Đề tài Nâng cao chất lượng học tập hóa học cho học sinh lớp 9 thông qua rèn luyện học sinh kỹ năng giải bài tập

doc23 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng học tập hóa học cho học sinh lớp 9 thông qua rèn luyện học sinh kỹ năng giải bài tập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I/ 	TÓM TẮT 	trang 2
II/ GIỚI THIỆU	trang 2
 1. Thực trạng	trang 3
 2. Giải pháp thay thế	trang 3 
 3. Vấn đề nghiên cứu	trang 4
 4. Giả thuyết nghiên cứu	trang 4
III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	trang 4	
1. Khách thể nghiên cứu	trang 4 
2. Thiết kế nghiên cứu	trang 4
3. Quy trình nghiên cứu	trang 6
4. Đo lường và thu thập dữ liệu	trang 11	
IV/ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ	trang 11
 1. Kết quả	trang 11
 2. Phân tích dữ liệu 	trang 12
 3. Bàn lận	trang 12
V/ KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ	trang 12
 1. Kết luận	trang 13
 2. Khuyến nghị	trang 13
VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO	trang 14	
VII/ PHỤ LỤC	trang 15
I. TÓM TẮT:
	Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm, có tầm quan trọng trong trường phổ thông. Đây là môn học được nhiều học sinh yêu thích và cảm thấy hứng thú, say mê trong tiết học. Tuy nhiên đó lại là môn học khô khan, nhàm chán thậm chí là sợ của một nhóm học sinh. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh. Như vậy nguyên nhân của những bất cập trên là do đâu?
Giải các bài tập hóa học là một biện pháp rất quan trọng để củng cố và nắm vững các định luật, các khái niệm và tính chất hóa học của các chất. Nhưng thực tế ở các trường, thời gian giải bài tập trên lớp của các em rất ít, bản thân học sinh chưa nắm vững cách giải và hệ thống hóa được các dạng bài tập, vì thế các em không thể tự học ở nhà nhất là các học sinh lớp 9. Dẫn đến việc ít làm bài tập, chỉ học những lí thuyết suôn, không đáp ứng được yêu cầu do môn hóa học đề ra, từ từ các em cảm thấy sợ học môn Hóa. Là giáo viên dạy hóa 8-9, tôi luôn băng khoăn, trăn trở về vấn đề này? 
II. GIỚI THIỆU: 
Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu có tác dụng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước ta chính vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông theo tinh thần nghị quyết IX của đảng được chỉ rõ “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Để đạt được những điều đó cùng với sự thay đổi về nội dung, hình thức tổ chức dạy học, cần hình thành cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, tạo cho học sinh năng lực tự học, tự rèn luyện bồi bổ kiến thức cho mình là việc vô cùng quan trọng. 
 Giáo dục rất quan trọng vì vậy tất cả những người làm giáo dục mang một trọng trách rất lớn cho nên phải luôn luôn học hỏi tìm kiếm kiến thức, phương pháp giáo dục sao cho phù hợp làm cho người được giáo dục dễ hiểu, dễ tiếp thu. 
Đối với nhà trường THCS việc tự rèn cho mình khả năng phân tích tổng hợp là rất cần thiết đối với tất cả các bộ môn trong đó có bộ môn hoá học, bởi hoá học là bộ môn khoa học có rất nhiều ứng dụng đối với các ngành khoa học khác. Góp phần đẩy mạnh sự thay đổi của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đất nước đang đổi mới
Học hoá học không những học sinh học lý thuyết mà còn đòi hỏi học sinh vận dụng lý thuyết được học vào giải quyết các bài tập lý thuyết, thực tiễn và thực hành thí nghiệm. Hiện nay việc giải các dạng bài tập hoá học của học sinh ở trường THCS ninh Hòa gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các dạng bài tập tính toán. Đa số học sinh không tự giải quyết được các bài tập này, một số học sinh chỉ biết làm bài tập một cách máy móc mà không hiểu được bản chất. Để thay đổi hiện trạng trên kinh nghiệm này kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong tiết dạy, quan trọng hơn là“ Rèn luyện kỹ năng giải bài tập hoá học cho học sinh ở trường THCS” góp phần nhỏ nhằm khắc phục tình trạng trên của học sinh trong nhà trường.
1. THỰC TRẠNG:
	Đa phần mức sống người dân ở các ấp thuộc xã Ninh Hòa còn nghèo cho nên chưa thật sự chú trọng đến việc học của con em, một số học sinh chưa chú tâm vào việc học mà lo làm những công việc khác. Cơ sở vật chất chưa đầy đủ ví dụ như sách tham khảo chưa nhiều, môn hoá học là một môn học ở trường trung học cơ sở học sinh chỉ được gặp ở lớp 8 và 9 nên không có điều kiện tiếp xúc nhiều, dễ gây cho học sinh chán trong học tập đặt biệt là bài tập tính theo phương trình hoá học.
Đặc trưng của bộ môn hoá học là môn khoa học tự nhiên mà từ trước tới nay học sinh thường coi là môn khó học, khó gọi tên, viết công thức hóa học, phương trình hóa học, công thức tính toán trong hóa học. 
 	Từ khi có sự đổi mới về phương pháp dạy học trang thiết bị , đồ dùng và hoá chất được trang bị khá đầy đủ thì việc áp dụng phương pháp dạy học mới của giáo viên còn hạn chế. Một số giáo viên chưa dành nhiều thời gian cho học sinh giải bài tập hoặc giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm bài tập cho mỗi tiết học
 	Hiện nay môn hoá học là một bộ môn rất quan trọng có nhiều ứng dụng trong đời sống, trong sản xuất. chính vì vậy giáo viên có phương pháp giảng dạy cho phù hợp nhất từ đó rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải bài tập hóa học, học sinh có những phương pháp học tập cho phù hợp để đạt được kết quả cao
	Học sinh: 
 - Đa số học sinh chưa say mê môn hoá học, đặc biệt là bài tập tính theo phương trình hoá học một số học sinh khi giải quyết bài tập dạng này còn gặp nhiều khó khăn.
- Nhiều học sinh chưa nắm vững kiến thức cơ bản cũng như kỹ năng làm tập hóa học, nhiều học sinh không đủ sách vở để học tập, đặc biệt là sách tham khảo.
 - Mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh không đồng đều, chán học ngay từ lớp dưới dẫn đến mất kiến thức ngay từ đầu .từ đó làm ảnh hưởng không ít đến việc tiếp thu kiến thức mới.
	- Bài tập về nhà nhiều học sinh chưa ý thức cao trong việc làm bài ở nhà mà chủ yếu chép sách giải hoặc chép bài của bạn thiếu sự động nảo, suy nghỉ tìm ra lời giải bài tập.
2. GIẢI PHÁP THAY THẾ:
	- Trong quá trình giảng dạy giáo viên tự nghiên cứu tài liệu về rèn luyện học sinh kỹ năng làm bài tập hóa học. 
	Trong các tài liệu đó giáo viên cần lựa chọn các câu hỏi, bài tập các dạng từ đơn giản sau đó nâng dần cấp độ, qua đó giáo viên lên lớp hướng dẫn cho học sinh cụ thể nội dung và bài tập của từng phương pháp để các em có thể nắm được vấn đề thông qua từng tiết dạy. Cụ thể các tài liệu có tác dụng tốt trong việc rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học lớp 9 như:
	- Ôn luyện và kiểm tra hóa học 9 - Trần Trung Ninh, Nguyễn Thị Kim Thanh, Vũ Thị Lan, Phạm Ngọc Sơn, Bùi Thị Hạnh ( NXB đại học TP Hồ Chí Minh).
	- Nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng hóa học 9 - Từ Vọng Nghi( NXB Giáo dục) 
Tuy nhiên, các tài liệu đó chủ yếu viết cho học sinh khá và giỏi tự đọc và có thể hiểu ngay vấn đề và áp dụng vào các bài tập khác, còn đối với học sinh trường THCS Ninh Hòa các em tương đối yếu về kĩ năng cùng như kiến thức thì việc tự nghiên cứu các tài liệu để nắm kiến thức là vô cùng khó khăn chính vì vậy trong giảng dạy tôi hướng dẫn, rèn luyện học sinh kỹ năng giải bài tập kết hợp tham khảo tài liệu.
- Qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi muốn chứng minh rằng rèn luyện học sinh kỹ năng giải bài tập sẽ nâng cao chất lượng học tập môn hóa học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. 
3. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
	Rèn luyện học sinh kỹ năng giải bài tập hóa học trong quá trình giảng dạy và học sinh tự làm ở nhà có nâng cao chất lượng học tập hóa học lớp 9 không?
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
	Việc rèn luyện học sinh kỹ năng giải bài tập trong giảng dạy và hướng dẫn học sinh tham khảo thêm ở nhà thì kết quả học tập sẽ nâng lên cho học sinh lớp 9 trường THCS Ninh Hòa. 
III. PHƯƠNG PHÁP
1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
- Tôi lựa chọn học sinh lớp 9A và lớp 9B trường THCS Ninh Hòa để nghiên cứu vì hai lớp có lực học tương đương nhau, kết quả các bài kiểm tra học kì và kiểm tra một tiết là gần tương đồng nhau. 
Lớp
Tổng số
Nam
Nữ
Dân tộc
Khmer
Kinh
9A
33
23
10
0
33
9B
31
16
15
1
30
Giáo viên giảng dạy: Ngô Hữu Nhiệm 
- dạy lớp 9A lớp thực nghiệm
- dạy lớp 9B lớp đối chứng
 	2. THIẾT KẾ:
- Chọn hai lớp 9A làm lớp thực nghiệm, lớp 9B là lớp đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra chung đề toàn trường kiểm tra 1 tiết ( bài số 1 học kỳ I) môn hoá làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng sự chênh lệch trung bình về điểm số của hai lớp trước khi tác động
 Kết quả như sau: 
STT
Họ và tên
lớp thực nghiệm
Điểm
Họ và tên
lớp đối chứng
Điểm
1
Nguyễn Hoàng Anh
7
Võ Thị Thúy Anh
7
2
Nguyễn T Mộng Ảnh
7
Dương Vũ Ân
7
3
Trần Thái Ân
7
Nguyễn Văn Cường
7
4
Lê Thanh Cần
5
Phan Thị Diễm
6
5
Nguyễn Thị Mỹ Chi
7
Phan Thị Đoan
7
6
Phan Văn Chào
6
Dương Hoài Hân
3
7
Huỳnh Tuấn Duy
5
Nguyễn Thị Thu Hai
7
8
Lê Thị Diễm
6
Phạm Thị Huệ
7
9
Phạm Phương Điền
6
Đoàn Thị Mộng Kiều
6
10
Nguyễn Thanh Giang
5
Trần Kiên
7
11
Trương Ngọc Hân
8
Lê Sĩ Khang
6
12
Dương Minh Hiện
6
Phan Đoàn Khang
3
13
Võ Vũ Hiệp
7
Trần Duy Khánh
6
14
Đặng Hoài Huy
9
Nguyễn Trọng Khánh
6
15
Võ Thị Ngọc Huyền
8
Phạm Văn Khương
7
16
Nguyễn Nhựt Khan
8
Lê Thị Linh
6
17
Nguyễn Vĩ Khang
8
Thị Cẩm Loan
3
18
Võ Văn Khang
6
Phạm Bích Ngân
7
19
Trần Quốc Khánh
5
Nguyễn T Thúy Nguyệt
5
20
Phạm Thị Yến Khoa
6
Nguyễn Văn Nhí
8
21
Trần Đăng Khoa
6
Mai Huỳnh Như
6
22
Trần Văn Lâm
5
Nguyễn Trọng Phú
7
23
Nguyễn Duy Linh
7
Nguyễn Minh Siêl
6
24
Mai Mi Mi
9
Nguyễn Mi Xil
8
25
Trịnh Thị Diễm My
7
Trần Khánh Tâm
5
26
Nguyễn Thị Cẩm Nguyên
6
Trần Mỹ Thanh
6
27
Võ Chúc Nhí
8
Nguyễn Thùy Trang
6
28
Lê Minh Nhiển
6
Phạm Văn Vấn
6
29
Huỳnh Văn Nhớ
6
Lê Ngọc Vẹn
6
30
Võ Ý Như
7
Ngô Thảo Vi
8
31
Danh Sanh
5
Sơn Hồng Vĩnh
5
32
Võ Văn Sổi
6
33
Dương Cẩm Tiên
6
Giá trị trung bình
6,5
6,1
Độ lệch chuẩn
1,15
1,31
Giá trị p
0,18
Bảng so sánh điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động
Lớp
Số HS
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn (SD)
p
Thực nghiệm
35
6,5
1,15
0,18
Đối trứng
31
6,1
1,31
 Ta thấy p= 0,18 > 0,05 nên sự chênh lệch về điểm số trung bình của hai lớp không có ý nghĩa, hai lớp được coi là tương đương.
 Tôi lựa chọn thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động với lớp tương tương
Lớp
Kiểm tra trước tác động
Tác động
Kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm
01
Áp dụng rèn luyện học sinh kỹ năng giải bài tập trong giảng dạy (tổ chức học chéo buổi)
03
Đối chứng
02
Ít rèn luyện học sinh kỹ năng giải bài tập trong dạy học(tổ chức học chéo buổi)
04
 Dùng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU:
	+ Lớp 9B ( lớp đối chứng) dạy theo phương pháp thông thường.
	+ Lớp 9A (lớp thực nghiệm) trong quá trình soạn giáo án, giảng dạy giáo viên cần tập trung những nội dung quan trọng, thời gian còn lại rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh. 
	Để rèn luyện học sinh kĩ năng giải bài tập hóa học tôi đã thực hiện một số khâu quan trọng như sau:
- Giáo viên bộ môn hoá học cần hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động. Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu thích khoa học.
 - Nghiên cứu, phân loại các dạng bài tập sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và từng phần kiến thức cụ thể.
	- Thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới, sử dụng tối đa đồ dùng học tập để học sinh nắm vững lý thuyết. Trong quá trình giảng dạy quan tâm đến từng đối tượng học sinh, động viên khuyến khích các em học tập.
- Trước tiên giáo viên phải có sự chuẩn bị bài dạy thật kĩ, nội dung bài tập phù hợp với kiến thức bài học, đối tượng học sinh. Đặc biệt đối với dạng bài ôn tập, luyện tập giáo viên không nhất thiết phải bám theo sách giáo khoa mà có thể linh hoạt các bài tập cho phù hợp 
Trên cơ sở thực tiễn và lý luận đã phân tích ở trên chúng tôi thấy việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua bài tập hoá học là cần thiết.
Bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh là một quá trình liên tục, phức tạp trải qua nhiều giai đoạn, nhiều mức độ. 
 Một mặt: Trong hoạt động học tập nhận thức cần nâng dần từng bước từ mức độ thấp đến cao:
Tích cực động não.
- Độc lập suy nghĩ.
- Tích cực sáng tạo. 
 Mặt khác: Cần rèn luyện học sinh nâng dần các dạng hoạt động từ dễ đến khó.
- Vận dụng kiến thức cơ bản.
- Tổng hợp kiến thức.
- Phát hiện xây dựng kiến thức mới.
- Nâng cao kiến thức.
 Theo tôi để rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trước hết phải:
* Hình thành cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản vững vàng sâu sắc. 
Đó là hình thành các khái niệm, các định luật, các tính chất, các quy luật ...về cấu tạo chất và về phản ứng hoá học.
* Rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy logic chính xác: 
Học sinh thông qua các thao tác: Quan sát, Phân tích , tổng hợp và dựa vào bản chất của vấn đề để tìm ra cách giải quyết ngắn gọn sáng tạo. 
Thí dụ: 
Cho hỗn hợp X Gồm FeO, Fe2O3 và có khối lượng 30,4 g. Nung hỗn hợp này trong một bình kín chứa 22,4 lít CO (ĐKTC), khối lượng hỗn hợp khí thu được là 36 g. Xác định thành phần hỗn hợp khí. Biết rằng X bị khử hoàn toàn tạo thành Fe.
 giải:
+ Gọi số mol FeO, Fe2O3 tham gia phản ứng lần lượt là a,b 
(a,b > 0)
+ Viết 2 phương trình phản ứng.
+ Tính số mol CO2 sinh ra 
+ Lập phương trình bậc nhất 2 ẩn theo khối lượng 2 oxít.
+ Lập phương trình bậc nhất 2 ẩn theo khối lượng khí tạo thành.
+ Giải hệ phương trình tìm ra a = 0,2 mol; b = 0,1 mol
+ Tính số mol CO dư ( nCO(dư) = 0,5 mol ) 
+ Tính số mol CO2tạo thành ( nCO2 = 0,5 mol )
*Cách khác: Học sinh đọc đề, phân tích đề, nhận xét:
Độ tăng khối lượng của khí = khối lượng oxi lấy ra từ 2 oxít.
+ nCOban đầu = 1mol MCO = 28g
+ Độ tăng khối lượng khí = 36 - 28 = 8g = mO
+ Số mol 0 nO == 0,5 mol
+ Cứ 0,5 mol CO kết hợp với 0,5 mol O tạo thành 0,5 mol CO2
+ Thành phần hỗn hợp khí sau khi phản ứng gồm:
 	 	0,5 mol CO dư 
 	0,5 mol CO2
Phân tích: Nếu giáo viên hướng dẫn học sinh biết dùng nguyên lý bảo toàn nguyên tử, ta có thể đơn giản cách tính mà không phải tính riêng lẻ cho từng phản ứng. Như vậy tư duy logic, chính xác được phát triển, thể hiện học sinh đã biết dựa vào bản chất hoá học của bài toán chứ không chỉ chú trọng nhiều tính toán để tìm ra đáp số của bài. 
* Rèn luyện năng lực tư duy khái quát hoá trong giải bài tập hoá học 
 	Năng lực khái quát cao là khả năng phát hiện phát hiện những nét chung bản chất của nhiều vấn đề, nhiều đối tượng...để đưa vấn đề đó về một kiểu nhất định. Trong giải bài tập hoá học khả năng khái quát thể hiện ở năng lực học sinh biết phân dạng bài tập hoá học, và biết tìm phương pháp giải chung cho từng dạng bài.
* Rèn khả năng độc lập suy nghĩ :
Là khả năng biết tự đặt ra vấn đề, giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết vấn đề, không thoả mãn với những cái có sẵn, luôn luôn tìm ra cách giải quuyết mới ngay cả trong các bài tập quen thuộc.
Thí dụ: Trong sách giáo khoa hoá 9 có bài tập 
Từ 80 tấn quặng Firit chứa 40 S sản xuất được 92 tấn axit sunfuric. Tính hiệu suất của quá trình.
 giải 
+ Viết 3 phương trình 
 t
4FeS2 + 11O2 8SO2 + 2 Fe2O3 (1)
 t 
2SO2 + O2 2SO3 (2) 
 xúc tác 
 SO3 + H2O H2SO4 (3) 
+Tính khối lượng S có trong 80 tấn quặng Firit 
+Dựa vào phương trình (1) tính khối lượng SO2
+Dựa vào phương trình (2) tính khối lượng SO3
+Dựa vào phương trình (3) tính khối lượng H2SO4 
+Tính hiệu suất.
*cách khác:
Học sinh nhận thấy quá trình sản suất H2SO4 từ quặng Firit gồm nhiều phản ứng kế tiếp (sản phẩm của phản ứng này là chất tham gia của phản ứng kế tiếp...)
Học sinh lập hồ sơ chuyển hoá từ 3 phản ứng trên 
 	1mol FeS2 2 mol SO2 2 mol SO3 2 mol H2SO4 
Hay 1mol FeS2 (chứa 2 mol S) 2 mol H2SO4 
+Tính lượng S có trong 80 tấn quặng Firit
+Tính khối lượng H2SO4 thu được theo lý thuyết 
+Tính hiệu suất.
Phân tích: Trong giảng dạy bài tập hoá học nếu giáo viên chú ý hướng dẫn các em thao tác so sánh, khái quát hoá, chú ý đến bản chất phản ứng, thấy rõ mối quan hệ giữa các đại lượng thì học sinh đã được rèn tốt tư duy sáng tạo. 
* Rèn luyện tư duy sáng tạo linh hoạt thông qua việc tìm các cách giải của một bài tập.
Thí dụ: Cho 10,8 g một kim loại hoá trị III tác dụng với Clo có dư thu được 53,8 g muối. Xác định kim loại theo phản ứng. 
Cách 1: Tính theo phương trình hoá học
Gọi kim loại hoá trị III là A, nguyên tử khối là a ( a>0 )
PTHH : 2A + 3Cl2 = 2ACl3 
	2 mol : 3 mol : 2 mol
	 mol mol ACl3
	Ta có: 
	a = 27. Kim loại đó là Al
	Cách 2:
	Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng. Vì kim loại phản ứng hết ta có:
	mKim loại + mclo tham gia phản ứng = m muối
 mCl = 53,4 - 10,8 = 42,6 (g)
nCl = = 0,6 mol
Từ phương trình nA = = 0,4 (mol)
 a x 0,4 = 10,8
 	 a = 27 	Kim loại đó là Al
Cách 3:
Khối lượng nguyên tố Clo có trong 53,4 g muối 
54,3 - 10,8 = 42,6 g
Số mol nguyên tố Clo có trong muối
 	 ncl = = 1,2 ( mol ) 
Số mol muối tạo thành = = 0,4 ( mol )
Ta có: 0,4 x ( a + 35,5 x 3 ) = 53,4
 a = 27	Kim loại đó là Al
Phân tích:
Thực hiện yêu cầu này tuy tốn nhiều thời gian nhưng cùng một lúc nó giúp ta đạt được nhiều mục đích.
+Phát huy năng lực sáng tạo của học sinh.
+Tổng kết các phương pháp giải bài tập.
+So sánh và đánh giá các phương pháp giải.
* Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh ra đề, tự giải và tự kiểm định kết quả.
Việc tự ra một đề bài tập đặt học sinh vào vị trí phải sử lý nhiều tình huống khác nhau, theo các mức độ khác nhau. 
Thí dụ: 
Từ sơ đồ mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ hoặc hữu cơ, tôi thường yêu cầu học sinh:
	+ Học sinh tự ra đề về một chuỗi biến hoá ( trong đó các chất đã biết CTHH ) sau đó tự viết phương trình, rồi kiểm nghiệm đúng sai.
	+ Tự ra đề về một chuỗi biến hoá ở mức độ cao hơn ( trong chuỗi biến hoá đó chỉ có một hoặc vài chất đã biết CTHH )
	+ ở mức độ cao hơn nữa: Học sinh tự ra đề về chuỗi biến hoá thể hiện bằng các chữ cái yêu cầu học sinh xác định các chất ứng với các chữ đó trong dãy biến hoá, viết phương trình.
 - Kiểm định đúng sai.
	Phân tích: Nếu học sinh tự ra đề và tự giải thành công sẽ cuốn hút học sinh vào hoạt động học, kích thích óc sáng tạo, sự phát triển tư duy của các em.
	* Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh gắn liền với việc rèn luyện phong cách làm việc khoa học:
	Giải bài tập hoá học là một hoạt động trí tuệ, kết quả hoạt đọng này phụ thuộc vào năng lực tư duy và năng lực tổ chức hoạt động trí tuệ một cachs khoa học.
Giải bài tập hoá học gồm những bước chung:
	Bước 1: Giai đoạn định hướng:
	- Đọc kỹ đề bài nắm vững các dữ kiện của bài toán hoá học: Những điều đã biết, những điều cần tìm.
	- Tóm tắt đề bài.
	- Phân tích đề để tìm ra đâu là nội dung hoá học, đâu là nội dung toán học.
	Bước 2: Giai đoạn hành động:
	Vận dụng tổng hợp các kiến thức và kỹ năng để lập và thực hiện chương trình.
	Bước 3: Giai đoạn kiểm tra:
	Kiểm tra và đánh giá việc giải, biện luận và khẳng định đáp án.
4. ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU:
	- Bài kiểm tra trước tác động do tổ hóa trong trường biên soạn và kiểm tra tâp trung đồng loạt, sau khi học hết chương trình học kỳ I, tiến hành kiểm tra và chọn làm bài kiểm tra sau tác động 
	- Tiến hành kiểm tra và chấm bài theo hướng dẫn chấm.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:
	1. KẾT QUẢ:
STT
Họ và tên 
lớp thực nghiệm
Điểm
Họ và tên
lớp đối chứng
Điểm
1
Nguyễn Hoàng Anh
7
Võ Thị Thúy Anh
7
2
Nguyễn T Mộng Ảnh
8
Dương Vũ Ân
8
3
Trần Thái Ân
8
Nguyễn Văn Cường
8
4
Lê Thanh Cần
6
Phan Thị Diễm
6
5
Nguyễn Thị Mỹ Chi
7
Phan Thị Đoan
7
6
Phan Văn Chào
8
Dương Hoài Hân
5
7
Huỳnh Tuấn Duy
7
Nguyễn Thị Thu Hai
6
8
Lê Thị Diễm
7
Phạm Thị Huệ
7
9
Phạm Phương Điền
6
Đoàn Thị Mộng Kiều
6
10
Nguyễn Thanh Giang
7.5
Trần Kiên
8
11
Trương Ngọc Hân
9
Lê Sĩ Khang
8
12
Dương Minh Hiện
7.5
Phan Đoàn Khang
6
13
Võ Vũ Hiệp
8
Trần Duy Khánh
7
14
Đặng Hoài Huy
8.5
Nguyễn Trọng Khánh
6
15
Võ Thị Ngọc Huyền
8
Phạm Văn Khương
7
16
Nguyễn Nhựt Khan
8
Lê Thị Linh
7
17
Nguyễn Vĩ Khang
7
Thị Cẩm Loan
4
18
Võ Văn Khang
8
Phạm Bích Ngân
7
19
Trần Quốc Khánh
8
Nguyễn T Thúy Nguyệt
5
20
Phạm Thị Yến Khoa
7
Nguyễn Văn Nhí
9
21
Trần Đăng Khoa
8
Mai Huỳnh Như
6
22
Trần Văn Lâm
6.5
Nguyễn Trọng Phú
8
23
Nguyễn Duy Linh
7
Nguyễn Minh Siêl
5
24
Mai Mi Mi
9
Nguyễn Mi Xil
8
25
Trịnh Thị Diễm My
7,5
Trần Khánh Tâm
6
26
Nguyễn Thị Cẩm Nguyên
7
Trần Mỹ Thanh
6
27
Võ Chúc Nhí
9
Nguyễn Thùy Trang
7
28
Lê Minh Nhiển
6
Phạm Văn Vấn
6
29
Huỳnh Văn Nhớ
9
Lê Ngọc Vẹn
5
30
Võ Ý Như
8
Ngô Thảo Vi
6
31
Danh Sanh
6
Sơn Hồng Vĩnh
6
32
Võ Văn Sổi
7
33
Dương Cẩm Tiên
6
Mốt
8,0
6,0
Trung vị
7,5
6,0
Giá trị trung bình
7,5
6,5
Độ lệch chuẩn
0,94
1,15
Giá trị p
0,0013
SMD
0,80
2. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU:
Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã có kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,5 điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 6,5. Qua kết quả trên, ta thấy có sự chênh lệch giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải bài tập là rất quan trọng nâng cao được chất lượng học môn tập hóa học. 
Giá trị SMD = 0,80 theo bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng tài liệu tự học đến kết quả là lớn.
Như vậy giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng.
3. BÀN LUẬN:
- Điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là là 7,5, của nhóm đối chứng là 6,5. Chứng tỏ điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau rõ rệt. Lớp thực nghiệm có điểm cao hơn lớp đối chứng.
	- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) của hai bài kiểm tra là 0,80. Chứng tỏ biện pháp tác động có ảnh hưởng lớn đến kết quả.
	- Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp 9A và 9B với giá trị là p= 0,0013<0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả tác động.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 	1. KẾT LUẬN: 
 Qua kết quả trên, tôi nhận thấy mặc dù việc giải toán hoá học là một công việc khó khăn đối với nhiều học sinh, nhưng nếu như người giáo viên biết phân loại các dạng toán, dạy cho các em các phương pháp cụ thể của từng dạng thì kết quả thu được sẽ rất khả quan, nhiều học sinh biết và hiểu được phương pháp giải một số dạng toán hóa học cơ bản.
Trên đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã thực hiện và thu được kết quả tốt, tuy nhiên, với giới hạn của đề tài là tôi chưa thể đưa ra được hết các dạng toán và các bài tập minh hoạ cho từng dạng còn ít và sơ sài, vì vậy kính mong đồng nghiệp đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn 
 	 2. KHUYỄN NGHỊ: 
Trong quá trình viết đề tài tôi có đề cập một số nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc học của học sinh vì vậy tôi có kiến nghị nhà trường cần phải bổ sung sách tham khảo cho giáo viên và học sinh nên có phòng thư viện cho học sinh có thể tham khảo thêm sách, các tài liệu có liên quan hoặc có thể cập nhật tin tức cần thiết để làm tư liệu tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học.
Ninh Hòa, ngày 10 tháng 12 năm 2013 
 Người viết
 Ngô Hữu Nhiệm
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa: HOÁ HỌC 9
 LÊ XUÂN TRỌNG (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên)
 CAO THỊ THẶNG – NGÔ VĂN VỤ
 NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
Sách giáo viên : HOÁ HỌC 9
 LÊ XUÂN TRỌNG (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên)
 CAO THỊ THẶNG – NGUYỄN PHÚ TUẤN - NGÔ VĂN VỤ
 NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
Sách bài tập : HOÁ HỌC 9
 LÊ XUÂN TRỌNG (Chủ biên)
 CAO THỊ THẶNG – NGÔ VĂN VỤ
 NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
Giáo trình : LÝ LUẬN DẠY HỌC HOÁ HỌC ĐẠI CƯƠNG
NGUYỄN THỊ KIM CÚC
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
 Tài liệu tham khảo: 
	 ÔN LUYỆN VÀ KIỂM TRA HÓA HỌC 9
 TRẦN TRUNG NINH, NGUYỄN THỊ KIM THANH, VŨ THỊ LAN, PHẠM NGỌC SƠN, BÙI THỊ HẠNH (NXB ĐẠI HỌC TP HỒ CHÍ MINH)
	 NẮM VỮNG KIẾN THỨC- RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÓA HỌC 9 TỪ VỌNG NGHI (NXB GIÁO DỤC)
	 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
 MẠNG INTERNET	
PHỤ LỤC
Tiết 8
LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT
A. Mục tiêu: 
- HS biết
- Những tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit và mối quan hệ giữa oxit bazơ và oxit axit.
- Những tính chất hoá học của axit 
- Dẫn ra những phản ứng hoá học bằng các chất cụ thể: CaO, SO2, HCl, H2SO4
- Vận dụng những kiến thức về oxit, axit để giải các bài tập.
B. Phương tiện dạy học: 
phiếu học tập, bảng nhóm.
C. Các bước lên lớp:
I. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
	9 
 II. Kiểm tra bài cũ
III. Bài mới : 	
 giới thiệu bài: sgk
I. Kiến thức cần nhớ
(1)
(2)
(2)
(4)
(5)
(3)
GV vẽ sơ đồ lên bảng tính chất hoá học theo sơ đồ:
 CaSO4 + H2O
CaO CaSO4 SO3
Ca(OH)2 H2SO4
Yêu cầu HS viết các PTPƯ
HS lên bảng viết các PTPƯ
CaO+H2SO4®CaSO4+H2O
CaO+SO3®CaSO4
CaO + H2O® Ca(OH)2
SO3+Ca(OH)2®CaSO4+H2O
SO3+H2O® H2SO4
1. T/C hoá học 

File đính kèm:

  • docĐề tài 2013.doc