Đề tài Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng.Ngồi bên hồ dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng trên

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 7176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng.Ngồi bên hồ dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng trên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài viết số 5.

Đề bài 1:
	Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng.Ngồi bên hồ dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.
	Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng trên.

Hướng dẫn chấm 
A.Về nội dung.
Mở bài:(1đ)
	Giới thiệu hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng trở thành phổ biến.
Thân bài:(8 đ)	
 1. Nêu những biểu hiện của hiện tượng vứt rác bừa bãi trong đời sống hiện nay:
 - Nên kể ngắn gọn một vài hiện tượng tiêu biểu cho thói quen chưa tốt đó.
 - Những hiện tượng trên là dẫn chứng nên cần toàn diện, cụ thể để thấy đó là hiện tượng chung của xã hội cần quan tâm.
2. Nêu những nguyên nhân của vấn đề vứt rác bừa bãi:
 - Do thói quen mất vệ sinh, cẩu thả.
 - Do sự ích kỷ không quan tâm đến lợi chung.
 - Do chưa hiểu tác hại của việc vứt rác bừa bãi.
 - Do khách quan : tổ chức thu gom rác, thùng rác…
3- Tác hại của việc vứt rác bừa bãi:
 - Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ.
 - Mất mĩ quan ảnh hưởng đến cảnh quan chung.
 - Tạo thói quen xấu.
4- Đề xuất hướng giải quyết hiện tượng:
- Về phía cá nhân.
- Về phía các tổ chức kinh doanh dịch vụ.
- Về phía các nhà quản lý.
Kết bài:(1 đ)
	Lời kêu gọi , cảnh tỉnh, lời khuyên với mọi người.
B.Về hình thức:
 - Bố cục đủ 3 phần.
 - Luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng.
 - Biết trình bày luận điểm, chuyển đoạn. 




 kiểm tra ngữ văn 9
Tiết 124,125 : Viết bài tập làm văn số 6
Đề bài : 
Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng.
Phân tích đoạn trích đã học để làm rõ.
Hướng dẫn chấm bài viết tập làm văn số 6
Môn ngữ văn 9
A.Nội dung:
1- Mở bài(1 điểm):
Giới thiệu nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm Chiếc lược ngà.
Đánh giá sơ bộ: Là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng trong một hoàn cảnh hết sức éo le.
2- Thân bài (8 điểm): 
-Hoàn cảnh của câu chuyện:
+ Ông Sáu đi kháng chiến xa nhà nhiều năm. Ông chưa biết được mặt con -bé Thu.
+ Tám năm sau, một lần về thăm nhà trước khi đi nhận công tác mới, ông được gặp con nhưng bé Thu nhất định không chịu nhận ông Sáu là cha.
-Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu:
+ Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng, vồ vập nhận bé Thu là con, Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và lạnh nhạt, xa cách.
+ Cô bé đã có thái độ ngang ngạnh, thậm chí hỗn xược với ông Sáu.
+ Được bà ngoại trò chuyện, tìm ra lý do Thu không nhận ông Sáu là cha và khuyên nhủ, cô bé đã thay đổi thái độ. Trước khi ba lên đường, cô bé đã cất tiếng gọi ba và thể hiện tình cảm yêu quý một cách mãnh liệt.
Sự ương ngạnh và hành động của Thu không đáng trách. Cô bé không chịu nhận ông Sáu là cha vì cô bé chỉ nhớ một ngườiduy nhất là cha, đó là người chụp chung ảnh với má. Ông Sáu có thêm vết sẹo trên má khi bị thương nên khác người trong ảnh. Đó thực sự là tình yêu thương sâu sắc và cảm động mà Thu dành cho người cha của mình.
-Tình cảm của ông Sáu dành cho con:
+ Gặp lại con sau bao năm xa cách, ông Sáu hết sức vui mừng.
+ Trước thái độ lạnh nhạt của con, ông đã đau khổ, cảm thấy bất lực.
+ Có lúc giận quá, không kìm được ông đã đánh con và ân hận mãi và việc làm đó 
+ Xa con, ông dành hết tình cảm yêu thương con vào việc hoàn thành chiếc lược cho con
+ Trước khi hy sinh, ông dồn hết sức lực còn lại gửi người bạn mang cây lược về cho con gái.
3- Kết bài(1 điểm):
Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát, rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và tình cảm yêu thương sâu nặng của ông Sáu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra
B.Hình thức
Bố cục đủ 3 phần
Biết kết hợp phân tích chứng minh, nêu cảm nghĩ.
Câu văn có hình ảnh cảm xúc
Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, có sự liên kết giữa các phần.



đề kiểm tra ngữ văn 9
Tiết 127: Kiểm tra văn ( phần thơ)

I . Trắc nghiệm: (3 điểm)
1- Bài thơ “ Viếng lăng Bác” được sáng tác năm nào?
A. Năm 1974.
B. Năm 1975.
C. Năm 1976.
2-Nghệ thuật nổi bật của bài thơ “ Viếng lăng Bác” là gì?
A. Nhiều hình ảnh đẹp và gợi cảm.
B. Ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc, giọng điệu trang nghiêm thành kính.
C. Cả A và B đều đúng.
3- Bài thơ “ Sang thu” được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát.
B. Ngũ ngôn.
C. Thất ngôn tứ tuyệt.
4- Phép tu từ nào được thể hiện trong câu thơ “ Một mùa xuân nho nhỏ” trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ” ?
A. ẩn dụ.
B. So sánh.
C. Nhân hoá.
5- Nội dung chính của bài thơ “ Viếng lăng Bác” là gì?
A. Bài thơ thể hiện lòng thành kính của tác giả và mọi người đối với Bác khi vào lăng viếng Bác.
B. Bài thơ thể hiện niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người khi vào lăng viếng Bác.
C. Cả 2 ý trên.
6- Em cảm nhận gì về gió thu qua các hình ảnh: “ gió se” ,“sương chùng chình qua ngõ” ?
A- Gió mát và nhẹ nhàng.
B- Gió thổi nhẹ nhàng và bắt đầu se lạnh.
C- Gió nhè nhẹ, hơi có vẻ hắt hiu.
II-Tự luận (7 điểm):
Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
 Mai về miền Nam thương trào nước mắt
 	 Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
 	 Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
 	 Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
 ( Viếng lăng Bác- Viễn Phương)

hướng dẫn chấm bài kiểm tra ngữ văn 9
Tiết 127: Kiểm tra văn ( phần thơ)
I-Trắc nghiệm: (3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm.
C 3- B 5- C
C 4- A 6-B
 II-Tự luận: (7 điểm)
Yêu cầu học sinh viết thành bài có bố cục 3 phần. Chữ viết sạch sẽ không mắc lỗi chính tả, diễn đạt lưu loát. Học sinh có nhiều cảm nhận khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:
- Khổ cuối bài thơ diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác.
- Nhưng tác giả biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác: muốn làm con chim cất tiếng hót, muốn làm bông hoa toả hương và hơn hết “ muốn làm cây tre trung hiếu” hoà nhập vào cùng hành tre bát ngát bên lăng Bác.
- Điệp ngữ “ muốn làm” liên tiếp, nhịp thơ gấp gáp, đặc biệt hình ảnh ẩn dụ “ cây tre trung hiếu” thể hiện đạo lý sáng ngời của con người Việt Nam trung thành với sự nghiệp cách mạng của Bác.


Đề kiểm tra ngữ văn 9
Tiết 155: Kiểm tra Văn (phần truyện)

Phần I :Trắc nghiệm (3 điểm)
Truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” ra đời vào năm nào?
Năm 1970.
Năm 1971.
Năm 1972.
Nội dung chính được thể hiện qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là gì?
Cuộc sống gian khó ở Trường sơn trong những năm chống Mĩ.
Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe ở Trường sơn.
Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường sơn.
3.Trong các nhân vật sau, truyện nào có nhân vật kể truyện ở ngôi thứ nhất?
A. Lặng lẽ SaPa
B. Những ngôi sao xa xôi
C. Bến quê
4. Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống truyện gay cấn là: “ Làng Chợ Dầu của ông theo giặc” nhằm mục đích gì?
A. Để làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.
B. Làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. 
C. Làm cho bố cục truyện thêm rõ ràng, rành mạch.
5. Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn “ Bến quê” ?
A. Tổ chức đối thoại và miêu tả hành động của nhân vật.
B. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và tâm trạng nhân vật.
C. Xây dựng những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.
6. Dòng nào sau đây nói đúng nhất đặc điểm của nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” ?
A. Hồn nhiên, mơ mộng, lạc quan.
B. Tinh thần dũng cảm.
C. Cả 2 ý trên.
II. Tự luận: ( 7 điểm)
Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.


Hưóng dẫn chấm kiểm tra ngữ văn 9
Tiết 155: Kiểm tra Ngữ văn (Phần truyện)
Phần I : Trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm
1-B	 4- A
2- C	 5-A
3- B 6- C
Phần II : Tự luận (7 điểm)
1.Mở bài:(1 điểm):- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu nhân vật Phương Định.
Nêu ấn tượng chung về nhân vật.
2.Thân bài:(4điểm):Lần lượt nêu các ấn tượng, những suy nghĩ và tình cảm về: 
 *Tính hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch của Phương Định :
Hình ảnh Phương Định chạy ra, vui thích, cuống cuồng nhặt mưa đá.
Những hoài niệm về thời học sinh, tinh nghịch, vô tư lự. (0,5đ)
 *Tính mộng mơ, yêu ca hát từ thủa còn đi học đến khi vào chiến trường:
Thích ngắm mắt mình trong gương hay ngồi bó gối mình mộng mơ.
Thích hát những hành khúc bộ đội hay bài ca quan họ, dân ca ý…
Có tài bịa ra lời mà hát.
Cô gửi lòng mình theo tiếng hát, hát trong bom đạn. (0,5đ)
 *Nhạy cảm, quan tâm đến hình thức của mình:
Là một cô gái Hà Nội Phương Định có nét xinh xắn và hơi điệu. Cô tự biết điều đó. Cô thấy vui và tự hào khi được các anh lái xe và pháo thủ quan tâm. (0,5đ)
 *Giàu tình yêu thương đồng đội:
Phương Định yêu mến, gắn bó với những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị mình.
Cô dành tình yêu thương và niềm cảm phục cho những chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận. (0,5đ)
*Chất anh hùng trong công việc hàng ngày:
Sống giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường sơn, nơi tập trung chung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt.
Làm công việc đặc biệt nguy hiểm, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự bình tĩnh và lòng dũng cảm : chạy trên cao điểm giữa ban ngày, sau mỗi trận để đo, ước tính khối lượng bom đá bị bom địch đào xới, đếm bom chưa nổ, phá bom….
Cô quen với công việc thường ngày, thấy công việc mình làm có cái thú riêng….. (1đ)
 *Tinh thần dũng cảm trong một cuộc phá bom đầy nguy hiểm:
Trọng điểm đang chìm trong mưa bom bão lửa. Cảnh vật bị huỷ diệt: cây xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ….
Lê Minh Khuê đã sử dụng bút pháp hiện thực tái hiện cảnh phá bom vô cùng nguy hiểm: Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô.
Phương Định đàng hoàng bước tới gần quả bom, dùng xẻng đào đất dưới quả bom, bỏ gói thuốc mìn xuống dưới cái lỗ đã đào, khoả đất rồi chạy về chỗ nấp…
Phương Định và đồng đội của cô sáng ngời lên trong khói lửa đạn bom. Chiến công thầm lặng của họ bất tử theo năm tháng. (1 đ )
3.Kết bài:(1điểm)
- Cảm nghĩ chung về nhân vật.
- Liên tưởng, liên hệ, mở rộng suy nghĩ.


Đề KIểM TRA NGữ VĂN 9Tiết 159: Kiểm tra Tiếng Việt

I- Trắc nghiệm: ( 3 điểm):
1- Thành phần biệt lập của câu là gì?
A- Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
B- Bộ phận đứng trước chủ ngữ ,nêu sự việc được nói tới của câu.
C- Bộ phận tách khỏi ngữ và vị ngữ chỉ thời gian, địa điểm… được nói tới trong câu.
2. Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán ?
A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá!
B. Trời ơi, chỉ còn có 5 phút!
C. Có lẽ, ngày mai tôi sẽ đi Hà Nội.
3. Câu nào sau đây có chứa hàm ý ?
A. Lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chẳng vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó.
B. Anh cũng không quay lại.
C. Anh đưa khách về nhà đi.
4. Phần gạch chân trong câu văn “ ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt- cái giống hoa ngay khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt” là thành phần gì ?
A. Thành phần tình thái.
B. Thành phần gọi - đáp.
C. Thành phần phụ chú.
5. Hai câu văn “ Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh” được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào ?
A. Phép lặp.	 B. Phép nối. 	C. Phép thế.
6. “ Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về”
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì qua 2 câu thơ trên?
So sánh.	 B- ẩn dụ. 	C- Nhân hoá.
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (4 điểm)
Nêu cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của hai câu thơ sau:
 	“Sấm cũng bớt bất ngờ .
 	 Trên hàng cây đứng tuổi”.
 	 (Sang thu- Hữu Thỉnh)
Câu 2: (3 điểm) :
Viết một đoạn văn nội dung tự chọn( khoảng 8-10 câu) trong đó có sử dụng phép nối và phép thế. ( chỉ rõ từ ngữ liên kết và phép liên kết).


hướng dẫn chấm bài kiểm tra tiếng việt 9

I-Trắc nghiệm: (3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm.
1- A 3- A 5- B
2- C 4- C 6- C
 II-Tự luận: (7 điểm)
Câu 1 :(4 điểm)
Học sinh nêu cảm nhận về cái hay, cái đẹp của hai câu thơ theo nhiều cách khác nhau. Song cần đảm bảo được các ý sau:
Cần hiểu với hai tầng nghĩa: nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ.
- Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ.
- Cũng có thể hiểu hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa. Chính nhà thơ Hữu Thỉnh tâm sự: Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, ông muốn gửi gắm suy ngẫm của mình- Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tin yêu cuộc đời của nhà thơ.
Câu 2: (3 điểm)
Học sinh viết được đoạn văn có sử dựng phép nối và phép thế.
Chỉ rõ từ liên kết và phép liên kết.



File đính kèm:

  • docBO DE KT NGU VAN 9 KI II.doc