Đề tài Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 5

doc18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 

Mục lục
 Trang PHẦN I : MỞ ĐẦU 
I. Lí do chọn đề tài 3
II. Phạm vi đề tài 4
III. Mục đích của đề tài 4

PHẦN II: NỘI DUNG
I. Nội dung nghiên cứu 5
II. Ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy 8
 PHẦN III: KẾT LUẬN 17


PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1. Cơ sở lí luận:
 Luật phổ cập giáo dục Tiểu học có ghi “Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
	Để tiến kịp thời đại, phục vụ kịp thời cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giáo dục Tiểu học đã và đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Bậc Tiểu học được coi là nền móng của hệ thống giáo dục quốc dân. Chất lượng giáo dục phổ thông tuỳ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở bậc Tiểu học. Vì thế, giáo dục Tiểu học phải chuẩn bị thật tốt về mọi mặt để học sinh tiếp tục học lên. Đồng thời, giáo dục Tiểu học có trách nhiệm xây dựng một nền dân trí tối thiểu cho cả dân tộc. Chương trình giáo dục Tiểu học phải xây dựng một cách khoa học để có thể hình thành cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi những cơ bản ban đầu được coi là hết sức quan trọng trong nhân cách con người Việt Nam hiện đại, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện tại cũng như trong tương lai.
	Có thể nói, mỗi tri thức, kĩ năng, năng lực học sinh được rèn luyện ở bậc Tiểu học sẽ định hình những phẩm chất, nhân cách cho học sinh những gì đã hình thành trong các em, sau này lớn lên khó mà thay đổi được. Vì vậy, nhà trường có nhiệm vụ rèn luyện, giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện. Để làm được điều đó, cần coi trọng tất cả các môn học và mỗi môn có một đặc trưng riêng, môn nào cũng có ý nghĩa, mục đích, yêu cầu riêng nhưng đều hỗ trợ, bổ sung cho nhau góp phần giáo dục con người phát triển một cách toàn diện. Để chiếm lĩnh được đỉnh cao của khoa học kĩ thuật càng cần phải có nhiều nhân tài giỏi về các môn khoa học tự nhiên và xã hội trong đó có môn Toán.
	2. Cơ sở thực tiễn:
	Toán học là một môn học chiếm thời gian đáng kể trong kế hoạch đào tạo của nhà trường. Không ai có thể phủ nhận khả năng ứng dụng rộng rãi các kiến thức toán học vào cuộc sống. Vì thế, việc dạy và học toán thế nào để thu hút mọi sự quan tâm của giáo viên, học sinh và của toàn xã hội. Vì vậy mà toán học đã thu hút được nhiều nhà khoa học, nhà sư phạm nghiên cứu cách dạy và cũng như mạch kiến thức toán học cho hiệu quả nhất để vừa đảm bảo tính phổ thông vừa đảm bảo được tính khoa học. Nhưng toán học cũng đòi hỏi ở mỗi học sinh sự huy động tất cả vốn kiến thức toán học vào hoạt động giải toán và hình thành các kĩ năng giải toán. Đòi hỏi học sinh phải có lối tư duy khoa học và có vốn kiến thức tổng hợp thực tế: Tiếng Việt, Tự nhiên- Xã hội… Mỗi bài toán được thể hiện qua các thuật toán và ẩn dưới các dạng toán mang tính hệ thống có quan hệ mật thiết với nhau.
	Trong thời gian giảng dạy ở lớp 5, tôi thấy việc học môn Toán là rất khó và đặc biệt là giải toán, bởi vì việc giải toán là sự vận dụng đỉnh cao các tri thức, kĩ năng về số và phép tính kết hợp với kiến thức cuộc sống. Dạy học giải toán nói riêng ở Tiểu học có một vị trí quan trọng trong dạy- học Toán. Để đạt được mục đích trên, tôi xin được nêu ra một vài kinh nghiệm “ Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 5” để các đồng nghiệp cùng tham khảo.
II. PHẠM VI ĐỀ TÀI:
	1. Phạm vi nghiên cứu:
	Đề tài này tôi đã và đang vận dụng ở Trường Tiểu học C Mỹ Đức, được áp dụng trực tiếp ở lớp 5C mà tôi được phân công chủ nhiệm.
	2. Đối tượng nghiên cứu:
	Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy học sinh thường quen tư duy thuận, khi gặp bài toán tư duy chiều ngược thì các em gặp khó khăn. Để giải quyết khó khăn này, tôi đã chọn học sinh lớp 5 để áp dụng.
III.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
- Giúp giáo viên có kế hoạch đầu tư, bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê học 
toán, từ đó, các em có lòng kiên trì, say mê tìm tòi sáng tạo, rèn tính kiên nhẫn, góp phần nâng cao hiệu quả đến các môn học khác.
 - Nghiên cứu nhận thức đúng quy luật của tư duy, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn, để hình thành cho học sinh kĩ năng giải toán. 
- Nghiên cứu phương pháp dạy cho học sinh giải những bài toán nâng cao mà không nhầm lẫn với các dạng toán khác.
- Thông qua quá trình tìm hiểu đề để sáng tao ra những biện pháp tích cực, khắc phục những tồn tại trong việc dạy và học toán.

PHẦN II: NỘI DUNG
I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Cơ sở lí luận khoa học: 
So với các môn học khác, Toán là môn học công cụ bởi vì cùng với phương pháp làm việc khoa học của toán học, cộng với thực tiễn cao độ và tính phổ dụng, các tri thức và kĩ năng toán học trở thành công cụ để học tập các môn học khác. Không những thế mà toán học còn là công cụ của các khoa học khác, là công cụ của các hoạt động trong đời sống. Vì lẽ đó, nó trở thành một thành phần không thể thiếu của nền văn hoá phổ thông. Một điều đặc biệt có ý nghĩa đối với đời sống con người là toán học góp phần to lớn trong việc tạo nhân cách con người. Thông qua quá trình học, người học sẽ được rèn các phẩm chất trí tuệ chung: phân tích, tổng hợp, đánh giá,…Các đức tính cần cù, sáng tạo, độc lập suy nghĩ là đức tính được rèn qua học tập môn Toán.
Toán học là khoa học suy diễn, trừu tượng. Nhưng môn Toán ở Tiểu học lại có tính trực quan, cụ thể bởi vì mục tiêu của nó là hình thành những biểu tượng toán học ban đầu và kĩ năng tính toán cho học sinh, tạo cơ sở để phát triển tư duy và phương pháp toán học cho các em sau này.
Môn Toán ở Tiểu học chỉ dạy những gì có trong cuộc sống là vốn sống của các em, dạy toán ở Tiểu học là hoàn thiện tiếp những gì vốn đã có trong học sinh, cho học sinh làm và ghi lại một cách chính thức bằng ngôn ngữ và kí hiệu toán học. Mỗi tiết học là dịp để học sinh vận dụng kinh nghiệm của mình hình thành những kiến thức mới, những kĩ năng mới. Chỉ khi nào giáo viên huy động nhiều nhất, hợp lí nhất kinh nghiệm của học sinh thì khi ấy dạy học mới có hiệu quả. Giáo viên cần cố gắng làm rõ nguồn gốc thực tế của kiến thức hoặc những hình ảnh thực tế của kiến thức khi dạy học toán.
Ở học sinh lớp 5, kiến thức toán đối với các em không còn mới lạ, khả năng nhận thức của các em đã được hình thành và phát triển hơn các lớp trước, tư duy đã bắt đầu có chiều hướng bền vững và đang ở giai đoạn phát triển. Vốn sống, vốn hiểu biết thực tế bước đầu có những tiến triển nhất định. Tuy nhiên trình độ nhận thức của các em không đồng đều, yêu cầu đặt ra khi giải các bài toán có yêu cầu cao hơn những lớp trước, các em phải đọc nhiều, viết nhiều, bài làm phải chính xác với phép tính, với các yêu cầu của đề bài đưa ra nên thường vướng mắc về trình bày bài giải: sai sót do viết không đúng chính tả, viết thiếu hoặc thừa. Một sai sót đáng kể khác là các em thường không chú ý phân tích theo các điều kiện của bài toán nên đã lựa chọn sai phép tính.
Với những lí do đó, trong học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng, việc học toán và giải toán là rất quan trọng và cần thiết. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải bài toán một cách vững vàng, hiểu sâu bản chất của vấn đề cần tìm, mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận toán lôgic thông qua cách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo. Từ đó giúp các em hứng thú, say mê học toán.
2. Đối tượng phục vụ:
Học toán là rèn luyện cho học sinh đức tính cẩn thận và chính xác cao. Qua học toán, phát triển cho các em năng lực phân tích tổng hợp, khái quát hoá, cụ thể hoá; bước đầu hình thành và phát triển tư duy sáng tạo, phát triển trí tưởng tượng không gian. Bởi vậy, tôi chọn đối tượng phục vụ cho quy trình nghiên cứu xây dựng đề tài là học sinh lớp 5C, Trường Tiểu học “C” Mỹ Đức, năm học 2012- 2013
3. Nội dung, phương pháp nghiên cứu:
a) Nội dung:
- Xuất phát từ đặc điểm tâm lí lứa tuổi và khả năng nhận thức của học sinh Tiểu học: tuổi các em còn nhỏ, tính tích cực chưa cao, ham hiểu biết, tư duy lôgic vấn đề có tính chất trừu tượng hoá thì còn hạn chế, các em tư duy phải dựa vào trực quan là chính.
- Xuất phát từ quy luật nhận thức đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ những vấn đề cụ thể đến khái quát, tổng quát hoá từ cái riêng đến cái chung và ngược lại.
- Xuất phát từ đặc trưng môn Toán ở tiểu học, đòi hỏi các em phải có óc sáng tạo, sự chính xác cao.
Từ những vấn đề nêu trên, muốn đạt được yêu cầu, người thầy phải có phương pháp giải toán hết sức khoa học, ngắn gọn, dễ hiểu thì sẽ đạt được kết quả cao nhất. Tìm hiểu nội dung kiến thức môn Toán Tiểu học, tôi thấy chủ yếu tập trung vào ba nội dung cơ bản: Hình thành khái niệm; kĩ thuật tính; giải toán.
b) Phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu tài liệu, giáo trình, các văn bản của Bộ Giáo dục- Đào tạo về việc đổi mới phương pháp dạy học, các tài liệu tham khảo khác có liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp phân tích số liệu.
+ Phương pháp thống kê xử lí,… 
4. Kết quả:
Kết quả khảo sát đầu năm của lớp tôi như sau:
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
31
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ

4
12,9
10
32,2
12
38,8
5
16,1

 5. Giải pháp mới:
- Củng cố vững chắc và hướng dẫn học sinh đào sâu kiến thức đã học thông qua những gợi ý hay, câu hỏi hướng dẫn đi sâu vào trọng tâm bài học thông qua yêu cầu học sinh tự tìm các ví dụ minh hoạ, các ví dụ cụ thể hoá các tính chất chung, đặc biệt thông qua vận dụng và thực hành, kiểm tra kiến thức đã tiếp thu, các bài tập đã làm.
- Ra thêm một số bài tập nâng cao hơn trình độ chung, đòi hỏi việc vận dụng cao khái niệm đã học hoặc vận dụng những phương pháp giải một cách linh hoạt, sáng tạo hơn hoặc phương pháp tổng hợp.
- Yêu cầu giải bài toán bằng nhiều cách: phân tích, so sánh, tìm ra cách giải hay nhất, hợp lý nhất.
- Tổ chức một số buổi thi đố toán học, câu lạc bộ học sinh yêu toán,… giúp các em hứng thú, say mê, bạo dạn và tự tin vào chính bản thân mình.
- Bồi dưỡng cho các em phượng pháp tự học toán ở gia đình trên cơ sở Sách Giáo Khoa, sách bài tập và các tài liệu có những mục giải toán như báo Nhi đồng, báo Khăn quàng đỏ, giải toán vui,…
- Kết hợp việc bồi dưỡng khả năng toán học với việc học tốt môn Tiếng Việt để phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ.
II. ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN GIẢNG DẠY:
1. Cải tiến phương pháp dạy học:
a) Dạy học hình thành khái niệm:
 Các khái niệm toán ở Tiểu học chủ yếu hình thành dưới dạng biểu tượng nhờ hình vẽ hoặc dụng cụ trực quan, các hình ảnh thực tế. Các khái niệm: số tự nhiên, các phép tính, các hình học, các đại lượng… không được trình bày đầy đủ như trong lí thuyết toán mà được giới thiệu thông qua đối tượng, những ví dụ cụ thể. Các khái niệm được giới thiệu làm cơ sở, phương tiện để dạy tính toán và rèn kĩ năng cho học sinh. Khi dạy các khái niệm, giáo viên chỉ cần mô tả chân thực để học sinh có biểu tượng đúng về khái niệm, không nên sa vào trình bày khái niệm quá tỉ mỉ, quá chặt chẽ làm các em khó hiểu. Phải có vật thật hoặc vật thay thế để giới thiệu và xây dựng biểu tượng cho học sinh. Ví dụ khi dạy đơn vị đo thể tích (m3, dm3, cm3)




 m3 






 
dm3


 cm3


Giáo viên cho các em quan sát mô hình bằng bìa thật đúng kích thước, kết hợp bộ thiết bị dạy toán 5 đã có để các em có biểu tượng rõ: m3 rất lớn, dm3 nhỏ, cm3 nhỏ hơn. Không nên nói chung chung như : 1m3 = 1 000dm3; 1m3 = 1 000 000cm3
b) Dạy kĩ thuật tính: 
 Tôi phân loại học sinh theo từng trình độ để có phương pháp dạy thích hợp.
 * Đối tượng trung bình , yếu:
Để làm tính, các em phải hiểu đúng các phép tính và nắm vững các kiến thức cơ bản. Mỗi phép tính, mỗi dãy tính có những quy tắc phải tuân theo một cách nghiêm ngặt không cần giải thích nhiều. Giáo viên cần có những ví dụ cụ thể để minh hoạ khắc sâu kiến thức cho các em.
 Ví dụ: 300 + 150 x 20 = ?
 - Giải đúng: 300 + 150 x 20 = 300 + 3 000 = 3 300
 - Giải sai: 300 + 150 x 20 = 450 x 20 = 9 000.
Qua bài toán, giáo viên củng cố cho các em thứ tự thực hiện các phép tính trong một một biểu thức: Nhân , chia trước; cộng, trừ sau; từ trái sang phải; thực hiện tính trong ngoặc đơn trước (nếu có ngoặc đơn).
Phải lựa chọn hệ thống bài tập phong phú để học sinh có điều kiện rèn luyện kĩ năng nhằm mục đích tính đúng, tính nhanh theo cách thuận tiện nhất.
 Bên cạnh việc rèn luyện năng lực sử dụng các quy tắc giải các bài tập, một nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó là giúp các em phát huy trí tuệ để nhìn ra mối quan hệ giữa các đại lượng tham gia vào bài toán cũng như mối quan hệ giữa các thành phần trong một phép tính.
 * Đối tượng khá, giỏi: 
 Theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước xoá bỏ trường chuyên lớp chọn thì trong một lớp học sinh có rất nhiều trình độ khác nhau nên việc bồi dưỡng học sinh giỏi là phải lồng ghép ngay tại lớp và chỉ có bồi dưỡng thêm một số buổi vào các ngày nghỉ. Việc phát huy trí tuệ cho học sinh thông qua từng bài, từng chương để khắc sâu kiến thức cho các em sao cho phù hợp với lí thuyết các em vừa học là rất quan trọng. Khi dạy về chương phân số ở lớp 5, trong giờ luyện tập “ cộng, trừ hai phân số khác mẫu”, tôi cho học sinh khá giỏi làm bài tập sau:
 Tính tổng sau bằng hai cách: 
 - Giáo viên hướng dẫn:
 + Tổng trên có mấy số hạng ? ( 5 số hạng)
 + Các phân số đều khác mẫu, em có nhận xét gì về các mẫu đó ? (học sinh dựa vào phần chú ý ví dụ 2 khi cộng các phân số khác mẫu)
 @ Cách 1: Học sinh đều làm được vì biết dựa vào phần chú ý như sau:
 = 
 Giáo viên kết luận cách thứ nhất các em đều làm đúng, còn cách thứ hai thì các em chưa xác định được. Sau đó, hướng dẫn học sinh thấy được mối quan hệ của hai số hạng liền nhau: “Số hạng liền sau bằng bao nhiêu phần số hạng liền trước nó?” và hướng dẫn các em tách các phân số thành một hiệu sao cho chúng triệt tiêu lẫn nhau. Từ đó các em lập thành biểu thức mới có giá trị bằng biểu thức đã cho:
 @ Cách 2: =
 = 1 - 
 Dựa vào bài tập đã được phân tích và hướng dẫn, giáo viên cho các em lấy ví dụ về cộng các phân số có quy luật như trên, nhờ vậy mà các em lấy được rất nhiều ví dụ khác nhau:
 * 
 * 
 * 
 Và học sinh cũng giải được bằng hai cách khác nhau đều đúng. Sau đó, tôi đưa ra một biểu thức khác để học sinh tính:
 
Giáo viên gợi ý: “Tổng trên có bao nhiêu số hạng?”, “ Em có tính được tổng trên không?” , “ Có tính tổng trên bằng cách 1 được không? (không), “Vì sao?”, “Tổng trên được tính theo cách nào?” (cách 2). Cho các em tiến hành làm bài rồi chữa bài. Các em đều làm tốt.
Ở lớp 5, các bài toán có lời văn trong chương trình sách Giáo Khoa rất ít, do vậy tôi cho các em làm thêm một số bài toán theo cách tóm tắt. Ví dụ:
 Giờ đầu: bể Hỏi: a) Sau 2 giờ, vòi chảy được mấy phần bể?
 Giờ thứ hai: bể b) Nếu dùng hết số nước đó thì số nước 
 còn lại được mấy phần bể ?
Sau khi gợi ý, tôi cho học sinh làm bài, các em đều giải như sau:
 a) Phân số chỉ lượng nước chảy được trong 2 giờ là:
 (bể)
 b) Sau khi dùng hết số nước đó, phân số chỉ lượng nước còn lại là:
 (bể)
Như vậy khi làm phần b của bài toán, các em không biết đưa về kiến thức lớp 4 đã học, đó là: “Tìm giá trị phân số của một số.”. Sau đó tối gợi ý một số ví dụ mà số đó là số tự nhiên thì các em đều làm được.
 Ví dụ: của 72 . Các em đều xác định: 
 Hay: của 40 là: 
Cho học sinh rút ra kết luận về tìm giá trị phân số của một số: “Ta lấy số đó nhân với phân số.” Từ đó, tôi gợi ý các em tìm giá trị phân số của một số mà số đó là phân số, như của , các em vận dụng và làm bài tốt: . Cho các em tự lấy thêm một số ví dụ khác rồi giải. Sau đó, giáo viên hướng dẫn cho các em vận dụng làm phần b của bài tập:
- Muốn xem số nước sau khi dùng còn lại mấy phần của bể, trước hết ta phải tìm gì ? (tìm lượng nước đó)
- Tìm được số nước đã dùng, các em có tìm được số nước còn lại bằng mấy phần bể không?. Các em đều làm được:
+ Phân số chỉ lượng nước đã dùng là: (bể)
+ Phân số chỉ lượng nước còn lại là: (bể)
Tôi nhận thấy học sinh vận dụng kiến thức một cách linh hoạt và hiểu bài một cách dễ dàng.
c) Dạy giải các bài toán:
Đối với các bài toán ở lớp 5, chủ yếu là các bài toán hợp, giải bài toán cũng có nghĩa là giải quyết các bài toán đơn. Mặt khác các dạng toán đều đã được học ở các lớp trước, bao gồm hai nhóm chính như sau:
- Nhóm 1: Các bài toán hợp mà quá trình giải không theo một phương pháp thống nhất cho các bài toán.
- Nhóm 2: Các bài toán điển hình, các bài toán mà trong quá trình giải có phương pháp riêng cho từng dạng. Trong chương trình toán 5 có những dạng toán điển hình sau:
+ Tìm thành phần trong phép tính.
+ Tìm số trung bình cộng.
+ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
+ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
+ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó.
+ Bài toán có liên quan đến tỉ lệ (Khi giải dùng phương pháp rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số)
Khả năng giải toán là thước đo năng lực toán học của học sinh, giáo viên phải phân loại các bài toán và hệ thống hoá các phương pháp giải đối với mỗi loại. Với mỗi bài toán mẫu, giáo viên hướng dẫn, gợi ý tỉ mỉ, chi tiết để học sinh nắm vững, trên cơ sở đó mở rộng và sáng tạo thêm. Giáo viên có thể hướng dẫn các bước giải như sau:
* Đọc kĩ đề bài, xác định các yếu tố của bài toán.
* Biểu diễn bằng sơ đồ các yếu tố (sơ đồ đoạn thẳng, sơ đồ ven, sơ đồ khối,…)
* Thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố qua biểu thức số.
* Tính giá trị biểu thức.
* Kiểm tra lại và trả lời.
Ví dụ 1: Tìm x: 83 – x = 45
Hướng dẫn các em thực hiện theo các bước:
a. Phép tính trong biểu thức là phép tính gì ? (tính trừ)
b. Số chưa biết x là thành phần gì trong phép tính ? ( số trừ)
c. Tìm thành phần đó như thế nào ? (Lấy số bị trừ, trừ đi hiệu)
d. Thực hiện tính kết quả ? 83 – x = 45
 x = 83 – 45
 x = 38
Ví dụ 2: Thùng to có 21 lít nước mắm, thùng bé có 15 lít nước mắm. Nước mắm được chứa vào các chai như nhau, mỗi chai có 0,75 lít. Hỏi có tất cả bao nhiêu chai nước mắm ?
Giáo viên gợi ý:
- Phân tích nội dung bài toán: Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? 
- Tóm tắt bài toán: Theo câu trả lời của học sinh, hướng dẫn các em tóm tắt:
+ Thùng to : 21 lít
+ Thùng bé: 15 lít
+ Có ? chai nước mắm .
- Thiết lập trình tự giải: Gợi ý: “Muốn biết có bao nhiêu chai nước mắm, ta làm thế nào ?” (Trước hết ta phải tìm tống số nước mắm ở cả hai thùng, sau đó mới tìm được số chai nước mắm)
- Tìm phép tính và thực hiện phép tính: Các em tự tìm lời giải và trình bày bài giải:
Giải
Tổng số nước mắm ở cả hai thùng:
21 + 15 = 36 (lít)
Số chai đựng hết 36 lít nước mắm là:
36 : 0,75 = 48 (chai)
 Đáp số : 48 chai.
 
2. Cải tiến một số hình thức dạy học:
Trong quá trình dạy học một đơn vị kiến thức, có thể tổ chức hoạt động dạy học cho cả lớp hoặc dạy theo nhóm; dạy học cá thể hoá từng học sinh,…Việc chọn loại hình tổ chức dạy học nào cho phù hợp phải căn cứ vào nội dung kiến thức, trình độ học sinh, điều kiện dạy học hiện có…
Nói cách khác, chỉ có người giáo viên mới đưa ra cách lựa chọn phù hợp nhất. Song, để góp phần rèn luyện tinh thần tự chủ của học sinh, tạo ra cơ hội để học sinh hoà nhập cộng đồng, tạo điều kiện để học sinh phát huy hết khả năng độc lập suy nghĩ theo hướng phân hoá trong dạy học. Tôi mạnh dạn đưa ra một số hình thức dạy học sau :
a- Dạy học theo nhóm:
Chỉ nên dạy theo hình thức nhóm cộng tác, nhóm chia sẻ, không nên dạy hình thức nhóm công nhận.
Quy trình tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm:
- Bước 1: Hình thành các nhóm: Theo cách chia nhóm như là: nhóm theo tổ, theo bàn, theo số, theo sở thích, theo trình độ để giáo viên dễ uốn nắn và bổ sung lỗ hổng kiến thức cho học sinh, …
- Bước 2: Cử nhóm trưởng: Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng do giáo viên cử, hoặc do tổ tự bầu cử.
- Bước 3: Giao và nhận nhiệm vụ: Giáo viên giao việc cho các nhóm và nhóm trưởng cần nói rõ yêu cầu về nội dung công việc và thời gian thực hiện.
- Bước 4: Các nhóm làm việc: Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động, mỗi thành viên trong nhóm đều phải hoạt động không được ỷ lại vào nhóm trưởng và các thành viên khác trong nhóm, cần suy nghĩ độc lập trước khi trao đổi giúp đỡ nhau. Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm trưởng và giải quyết thắc mắc của các nhóm nếu có.
- Bước 5: Các nhóm trình bày: Cử một hoặc vài đại diện (không nhất thiết phải là nhóm trưởng) trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước tập thể, cả lớp tìm hiểu công việc của nhóm khác.
- Bước 6: Các nhóm trình bày xong, cuối cùng tổng hợp và kết luận.
Giáo viên tổng hợp ý kiến các nhóm và kết luận nhằm xác định sự đúng, sai và động viên khuyến khích học sinh.
Việc dạy học theo nhóm cũng có nhiều thế mạnh song nếu tổ chức không tốt thì cũng dẫn đến chất lượng và hiệu quả thấp. Ví dụ: Nếu để nhóm đông quá thì giáo viên khó có thể kiểm soát được hoạt động học tập của tất cả các nhóm. Nếu lạm dụng chia nhóm vào những lúc không cần thiết, thì mất thời gian vô ích, nếu tổ chức hoạt động theo nhóm để rồi học sinh chỉ biết phần việc của nhóm mình được giao thì cuối tiết học kiến thức trở nên thành một mảnh chấp vá trong đầu học sinh. Vì thế, ngoài hình thức dạy học nói trên còn có thể sử dụng hình thức dạy học khác.
b- Dạy học cá thể hoá hoạt động học của học sinh
Hình thức này có ưu điểm là phát huy tính độc lập suy nghĩ của từng học sinh trong quá trình dạy học:
Quy trình dạy học cá thể hoá hoạt động học của từng học sinh thường được điều hành qu

File đính kèm:

  • docCau chuyen ve co giao day van chay giao vien day gioi Yen Binh Yen bai.doc
Đề thi liên quan