Đề tài Hướng dẫn học sinh sử dụng điện an toàn trong gia đình và trong các tiết thực hành
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hướng dẫn học sinh sử dụng điện an toàn trong gia đình và trong các tiết thực hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI : HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN TRONG GIA ĐÌNH VÀ TRONG CÁC TIẾT THỰC HÀNH I.Cơ sở chọn đề tài Điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt thì vấn đề an toàn khi vận hành và sử dụng điện càng trở nên cần thiết vì những sự cố điện xảy ra rất nhanh chóng và vô cùng nguy hiểm . Những tai nạn điện thường xảy ra là do hồ quang điện ( gây bỏng ) và dòng điện truyền qua cơ thể người (điện giật ) Trong các tiết thực hành về điện học sinh thường hay chủ quan , lơ là , không chú ý các nguy hiểm về điện vì kiến thức về an toàn điện của các em còn hạn chế . Để đảm bảo an toàn điện cho học sinh trong các tiết thực hành và sinh hoạt trong gia đình Tôi chọn đề tài : “ Hướng dẫn học sinh sử dụng điện an toàn trong các tiết thực hành và trong sinh hoạt gia đình” II. Biện pháp thực hiện Tiến hành khảo sát Qua các tiết thực hành lắp mạch điện chiếu sáng trong các năm học trước và trong sử dụng điện ở gia đình ,Tôi nhận thấy rằng học sinh thường hay vi phạm an toàn điện , kết quả khảo sát như sau : Lớp Tổng số học sinh Số lương học sinh không vi phạm Số lượng học sinh vi phạm an toàn điện T/S % T/S % 8G (2006-2007) 45 10 35 2.Qua giờ lý thuyết : Giáo viên truyền đạt cho học sinh các kiến thức về an toàn điện Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào 3 yếu tố : Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể : Mức độ nguy hiểm của dòng điện chạy qua cơ thể người phụ thuộc vào dòng điện một chiều hay xoay chiều. Mức độ nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người Dòng điện Tác hại đối với cơ thể người Xoay chiều Một chiều 0,6- 1,5 2-3 5- 10 12- 15 20- 25 50- 80 91- 100 Bắt đầu có cảm giác ngón tay run nhẹ Ngón tay bị giật mạnh Bàn tay bị giật mạnh Xương bàn tay , cánh tay cảm thấy đau nhiều. Trạng thái này có thể chịu được từ 5- 10 giây Tay tê liệt ngay không thể rút khỏi điện cực Tê liệt hô hập bắt đầu rung các tâm thất Tê liệt hô hấp, tê liệt tim Không có cảm giác gì Không có cảm giác gì Ngứa , cảm thây nóng Nóng tăng lên Càng nóng hơn , bắp thịt tay hơi bị co giật Khó thở, tê liệt hô hấp Tê liệt hô hấp - Đường đi của dòng điện qua cơ thể người Cho Hs biết dòng điện qua cơ thể người theo các con đường khác nhau tuỳ theo điểm chạm vào vật mang điện : Dòng điện đi qua đầu là nguy hiểm nhất, sau đó truyền qua hai tay hoặc-. Thời gian dòng điện qua cơ thể người : Thời gian càng dài lớp da bị phân huỹ trở nên dẫn điện mạnh hơn, rối loại chưc năng hoạt động của hệ thành kinh càng tăng nên mức độ nguy hiểm càng cao - Điện áp an toàn : Điên trở người phụ thuộc vào sức khoẻ, môi trường làm việc, mức độ nguy hiểm càng tăng khi da ẩm , mất lớp da bên ngoài, diện tích tiếp xúc với mang điện tăng, tiếp xúc với điện áp cao Điện áp dưới 40V là điện áp an toàn Điện áp trên 40 V là điện áp không an toàn Những nơi ẩm ướt , nóng thì điện áp an toàn không quá 12V Nguyên nhân của các tai nạn điện : Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh bị tai nạn điện và các đoạn phim nói về tai nạn điện, nghe những mẫu chuyện về tai nạn điện. Sau đó cho học sinh rút ra các nguyên nhân bị tai nạn điện Do chạm vào vật mạng điện : Trường hợp thường xảy ra khi sử dụng đồ dùng điện có vỏ bằng kim loại bị hư hỏng bộ phận cách điện để điện truyền ra vỏ hoặc chạm vào dây dẫn trần Ví dụ : Những tai nạn điện hy hữu: 1 thợ điện, 2 tai nạn tương tự cách nhau 24 năm 16:55:57, 04/06/2007 Tai nạn điện ập xuống gia đình Cole giống một cách kỳ lạ với vụ tai nạn xảy ra 24 năm trước đó - Ảnh: WSBT Chiều 29.5 vừa qua, một tai nạn điện xảy ra ở thị trấn Winona Lake, hạt Kosciusko, bang Indiana (Mỹ) khiến 3 thanh niên bị thương, trong đó 2 người tình trạng rất nghiêm trọng. Kết quả điều tra bước đầu của cảnh sát phát hiện 24 năm trước đây, cũng người thợ điện này có liên quan đến một vụ tai nạn điện tương tự khiến 4 người thiệt mạng. Tất cả cùng bắt đầu từ một cú điện thoại bình thường gọi đến dịch vụ lắp đặt ăng-ten TV. Tuần trước, ông Mark Cole, 52 tuổi, gọi đến Dịch vụ lắp đặt ăng-ten TV Frost ở Milford để thuê gỡ trụ ăng-ten. Chiều ngày 29.5, thợ điện Ray Frost có mặt ở nhà ông Mark Cole. Khi Ray Frost leo lên mái nhà để tháo trụ ăng-ten, cả gia đình Cole ra sân đứng xem. Cây trụ ăng-ten TV cao hơn 15m. Từ trên mái nhà, Frost đề nghị vài người leo lên giúp ông đưa trụ ăng-ten xuống. Ba cậu con trai lớn của gia đình Cole là Thomas 19 tuổi, Samuel 17 tuổi và Jacob 15 tuổi xung phong leo lên. Paul Schmitt, cảnh sát trưởng Winona Lake, cho biết: "Chúng phụ một tay với người thợ điện để đỡ cây trụ. Và trong khi đang từ từ hạ cây trụ xuống, thì đầu trụ ăng-ten chạm vào những đường dây điện chạy ngang trước nhà". Chỉ tích tắc vài giây sau, cầu chì kế đó bị nổ, cắt mạch điện toàn bộ khối nhà. Nhưng tổn thất đã ập xuống gia đình Cole. Lực lượng cảnh sát và cứu hỏa đã có mặt tại ngôi nhà trên đường Sunday Lane, Winona Lake vào lúc 3 giờ 59 phút chiều giờ địa phương ngay sau khi nhận được điện báo về một tai nạn điện. Cả ba được đưa đến Bệnh viện Kosciusko. Nhưng sau đó, do tình trạng quá nặng, Jacob và Samuel được chuyển lên khoa phỏng của Bệnh viện St. Joseph. Hai ngày sau, tình trạng của chúng có khá hơn, nhưng các bác sĩ cho biết chúng còn phải vượt qua một chặng đường chữa trị khá dài. Thomas Cole thì đã được cho về nhà và bình phục tốt. Trong khi lực lượng cứu nạn nỗ lực giúp những chàng thanh niên bị bỏng nặng, thì các điều tra viên khẩn trương tìm nguyên nhân tai nạn. Và họ tìm thấy một số chi tiết không thể ngờ đến về Ray Frost. Cảnh sát trưởng Schmitt cho biết: "Ông ta từng liên quan đến một tai nạn tương tự như thế hồi năm 1983 ở thành phố Warsaw". Tai nạn năm đó đã khiến 4 người thiệt mạng, trong đó có vợ của Frost. Một người hàng xóm của gia đình Cole, Jerry Landrum, có biết về vụ tai nạn điện bi thảm 24 năm trước. Ông cho biết những ký ức cũ đã ùa về khi ông thấy Frost leo lên nóc nhà Cole: "Tôi đã cảm thấy lo lắng ngay khi trông thấy chiếc xe tải. Không phải lo lắng kiểu một người đang linh cảm có điều gì đó sắp xảy ra, mà là nỗi lo lắng của một người đã biết về một tai nạn tương tự". Qua ngày hôm sau, chẳng ai liên lạc được với Frost. Gõ cửa nhà riêng thì chẳng ai trả lời, gọi điện thoại đến công ty của ông ta thì chẳng ai bắt máy. Trong khi đó, những người láng giềng cố gắng thích ứng với chuyện đã xảy ra và cầu nguyện cho 3 đứa con trai nhà Cole chóng bình phục, đồng thời mỗi người đều giúp một tay để chăm sóc 8 đứa con còn lại của gia đình Cole. Landrum cho biết: "Chúng tôi giúp đỡ gia đình họ bằng mọi cách mà chúng tôi có thể. Tình nghĩa láng giềng là lúc này đây, và chúng tôi cũng rất yêu thương mấy đứa trẻ". Theo kết quả điều tra của cảnh sát, thì vụ điện giật chết 4 người năm 1983 là một tai nạn, nên không có ai phải chịu trách nhiệm và lãnh án phạt. Cảnh sát trưởng Schmitt cho biết sự cố xảy ra tại nhà Cole vẫn đang được điều tra, và án phạt có thể đưa ra. Nhưng ông cũng nói thêm rằng, mọi thứ mà các điều tra viên đã phát hiện được cho đến nay cũng đều cho thấy vụ việc lần này cũng là một tai nạn. Tai nạn do phóng điện : Vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp Ví dụ : Theo thống kê của Điện lực Bình Định, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định có 1.321 trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) cao áp; trong đó huyện An Nhơn có 762 trường hợp, TP. Quy Nhơn có 159 trường hợp Gần đây trên địa bàn tỉnh đã có hàng loạt vụ tai nạn về điện gây chết người hoặc để lại di chứng thương tích nặng nề. "Thần chết" vẫn treo lơ lửng đâu đó trên trụ điện, khi mà nhiều người xem nhẹ nguy cơ tai nạn điện. Tù mù dây điện bên cạnh nhà 285 Bạch Đằng, Quy Nhơn. Ảnh: N.D * Tai nạn điện: SOS! Ngày 20-3-2006, một nhóm lao động gồm 6 người do ông Ngũ Dung Minh (thuộc Công ty vật liệu xây dựng Bưu điện chi nhánh miền Trung) phụ trách, đã tự ý cho dựng cột bưu điện dưới đường dây điện cao thế 22 KV, tại thôn An Hành Tây, thị trấn Ngô Mây (Phù Cát). Trong lúc thi công, cột đã chạm vào lưới điện gây chập làm 5 người gồm: Huỳnh Long Ẩn bị bỏng độ 3 và Trần Lài, Trần Đình Phú, Dương Sỹ Cường, Trần Văn Cường đều bị bỏng độ 2. Trớ trêu hơn, những người thợ điện lại bị tai nạn điện đã xảy ra tháng 5-2006 tại xã Mỹ Hòa (Phù Mỹ) làm 1 người chết và 4 người bị thương. Lúc 5 cán bộ nhân viên của HTX dịch vụ điện Hòa Mỹ đang cho dựng trụ điện hạ áp dưới đường dây điện cao áp thì bất ngờ trụ điện ngã vào lưới điện cao áp, gây phóng điện. Vụ tai nạn làm ông Võ Văn Chiến, Chủ nhiệm HTX dịch vụ điện Hòa Mỹ chết trên đường đưa đi cấp cứu, các ông Lê Văn Long, Phạm Đình Long, Nguyễn Duy Tam, Nguyễn Minh Châu đều bị thương. Lúc 16 giờ ngày 18-9, trong lúc nâng ben đổ đất san lấp mặt bằng Nhà máy dịch truyền (Công ty Dược trang thiết bị Y tế Bình Định), xe ben mang biển số 77K 4982 do ông Nguyễn Kim điều khiển đã chạm vào đường dây 22 KV, gây sự cố chập điện. Chiếc xe ben bị hư hỏng và tài xế bị bỏng. Sự cố đã gây mất điện của 41 trạm cấp điện tại khu vực trên hơn 1 giờ đồng hồ. Theo quy định, đường điện cao thế đi qua vùng ruộng (trước đây) có chiều cao 6 m. Khi đơn vị này xin nâng mặt bằng 2,5 m cho ngang mặt đường, lường trước được việc này, vào ngày 28-4-2006, Chi nhánh Điện Quy Nhơn đã lập biên bản yêu cầu thực hiện những biện pháp an toàn điện, nhưng chỉ gặp đơn vị thi công (CT TNHH Nguyên Hưng) mà chưa làm việc được với đơn vị đầu tư, rất tiếc đơn vị này mới nâng mặt bằng được 1 mét đã gặp sự cố. * Vi phạm an toàn điện tràn lan Trên địa bàn TP. Quy Nhơn, các trường hợp vi phạm HLATLĐ chủ yếu tập trung ở các tuyến đường nội thành. Chỉ riêng tuyến đường Trần Hưng Đạo đã không thể... đếm xuể số hộ xây dựng nhà ở, các công trình vi phạm HLATLĐ. Hoặc các tuyến đường xung quanh chợ Khu 6 phần lớn các công trình cơi nới để mua bán hàng của các hộ dân đều "ôm trụ điện". Nói về nguy cơ tai nạn do chập điện, nhiều người dân biết rõ, thế nhưng vì cái lợi trước mắt (chiếm được không gian, vỉa hè) nên nhiều người đã bất chấp. Những hộ vi phạm này khi bị ngành điện phát hiện và lập biên bản, thường họ không đồng ý ký vào biên bản vì lý do "nhà tôi, tôi cứ xây, có gì tôi chịu". Điều đáng sợ hơn là có nhiều nhà hiện nay cố tình xây lấn ban- công thêm ra phía vỉa hè, cách đường dây điện chưa đầy 0,5m. Bên cạnh đó, trên các phố có những bảng quảng cáo còn vươn ra chạm cả vào lưới điện. Hành lang bảo vệ của đường dây dẫn điện trên không được giới hạn: Đối với điện áp từ 6 KV đến 35 KV thì các công trình xây dựng phải có khoảng cách 3 m đối với dây trần và 2 m dây bọc, đối với điện áp từ 66 KV đến 500 KV thì khoảng cách từ 4-7 m (Theo Nghị định 106/2005/NĐ-CP). Chủ quan hoặc không quan tâm đến những quy định về an toàn lao động, trong lúc thi công, xây dựng cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn về điện đáng tiếc. Như vụ mới đây nhất, khoảng 14 giờ ngày 19-9, thợ xây dựng Nguyễn Hòa Phú (25 tuổi, ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát) đang đứng trên giàn giáo quét sơn ở tầng 3, ngôi nhà số 154 Diên Hồng, TP Quy Nhơn thì bị đường điện cao thế (trước mặt nhà) phóng điện làm cháy nửa thân phía trên. Tiếp đó, Nguyễn Hòa Phú đã rơi tự do từ tầng 3 xuống, gây bỏng độ 3 và có nguy cơ chấn thương sọ não. Ông Nguyễn Thanh Tâm, cán bộ Phòng Kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động (Điện lực Bình Định), cho biết: "Sau khi vụ tai nạn xảy ra, ngành điện có mặt kịp thời tại hiện trường để kiểm tra tình hình thì phát hiện ngôi nhà xây dựng không vi phạm HLATLĐ, nhưng giàn giáo thì vi phạm HLATLĐ, vì nằm gần với đường dây 22 KV, nên trong lúc thi công anh Nguyễn Hòa Phú đã vô tình đến gần đã xảy ra tai nạn điện qua mỏ phóng điện (đấu trực tiếp vào thỏi kim loại trên hệ thống dây). Đối với dòng điện cao áp cỡ 22 KV thì con người không cần phải chạm vào mà chỉ đến một khoảng cách không an toàn là dòng điện có thể phóng qua không khí gây tai nạn". Nhà 154 không vi phạm xây dựng nhưng không đảm bảo an toàn hành lang lưới điện. Ảnh: N.D - Do đến gần dây điện bị đứt rơi xuống đất Các biện pháp an toàn điện : Học sinh xem các hình ảnh sau và qua kinh nghiệm thực tế và cho biết các biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện và khi sử dụng điện Và khi sửa chữa điện Chống chạm vào các bộ phận mang điện : cách điện tốt giữa các phần tử mang điện và phân tử không mạng điện + Che chắn những bộ phận dễ gây nguy hiểm như cầu dao , mối nối dây , cầu chì , + Thực hiện đảm bảo an toàn khi cho người khi gần đường dây cao áp : Không treo lên cột điện, không chơi đùa dưới đường dây điện, không đứng cạnh cột điện lúc trời mưa hay lúc có giong sét, không thả diều gần đường dây điện Sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo vệ an toàn điện + Sử sụng các vật lót cách điện : Thảm cao su, ghế gỗ khô khi sửa chữa điện + Sử dụng dụng cụ lao động như kìm tua vít , c ờ lê,. Nối đất để bảo vệ và nối trung tính để bảo vệ: Cách thực hiện : Dùng dây dẫn thật tốt , một đầu bắt bu long thật chặt vào vỏ kim loại của thiết bị , đầu kia hàn vào các cọc nối đất. Dây nôí đất phải được bố trí để vừa tránh va chạm, vừa dễ kiểm tra đường dây điện, khoảng 10 m, đề phòng cột ăng ten đổ vào đường dây điện. Trường hợp này có thể gây phóng điện hoặc điện có thể theo dây ăng ten truyền vào trong nhà. Không lợi dụng cột điện để đặt dây ăng ten. - Khi cần thao tác lắp đặt dây ăng ten phải đi giày cách điện, có bao tay, đội mũ bảo hiểm, sử dụng những dụng cụ thi công cách điện.- Tuyệt đối không sửa chữa ăng ten trong khi trời mưa và cả khi trời tạnh nhưng không gian vẫn ẩm ướt vì tường ướt có thể dẫn điện.- Khi lắp ăng ten, sửa mái nhà không nên làm việc một mình. Khi điện giật, nếu có người phát hiện và ngắt điện kịp thời vẫn có thể hạn chế được hậu quả, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tránh được các di chứng.- Vào lúc mưa gió, không nên đi chân đất và sờ vào vỏ máy tivi bằng kim loại hoặc vỏ máy video cassette. Nếu giá đặt tivi bằng sắt thì cũng tránh đặt tay lên bởi nếu việc phóng điện xảy ra, các máy này có thể lan truyền theo đường dây ăng ten, truyền dẫn tới các máy móc kim loại, kể cả kệ sắt. - Phải thường xuyên kiểm tra dây ăng ten xem có tróc nhựa, lồi lõi đồng không. Đã có trường hợp ruột đồng của dây ăng ten hở ra ngoài, chạm vào tường ướt dẫn điện, gây hiện tượng điện giật cho người sử dụng tivi. 3.Qua giờ thực hành : * Giáo viên đưa ra một số tình huống đảm bảo an toàn điện thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày , cho học sinh thảo luận theo nhóm tìm ra phương án tốt nhất để đảm bảo an toàn điện : Tình huống 1 : Bàn là nhà em lâu ngày không sử dụng để đảm bao an toàn trước khi đem dùng em phải làm gì để đảm bảo an toàn điện cho mình . Cần kiểm tra bằng bút thử điện , nếu kiểm tra bút thử điện đèn báo sáng thì cần sửa chữa bàn là không nên sử dụng ngay, nếu đèn của bút không báo sáng thì bàn là có thể sử dụng an toàn Tình huống 2 :Mạch điện đèn bàn học của em có dây dẫn bị bóc lớp vỏ cách điện .Em phải làm gì để đảm bảo an toàn điện cho mình và cho mọi người trong gia đình . - Dùng băng cách điện bọc lại chổ hở hoặc dùng ni long bọc lại Tình huống 3: Khi mắc mạch điện vào máy giặt em thường thấy bố, mẹ sử dụng phương pháp gì để đảm bảo an toàn điện: Sử dụng phương pháp nối đất Tình huống 4: Khi vo gạo nấu cơm bằng nồi cơm điện .Em phải làm gì để an toàn điện cho mình . Lau tay khô trước khi cho phích cắm vào ổ cắm Tình huống 5: Khi sử dụng các công cụ cầm tay như : Máy khoan, kìm, máy mài cầm tay, . chúng ta phải làm gì để đảm bảo an toàn điện Mang găng tay cách điện đề phòng khi công cụ bị rò điện ra vỏ GV cho học sinh dùng bút thử điện để kiểm tra nguồn điện, mạch điện bị hở . Thực hành sử dụng các dụng cụ an toàn điện PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua đề tài này tôi nhận thấy rằng đa số các em học sinh khá giỏi, có ý thức tốt ít vi phạm an toàn điện trong các tiết thực hành về điện như em: Trí Nhân, Huyền Nhi, Thu Sương, Ngọc Ánh ,. -Kết quả đạt được như sau : Lớp Tổng số học sinh Số lương học sinh không vi phạm Số lượng học sinh vi phạm an toàn điện T/S % T/S % 8G (2007-2008) 45 40 88,9 5 11,1 PHẦN IV : BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Qua giờ thực hành giáo viên cần xem xét học sinh thường hay vi phạm như thế nào để từ đó có biện pháp giúp đỡ kịp thời . - Qua giờ lí thuyết giáo viên cần khắc sâu kiến thức cơ bản về an tòn điện, biện pháp an toàn điện. - Trong giảng dạy giáo viên cần liên hệ thực tế bằng câu chuyện và hình ảnh tai nạn điện để gây hứng thú cho học sinh đồng thời giúp học sinh có thể tránh được những tai nạn điện Trên đây là một số bài học rút ra từ thực tế gảng dạy của bản thân tôi. - Quảng Trị , ngày 20 tháng 4 năm 2008 Người viết Nguyễn Thị Niêm
File đính kèm:
- giao an(1).doc