Đề tài Giải pháp cho phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ môn sinh học lớp 6 trường trung học cơ sở Lê Lợi
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp cho phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ môn sinh học lớp 6 trường trung học cơ sở Lê Lợi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC GÒ DẦU TRƯỜNG THCS LÊ LỢI & GIẢI PHÁP KHOA HỌC ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP CHO PHƯƠNG PHÁP HỢP TÁC TRONG NHÓM NHỎ MÔN SINH HỌC LỚP 6 TRƯỜNG THCS LÊ LỢI & NGƯỜI THỰC HIỆN : ĐÀO QUỐC THỊNH NĂM HỌC : 2006 - 2007 A. PHẦN MỞ ĐẦU: I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức được ý nghĩa của việc dạy học. Dieterwerg đã viết: “ Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lý”. Hay ông bà ta có câu” Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh với sự bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bảo, thì việc dạy học được quan tâm ngay từ bậc tiểu học và càng lên cao thì càng coi trọng hơn. Nói đến dạy học thì việc đổi mới phương pháp dạy học được ngành giáo dục quan tâm, để phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh. Trong đó phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ rất quan trọng, việc áp dụng phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ trong giảng dạy cho các môn học nói chung và môn Sinh học nói riêng nhằm đạt kết quả cao trong hoạt động dạy học vì phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ và băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều mình đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì? Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Thành công của lớp học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên vì vậy phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ còn gọi là phương pháp huy động mọi người cùng tham gia. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị Quyết Trung ương 4 khóa VII(1-1993), Nghị Quyết Trung ương 2 khóa VIII(12-1996), được thể chế hóa trong luật giáo dục(12-1998). Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi ”phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động của học sinh, phù hợp của đặc điểm của từng lớp học môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh” Nghiên cứu và áp dụng phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ của môn Sinh học trường THCS Lê Lợi là vấn đề mà tôi rất quan tâm và có ý nghĩa rất lớn đối với tôi và kinh nghiệm của tôi sau này và hướng tới áp dụng cho các môn khác, là bài tham khảo cho các đồng nghiệp. Chính vì những lý do nêu trên nên tôi quyết định chọn đề tài” Giải pháp cho phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ môn Sinh học lớp 6 trường THCS Lê Lợi” II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Học sinh lớp 6 trường THCS Lê Lợi - Giáo viên là chủ thể; học sinh là khách thể. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Do thời gian có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu ở lớp 6A2, 6A4. - Thông qua chương trình Sinh học 6, tôi chỉ nghiên cứu một số tiết 23, 29. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp đọc tài liệu: Nghiên cứu tài liêu trên nhiều phương tiện: tìm hiểu trên mạng truyền thông, sách, tài liệu chuyên đề… để phục vụ tốt cho việc viết tài liệu. Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát qua các tiết dự giờ, trong giờ dạy quan tâm hơn đến các nhóm. Phương pháp trò chuyện: Tiến hành trò chuyện với ban giám hiệu, giáo viên, học sinh tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ. 4. Phương pháp điều tra: Điều ra giáo án của giáo viên: Khi xem qua giáo án của giáo viên bộ môn Sinh học thì tôi thấy giáo viênư3 dụng phương pháp hỏi đáp, giảng giải… ít sử dụng phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ. V. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: Hiện nay việc sử dụng “phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ “ trong giảng dạy Sinh học đã được đưa vào trường THCS, nhìn chung giáo viên ở trường THCS vận dụng nó nhưng chưa phát huy hết tính tích cực của nó vì: - Đời sống của giáo viên còn nhiều khó khăn chưa tập trung thường xuyên đổi mới phưng pháp dạy học. - Nhiều giáo viên còn lúng túng vì thiếu những mẫu vật cụ thể về phương pháp dạy học mới. - Việc kiểm tra đánh giá học sinh vẫn còn theo lối cũ chưa khuyến khích cách học sinh thông minh sáng tạo. - Giáo viên và học sinh cho là môn học phụ nên chưa vào việc dạy và học. - Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ còn quá mới với học sinh nên các em còn lúng túng. B. NỘI DUNG: I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG NHÓM NHỎ LÀ GÌ?: A.T.Francisco(1993) cho rằng” Học tập nhóm là phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau học tập” Là lớp học được chia thành những nhóm từ 4-6 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề có chủ định, ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi trong từng phần cuả tiết học, các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc những nhiệm vụ khác nhau. Nhóm tự bầu ra nhóm trưởng nếu cần. Trong nhóm nhỏ phân công mỗi thành viên hoàn thành viên hoàn thành một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên làm việc tích cực, không ỷ lại vaò một vài người có hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung cuả cả lớp. Đến khâu trình bày kết quả làm việc cuả nhóm trước toàn lớp, nhóm cuả thể cử ra một đại diện hoặc có thể phân công mỗi thành viên trong nhóm trình bày một phần nếu nhiệm vụ học tập khá phức tạp. Vai trò của nhóm trưởng: - Nhóm trưởng phải là người chuẩn bị nội dung: Phải xác định đúng mục tiêu của phần thảo luận nhóm, hướng dẫn các thành viên nhóm chuẩn bị tài liệu và cung cấp tài liệu cho từng nhóm viên, phân công nhiệm vụ cho từng người và bố trí chỗ ngồi các nhóm viên cho hợp lý để các nhóm viên trình bày nội dung của mình. - Nhóm trưởng phải là người khởi động buổi thảo luận nhóm bằng cách tạo ra một bầu không khí vào đề một cách sôi động, chân tình và thật sự thoải mái. - Trong buổi thảo luận: Người nhóm trưởng phải điều động được tất cả các nhóm viên tham gia tích cực vào buổi thảo luận, người nhóm trưởng phải biết lắng nghe, khuyến khích các người rụt rè, nhăn chặn những người nói nhiều, theo dõi và quan sát phản ứng của từng ngườiđể điều chỉnh buổi thảo luận. Khai thác nội dung bằng cách đặt câu hỏi kích thích tư duy từng người. Phát hiện những mâu thuẫn trong cách trình bày của mỗi thành viên, tổng kết lại ý kiến của nhóm ở cuối buổi thảo luận - Nói chung nhóm trưởng là ngươì quan trọng, để lựa chọn một Học sinh làm nhóm trưởng thì người dạy phải biết quan sát thái độ và cách làm việc của từng Học sinh để lựa chọn. Như vậy, nhóm trưởng là người đạo diễn, là MC và là nhạc trưởng của buổi thảo luận nhóm,…họ phải thể hiện tốt vai trò của mình để kích thích các nhóm viên hoạt động nhưng không phải nhóm trưởng là người quyết định thành công cho viện thảo luận của nhóm. 2. CẤU TẠO MỘT TIẾT HỌC HOẶC MỘT BUỔI LÀM VIỆC THEO NHÓM: a. Làm việc chung cả lớp: - Nêu vấn đề xác định nhiệm vụ nhận thức. - Tổ chức các nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm. b. Làm việc theo nhóm: - Trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm. - Phân công trong nhóm từng cá nhân làm việc rồi trao đổi. - Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc của nhóm. c. Thảo luận tổng kết trước toàn lớp: - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. - Thảo luận chung cả lớp - Giáo viên thảo luận tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo. Trích dẫn một số tác giả đã nghiên cứu: Như bản thân tiêu đề của phương pháp đã ngụ ý thực chất của phương pháp này là để học sinh bàn bạc, trao đổi trong nhĩm nhỏ. Thảo luận nhĩm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em cĩ thể chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề cĩ liên quan đến bài học. Câu hỏi mà các em bàn bạc cĩ thể là kiểu câu hỏi đĩng hoặc câu hỏi mở. Các nghiên cứu về phương pháp thảo luận nhĩm đã chứng minh rằng nhờ việc thảo luận trong nhĩm nhỏ mà: - Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, là tăng tính khách quan khoa học. - Kiến thực trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhĩm; - Nội dung thảo luận của các nhĩm cĩ thể giống hoặc khác nhau. - Cần quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày kết quả thảo luận cho các nhĩm. - Sẽ thuận lợi hơn nếu mỗi nhĩm chọn một trong những thành viên trong nhĩm làm trưởng nhĩm. Nhĩm trưởng điều khiển dịng thảo luận của nhĩm, gọi tên các thành viên lên phát biểu, chuyển sang câu hỏi khác khi thích hợp đảm bảo rằng mỗi người- bao gồm cả những cá nhân hay xấu hổ hoặc ngại phát biểu cĩ cơ hội để đĩng gĩp. Đồng thời ở nhiều trường hợp nhưng khơng phải là tất cả - trong nhĩm cịn cĩ ghi biên bản, sẽ ghi lại những điểm chính của cuộc thảo luận để trình bày trước cả lớp. Học sinh cần được luân phiên nhau làm ( nhĩm trưởng ) và ( thư ký ) và luân phiên nhau đại diện cho nhĩm trình bày kết quả thảo luận. - Kết quả thảo luận cĩ thể trình bày dưới nhiều hình thức: bằng lời, đĩng thay, viết hoặc vẽ trên giấy to,…; cĩ thể do một người thay mặt nhĩm trình bày, cĩ thể nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau,… - Trong suốt buổi thảo luận nhĩm nhỏ, GV cần đi vịng quanh các nhĩm và lắng nghe ý kiến học sinh. Thỉnh thoảng cũng rất hữu ít nếu GV xen lời bình luận vào giữa cuộc thảo luận của một nhĩm. II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: - Trong các phương pháp hiện nay có phương pháp dạy học trong nhóm nhỏ là một trong những phương pháp dạy học tích cực cần được sữ dụng rộng rãi trong giảng dạy môn Sinh học ở trường THCS. Thực hiện dạy học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ những phương pháp truyền thống. Trong hệ thống các phương pháp quen thuộc cũng có nhiều phương pháp tích cực. - Muốn thực hiện dạy và học tích cực thì cần phát triển các phương pháp thực hành, các phương pháp trực quan theo kiểu tìm tòi từng phần hoặc nghiên cứu phát hiện nhất là giảng dạy môn Sinh học trong trương THCS, chúng ta phải sữ dụng phương pháp nào mà học sinh có thể nắm được kiến thức trọng tâm của bài. Do đó giáo viên cần tổ chức “ Hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, góp phần đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. - Làm sao để tổ chức được một giờ dạy tốt khi được yêu cầu giảng dạy một nhóm nhỏ các học sinh. Việc giảng dạy này kéo dài trong nhiều buổi học nên người dạy sẽ có cơ hội thiết lập và phát triển một không khí học tập năng động và hữu ích cho nhóm. Việc dạy cho nhóm nhỏ là một kinh nghiệm vô cùng quý giá cho người giáo viên. Để thành công cho việc giảng dạy theo nhóm nhỏ, người giáo viên cần chuẩn bị chu đáo và có kĩ năng quản ký nhóm. Người giáo viên không nên cho rằng việc thảo luận nhóm tất yếu sẽ xảy ra và dù điều này có diễn ra đi nữa thì nó thường mất trật tự, vô bổ và không đúng yêu cầu kĩ thuật. - Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là giúp các thành viên trong nhóm nói lên những băn khoăn của bản thân và cùng nhau xây dựng cái mới. Bằng cách nói ra những điều mình suy nghĩ, mỗi thành viên có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chhủ đề đã nêu ra. III/ NỘI DUNG VẤN ĐỀ: 1. Vấn đề đặt ra: Khi nghiên cứu đề tài này tôi xác định mục tiêu nghiên cứu bằng những câu hỏi sau: - Học sinh trong lớp có đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ hay không? - Cách phân chia nhóm như thế nào? - Tranh vẽ, vỡ bài tập cách ghi nhận kết quả? - Có các hình thức hoạt động nhóm nào? - Học sinh nào có khả năng điều khiển và khơi gợi tinh thần của tổ? - Những học sinh nào thường xuyên nói chuyên nhiều trong lớp học? - Khả năng bàn luận của mỗi tổ như thế nào? 2. Giải pháp chứng minh cho vấn đề được giải quyết: - Điều tra từng lớp hỏi ý kiến của lớp trưởng - Phân chia nhóm: Tuỳ theo mục tiêu của vấn đề học tập mà có thể chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, tuỳ mục đích yêu cầu của từng tiết học, được duy trì trong cả tiết học hay được giao những nhiệm vụ khác nhau. Nhóm trưởng có thể phân công từng công việc, mỗi thành viên đều được hoạt động tích cực, không thể ỷ lại vào một thành viên năng động, nổi trội của nhóm - Học sinh không có vỡ bài tập in sẵn, dùng vỡ học thay thế, sau mỗi tiết học giáo viên nên dặn dò phần việc ở nhà của HS, để tiết học sau được chu đáo. -Giáo viên nên sữ dụng bảng phụ để ghi nội dung câu hỏi thảo luận, phần trả lời thảo luận. -Nên chia nhóm mỗi lớp khoản 5-6 nhóm - Giáo viên thường xuyên kiểm tra các hoạt động của nhóm - Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên chọn nội dung trọng tâm để tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ, các nội dung còn lại có thể thảo luận toàn lớp hoặc sử dụng phương pháp nêu vấn đề, trực quan, kết hợp nhiều phương pháp là tốt nhất. -Khi các nhóm thảo luận, mỗi học sinh đều tự ghi kết quả vào vỡ bài tập. - Sau khi học sinh thảo luận giáo viên mời đại diện của một hoặc hai nhóm phát biểu kết quả của nhóm hoặc cho học sinh treo bảng phụ của mình lên bảng giáo viên nhận xét đánh giá ý kiến của các nhóm. 3. Các hình thức hoạt động nhóm: a. Điền những nội dung thích hợp vào bảng cho sẵn: - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm theo những yêu cầu của bảng đã cho sẵn các nội dung. - Giáo viên quy định thời gian thảo luận của nhóm cụ thể là bao nhiêu? - Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm theo những nội dung trên, một hoặc hai nhóm( nhóm trưởng hoặc đại diện báo cáo), các nhóm còn lại nhận xét bổ sung. - Giáo viên nhận xét hoàn chỉnh kết quả b. Thảo luận câu hỏi sách giáo khoa: - Giáo viên ghi nội dung câu hỏi lên bảng phụ cho học sinh thảo luận. - Quy định thời gian, học sinh thảo luận nhóm. - Sau khi HS thảo luận giáo viên yêu cầu các nhóm treo bảng phụ kết quả của mình và nhận xét bổ sung. c. Quan sát tranh vẽ: - Giáo viên cho HS quan sát tranh vẽ, hướng dẫn cách quan sát như thế nào khi nhìn vào đó học sinh có thể thảo luận và tìm ra kiến thức cần tìm. d. Quan sát tranh vẽ thảo luận nhóm chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ, chú ý vị trí, màu sắc tên gọi của từng chú thích, giáo viên ghi sẵn nội dung cần điền từ bảng phụ. Sau khi học sinh thảo luận nhóm, giáo viên gọi đại diện nhóm lên bảng phụ. -Các tiết dạy chứng minh cho đề tài: Tiết 23 CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ I. MỤC TIÊU: - Nắm được cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá, giải thích đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá. - Rèn kĩ năng quan sát nhận biết. - Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - Tranh phóng to hình 20.4 SGK - Mô hình cấu tạo một phiến lá Học sinh: - Xem và soạn trước bài - Trả lời câu hỏi SGK III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp Trực quan, hoạt động nhóm nhỏ. IV. TIẾN TRÌNH: Ổn định lớp: kiểm diện Kiểm tra bài cũ Lá đơn có ở cây: q Cây hoa hồng q Cây mít q Cây muồng q Cây me đất Lá kép có ở cây: q Cây đậu phọng q Cây măng cụt q Cây ớt q Cây ổi Gân lá nào là gân lá song song: Lá lúa Lá bắp Lá tre Tất cả Lá có gân hình mạng có ở: Lá dâm bụt Lá huệ Lá bèo Lá lúa Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1. Tìm hiểu về biểu bì của lá: - GV cho học sinh trong nhóm nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi trang 65. - Học sinh đọc thông tin mục ¨, quan sát hình 20.2 và 20.3 trao đổi theo 2 câu hỏi SGK. -Yêu cầu: Biểu bì à bảo vệ: tế bào phải xếp sát nhau Lỗ khí đóng mở à thoát hơi nước - GV yêu cầu thảo luận toàn lớp à bổ sung. - Đại diện 1à 2 nhóm trình bày à nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức đúng. - GV có thể giải thích thêm về hoạt động đóng mở lổ khí khi trời nắng và khi râm. - Tại sao lỗ khí tập trung nhiều ở mặt dưới lá? -Hs trả lời Hoạt động 2. Tìm hiểu tế bào thịt lá. - GV giới thiệu và cho HS quan sát mô hình, hình 20.4 SGK, nghiên cứu SGK. - HS nghe và quan sát mô hình trên bảng à đọc mục ¨ và kết hợp hình 20.4 SGK/66. - GV gợi ý khi so sánh chú ý ở những đặc điểm: hình dạng tế bào, cách xếp của tế bào, số lượng lục lạp. - HS hoạt động cá nhân: Trả lời câu hỏi mục - GV hỏi HS về ý kiến của các em, các HS khác bổ sung. - GV tổng kết - Tại sao ở rất nhiều loại lá mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới? Hoạt động 3. Tìm hiểu về tế bào gân lá: - GV nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: - HS đọc mục ¨ SGK 66 quan sát hình 20.4 kết hợp với kiến thức về chức năng của bó mạch ở rễ và thân trả lời câu hỏi SGK - GV kiểm tra 1à 3 HS cho HS rút ra kết luận 1. Biểu bì: 2. Thịt lá: Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp để chế tạo chất hữu cơ. 3. Gân lá: Gân lá các bó mạch ( mạch rây, mạch gỗ) có chức năng vận chuyển các chất. Củng cố và luyện tập: Các lỗ khí giúp lá thoát hơi nước có ở: Gân lá Thịt lá Cuống lá Lớp biểu bì. Nơi xảy ra quá trình tổng hợp chất hữu cơ của lá là: q Gân lá q Mặt trên của lớp biểu bì q Mặt dưới của lớp biểu bì q Thịt lá Hơi nước từ lá thoát ra được ra ngoài là nhờ: Các tế bào biểu bì Sự nở ra của các lỗ khí Các tế bào thịt lá Gân lá Dặn dò: Học sinh học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 67 Đọc “Em có biết” Ôn lại kiến thức về chức năng của lá, chất khí nào duy trì sự cháy. Xem trước bài ” Quang hợp”. V. Rút kinh nghiệm: -Ưu điểm: Bằng phương pháp hoạt động trong nhóm nhỏ là chủ yếu, giáo viên phát huy tính tích cực của HS và các thành viên trong nhóm cùng nhau đưa ra ý kiến của của mình một cách thoải mái. -Khuyết điểm: Giáo viên nên quan tâm hơn tới các hoạt động của nhóm nhất là những nhóm còn yếu Tiết 29 BIẾN DẠNG CỦA LÁ I. MỤC TIÊU: - Nêu đặc điểm hình thái và chức năng của một số lá biến dạng, từ đó hiểu được ý nghĩa biến dạng của lá - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức từ mẫu tranh - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Mẫu vật: cây mây, cây đậu Hà Lan, cây hành còn lá xanh. Củ dong ta, cây xương rồng. - Tranh Cây nắp ấm, cây bèo đất Học sinh: Sưu tầm mẫu theo nhóm đã phân công, kẻ bảng SGK trang 85 vào vỡ bài tập III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm nhỏ Trực quan Vấn đáp IV. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định lớp: kiểm diện 2. Kiểm tra bài cũ(thông qua): 3. Giảng bài mới: Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số loại lá biến dạng - GV yêu cầu họat động nhóm: quan sát hình trả lời câu hỏi sgk trang 83 - Họat động của nhóm: - Học sinh trong nhóm cùng quan sát mẫu kết hợp với hình 25.1 đến 25.1 sgk trang 84. - HS tự đọc mục ¨ và trả lời các câu hỏi mục Đ sgk trang 83. - Trong nhóm thống nhất ý kiến, cá nhân hoàn thành bảng SGK trang 85 vào vỡ bài tập - GV quan sát nhóm, có thể giúp đở động viên nhóm học yếu, nhóm học khá thì có kết quả nhanh và đúng - GV cho các nhóm trao đổi kết quả đúng trên bảng. - GV yêu cầu học sinh đọc kĩ mục “Em có biết” để biết thêm 1 số loại lá biến dạng khác - HS nhắc lại các loại lá biến dạng, đặc điểm hình thái và chức năng chủ yếu của nó. Hoạt động 2. Tìm hiểu ý nghĩa của lá biến dạng. - GV yêu cầu HS xem lại bảng ở hoạt động 1, nêu ý nghĩa biến dạng của 1á - HS xem lại đặc điểm hình thái và chức năng chủ yếu của lá biến dạng ở hoat động 1 kết hợp với gợi ý của GV để thấy được ý nghĩa của lá biến dạng. - GV nêu gợi ý: - Có nhận xét gì về đặc điểm hình thái của các biến dạng so với lá thừơng - HS trả lời - Những đặc điểm biến dạng đó có tác dụng gì đối với cây? - HS trả lời - Một vài HS trả lời và HS khác bổ sung. - GV cho HS điền bảng trang 85. - Gọi HS lên điền bảng. - Sau đó GV bổ sung, tổng kết. 1. Có những loại lá biến dạng nào?: Lá biến thành gai Tua cuốn Tay móc Lá vảy Lá dự trữ chất hữu cơ Lá bắt mồi 2. Ý nghĩa của lá biến dạng: Lá của một số loại cây biến đổi hình thái thích hợp với chức năng ở những điều kiện sống khác nhau. Củng cố và luyện tập: a. Bộ phận bắt mồi của cây nắp ấm hình thành từ: q Lá q Thân q Rễ q Một trong các bộ phận trên b. Lá biến đổi thành gai có ở cây: q Bèo đất q Xương rồng q Đậu hà lan q Khoai lang c. Các cây thân rễ ở trong lá biến dạng thành: q Tay móc q Tay cuốn q Vảy q Cơ quan dự trữ d. Lá biến thành cơ quan dự trữ có ở: q Cây nắp ấm q Cây bèo đất q Cây đậu Hà Lan q Củ hành Dặn dò: - Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK - Đọc mục “Em có biết” - Xem trước bài: “Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên” : Soạn trước theo yêu cầu của “ Vỡ bài tập” - Và chuẩn bị các mẫu vật: rau má, sài đất, củ gừng, cỏ gấu, củ khoai lang, lá thuốc bỏng. V. RÚT KINH NGHIỆM: -Ưu điểm: GV phát huy tốt phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ, nhờ sự đóng góp của các thành viên một cách sôi nổi, các thành viên có quyền bài tỏ ý kiến của mình một cách thoải mái @ Kết quả đạt được: - Trong quá trình nghiên cứu thực hiện giải pháp này sẽ được chia làm bốn giai đoạn thông qua bốn thời điểm ( giữa học kỳ I, học kỳ I, giữa học kỳ II, cuối học kỳ II ). Qua thời gian áp dụng tôi nhận thấy rằng tất cả các em học sinh lớp 6A2, 6a4 Trường Trung học cơ sở Lê Lợi đã có sự tiến bộ rõ rệt, những em học Bảng thống kê: Lớp/ HS Giữa HKI Học kỳ I Giữ a HKII Dưới TB Trên TB Dưới TB Trên TB Dưới TB Trên TB SL % SL % SL % SL % SL % SL % Lớp 6A2 1 0.25% 38 97.5% 1 0.25% 38 97.5% 1 0.25% 38 97.5% Lớp 6A4 0 0 37 100% 0 0 37 100% 0 0 37 100% Việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở Trường THCS là người giáo viên phải xử lý tốt nội dung giảng dạy, sử dụng tốt các phương pháp truyền đạt để tạo tình huống có vấn đề dẫn dắt học sinh đi vào những hoạt động tư duy cần thiết, để việc học tập của học sinh không chỉ là tiếp thu những cái có sẳn, chỉ là sự ghi nhớ máy móc, chỉ là sự học tập bắt buộc mà phải bồi dưỡng và phát triển khả năng tư duy của học sinh, bồi dưỡng văn hóa khoa học – kỹ thuật và giáo dục lý tưởng cách mạng đạo đức xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ những suy nghĩ trên tôi đã từng bước giúp học sinh lớp 6 Trường THCS Lê Lợi ngày càng đạt kết quả tốt hơn. C/ KẾT LUẬN: -BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Qua quá trình nghiên cứu đề tài, bản thân đã
File đính kèm:
- de tai sinh hoc 6 2.doc