giai đoạn chuyển sau
	Thời kỳ chuyển	giai đoạn chuyển trước
 Giai đoạn chống trước: Từ lúc chân chạm đất tới điểm dọi trọng tâm cơ thể di chuyển tới điểm chống.
 Giai đoạn đạp sau (chống sau): Từ lúc điểm dọi trọng tâm cơ thể ở điểm chống tới lúc chân rời đất.
 Giai đoạn chuyển sau: Từ lúc chân rời đất tới lúc chân chuyển đến ngang dây dọi trong tâm cơ thể.
 Giai đoạn chuyển trước: Từ lúc chân ở ngang dây dọi trọng tâm cơ thể đến khi chân chạm đất.
Chạy cự ly ngắn là một nội dung đơn giản, cần ít phương tiện và dụng cụ để tiến hành. Chạy 60 - 100m đòi hỏi phải chạy với tốc độ cực đại và cố gắng duy trì tới đích. Là quá trình phối hợp nhuần nhuyễn của bốn giai đoạn kỹ thuật: xuất phát, chạy lao, chạy giữa quãng và về đích. Đây là nội dung thể hiện đầy đủ các yếu tố nhanh nhẹn, khỏe mạnh, khéo léo. Đặc biệt là ở lứa tuổi này, các em muốn khẳng định mình trước tập thể. Tuy nhiên đa số các em còn coi nhẹ, ngại tập luyện. Ngoài ra ở lứa tuổi này các em cần có một lượng vận động hợp lý hơn. Đặc biệt tình trạng học sinh không đáp ứng được yêu cầu về thể lực ngày càng tăng, do ý thức yếu kém của các em trong tập luyện ở trường cũng như ở nhà. Hơn nữa trình độ thể lực và ngoại hình giữa các học sinh là không đồng đều, một số em có trình độ thể lực rất tốt bên cạnh đó có một số em có thể lực yếu hơn. Vì vậy việc đưa vào những bài tập, động tác bổ trợ phù hợp với đối tượng học sinh là vấn đề cần quan tâm với lượng vận động phù hợp với hai đối tượng học sinh này là vấn đề cần quan tâm.
 *. Một số bài tập bổ trợ:
 Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn được các bài tập phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn khác nhau, tôi đã tiến hành lựa chọn các nguyên tắc sau cần áp dụng trong việc lựa chọn hệ thống các bài tập nhằm phát triển sức nhanh cho đối tượng nghiên cứu.
 + Nguyên tắc 1: Các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo thời gian thực nghiệm từ 5 - 10 phút.
 + Nguyên tắc 2: Các bài tập phải huy động ít nhất là 1/2 khối lượng cơ bắp tham gia hoạt động.
 + Nguyên tắc 3: Các bài tập được lựa chọn trong quá trình vận dụng phải hướng đến nâng tần số mạch đập của đối tượng tập luyện ở chỉ số 120 - 135 lần/ phút ngay sau khi chấm dứt thực hiện bài tập.
	Từ các nguyên tắc chọn lựa bài tập nêu trên, tôi đã chọn lựa một số động tác bổ trợ để áp dụng trong quá trình nghiên cứu, hệ thống các bài tập này bao gồm:
- Đứng mặt hướng chạy - xuất phát.
- Đứng vai hướng chạy - xuất phát.
- Đứng lưng hướng chạy - xuất phát.
- Chạy bước nhỏ: Mục đích nhằm tăng tần số bước chạy phối hợp động tác toàn thân nhịp nhàng.
- Chạy nâng cao đùi: Mục đích nhằm tăng tần số bước chạy và giúp các cơ đùi tham gia tích cực vào động tác nâng cao đùi khi đưa về trước.
- Chạy đạp sau: Mục đích nhằm tăng hiệu quả động tác đạp sau, phối hợp dùng sức hợp lý giữa các bộ phận cơ thể khi chạy.
- Chạy tăng tốc 30m: Mục đích nhằm củng cố kỹ thuật chạy và phát triển cả thể lực chuyên môn.
- Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay: Mục đích nhằm thực hiện động tác đánh tay hợp lý.
- Vịn tay vào tường và thực hiện động tác đạp chân: Mục đích tăng sức mạnh của động tác đạp chân đồng thời tăng tần số bước khi chạy.
- Chạy nhanh tại chỗ: Mục đích nhằm phát triển tần số động tác và phối hợp hoạt động của hai chân.
- Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: vào chỗ - sẵn sàng - chạy, và chạy tốc độ cao cự ly 20m: Mục đích nhằm tăng sức mạnh của lực đạp chân và sức nhanh phản xạ.
- Chạy biến tốc các đoạn 20- 30m: Mục đích nhằm tăng cường sức nhanh động tác và sức nhanh phản xạ.
- Chạy tốc độ cao 60m: Mục đích nhằm hoàn thiện và phát triển sức nhanh động tác, phối hợp ba giai đoạn kỹ thuật: Xuất phát - chạy lao - chạy giữa quãng.
- Chạy lặp lại các đoạn 30 - 40m với tốc độ tối đa: Mục đích nhằm phát triển tốc độ và hoàn thiện kỹ thuật.
- Chạy có giới hạn độ dài bước: Mục đích nhằm cho học sinh cảm nhận được độ dài bước chạy của mình nhằm phối hợp tốt với động tác đánh tay để đạt được hiệu quả tốt hơn.
- Bật cao tại chỗ: Mục đích nhằm tăng cường sức mạnh của lực đạp sau trong quá trình chạy.
- Bật xa di chuyển: Mục đích nhằm tăng cường sức mạnh của lực đạp sau trong quá trình chạy.
- Phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật có dây đích hoàn thiện cự ly 100m.
	Để phát triển sức mạnh tố độ cần lưu ý đến sự luân phiên luyện tập và nghỉ ngơi trong một buổi tập, lúc này các bài tập tiếp theo cần được thực hiện trên nền tảng của sự phục hồi khả năng vận động khi tần số nhịp tim khoảng 120- 135 lần/phút. Thời gian nghỉ trung bình để lặp lại các đoạn chạy 60m khoảng 2,5- 3 phút, 100m thì khoảng 5 phút. 
 * Phương pháp tổ chức những bài tập bổ trợ vào tập luyện.
- Chạy bước nhỏ: Lớp tập trung thành bốn hàng dọc. Mỗi lần bốn học sinh thực hiện, thực hiện xong chạy nhẹ nhàng về đứng cuối hàng để thực hiện những lần tập sau. Mỗi học sinh thực hiện hai lần và theo hiệu lệnh giáo viên. Cự ly di chuyển 
7- 10m.
- Chạy nâng cao đùi: phương pháp tổ chức và tập luyện giống chạy bước nhỏ.
- Chạy đạp sau: phương pháp tổ chức và tập luyện giống chạy bước nhỏ.
- Chạy tốc độ 30m: phương pháp tổ chức và tập luyện giống chạy bước nhỏ.
- Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay: Cả lớp tập trung thành 4 hàng ngang, giản cách, xen kẽ nhau. Đứng tư thế chân trước, chân sau, khụy gối, người khom tự nhiên. Ban đầu thực hiện chậm, sau đó thực hiện tăng dần theo hiệu lệnh của giáo viên. Cứ luân phiên nhanh - chậm như vậy trong khoảng thời gian 2 phút.
- Chạy biến tốc các đoạn 20 - 30m: Cả lớp thực hiện. Ban đầu cả lớp thực hiện chạy nhẹ nhàng. Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì các em lập tức chạy nhanh với tốc độ tối đa có thể. Sau khi chạy khoảng 20- 30m thì cho học sinh chạy chậm lại. Khi cả lớp đã chạy đồng đều nhau thì tiếp tục cho học sinh chạy nhanh trở lại. Cứ như vậy thực hiện trong khoảng 5 phút. Yêu cầu học sinh thực hiện tích cực theo hiệu lệnh của giáo viên.
- Vịn tay vào tường thực hiện động tác đạp chân: Mỗi nhóm 8 học sinh thực hiện theo hiệu lệnh giáo viên. Lúc đầu thực hiện chậm sau đó thực hiện nhanh dần, cứ luân phiên như vậy trong khoảng thời gian một phút, sau đó đổi nhóm tập. Yêu cầu thực hiện động tác đạp chân liên tục.
- Chạy nhanh tại chổ: Lớp đứng thành bốn hàng ngang giãn cách, xen kẽ nhau. Thực hiện theo hiệu lệnh giáo viên. Cứ luân phiên chậm - nhanh trong khoảng 2 phút. Yêu cầu thực hiện bài tập tích cực.
- Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: vào chỗ- sẵn sàng- chạy và chạy cự ly 20m: Mỗi lần bốn học sinh thực hiện theo hiệu lệnh của giáo viên. Mỗi học sinh thực hiện kỹ thuật từ 2- 3 lần.
- Bật cao tại chỗ ôm gối: Lớp tập trung thành bốn hàng ngang giãn cách, xen kẽ. Ngồi xuống hai tay chống hông. Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì dùng sức mạnh của chân bật cao tại chổ. Cứ thực hiện như vậy trong khoảng 2 phút. Yêu cầu thực hiện tích cực.
- Bật xa di chuyển: Lớp tập trung thành bốn hàng ngang. Lần lượt hàng đầu tiên thực hiện bật xa khoảng cách 15m. Lần lượt đến hàng thứ 2, 3, 4 củng thực hiện như vậy. Sau khi đến vạch quy định thì tiến hành thực hiện ngược lại.
- Chạy lặp lại các đoạn 20- 30m với tốc độ gần tối đa: Mỗi nhóm 6 học sinh thực hiện bài tập. Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì học sinh nhanh chóng chạy đến vạch đích đã vẽ sẵn với tốc độ gần tối đa. Sau đó chạy nhẹ nhàng về vạch xuất phát và thực hiện chạy như lần đầu. Mỗi nhóm thực hiện chạy 3 lần, cứ thay nhóm tập luyện như vậy cho đến hết lớp.
- Chạy tốc độ cao 60m: Mỗi nhóm 4 học sinh thực hiện. Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì người tập nhanh chóng vào vạch xuất phát thấp với bàn đạp. Thực hiện lần tập của mình. Thực hiện xong quay về cuối hàng để thực hiện những lần tập sau. Mỗi học sinh thực hiện 2 lần. Yêu cầu thực hiện với tốc độ tối đa và hết cự ly đã quy định.
- Phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật hoàn thành cự ly 100m: Mỗi nhóm 4 học sinh thực hiện. Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì các em vào vạch xuất phát và thực hiện hoàn thành cự ly. Yêu cầu thực hiện với tốc độ tối đa.
 4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Với hệ thống các bài tập đã được chọn lựa ở trên, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả của các bài tập đã được chọn lựa, thực nghiêm sư phạm được kéo dài trong 6 tuần, mỗi tuần tập luyện 2 buổi vào giờ học TD chính khoá, thời gian mỗi buổi là 45 phút, các bài tập này chỉ áp dụng cho nhóm thực nghiệm còn nhóm đối chứng vẫn tập theo phân phối chương trình. Trong suốt quá trinh tập luyện tôi đều tiến hành kiểm tra cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm 2 lần (Trước thực nghiệm và kết thúc quá trình thực nghiệm).
 a. Nhiệm vụ cụ thể của hai nhóm như sau:
- Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm cụ thể kỹ thuật chạy 60 - 100m và tìm hiểu đặc điểm chạy của học sinh. Một số bài tập bổ trợ kỹ thuật xuất phát thấp, chạy lao, chạy giữa quãng, bài tập bổ trợ thể lực.
- Nhiệm vụ 2: Một số bài tập hoàn thiện kỹ thuật xuất phát thấp, chạy lao, chạy giữa quãng, bài tập bổ trợ phát triển thể lực. Phối hợp hoàn thiện ba giai đoạn kỹ thuật: xuất phát - chạy lao - chạy giữa quãng.
- Nhiệm vụ 3: Kỹ thuật đánh đích, hoàn thiện kỹ thuật chạy 60 - 100m, luật điền kinh, bài tập bổ trợ phát triển thể lực.
- Nhiệm vụ 4: Kiểm tra, đánh giá quá trình tập luyện của học sinh.
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
- Buổi học 1:
+ Giới thiệu kỹ thuật chạy ngắn.	 
+ Chạy bước nhỏ.
+ Chạy nâng cao đùi.
+ Chạy đạp sau.
+ Chạy tăng tốc độ 30m.
+ Kiểm tra thử 100m
Bài tập về nhà: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ 30m.
- Buổi học 1:
+ Giới thiệu kỹ thuật chạy 100m.
+ Chạy đạp sau.
+ Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay.
+ Vịn tay vào tường thực hiện động tác đạp chân. 	
+ Chạy nhanh tại chỗ.
+ Bật xa di chuyển.
+ Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: “vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy” và chạy cự ly 20m.
+ Kiểm tra thử chạy 100m.
Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, tại chỗ thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, chạy nhanh tại chỗ.
- Buổi học 2:	 
+ Chạy bước nhỏ.
+ Chạy nâng cao đùi.
+ Chạy đạp sau.
+ Chạy tăng tốc độ 30m.
+ Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: “vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy”.
+ Xuất phát thấp với bàn đạp chạy 20m.
Bài tập về nhà: Chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, xuất phát thấp không bàn đạp cự ly khoảng 60m.
- Buổi học 2:
+ Chạy đạp sau.
+ Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay.
+ Chạy nhanh tại chỗ.
+ Bật xa di chuyển.
+ Kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp cự ly 20m tốc độ tối đa.
+ Chạy lặp lại các đoạn 20- 30m tốc độ gần tối đa.
+ Bật cao tại chỗ
Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, chạy tốc độ cao cự ly 60m.
- Buổi học 3: 
+ Chạy bước nhỏ.
+ Chạy nâng cao đùi.
+ Chạy đạp sau.
+ Chạy tăng tốc độ 30m.
+ Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: “vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy”.
+ Xuất phát thấp với bàn đạp chạy 15m.
+ Chạy có giới hạn độ dài bước.
+ Chạy lặp lại các đoạn ngắn 20- 30m.
Bài tập về nhà: Chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, xuất phát thấp không bàn đạp cự ly khoảng 60 - 100m.
- Buổi học 3:
+ Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay.
+ Chạy nhanh tại chỗ.
+ Kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp cự ly 20m tốc độ tối đa.
+ Chạy tốc độ 30m.
+ Chạy tốc độ 60m.
+ Chạy có giới hạn độ dài bước. 
Bài tập về nhà: Thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, chạy nhanh tại chỗ, xuất phát thấp không bàn đạp chạy tốc độ cao cự ly 60m.
- Buổi học 4:	 
+ Chạy bước nhỏ.
+ Chạy nâng cao đùi.
+ Chạy đạp sau.
+ Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: “vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy”.
+ Xuất phát thấp với bàn đạp chạy 15m.
+ Chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m.
Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m, chạy nâng cao đùi.
- Buổi học 4:
+ Chạy nhanh tại chỗ.
+ Thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp chạy cự ly 20m tốc độ tối đa.
+ Chạy có giới hạn độ dài bước.
+ Chạy lặp lại các đoạn 30m tốc độ tối đa.
+ Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn thành cự ly 60 - 100m.
Bài tập về nhà: Thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, chạy nhanh tại chỗ, xuất phát thấp không bàn đạp chạy tốc độ cao cự ly 60 - 100m.
- Buổi học 5:	 
+ Luật điền kinh (phần chạy ngắn).
+ Chạy bước nhỏ.
+ Chạy nâng cao đùi.
+ Chạy đạp sau.
+ Chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m.
+ Kỹ thuật đánh đích.
Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m, chạy nâng cao đùi, luật điền kinh (phần chạy ngắn).
- Buổi học 5:
+ Chạy nhanh tại chỗ.
+ Vịn tay vào tường thực hiện động tác đạp chân.
+ Thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp chạy cự ly 20m tốc độ tối đa.
+ Chạy biến tốc 20m tốc độ tối đa.
+ Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn thành cự ly 60 - 100m.
+ Kỹ thuật đánh đích.
Bài tập về nhà: Thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, xuất phát thấp không bàn đạp chạy tốc độ cao cự ly 100m.
- Buổi học 6:	 
+ Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn thành cự ly 100m.
+ Phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật, hoàn thành cự ly 60 - 100m.Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m, phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật, hoàn thành cự ly 60 - 100m.
- Buổi học 6:	
+ Giới thiệu luật điền kinh nội dung chạy ngắn.
+ Chạy nhanh tại chỗ.
+ Kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp cự ly 20m tốc độ tối đa.
+ Chạy biến tốc 20m tốc độ tối đa.
+ Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn thành cự ly 60 - 100m.
Bài tập về nhà: Bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, chạy tốc độ cao cự ly 60m, xuất phát thấp không bàn đạp chạy tốc độ cao cự ly 60 - 100m.
	So sánh những bài tập giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng thì ta có thể nhận thấy rằng; buổi tập theo phân phối chương trình chuẩn thì quá lạm dụng những bài tập bổ trợ như chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi…và hầu như buổi tập nào cũng đưa những bài tập bổ trợ đó vào phần cơ bản. Đây cũng chính là thực trạng chung của nhiều trường THCS. Còn buổi tập của nhóm thực nghiệm thì chỉ sử dụng những bài tập bổ trợ đó vào phần khởi động, những bài tập còn lại thì ngoài những bài tập bổ trợ cơ bản thì có đưa vào những bài tập phát triển sức nhanh nhằm nâng cao thành tích cho học sinh.
 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
- Để đánh giá hiệu quả của đề tài thì tôi tiến hành kiểm tra thành tích của học sinh trước và sau khi học các động tác bổ trợ (sau 2 tuần tập luyện). Thang điểm để đánh giá thành tích của học sinh là như nhau và theo nội dung chương trình.	
Nhóm đối chứng (17 em).
Nhóm thực nghiệm (17 em).
Đạt: 14 = 82,3%
Đạt: 15 = 88,3%
Chưa Đạt: 3 = 17,7%
Chưa Đạt: 2 = 11,7%
	Như vậy thành tích kiểm tra ban đầu của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm tương đối đồng đều mặc dù có sự khác biệt về chỉ số trung bình của kết quả thực hiện các bài thử. Xong sự khác biệt này là không nhiều, điều đó chứng tỏ rằng khả năng tiếp thu và thực hiện bài tập bổ trợ của 2 nhóm là tương đương nhau.
- Kết qủa kiểm tra 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm khi kết thúc thực nghiệm sư phạm (sau 6 tuần tập luyện).
Nhóm đối chứng (17 em).
Nhóm thực nghiệm (17 em).
Đạt: 15 = 88,3%
Đạt: 100%
CĐ: 2 = 11,7%
CĐ: 0 = 0%
	Như vậy với chương trình tập luyện hệ thống các bài tập được chọn lựa để hướng tới sự phát triển sức nhanh đạt ở mức cao hơn.
Và như vậy có thể nói rằng hệ thống các động tác bổ trợ đã chọn lựa trong thực tiễn giảng dạy cho học sinh đã tỏ rõ tính hiệu quả của mình trong việc nâng cao sức nhanh cho học sinh lớp 7 trường THCS Đoàn Xá
 V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. KẾT LUẬN
	Thực trạng dạy và học nội dung chạy 60 - 100m ở trường THCS có vai trò rất quan trọng trong quá trình tập luyện cũng như nâng cao tinh thần tập luuyện của học sinh. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập. Sự thích thú là động lực thúc đẩy con người hoạt động, chiếm lĩnh những tri thức và phát triển năng lực sáng tạo, độc lập trong học tập, trong cuộc sống nói chung và trong tập luyện nội dung 60 - 100m nói riêng.
Trong quá trình giảng dạy 6 tuần và 2 buổi kiểm tra, áp dụng đổi mới phương pháp tập luyện để nâng cao thành tích chạy ngắn cho nhóm thực nghiệm với việc áp dụng các bài tập phát triển sức nhanh, tăng dần lượng vận động phù hợp thì thành tích đã tăng cao rõ rệt so với nhóm đối chứng. Hệ thống các bài tập bổ trợ được chọn lựa, áp dụng cho đối tượng nghiên cứu trong thực tiễn giảng dạy đã tỏ rõ tính hiệu quả sau 6 tuần gồm:
a. Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau
b. Đứng mặt, vai, lưng hướng chạy - Xuất phát.
c. Chạy tăng tốc 30m, chạy biến tốc 20 - 30m.
d. Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay.
e. Vịn tay vào tường thực hiện động tác đạp chân.
g. Chạy nhanh tại chỗ.
h. Thực hiện kỹ thuật sau các khẩu lệnh.
i. Chạy tốc độ cao 60m.
k. Bật cao, bật xa tại chỗ và d

File đính kèm:

  • docDE TAI NCKHSPUD 1314.doc
Đề thi liên quan