Đề tài Một số kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh lớp chủ nhiệm

doc19 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh lớp chủ nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài :
Trên thế giới ngày nay, khi mà cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão, con người ngày càng phụ thuộc, chi phối lẫn nhau trong những mối quan hệ đa dạng, phức tạp. Nhu cầu hợp tác ngày càng gia tăng thì nhân loại lại đang đứng trước nguy cơ tụt hậu về đạo đức và nhân văn. Đó là một thách thức đối với nền giáo dục các nước.
	Đối với đất nước ta, một đất nước trong thời kỳ kinh tế mở cửa, giao lưu hội nhập với kinh tế thế giới đã và đang đem lại cho đất nước ta một bộ mặt mới mẻ, bước đi mạnh mẽ vào thời đại của khoa học công nghệ và thông tin, con người cũng theo đó mà nâng cao tầm nhận thức, hiểu biết. Song, bên cạnh những mặt tích cực cũng có nhiều yếu tố tiêu cực nảy sinh: trong xã hội hội xuất hiện một bộ phận dân cư có lối sống chạy theo đồng tiền và lợi nhuận một cách vô điều kiện, sự gia tăng các tệ nạn xã hội, đặc biệt đáng lo ngại là sự xói mòn về đạo lý, mờ nhạt về lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng ở một bộ phận thanh thiếu niên, đặc biệt là lứa tuổi 13-15. Chính vì vậy tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh càng trở thành một đòi hỏi cấp thiết trong gia đình, nhà trường và xã hội.
	Qua thực tiễn công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy một số không ít học sinh có nhiều biểu hiện phức tạp, có biểu hiện sa sút về đạo đức gây nhiều khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục, dẫn đến kết quả 2 mặt học tập của lớp chưa cao. Mặt khác, ở những năm trước, do thiếu kinh nghiệm, tôi chưa đi sâu vào vấn đề chủ nhiệm mà chỉ ở mức hoàn thành nhiệm vụ, chủ yếu tôi tập trung vào công tác chuyên môn. Khi được phân công công tác chủ nhiệm lớp, đối với những học sinh có những biểu hiện chưa tốt về rèn luyện đạo đức, tôi thường hay mắc thói quen chưa thật khoa học và sư phạm là trách phạt, yêu cầu học sinh viết kiểm điểm, mời phụ huynh học sinh đến để trao đổi về những lỗi học sinh vi phạm mà ít chú ý đến vai trò của mình - một nhà giáo dục, một nhà tâm lí. Chính vì vậy, ở những năm trước số học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm có tiến bộ về mặt đạo đức chưa nhiều, tôi chưa phát huy được vai trò trung tâm, khả năng tự quản của các em; có một số học sinh chưa có ý thức tổ chức kỉ luật; chưa giúp Ban cán sự lớp hoạt động hiệu quả, … vì vậy không tạo được một điểm nào nổi bật ở lớp chủ nhiệm. 
Xuất phát từ lí do trên, tôi xin trình bày trong đề tài này một số kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
	Do giới hạn kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân nên tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thực trạng đạo đức của học sinh của các lớp mà tôi được phân công công tác chủ nhiệm là lớp 9A5, 9A3 - Trường THCS Cao Bá Quát - Thị trấn Chư Sê từ năm học 2007-2008 đến nay.
3. Phương pháp nghiên cứu: Để tìm hiểu một cách chính xác, đầy đủ về đối tượng nghiên cứu tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Đọc một số sách, tài liệu có liên quan đến phương pháp giáo dục, tâm lí để vận dụng vào thực tế hợp lí và thuận tiện hơn.
b. Phương pháp trò chuyện:
Trực tiếp phỏng vấn, trò chuyện với đồng nghiệp, học sinh về các phương pháp về các biện pháp giáo dục mà bản thân đã sử dụng có hiệu quả . 
c. Phương pháp đánh giá, tổng kết thực tiễn: 
Trên cơ sở những thông tin thu lượm được sẽ hình dung các hiện trạng, đặc điểm về phương pháp giáo dục mà bản thân đã sử dụng, rồi đánh giá tổng hợp.




PHẦN ii: NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1. Nhiệm vụ, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm.
a/ Nhiệm vụ, chức năng, của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Giáo viên chủ nhiệm lớp trước hết phải tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp.
Giáo viên chủ nhiệm lớp phải mẫu mực về đạo đức, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và những quy định của nhà nước; nắm vững đường lối, quan điểm giáo dục và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục. 
Giáo viên chủ nhiệm còn có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh của lớp về mọi mặt, báo cáo thường kì tình hình của lớp cho hiệu trưởng và BGH.
 Nhận xét, đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh công bằng, khách quan .
Có kế hoạch tổ chức hoạt động của tập thể học sinh thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường cùng với các tập thể lớp khác làm chủ lớp chủ nhiệm trở thành thành viên tích cực của cộng đồng trường học. 
Giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên bộ môn phối hợp với các tổ chức, đoàn thể khác tổ chức cho học sinh có điều kiện tham gia vào các hoạt động của nhà trường, xã hội, …
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa BGH, các tổ chức trong trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác là người đại diện cho lớp chủ nhiệm, có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực những quyền lợi chính đáng cho học sinh của lớp.
GVCN là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh. Chức năng cố vấn có ý nghĩa quan trọng nhất đối với giáo viên chủ nhiệm vì chức năng này, về bản chất là sự điều chỉnh, vai trò định hướng, điều khiển quá trình tự giáo dục của từng học sinh và tập thể học sinh, phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong giáo dục. 
b. Nội dung công tác của người giáo viên chủ nhiệm.
Người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững đường lối, quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp… Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm.
Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc điểm tâm sinh lí của từng học sinh. Điều đặc biệt quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm là bằng các phương pháp, phân tích cho được nguyên nhân của các hiện tượng, đặc điểm của từng học sinh.
Lập kế hoạch chủ nhiệm cho từng tháng, cho năm học để đảm bảo tính hệ thống phát triển nhân cách học sinh. 
Giáo viên chủ nhiệm phải dạy tốt môn học được phân công dạy ở lớp chủ nhiệm và các lớp khác.
Giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
2. Một số đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS:
Trong qua trình làm công tác chủ nhiệm, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh, mỗi giáo viên cần phải nắm vững một số đặc điểm tâm sinh lí học sinh:
a. Đặc điểm sinh lí:
Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi từ 11-15, với sự biến đổi mạnh mẽ về mặt cơ thể, thể hiện sự phát triển mạnh hệ xương, hệ tim mạch, hệ thần kinh… Các em đang hoàn thiện về mặt thể chất, trở thành người lớn song chưa hoàn chỉnh thể hiện sự mất cân đối của cơ thể. Hoạt động thần kinh cao cấp diễn ra mạnh, quá trình hưng phấn phát triển gây cho các em cảm giác đau đầu, mệt mỏi và một số biểu hiện khác về sinh lí. Một đặc điểm nữa cần phải chú ý và quan tâm là hiện tượng dậy thì ở các em. Đây là hiện tượng mới mẻ nên dễ làm các em e ngại, bỡ ngỡ vì thế gia đình cần phải giúp đỡ các em một cách tế nhị, khéo léo để các em hiểu đúng vấn đề không nên làm cho các em băn khoăn, lo lắng. 
b. Đặc điểm về tâm lý:
Cùng với sự biến đổi về sinh lý, thì tâm lý của các em cũng biến đổi khá phức tạp trong quá trình nhận thức, quá trình tư duy và tự ý thức. Các em hay cáu giận, lóng ngóng vụng về, nhưng có mặt lại phát triển hơn người lớn. Đặc biệt cần lưu ý đó là các em có tâm lý muốn làm người lớn. Bắt chước làm theo người lớn muốn người lớn công nhận và biết đến. Các em thường thích tham gia các hoạt động xã hội vì cho rằng đây là công việc của người lớn, do đó đôi khi các sao nhãng việc học hành. Chính vì vậy các nhà giáo dục đã gọi giai đoạn này là giai đoạn " khủng hoảng về tâm lý", “tuổi khó trị”. 
Đó là một số đặc điểm mà nhà giáo dục cần quan tâm lưu ý. Trong quá trình công tác giáo dục người lớn phải luôn luôn gương mẫu trong ứng xử cũng như trong lao động để các em học theo. Đồng thời người lớn cũng nên đưa ra các chuẩn mực đạo đức dưới dạng cụ thể phù hợp với nhận thức của lứa tuổi này. Các chuẩn mực đạo đức đưa ra được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao để các em có cách ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ đa dạng, phức tạp của cuộc sống.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CỦA LỚP CHỦ NHIỆM :
1. Tìm hiểu tình hình gia đình học sinh:
- Trước hết, khi được phân công công tác chủ nhiệm giáo dục, giáo viên phải tìm hiểu rõ hoàn cảnh từng học sinh trong lớp mình qua các kênh thông tin sau: 
+ Qua bảng tổng hợp nhà trường, qua giáo viên chủ nhiệm cũ: tôi tìm hiểu tình hình đặc điểm lớp học, các học sinh khá giỏi, yếu, cá biệt, .... đặc biệt là tôi mượn sổ chủ nhiệm của GVCN cũ để nhanh chóng nắm bắt được sơ lược tình hình học sinh lớp chủ nhiệm.
+ Dựa vào sơ yếu lí lịch: từ ngày ra trường, khi được nhà trường phân công chủ nhiệm, tôi luôn coi trọng việc khai thác những thông tin cần biết về học sinh ngay trong ngày đầu tiên gặp mặt bằng cách chuẩn bị sẵn và phát cho học sinh điền vào những thông tin sơ lược về cá nhân theo mẫu lí lịch sau: 
Sơ yếu lí lịch học sinh lớp ..........( năm học 200...-200...)
	Họ và tên: .........................................................................	Nam, nữ:.....................
	Ngày tháng năm sinh:................. .... Dân tộc:.................	Tôn giáo:.....................
Nơi sinh:.....................................................................................................................
	Chức vụ trong lớp cũ:........................................Thành tích .....................................
	Chỗ ở hiện nay: số nhà.............đường ....................................tổ dân phố/thôn (làng)........................ thị trấn Chư Sê.
	Số ĐTnhà:...................DĐ................ ...Gần nhà bạn ( cùng lớp):............................ 
Sống với ai:......................................................(Con mồ côi:...................................)
	Hoàn cảnh gia đình: ...............................................................................................
	Đối tượng ưu tiên: ...................................................................................................
	Số anh chị em trong gia đình: ..............................bản thân là con thứ....................
	Năng khiếu bản thân:.................................... Môn học yêu thích............................
	Họ tên cha:.................................................................Nghề nghiệp:.......................
	Nơi công tác:...........................................................................................................
	Họ tên mẹ:.................................................................Nghề nghiệp:.......................
Nơi công tác:...........................................................................................................
Sau khi học sinh điền xong các thông tin, tôi đóng thành một quyển sổ nhỏ và luôn mang theo để làm phương tiện tra cứu thông tin học sinh một cách nhanh nhất khi cần thiết.
Với việc tìm hiểu tình hình học sinh nói trên, bản thân tôi đã có những cơ sở chắc chắn ban đầu để lựa chọn từng phương pháp giáo dục thích hợp với từng học sinh khi các em có những biểu hiện chưa tốt về đạo đức, đặc biệt chú ý đến những học sinh có hoàn cảnh thiệt thòi, bất hạnh, gia đình chưa có điều kiện giáo dục đạo đức tốt; học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; học sinh sống trong một gia đình có nhiều biểu hiện không tốt trong đời sống, văn hóa... 
2. Coi trọng việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, mật thiết giữa giáo viên chủ nhiệm - phụ huynh học sinh:
Qua thực tiễn, tôi nhận thấy: muốn nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ hoàn thiện công tác giáo dục đạo đức của nhà trường, xã hội mà quan trọng hơn hết là phải hoàn thiện công tác giáo dục đạo đức của gia đình đối với học sinh. Bởi lẽ khoa học và thực tiễn đã chứng tỏ rằng: “Dù xã hội có phát triển đến đâu, gia đình vẫn là một thiết chế độc đáo có ưu thế hơn các thiết chế xã hội khác trong việc giáo dục và hình thành nhân cách con người”. Ngay trong buổi họp đầu năm với phụ huynh tôi đã triển khai kế hoạch, phương pháp làm việc giữa GVCN với PHHS với các nội dung sau:
- Giáo viên chủ nhiệm báo cho phụ huynh học sinh lịch làm việc của giáo viên, số điện thoại cá nhân để phụ huynh chủ động lựa chọn thời gian thích hợp trong việc trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của con em mình khi cần thiết.
- Đi thăm nhà từng em học sinh trong lớp để nắm được thực tế hoàn cảnh gia đình và tạo thành thói quen thường xuyên đến thăm tình hình nhà học sinh để tâm sự, trao đổi, trò chuyện với phụ huynh học sinh tạo tâm lý gần gũi thân thiết giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh. Chính vì vậy khi học sinh có hành vi vi phạm thì giáo viên không vấp phải sự e ngại, né tránh của phụ huynh học sinh mà có được một sự hợp tác chặt chẽ, thống nhất đặc biệt là tâm lý thoải mái của các bậc phụ huynh với trách nhiệm cao trong việc uốn nắn, sửa chữa, khắc phục cái sai của con em mình.
- Trao đổi, thống nhất và đề nghị, động viên gia đình học sinh nắm rõ quỹ thời gian và hoạt động của các em ở trường và ngoài xã hội, giám sát các mối quan hệ của học sinh với bạn bè ở ngoài xã hội: Yêu cầu học sinh lập thời gian biểu cụ thể, chi tiết về thời gian, thời lượng (giáo viên chủ nhiệm ký tên vào bảng thời khoá biểu cố định), thông báo cho gia đình học sinh những hoạt động không thường xuyên của học sinh. Bên cạnh đó tôi còn thông báo danh sách những học sinh cá biệt của lớp để nhờ các bậc phụ huynh vừa giám sát mối quan hệ của con mình với các em học sinh này vừa phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục các em. 
- Trao đổi, trò chuyện với các bậc phụ huynh để gia đình hiểu thêm về phương pháp giáo dục của nhà trường, về tâm lý lứa tuổi học sinh và động viên gia đình nên có hình thức giáo dục bằng tình cảm. Đề nghị các thành viên lớn hơn trong gia đình cần phải gương mẫu hơn, đừng có thái độ nuông chiều và đặc biệt tránh thói quen giáo dục con em mình bằng những trận đòn khiến học sinh sợ “chết khiếp” mà hiệu quả giáo dục chưa thật cao ...
- Làm phiếu theo dõi đối với những học sinh cá biệt. Thường xuyên theo dõi và trao đổi thông tin với phụ huynh học sinh tình hình học tập rèn luyện của các em theo từng tuần . 
- Thường xuyên kết hợp với Ban chấp hành chi hội làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong các buổi sinh hoạt hàng tuần, các hoạt động phong trào của lớp giáo viên chủ nhiệm mời đại diện Ban chấp hành chi hội đến dự để nắm bắt tình hình của lớp, từ đó có sự biểu dương, khuyên răn kịp thời; đồng thời giáo viên còn tranh thủ được tiếng nói có tác dụng, có trọng lượng của bậc phụ huynh trong quá trình giáo dục đạo đức.
3. Phân công học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong rèn luyện đạo đức:
 - Giao nhiệm vụ cho một số học sinh ngoan, học tập tốt trong lớp ở gần nhà những học sinh chưa ngoan, hay vi phạm nội quy trường lớp giám sát, theo dõi những hoạt động của bạn và giúp đỡ bạn trong học tập. Việc làm này sẽ giúp cho học sinh trong lớp khi thấy bạn có gì chưa đúng thì có trách nhiệm tìm cách gần gũi, thân mật động viên, nhắc nhở bạn, nếu vấn đề nào thấy khó xử thì gặp riêng và trao đổi tình hình với giáo viên chủ nhiệm. Từ đó, giáo viên chủ nhiệm sẽ có biện pháp phù hợp để giúp đỡ các em. 
4. Sắp xếp chỗ ngồi đảm bảo tính khoa học, hợp lí
Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh tuy dễ nhưng sắp xếp như thế nào cho hiệu quả lại không dễ chút nào. Khi sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh, tôi thường dựa vào các căn cứ sau:
- Học lực của học sinh: xen kẽ học sinh yếu kém với học sinh khá giỏi.
- Thể chất của học sinh: học sinh thấp ngồi trước, cao ngồi sau; mắt yếu ngồi gần bảng.
- Nhiệm vụ của Ban cán sự lớp: tổ trưởng (lớp trưởng) thường ngồi giữa hoặc ngồi sau của tổ (lớp).
- Ý thức của học sinh: học sinh nói chuyện nhiều, không chú ý học thì cho ngồi trước.
- Chú ý đến việc sắp xếp chỗ ngồi cho những học sinh yếu, chưa ngoan trong lớp đảm bảo tính hài hòa, tính phát triển. GVCN cần quan tâm đến việc sắp xếp chỗ ngồi của học sinh làm sao trong mỗi nhóm học sinh phải có những em học sinh Giỏi, có đạo đức tốt ngồi chung để kèm những em học sinh học Yếu trong học tập, đặc biệt chú ý đến khí chất của những em học sinh cá biệt. VD: giáo viên chủ nhiệm nên sắp xếp một nam học sinh cá biệt có khí chất nóng nảy hay gây sự, hùng hổ với các bạn khác ngồi cạnh và học, hoạt động nhóm một học sinh nam nữ có khí chất điềm tĩnh, linh hoạt...
5. Lập danh sách những học sinh cần được quan tâm đặc biệt (VD: nhà nghèo, con mồ côi, gia đình có nhiều người lớn không gương mẫu, bố mẹ li dị, không khí gia đình, học sinh có biểu hiện tâm lí không bình thường...) có kèm theo những thông tin về cá tính, hoàn cảnh gia đình, biểu hiện thường xuyên của các em thông báo cho các giáo viên bộ môn trong lớp. Việc làm này sẽ giúp cho các giáo viên bộ môn có tâm lí chủ động việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức cho các em.
6. Làm tốt việc giáo dục tinh thần đoàn kết: 
- Giáo dục tư tưởng: lớp học là một gia đình để tất cả học sinh trong lớp luôn coi lớp học cũng là một gia đình của mình, từ đó mà các em luôn có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ những bạn trong lớp còn gặp nhiều khó khăn, bất hạnh và đặc biệt là không có thái độ phân biệt đối tượng, xa lánh, trách móc khi bạn mình mắc lỗi. 
- GVCN thường xuyên quan tâm đến mối quan hệ hòa đồng giữa các em học sinh người Kinh và các em người dân tộc thiểu số tránh để xảy ra thái độ phân biệt, bằng cách sắp xếp chỗ ngồi xen kẽ, giao những công việc của lớp cho các em học sinh người dân tộc thiểu số một cách thường xuyên, không qua đề cao vấn đề đối tượng học sinh nào trong sinh hoạt, làm cho tất cả học sinh trong lớp luôn có một tâm lí tự nhiên, đoàn kết, hòa đồng, mạnh dạn, sôi nổi . 
- Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên chủ nhiệm vận động học sinh trong lớp xây dựng quỹ bạn nghèo sử dụng quỹ có hiệu quả, để kịp thời có những món quà giúp đỡ và động viên các bạn mình yên tâm hơn trong học tập cũng như trong rèn luyện.
7. Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của lớp.
Ngay từ những tuần đầu của năm học GVCN cùng ban cán sự lớp đã xây dựng “Tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm” dựa trên cơ sở điều lệ trường phổ thông, nội quy nhà trường. 
Sau khi thống nhất thang điểm, GVCN cho tổ chức thực hiện. Mỗi tổ trưởng có một cuốn sổ theo dõi các thành viên trong lớp dựa trên thang điểm đã thống nhất. Cuối tuần, vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các tổ trưởng lên báo cáo trên bảng tình hình các thành viên trong tổ. Trên cơ sở theo dõi, các tổ trưởng, quy ra điểm rồi xếp loại hạnh kiểm trong tuần cho các thành viên trong lớp. Vào thứ sáu của tuần cuối cùng trong tháng, GVCN họp cùng ban cán sự lớp để xếp loại hạnh kiểm tháng cho học sinh trong lớp.
 8. Phát huy vai trò của Ban cán sự lớp.
Một lớp học muốn tiến bộ, tự quản tốt thì vai trò của Ban cán sự lớp rất quan trọng. Các em cùng học chung một lớp, chung độ tuổi, chung tâm lý, … nên dễ nắm tình hình lớp, dễ hiểu nhau, … đó là điều kiện để lớp hoạt động tốt, giáo viên có thể nắm được tình hình lớp mà không phải ngày nào cũng trực ở lớp.
Vậy làm sao phát huy được vai trò của Ban cán sự lớp? Trước hết giáo viên phải tạo được thiện cảm và niềm tin, quan trọng hơn là dám tin và dám giao nhiệm vụ cho các em. Bên cạnh đó là sự định hướng và hướng dẫn của GVCN. Nếu giáo viên chủ nhiệm biết phát huy vai trò của Ban cán sự lớp thì lớp sẽ hoạt động có nề nếp, GVCN dễ dàng nắm tình hình lớp hàng ngày.
Khi để Ban cán sự lớp quản lí lớp, GVCN cần nhắc nhở các em cách ứng xử với các thành viên trong lớp để tránh tình trạng các em có những lời nói hoặc hành động xúc phạm bạn của mình. Nếu việc này xảy ra thì việc mất đoàn kết trong lớp là khó tránh khỏi.
Khi quy trình này được tiến hành thì lớp học sẽ trở thành lớp tự quản (vì đa số các thành viên đã ý thức được vai trò của mình trong lớp) trong đó vai trò của Ban cán sự lớp rất lớn. 
9. Chú trọng phương pháp giáo dục cá biệt, phương pháp giáo dục tập thể: 
Phương pháp giáo dục cá biệt ở đây không nên hiểu là giáo dục học sinh cá biệt mà cần hiểu phương pháp giáo dục cá biệt là sự tác động tới từng cá nhân một cách chuyên biệt để đảm bảo tính phù hợp với đối tượng.
Ví dụ: cùng một biểu hiện có lỗi như nhau, nhưng có em phải phê bình nghiêm khắc, có em lại nhắc nhẹ, có khi nhắc chung chung, có lúc lại nhắc nhở riêng (trực tiếp), có khi phải tách học sinh ra khỏi tập thể để giáo dục riêng, …
Thực chất của quá trình giáo dục cá biệt là vận dụng “Tâm lý học lứa tuổi” để giáo dục học sinh, xử lý các tình huống mà người giáo viên gặp phải trong dạy học nói chung và trong công tác chủ nhiệm nói riêng. Khi giáo viên đã nắm được nguyên nhân của hành vi vi phạm của học sinh thì trên cơ sở tâm lý – tính cách của học sinh, giáo viên đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Việc xử lý kịp thời các hành vi sai trái rất quan trọng. Nếu không xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến những hậu quả khó lường bởi tính hiếu thắng, muốn khẳng định mình của học sinh. Trong quá trình xử lý thì cần chú ý đến tính cách của học sinh để có biện pháp phù hợp, nếu không sẽ phản tác dụng.
Trước một học sinh có lòng tự trọng cao thì không nên trách móc, bới tội trước lớp. Trong trường hợp này giáo viên nên gặp riêng để xử lí. 
Cách xử lý trên cũng phù hợp với học sinh có lỗi mà biết nhận lỗi và sửa, học sinh dễ “mủi lòng”. Trong trường hợp này giáo viên nên sử dụng nhiều câu biểu cảm, thể hiện thái độ, tâm trạng của chính mình.
Trước học sinh lỳ lợm, bất cần đời thì biện pháp tốt nhất là tìm hiểu điểm yếu về tình cảm của học sinh đó, từ đó tác động trực tiếp. Những học sinh kiểu này giáo viên không nên la mắng, khiêu khích vì các em rất dễ làm liều.
Học sinh cũng như bất cứ người nào, khi có lỗi thường che giấu. Bởi vậy trước khi xử lý, bằng mọi cách phải cho các em thấy lỗi và nhận lỗi của mình. Làm vậy trước hết học sinh sẽ nể vì các em không thể giấu nổi hành vi sai trái của mình và học sinh sẽ có cảm giác thầy luôn biết những việc mình làm. Đó là cơ sở để các biện pháp xử lý của mình có hiệu quả.
Khi xử lý tình huống cần bảo đảm giữ được thể diện cho các em, làm cho học sinh thấy mình được tôn trọng nhưng cũng cần cho học sinh thấy sự nghiêm túc và cứng rắn của thầy. Muốn phát huy hiệu qủa của phương pháp giáo dục trong tập thể, giáo viên chủ nhiệm trước hết phải là người có uy tín, có trách nhiệm, nắm vững đối tượng, xây dựng được tập thể học sinh thành một tập thể vững mạnh.
III. KẾT QUẢ :
Với việc áp dụng các biện pháp trên vào tình hình cụ thể của các lớp mà tôi được phân công công tác giáo dục chủ nhiệm (đây là những lớp tập trung khá nhiều học sinh cá biệt) tại trường trường THCS Cao Bá Quát - Thị trấn Chư Sê từ năm học 2007- 2008 đến nay, học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm đã thực sự tiến bộ trong rèn luyện đạo đức:
+ Hiện tượng học sinh cúp tiết, bỏ nhà đi chơi quá giờ thực sự giảm bớt.
+ Không có hiện tượng vi phạm ATGT, gây mất đoàn kết trong nhà trường . Cá em học sinh trong lớp tham gia đầy đủ và nhiệt tình trong các goạt động của lớp.
+ Tập thể lớp có tinh thần đoàn kết có ý thức tự phê cao, rất có tổ chức kỷ luật và tinh thần tự giác tốt, các em học sinh cá biệt như: đã có sự tiến bộ hơn, gia đình các em đã quan tâm và tôn trọng hơn những đề nghị, yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm ... 
+ Thành tích chủ nhiệm của bản thân năm sau cao hơn năm trước, nhất là lớp việc duy trì sĩ số luôn đạt 100%, tập thể lớp đạt được những thành tích đáng khích lệ trong các phong trào thi đua của nhà trường, học sinh trong lớp ít vi phạm nội quy.
+ Tình thầy trò ngày càng gắn bó thân thiết và vui vẻ. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình được nâng cao, giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh luôn có mối quan hê mật thiết, tự nhiên, thoải mái và có trách nhiệm cao trong việc phối hợp giáo dục học sinh. 
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã rút ra được một số kinh nhiệm như sau:
+ Người GVCN tuy cho lớp tự quản nhưng phải luôn luôn đồng hành cùng các em.
+ Chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy móc bấc kỳ một phương pháp giáo dục nào bởi lẽ sản phẩm đây chính là “con người”.
+ Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng học sinh,…
+ Luôn tôn trọng học sinh, nhất là ở nơi đông người.
+ Luôn đặt lợi ích của học sinh làm đầu, xem các em là trung tâm của mọi vấn đề trong lớp học. Từng bước rèn luyện cho các em năng lực tự quản, tự giải quyết các vấn đề. Từ đó học sinh sẽ cảm nhận được vai trò làm chủ của mình.
+ Sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp, một nhân tố quan trọng mà chúng ta nên thận trọng cân nhắc khi quyết định lựa chọn, đó chính là “lớp truởng”.
+ Muốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi người GVCN lớp phải là người có uy tín, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm đi trước, đề xuất được các vấn đề giá trị, tập hợp được sức mạnh tổng hợp, vai trò con chim đầu đàn là yếu tố có phần lớn lao, tạo nên sự thành công hay thất bại ở mỗi học sinh, mỗi lớp học, mỗi trư

File đính kèm:

  • docSKKN chu nhiem lop 9.doc
Đề thi liên quan