Đề tài Một số vấn đề về thực hành môn Công Nghệ phần Kỹ Thuật Điện lớp 8 Bậc THCS

doc10 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số vấn đề về thực hành môn Công Nghệ phần Kỹ Thuật Điện lớp 8 Bậc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số vấn đề về thực hành môn Công Nghệ phần Kỹ Thuật Điện lớp 8 Bậc THCS
 I/. Lí do chọn đề tài.
	Công nghiệp điện là một ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó có nhiệm vụ cung cấp năng lượng điện để sản xuất ra các vật liệu máy móc, các thiết bị, dịch vụ cho xã hội. Ngày nay khoa hoc và công nghệ đang phát triển nhanh chóng các nghành công nghiệp truyền thống như cơ khí, sinh học... mà vẫn hiện đại hơn cả là ngành kỹ thuật điện và kỹ thuật điện tử.
	Công nghệ là một trong những môn học quan trọng trong trường học, trang bị cho học sinh những tri thức kỹ năng cơ bản của nghề với những kiến thức đã học các em có thể áp dụng được trong đời sống hàng ngày từ đó giúp các em có hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp bậc trung học cơ sở.
	Môn công nghệ mang tính kỹ thuật, mang tính thực tiễn và nó rất gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của các em.Vậy việc học tập của các em phải kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết với thưc hành. Đây là một việc hết sức quan trọng, thực hành để củng cố kiến thức, mặt khác thực hành giúp các em hình thành kỹ năng kỹ xảo và tư duy công nghệ tất cả cho các em biết vận dụng kiến thức vào thực tế, qua đó gây sự hứng thú say mê cho các em trong tiết học.
	Chính vì thế mà phương pháp giảng dạy của thầy cũng hết sức quan trọng thầy phải tìm ra phương pháp giảng dạy như thế nào để cho hoc sinh dễ hiểu, dễ nhớ vận dụng các thao tác một cách công nghiệp.
	Cũng như các môn học khác môn công nghệ phần kỹ thuật điện trong trường học góp phần hình thành, rèn luyện các phẩm chất đạo đức tính cần thiết của con người lao động ở thế kỷ mới. Đáp ứng được yêu cầu rèn luyện tính ti mỉ, cẩn thận, sáng tạo, của học sinh trung học cơ sở. 
	II/ - Tình hình thực tế dạy và học.
	1. Hiện trạng thực tế.
	Không biết từ bao giờ học sinh có khái niệm môn học ''chính '' với môn học ''phụ ''. Chính vì quan niện đó mà dẫn đến phong trào học tập của các em còn phần hạn chế trong các buổi học lý thuyết cũng như thực hành .
	Đối với những tiết thực hành học sinh thường dễ nhầm lẫn khi thực hiện các thao tác kỹ thuật, các bước trong lúc thực hành.
	Học sinh chưa phân đoạn được các thao tác kỹ thuật và mức độ thời gian cho từng cung đoạn.
	Thực hành công nghệ ở đây là một bài khó - phức tạp đòi hỏi sự kết hợp hài hoà giữa các quy trình thực hiện, giữa lý thuyết với thực hành.
	2. Đối với giáo viên.
	Qua hiện trạng thực tế giảng dạy các giáo viên được phân công giảng dạy môn học "công nghệ ": Nói chung về phương pháp đều đặt ra câu hỏi cho chính bản thân là làm như thế nào để có những giải pháp khắc phục được hiện trạng thực tế. Nhưng chúng ta cũng phải mạnh dạn nói với nhau là cách giảng dạy, trình độ chuyên môn còn một số hạn chế như :
	- Chưa nắm vững về cách phân loại của trình độ tiếp thu thực hiện của các đối tượng học sinh.
	- Cần đưa ra được những đặc điểm về phương pháp đổi mới và những trọng điểm kiến thức của bài học để dẫn đến việc hình thành các khái niệm kỹ năng kỹ xảo thực hành cũng như sự phát triển tư duy, trí tuệ, tính kiên trì mà học sinh còn yếu.
	3. Về cơ sở vật chất .
	Trong tình trạng chung của các trường học hiện nay còn thiếu nhiều về cơ sở vật chất trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho các tiết dạy về chuyên môn chưa được đảm bảo . 
	Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy còn chưa có, thiết bị dạy thực hành không đủ nên độ chính xác, mức độ an toàn chưa cao.
	Phòng thực hành thí nghiệm chưa có nên việc sử dụng thực hành rất khó khăn cho các giờ ứng dụng đối với môn học.
	III/. Mục đích nghiên cứu. 
	- Nhằn tìm hiểu một cách thật đầy đủ về thực trạng của việc dạy và học để quá trình giảng dạy đưa ra được các ứng dụng bài thực hành đạt kết quả cao cho học sinh. Từ đó tím ra được một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của giờ lên lớp và đáp ứng một phần yêu cầu về công tác giảng dạy phục vụ cho các phong trào giáo dục hướng nghiệp nghề ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.
	Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ, an toàn, tác phong công nghiệp trong lao động.
IV. Nội dung .
	Trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp cũng như các đợt giảng dạy chuyên môn của giáo viên giỏi thì vấn đề đưa ra các phương pháp giảng dạy giữa giờ lý thuyết và thực hành thực tiễn môn công nghệ còn yếu. Điều này dẫn đến sự khó khăn cho các giáo viên trực tiếp giảng dạy phân luồng cho học sinh hướng nghiệp. Mặt khác chúng ta đã biết nhiều về vấn đề có liên quan đến tình hình học tập. Trong sự tìm hiểu và phát hiện bồi dưỡng tuyển chọn học sinh giỏi ở môn học "Công nghệ kỹ thuật điện" nhằm phát triển toàn diện cho học sinh để hình thành tính tỉ mỉ tri thức, kỹ năng nghề; chuyển từ kỹ năng sang kỹ xảo của nghề. Do vậy phương pháp giảng dạy của nghề và những bài tập ứng dụng "vẽ mạch điện" là một trong những bài cần quan tâm nó rất quan trọng đến việc rèn luyện kỹ năng kỹ xảo, các kiến thức từ những bài học lý thuyết được nhắc lại trong các bài thực hành này. Mà quá trình thực hiện là cả một chu kỳ hay một kế hoạch của môn học. Vì vậy chúng ta cần phải định hướng để thực hiện tốt yêu cầu, mục đích và nhiệm vụ của môn học. Vậy tôi mạnh dạn đưa ra môt số phương pháp giảng dạy cho bài thực hành lớp 8 "phần kỹ thuật điện" nhằm giải quyết những cấp thiết cho học sinh trong năm học được tốt hơn.
	Tổ chức giờ học thực hành bao gồm những công việc của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện giờ học. Dựa vào cấu trúc nội dung phương pháp của chương trình có thể tiến hành giảng dạy. Để thực hiện mục đích đào tạo và giáo dục của môn học cần có những hình thức phong phú về phương pháp giảng dạy thực hành - điều này đòi hỏi giáo viên phải chủ động sáng tạo tìm ra cho mình có một phương pháp thích hợp với bài dạy để có hiệu quả cao nhất; tức là việc lựa chọn phương pháp phải đa dạng không được dập khuôn máy móc. Trong giảng dạy cần việc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thể hiện ở ý thức đối với các vấn đề khoa học kỹ thuật và tính kinh tế. Để hình thành phẩm chất trên cần thông qua việc trình bày bài một cách chặt chẽ. Cuối cùng các nhận thức, các quan niệm và luyện tập phải đi tới một kết quả là giáo dục cho học sinh có thái độ và học tập , lao động với một ý chí quyết tâm có trách nhiệm.
	 Một số phương pháp có thể áp dụng với bài thực hành.
	* Phương pháp luyện tập ; 
	- Đây là một phương pháp mà học sinh lặp đi lặp lại nhiều lần một công việc, hành động nhất định nhằm hình thành củng cố nhữnh kỹ năng kỹ xảo cần thiềt được tổ chức và có kế hoạch.
	- Luyện thao tác bước nguyên công thủ công.
	- Luyện tập các nguyên công trên máy.
	- Luyện tập thực hiện các quy trình lao động.
	* Phương pháp thí nghiệm.
	- Phương pháp thí nghiệm là mô hình đại diện cho đối tượng thực tế. Bởi vậy thí nghiệm phải được bố trí gần giống với đối tượng thật.
	- Giúp cho học sinh nắm vững tri thức và khẳng định những điều đã tiếp thu là chân lý và khách quan. Tuỳ theo các thí nghiêm minh hoạ, thí nghiệm nghiên cứu, với quan điểm lấy người học, cách làm được tiến hành như sau; 
	+ Xác định các thí nghiệm (kết quả).
	+ Tích luỹ kiến thức cho học sinh.
	+ Lập quy trình thí nghiệm. 
	+ Tiến hành thực nghiệm.
	+ Ghi biên bản thí nghiệm (kết quả) - giáo viên tổng kết buổi học.
	- Phương pháp thực tập sản suất; 
	+ Mục đích của phương pháp này là; Nâng cao và củng cố các thao tác, vận dụng vào sản suất làm cho học sinh quen dần với lao động sản suất ngoài xã hội.
	* Chuẩn bị của giáo viên.
	- Muốn cho giờ học đạt yêu cầu do chương trình đề ra cần làm tốt mọi công việc chuẩn bị cần thiết.
	- Nghiên cưú chương '' SGK- Công nghệ KTĐ lớp 8''. Các môn liên quan khác, tài liệu '' kỹ thuật điện ''. 
	- Lập kế hoạch cho từng chương - bài, soạn giáo án chi tiết giúp cho việc lên lớp được thuận lợi và chủ động - dự kiến kế hoạch thực hành .
	- Chuẩn bị cho giờ thực hành ; Các dụng cụ làm mẫu của giáo viên , dung cụ thực hành cho học sinh , thiết bị vật liệu dụng cụ quy định .
	- Nắm được tình hình các mặt của lớp sẽ dạy ; Các mặt học tập, kỷ luật và các vấn đề có liên quan tới kinh nghiệm của học sinh về lĩnh vực này như : Nghề nghiệp của cha mẹ học sinh, môi trường sống ...
	 bài tập ứng dung thực hành môn công nghệ. 
	1. Khái niệm chung .
Bài học thực hành là bài học thực hiện trên lớp lý thuyết hoặc ở xưởng trường . Nó bao gồm ba giai đoạn ; Hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc .
	2. Cấu trúc từng loại bài học. 
	A .Bài có tính chất luyện.
	+ Hướng dẫn mở đầu.
	- Tổ chức lớp .
	- Thông báo tên bài , mục đích bài học, điều kiện cho dạy và học.
	- Cung cấp kiến thức cần thiết cho luyện tập, dưới phương thức tích cực hoá học sinh.	
	- Trình bày nội dung luyện tập , hiện tượng nguyên nhân sai hỏng , cách khắc phục.
	- Làm mẫu thao tác điển hình.
	- Phổ biến an toàn vệ sinh , giao định mức công việc và phân công vị trí luyện tập.
	B .Hướng dẫn thường xuyên.
	- Quan sát học sinh bắt đầu luyện tập .
	- Dùng các thủ thuật hướng dẫn (uốn nắn chỉ bảo và can thiệp tích cực) hướng vào các động tác mới, khó phức tạp của bài tập.
	- Theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép sơ bộ đánh giá kết quả.
	C. Hướng dẫn kêt thúc .
	+ Phân tích công việc luyện tập chung cho cả lớp và từng học sinh, so sánh kết quả với mục tiêu bài học.
	+ Tổng kết kinh nghiệm luyện tập (nêu mặt được và mặt chưa được).
	+ Nhận xét tinh thần thái độ, công bố kết quả luyện tập qua điểm số.
	+ Giao nhiệm vụ cho bài sau.
	3. Bài tập có tính chất học sản suất.
	+ Mục đích : Nâng cao củng cố thao tác nguyên công ở bài tập và vận dụng chúng vào sản suất
.
	4 . Bài tập sản suất.
	+ Mục đích : Làm cho học sinh làm quen với sản suất.
	+ Về cấu trúc ; Cũng áp dụng ba giai đoạn hướng dẫn trên (mở đầu, thường xuyên , kết thúc ).Song có khác ở chỗ :
	- Giai đoạn hướng dẫn ban đầu : Người hướng dẫn làm những công việc sau đây ; giao công việc, cung cấp lý thuyết, dạng sai hỏng, mức độ công việc, chất lượng bài đạt được.
	- Giai đoạn hướng dẫn thường xuyên : Chỉ cần theo dõi đôn đốc hoặc giao cho nhóm trưởng.
	- Giai đoạn hướng dẫn tổng kết : Tổng kết kinh nghiệm, phổ biến sáng kiến cải tiến hướng dẫn học sinh viết thu hoạch hoặc phân công bài thực hành sau (nếu có ).
	5. Bài luyện riêng.
	Huớng dẫn luyện tập vào những mặt mạnh - mặt yếu của từng học sinh hay thực hiện các bài tập hỗ trợ trước khi vào luyện chính thức. Ví dụ: Trước khi vẽ mạch điện giáo viên cần hướng dẫn học sinh trước bằng cách đàm thoại nêu vấn đề đưa ra vấn đề chính của bài.
	C. Các hình thưc dạy học khác:
	+ Hướng dẫn tự học ở nhà.
	+ Thăm quan sản suất.
	+ Thảo luận ở tổ học tập.
	+ Tuỳ theo điều kiện mà vận dụng để bổ sung cho các loại bài học khác.
giáo án thực nghiệm
( áp dụng các phương pháp nhằm phát huy tích cực chủ động của thầy và trò)
	Bài 56 Thực hành
	vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện
	I . Mục tiêu bài học.
	- Hiểu được cách vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện.
	- Vẽ được sô đồ nguyên lý của một số mạch điện đơn giản trong nhà.
	-Làm việc nghiêm túc, kiên trì và khoa học.
	II. Chuẩn bị bài dạy.
	+ Giáo viên: - Nghiên cứu nội dung bài 55. 56 SGK.
	- Sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện trong SGK vật lý lớp 7.
	- Tranh vẽ: Mạch điện chiếu sáng đơn giản .
	- Mô hình: Mạch điện chiếu sáng đơn giản gồm 1 cầu chì, 1 công tắc điều khiển một bóng đèn bố trí cho học sinh quan sát cách đi dây dẫn.
	+ Học sinh: - Giấy A4, dụng cụ vẽ.
	- Báo cáo thực hành.
	III. Phương pháp dạy học.
	A. ổn định lớp.
	Giáo viên kiểm tra sĩ số: phát vấn lớp trưởng.
	B. Kiểm tra bài cũ. (4')
	Câu 1. Phân biệt sơ đồ nguyên lý với sơ đồ lắp đặt ?
	Câu 2. Vẽ một số các kí hiệu trong sơ đồ điện:
	a. Dòng điện một chiều...................................
	b. Cầu dao hai cực, ba pha.......................................
	c. Công tắc ba cực..................................
	d. ổ điện ..............................
	e. Hai dây chéo và nối nhau......................, .................................
	C. Bài mới.
	1. Hoạt động 1: (13' ) Hướng dẫn mở đầu.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tg
Nội dung
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm (4 học sinh / 1 nhóm)
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của h/s.
- H/s nêu mục tiêu bài thực hành.
- G/v nêu nội quy thực hành:
+ Đúng quy trình.
+ Đúng các ký hiệu.
+ Liệt kê các phần tử có trong mạch điện.
+ Chọn đúng nội dung bài.
+ H/s nghiêm túc thực hành.
- Gáo viên cho h/s điền đúng kí hiệu: Dây pha, dây trung tính, thiết bị vào sơ đồ (h 56.1 SGK)
- Tìm những chỗ sai của mạch điện ?
- Mạch điện có bao nhiêu phần tử ?
- Các kí hiệu của các phần tử đó như thế nào ? 
	G/v kết luận.
- Các phần tử đó được nối với nhau như thế nào ?
(cần chú ý vị trí các thiết bị đóng cắt, bảo vệ, lấy điện, đồ dùng điện)
	G/v kết luận.
- Khi vẽ sơ đồ cần chú ý những gì ?
	H/s kết luận 	các nhóm nêu ý kiến, g/v rút ra kết luận chung.
I. Chuẩn bị.
II. Nội dung và trình tự thực hành.
1. Phân tích mạch điện.
2. Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện.
Bước 1: Phân tích các phần tử mạch điện.
Bước 2: Phân tích mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện.
Bước 3: Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện.
2. Hoạt động 2. (21' ) Hướng dẫn thường xuyên.
- G/v cho học sinh vễ sơ đồ theo nhóm.
+ Nhóm 1. Vẽ SĐ gốm: Mạch điện gồm 1 cầu chì, 1 công tắc, 2 cực điều khiển 1 bóng đèn.
+ Nhóm 2. Vẽ SĐ gồm: Một cầu chì, một ổ điện, một công tắc hai cực điều khiển 1 bóng đèn. 
+ Nhóm3. Vẽ SĐ gồm: Một cầu chì, 2 công tắc hai cực điều khiển độc lập 2 bóng đèn mắc song song.
+ Nhóm 4: Vẽ SĐ gồm: Một cầu chì, 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 bóng đèn.
+ Các nhóm khác lặp lại của các nhóm 1, 2, 3, 4.
- G/V yêu cầu H/s nghiêm túc.
- G/V đi quan sát, uốn nắn các nhóm vẽ mạch điện.
3 Hoạt động 3. Hướng dẫn kết thúc (7').
- H/s nhận xét các nhóm (chéo nhau).
- Yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm.
- Nộp phiếu báo cáo thực hành.
- G/V nhận xét đánh giá bài học:
+ ý thức.
+ Chuẩn bị của H/s.
- G/V chọn bài đẹp chấm mẫu (tuyên dương, phê bình những bài chưa được).
- G/V kết luận chung.
- Dặn dò H/s chuẩn bị bài sau.
	Kết quả thực nghiệm:
Đối tượng học sinh lớp : 9c . Sĩ số: 37.
Xếp loại
Giỏi
Khá
T. bình
Yếu, kém
Kết quả trước thực nghiệm
4
16
12
5
10,8%
43,1%
32,4%
13,5%
Kết quả sau thực nghiệm 
9
20
7
1
24,3%
54,1%
18,9%
2,7%
V/. Kết luận
	1 . Kết luận chung:
	Như vậy thực hành kỹ thuật điện nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về các mặt: Đạo đức, thẩm mỹ, và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trang bị những kiến thức, kỹ năng cho học sinh chuẩn bị bước vào học tiếp trong cuộc sống con người lao động mới. Từ đó việc giảng dạy thực hành kỹ thuật điện giúp cho các em học sinh củng cố và phát triển các kết quả của bài học giữa lý thuyết với thực hành, để nâng cao trình độ học vấn THCS và có những hiểu biết ban đầu về ngành kỹ thuật điện và hướng nghiệp .
2 . ý kiến đề suất thực hiện đề tài:
	- Để thực hiện tốt của đề tài chúng ta cần khắc phục và bổ sung thêm một số trang thiết bị cơ sở vật chất cho việc dạy và học đầy đủ hơn.
	- Nên xây dựng các lớp học và phân bố nơi thực hành riêng cho học sinh.
	- Cần tham mưu giữa nhà trường với địa phương để các em tham quan mô hình các xưởng cơ khí, nhà máy ...,phục vụ bài học cho các em.
	- Tổ chức nhiều buổi thi học sinh giỏi giữa các trường, các huyện và thành phố.
	3. Rút kinh nghiệm:
	Trên đây là một số phương giảng dạy của thực hành phần "kỹ thuật điện lớp 8" mà tôi mạnh dạn đưa ra. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của ban chuyên đề cùng các bạn để đề tài của tôi được đầy đủ hơn.
	Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn !
Kính chúc sức khoẻ các đồng chí đồng nghiệp
	 Tiên Lãng, Ngày 2 tháng 1 năm 2008
	 Người viết
	Phạm Thanh Hải 	 
nhận xét đánh giá của trường:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
	 nhận xét đánh giá của cụm:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
	 nhận xét đánh giá của cấp trên
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docskkn THCS tu cuong Tien lang HP.doc
Đề thi liên quan