Đề tài Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”. Ý kiến của anh/chị về câu nói trên
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”. Ý kiến của anh/chị về câu nói trên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”. Ý kiến của anh/chị về câu nói trên? Câu 1: (8 điểm) ĐÁP ÁN ĐIỂM * Yêu cầu chung: 1. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Bố cục bài văn hợp lí, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý chính sau đây: * Giới thiệu vấn đề nghị luận: - Bàn về vẻ đẹp của tình mẫu tử, Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”. - Câu nói của Bersot đã ca ngợi và khẳng định tình cảm thiêng liêng trong trái tim của người mẹ dành cho con trong cuộc đời. 0.5 * Giải thích nội dung câu nói của Bersot: - Hiểu nghĩa của kỳ quan (có thể là một công trình kiến trúc hoặc cảnh vật) đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy. - Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan” có nghĩa cái đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy (ở những công trình kiến trúc hay cảnh vật tự nhiên) là không ít, nhưng kỳ quan tuyệt hảo nhất là trái tim người mẹ. à Nội dung chính của câu trên là nhằm nói về trái tim người mẹ: kỳ quan tuyệt hảo nhất. 2.5 * Phân tích, chứng minh để thấy được vẻ đẹp tuyệt hảo và thiêng liêng của tình mẹ: Trái tim người mẹ ở đây là tình cảm của mẹ dành cho con. Đó là tình yêu thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được (học sinh có thể liên hệ với thực tế để nói về đức hi sinh của mẹ suốt đời cho con). - Mang nặng đẻ đau… - Chăm nuôi con khôn lớn… - Gần gũi chia sẻ những buồn vui với con … - Lo lắng, dõi theo con từng bước trong cuộc đời.. à Hy sinh cho con tất cả mà không hề tính toán… 3.0 * Bình luận: - Trong thực tế , người mẹ nào cũng luôn yêu thương con mình.Bởi lẽ, những đứa con chính là món quà vô giá mà Thượng đế ban tặng cho họ.Nhưng không phải người con nào cũng hiểu được sự thiêng liêng vô giá từ tình thương của mẹ . - Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những bà mẹ bỏ rơi con cái của mình từ khi mới sinh ra, hoặc vì một ham muốn tầm thường, thấp kém nào đó mà lợi dụng con cái của mình – nhưng đó là hiện tượng cá biệt cần phê phán. - Câu nói của Bersot là lời khẳng định và ngợi ca, tôn vinh sự cao đẹp của tình mẹ. Thức tỉnh những người làm con nào còn vô tâm, bất hiếu với bậc sinh thành ra mình… 1.5 - Đây là một câu nói hay, sâu sắc và ý nghĩa…về đạo lý ở đời của tất cả những ai là con trên thế gian này với người mẹ của mình. - Chúng ta cần phải có những suy nghĩ, tình cảm, trách nhiệm đúng mực của mình để đáp lại tình cảm thiêng liêng của mẹ đã dành cho con. 0.5 Câu 1: ( 3 điểm) Viết một bài văn ngắn ( khoảng 600- 700 chữ) trình bày suy nghĩ của em về “nơi dựa” của mỗi người trong cuộc sống, từ ý nghĩa của văn bản sau: Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia? Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào… Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ. Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có. Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống. Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia? Đôi mắt anh có cái ánh riêng của dôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy. Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nôi cực nhọc gẳng gỏi một đoèi. Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách. ( Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB văn học, Hà Nội, 1983) * Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý rõ ràng. - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận ( giải thích, chứng minh, bình luận…) - Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Không mắc lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, trình bày rõ ràng. * Yêu cầu về kiến thức. - Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống. - Ý nghĩa của văn bản: Ở biểu hiện bên ngoài, người phụ nữ là nơi dựa cho cậu bé, người chiến sĩ là nơi dự cho bà cụ. Tuy nhiên, ở khía cạnh tinh thần, cậu bé cũng là nơi dựa cho người phụ nữ, bà cụ cũng là nơi dựa cho người chiến sĩ. - Nơi dựa là nơi để mỗi người nương tựa, là nơi tiếp cho họ sức mạnh, niềm tin, động lực sống, nơi mang lại cảm giác ấm áp, bình yên. Có những nơi dựa khác nhau: những người thân yêu; những kỉ niệm, những giá trị thiêng liêng; những không gian, vật chất cụ thể, ưu điểm, mặt mạnh của bản thân…. - Nơi dựa giúp con người cảm thấy bình yên thanh thản, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, có động lực phấn đấu vươn lên… Ai cũng cần có nơi dựa và mỗi người đều có thể là nơi dựa cho người khác. - Phê phán những người chỉ biết dựa dẫm, lệ thuộc vào người khác hoặc những người chọn những nơi dựa không tốt. - Cần trân trọng những nơi dựa tốt đẹp mà mình có được, đồng thời cũng là nơi dựa ý nghĩa cho người khác. * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa với những bài làm đảm bảo yêu cầu về kĩ năng. Câu 2 (3 điểm) Nói về lòng ghen tỵ có người cho rằng: “giữa lòng ghen tỵ và sự thi đua có một khoảng xa cách như giữa xấu xa và đức hạnh ” còn Et-môn- đô- đơ khuyên : “Đừng để con rắn ghen tỵ luồn vào trong tim. Đó là con rắn độc làm gặm mòn khối óc và đồi bại con tim”.Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về vấn đề nêu trên bằng một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi. Mở bài : (0,25đ) -Dẫn dắt giới thiệu 2 ý kiến trên khái quát được ý nghĩa của cả 2 câu nói không nên để cho lòng ghen tỵ tồn tại dù chỉ là trong suy nghĩ mỗi người .(0,25đ) Thân bài :(2,5đ) -Nêu khái niệm về ghen tỵ và những biểu hiện của lòng ghen tỵ (0,75đ) -Phân biệt giữa ghen tỵ và thi đua: giữa ghen tỵ và thi đua có một khoảng xa cách như giữa xấu xa và đức hạnh ( 1đ) -Tác hại của lòng ghen tỵ :đừng để cho con rắn ghen tỵ luồn vào trong tim ......(0,5đ) - Từ đó nhắc nhở mọi người ý thức sống đúng đắn .(0,25đ) Kết bài : (0,25đ) -Khẳng định lại giữa ghen tỵ và thi đua là một khoảng cách và giá trị lời khuyên của Et- môn -đô -đơ -Nêu ý thức của mình trong việc trau dồi đạo đức Câu 1(4đ): Tiến sĩ Thân Nhân Trung đời vua Lê Thánh Tông ở thế kỉ XV đã từng khẳng định: Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Hãy viết một bài nghị luận ngắn nêu suy nghĩ của em về điều được nói đến trong câu nói trên. . Yêu cầu về nội dung: * Giải thích: - “Người hiền tài” là người có đức độ, tài năng. Nếu chỉ có tài mà không có đức, chỉ chăm lo cho bản thân mình thì không giúp ích được gì cho quốc gia, có khi còn làm hại là đằng khác. Ngược lại nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó thành công, không là được việc lớn. - “Nguyên khí của quốc gia”(nguyên: căn nguyên, cái gốc; khí: trạng thái tinh thần): người hiền tài là cái gốc, là yếu tố quyết định làm nên một quốc gia vững mạnh. - Ý cả câu: khẳng định, đề cao vai trò của những người có đức, có tài đối với vận mệnh của đất nước. ta chẳng thấm gì so với những mất mát, bất hạnh của người khác. * Bàn về vai trò to lớn của người hiền tài với đất nước: - Bằng khả năng tìm tòi, sáng tạo làm thay đổi vận mệnh của đất nước, thúc đẩy sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn hoá, xã hội: các nhà khoa học với các phát minh, các nghệ sĩ với những tác phẩm lớn … - Bằng khả năng lãnh đạo, tập hợp, dẫn dắt quần chúng thực hiện thành công những kế hoạch, dự định, biến ước mơ thành hiện thực: như Trần Hưng Đạo đã cùng vua tôi nhà Trần lãnh đạo nhân dân đánh tan quân xâm lược Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII; hay Bác Hồ lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng tháng Tám thắng lợi …. - Bằng uy tín và đức độ trở thành tấm gương sáng có tác dụng cảm hoá, giáo dục sâu sắc, tạo ảnh hưởng lớn với cộng động trong hiện tại và tương lai: Chu Văn An, Bác Hồ ... - Người hiền tài chính là nhân tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và nhân loại. Lời nói của Thân Nhân Trung được khắc trên bia đá vừa khẳng định điều ấy, vừa thể hiện sự tôn vinh, ngưỡng mộ của nhân dân với nhân tài đất nước. - HS bàn về chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với nhân tài đất nước. - Với người học sinh cần phải ra sức học tập, trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức để mai sau lập nghiệp để trở thành “nguyên khí” quốc gia … Câu 1 (3 điểm) Bạn về có nhớ ta chăng, Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời Viết một bài văn ngắn không quá hai trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ hai câu thơ trên.* Yêu cầu nội dung Xác định được rõ vấn đề nghị luận: Tình bạn trong cuộc sống. - Xây dựng một văn bản phải đảm bảo nội dung sau: -Trong đời sống tinh thần của con người,có rất nhiều tình cảm thiêng liêng như tình cha con,tình thầy trò,bạn bè...Nhu cầu về tình bạn là nhu cầu cần thiết và quan trọng,vì vậy mà trong ca dao có nhiều câu,nhiều bài rất cảm động về vấn đề này : Bạn về có nhớ ta chăng, Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời - Có những tình bạn lưu danh muôn thuở trong văn chương như Lưu Bình với Dương Lễ,như Nguyễn Khuyến với Dương Khuê...Trong cuộc sống xung quanh ta cũng có rất nhiều tình bạn đẹp. - Vậy thế nào là một tình bạn đẹp ? Theo tôi,trước hết đó phải là một tình cảm chân thành trong sáng,vô tư và đầy tin tưởng mà những người bạn thân thiết dành cho nhau.Tình bạn bước đầu thường được xây dựng trên cơ sở cảm tình nhiều hơn .Trong số bạn bè chung trường,chung lớp,ta chỉ có thể chọn và kết thân với một vài người.Đó là những người mà ta có thiện cảm thực sự,hiểu ta và có chung sở thích với ta,mặc dù là cùng hoặc không cùng cảnh ngộ. - Tình bạn trong sáng không chấp nhận những toan tính nhỏ nhen,vụ lợi và sự đố kị hơn thua.Hiểu biết,thông cảm và sẵn sàng chia sẻ vui buồn sướng khổ với nhau,đó mới thực sự là bạn tốt.Còn những kẻ : Khi vui thì vỗ tay vào. Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai, thì không xứng đáng được coi là bạn. - Một tình bạn đẹp phải biết thông cảm chia sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn để cùng tiến bộ. Câu 2: Viết bài văn ngắn khoản một trang giấy thi trình bày suy nghĩ về câu nói sau: Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác. * Về nội dung kiến thức: - Giải thích ý nghĩa câu nói: Bằng cách nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ, câu nói khẳng định con người sinh ra không chỉ để sống một cuộc đời tầm thường, vô vị. Đã sinh ra trong cuộc đời, con người phải khẳng định vai trò tích cực của mình với xã hội, những người xung quanh, phải sống có ích, tốt đẹp. - Vận dụng lí lẽ để khẳng định vấn đề: + Con người sinh ra nếu không có lí tưởng sống, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán, vô vị, sống buông xuôi, thậm chí buông thả, bất cần đời... + Sống phải có công danh, sự nghiệp, giúp ích cho đời. Vì khi sinh ra trong trời đất là ta đã mang món nợ với cuộc đời. Mỗi người cần trả sòng phẳng món nợ sâu nặng đó. + Khi có quan niệm sống có ích, sống tốt đẹp ta sẽ thấy cuộc đời đẹp, đáng sống. + Có cống hiến cho đời bằng những việc làm cụ thể, con người mới có thể in dấu của mình trong xã hội. Và biết sống cho người khác, vì người khác là yêu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định để con người in dấu trong tim người khác.- Nêu dẫn chứng minh họa: + Cha mẹ in dấu trong tim con cái bằng sự chăm sóc, nuôi dưỡng, tình yêu thương, dạy dỗ chu đáo. + Có những anh hùng dân tộc in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng những hành động chiến đấu phi thường và sự hy sinh anh dũng + Các bậc vĩ nhân in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng sự nghiệp lừng lẫy, sự đóng góp lớn lao cho cuộc đời bằng tấm gương đạo đức sáng ngời: Bác Hồ, Lê-nin,……… + Những kẻ sống chủ nghĩa cá nhân, những tên bạo chúa, những tên sống với tham vọng điện cuồng....Những người sống mà như chết hay sống lay lắt trong cuộc đời, ăn bám gia đình và xã hội....không bao giờ in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác. - Nhận thức hành động đúng can có: Mỗi người sinh ra cần có quan niệm sống tốt đẹp, tích cực, để lại danh thơm, tiếng tốt; biết sống vì người khác, biết đóng góp công sức cho cuộc đời chung (Như học tập, lao động tốt, giúp đỡ người khác, lên tiếng với hành động xấu..... chắc chắn sẽ được in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác. Câu 2( 3 điểm): Viết bài văn ngắn khoảng 2 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về câu nói của nhà văn Nguyễn Khải: “ Ở đời này, không có con đường cùng chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy”. + Giải thích: Con đường cùng: Là hoàn cảnh bế tắc, không có lối thoát. Ranh giới: Là những khó khăn trở ngại. Sức mạnh: là ý chí, nghị lực, niềm tin vào cuộc sống của con người. Câu nói của Nguyễn Khải đã đề cao vai trò của ý chí nghị lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. + Bàn luận: Trong cuộc sống , con người thường gặp nhiều khó khăn, trở ngại, thậm chí thất bại( có đẫn chứng cụ thể). - Không có hoàn cảnh nào bế tắc , tuyệt vọng nếu con người có ý chí, nghị lực( dẫn chứng). + Mở rộng, nâng cao: Phê phán những con người yếu đuối, dễ gục ngã trước hoàn cảnh khó khăn, Cần có niềm tin vào cuộc sống, thường xuyên rèn luyện ý chí, nghị lực trước những thử thách trong cuộc sống “ không có hoàn cảnh tuyệt vọng ,chỉ có con người tuyệt vọng trước hoàn cảnh”. Câu 2 (3,0 điểm): NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. - Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông. (Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 22) Hãy viết một đoạn văn nêu những suy ngẫm của em về những điều được gợi ra trong câu chuyện trên. Yêu cầu: * Hình thức: Viết đúng kiểu bài nghị luận. * Nội dung: Học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những ý sau: - Phân tích hành động, cử chỉ, thái độ, của 2 nhân vật trong truyện: Anh thanh niên và ông già ăn xin. Từ việc phân tích trên, học sinh nêu suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống toát ra từ truyện. - Truyện nói về thái độ sống, cách ứng xử của con người với con người. + Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá mà ta tặng cho người khác. + Và khi trao món quà tinh thần ấy cho người khác thì ta cũng nhận được món quà quí giá như vậy. -> Lời khuyên về cách sống, thái độ sống đối với mọi người. - Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống hiện tại? Câu 3. ( 3.0 điểm): Câu chuyện: Cậu bé và cây si già Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: - Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: - Cảm ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm, cháu chịu thôi! - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? (Theo Trần Hồng Thắng) Khi nội dung câu chuyện được khép lại cũng chính là lúc một bài học làm người có ý nghĩa sâu sắc được mở ra. Em hãy viết một bài văn nghị luận về bài học đó. 1. Về kiến thức: - Trên cơ sở nắm diễn biến và mối liên hệ của các sự việc, thí sinh cần xác định được bài học toát lên từ câu chuyện đặc biệt là ở lời thoại cuối cùng của nhân vật cây si: “Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?”. Bài học đó là: những gì mà bản thân mình không muốn thì đừng bắt người khác phải nhận ( thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau về nội dung bài học). - Thí sinh phải xác định được nội dung bài học được rút ra từ câu chuyện chính là vấn đề nghị luận mà người làm bài phải triển khai thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. Vấn đề nghị luận ấy có thể được triển khai bằng nhiều luận điểm và luận cứ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý: + Từ câu chuyện thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn nhận ( sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh...). Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình. + Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn (nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh…) dù vô tình hay cố ý. + Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm… + Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc… + Bài học rút ra cho bản thân trong quan hệ với người khác. 2. Về kỹ năng: + Có kỹ năng xác định được vấn đề nghị luận. + Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một bài văn nghị luận trong đó có sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phép lập luận như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận… + Có kỹ năng triển khai luận điểm, luận cứ, bố cục sáng rõ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. Câu 2 ( 3 điểm): Phương ngôn Bun- ga- ri có câu: Khi ta tặng bạn hoa hồng tay ta còn vương mãi mùi hương. Viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ, nêu suy nghĩ của mình được gợi ra từ câu nói trên. * Yêu cầu: Nghị luân xã hội - Điều gợi ra từ câu phương ngôn: Hãy giành những gì tốt đẹp nhất cho những người xung quanh. - Lấy dẫn chứng trong văn học và trong đời sống * Cần làm rõ: - Giải thích: + Hoa hồng- biểu tượng cho cái đẹp và những giá trị tinh thần của con người ( niềm vui, hạnh phúc) + Khi ta tặng hoa hồng cho ai đó cũng có nghĩa là ta mang đến cho họ niềm vui, hạnh phúc + Tay ta còn vương mãi mùi hương: niềm vui không mất đi, còn đọng mãi trong ta. -> Khi mang đến cho người khác niềm vui và những điều tốt đẹp thì tự bản thân ta cũng cảm thấy hạnh phúc. - Khẳng định sự đúng đắn của câu nói. + Thông thường chúng ta vẫn cho rằng muốn được hạnh phúc thì trước hết phải tạo cho bản thân niềm vui trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. Nhưng ngược lại khi làm cho người khác được vui thì mình cũng thấy hạnh phúc. Sự thật là khi ta mang lại niềm vui cho người khác thì niềm vui ta cảm nhận đã tự nhân đôi. + Dẫn chứng: Không nhất thiết phải tặng người khác những món quà đắt tiền hay phải bỏ ra quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại cho người khác niềm vui. Có rất nhiều cách khiến người khác vui: Một lời chào buổi sáng, một nụ cười thân thiện, một cử chỉ giúp đỡ người nghèo, nhường ghế xe buýt cho người già...hay một việc làm tình nguyện tại trại trẻ khuyết tật.. - Sự sẻ chia niềm vui và hạnh phúc với người khác chính là biểu hiện của một cách ứng xử văn hoá tốt đẹp của một tinh thần vì cộng đồng. - Liên hệ trong cuộc sống hôm nay, liên hệ bản thân. * HS cần đảm bảo các ý sau: 1.Giải thích câu nói : + Thế kỉ mới: đặt trong chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của tác giả Vũ Khoan, đây là nhóm từ chỉ thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học ,công nghệ, của sự hội nhập toàn cầu…. + Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng quá mức ( sùng), bác bỏ, tẩy chay, chê bai ( bài) .Yếu tố bên ngoài( ngoại). Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu “ ngoại” là các yếu tố nước ngoài. + Nội dung câu nói: khẳng định cả hai yếu tố ( sùng ngoại, bài ngoại) đều không thể chấp nhận được, vì nó cản trở sự phát triển của đất nước. Câu 2 (2 điểm): Người xưa nói : ''Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm , đừng thấy việc ác nhỏ mà làm'' Em có suy nghĩ gì về lời khuyên trên . - Học sinh giải thích, chứng minh và kết luận được: + Việc thiện là việc làm mang đến lợi ích chính đáng, mang lại niềm vui, tình cảm ấm áp cho mình và những người xung quanh, góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp. + Việc ác là những việc làm gây nên những mất mát tổn thương, những hậu quả tiêu cực...cho những người xung quanh. Làm việc ác có thể có lợi cho mình, nhưng lại có hại cho người khác... + ý nghĩa của câu nói: khẳng định một cách dứt khoát rằng: Chớ làm điều ác, nên làm việc thiện + Làm việc thiện lương tâm luôn thanh thản, thoải mái. Làm việc ác lương tâm luôn bị day dứt, lo sợ, ám ảnh... + Đây là một lời khuyên có ý nghĩa thiết thực với mỗi người. Bởi vì ta thường cứ hay vô tình với những điều tưởng như nhỏ nhoi xung quanh nhưng thực ra trong cuộc sống việc thiện hay ác không phụ thuộc vào mức độ lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của nó. Đã là việc ác thì dù lớn hay nhỏ vẫn là ác, vẫn bộc lộ sự ích kỷ, dã tâm của người thực hiện và việc thiện dù là việc nhỏ hay lớn thì nó cũng luôn biểu hiện tấm lòng, cái tâm thơm thảo của con người. + Nhắc nhở mọi người hãy cảnh giác với những suy nghĩ có tính chất nguỵ biện của chính mình. + Có thái độ dứt khoát trong hành động, thái độ chỉ làm việc thiện không làm việc ác dù là nhỏ nhất. - Học sinh giải thích, chứng minh và kết luận được: + Việc thiện là việc làm mang đến lợi ích chính đáng, mang lại niềm vui, tình cảm ấm áp cho mình và những người xung quanh, góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp. + Việc ác là những việc làm gây nên những mất mát tổn thương, những hậu quả tiêu cực...cho những người xung quanh. Làm việc ác có thể có lợi cho mình, nhưng lại có hại cho người khác... + ý nghĩa của câu nói: khẳng định một cách dứt khoát rằng: Chớ làm điều ác, nên làm việc thiện + Làm việc thiện lương tâm luôn thanh thản, thoải mái. Làm việc ác lương tâm luôn bị day dứt, lo sợ, ám ảnh... + Đây là một lời khuyên có ý nghĩa thiết thực với mỗi người. Bởi vì ta thường cứ hay vô tình với những điều tưởng như nhỏ nhoi xung quanh nhưng thực ra trong cuộc sống việc thiện hay ác không phụ thuộc vào mức độ lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của nó. Đã là việc ác thì dù lớn hay nhỏ vẫn là ác, vẫn bộc lộ sự ích kỷ, dã tâm của người thực hiện và việc thiện dù là việc nhỏ hay lớn thì nó cũng luôn biểu hiện tấm lòng, cái tâm thơm thảo của con người. + Nhắc nhở mọi người hãy cảnh giác với những suy nghĩ có tính chất nguỵ biện của chính mình. + Có thái độ dứt khoát trong hành động, thái độ chỉ làm việc thiện không làm việc ác dù là nhỏ nhất. Chứng minh bằng dẫn chứng thực tế: Việc làm ác của Trịnh Hâm , Bùi Kiệm …Những con người tốt bụng ông Ngư , ô Tiều … Liên hệ rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống về giá trị của việc thiện, có ý thức làm nhiều việc thiện, lên án những việc làm ác, có thái độ sống tích cực, biết quan tâm chia sẻ, cư xử độ lượng với những người xung quanh.... Câu 2: ( 3 điểm) “Tôi nghĩ bụng: đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi cũng thành đường thôi” 1. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả Lỗ Tấn và tác phẩm Cố hương - Hình ảnh con đường là hình ảnh biểu tượng mang tính triết lí và suy ngẫm sâu sắc của tác giả. 2. Thân bài: Cần làm rõ các ý: - Hình ảnh con đường theo nghĩa đen là con đường thực, con đường ra đi của gia đình và nhân vật tôi. - Theo nghĩa bóng là con đường tương lai của cả dân tộc, của thế hệ trẻ. Con đường đó kì thực không có nhưng người ta đi mãi cũng thành đường thôi. Nghĩa là để thành con đường ấy trước hết phải có niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai phía trước. Sau đó phải có nhiều người cùng đi, cùng kiên trì một hướng mới có thể hình thành một con đường mới. - Phải chăng Lỗ Tấn đang ngầm muốn nói đến những phong trào dân chủ tiến bộ không ngăn cách giữa người và người sẽ được thế hệ trẻ đi theo để cứu cả dân tộc. - Liên hệ thực tế cuộc sống về những tấm gương đã tạo nên những con đường thành công cho dân tộc ( Hồ Chí Minh…) 3. Kết bài: - Khẳng định lại ý nghĩa biểu tượng mang tính triết lí của hình ảnh con đường mà Lỗ Tấn đã đưa ra Câu 2( 3 điểm ) Bàn về đức hy sinh. 2. Thân bài - Giải thích sơ lược, nêu biểu hiện của đức hy sinh: là những suy nghĩ, hành động vì người khác, vì cộng đồng. Người có đức hy sinh không chỉ có tấm lòng nhân ái mà còn là người biết đặt quyền lợi của người khác, của cộng đồng lên trên quyền lợi của bản thân mình…(0,5 đ) - Khẳng định: đức hy sinh là tình cảm cao đẹp, là phẩm chất cao đẹp của con người. Người có đức hy sinh luôn được moi người yêu mến, trân trọng, có tác dụng cảm hóa cái xấu,Bắc nhịp cầu nhân ái xóa bỏ hận thù . (0,5 đ) - Liên hệ thực tế để thấy: (1 đ) / Có nhiều tấm gương giàu đức hy sinh, quên mình vì người khác, vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Bác Hồ chính là biểu tượng cao đẹp nhất của con người hy sinh quên mình vì nhân dân, vì dân tộc. / Tuy nhiên t
File đính kèm:
- Nghi luan nhieu bai tong hop hay.doc