Đề tài Phương pháp rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6

doc19 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên





Phòng Giáo dục & đào tạo cẩm thuỷ
Trường THCS Cẩm Ngọc






&



sáng kiến kinh nghiệm
 Đề tài: 
Phương pháp rèn luyện kỹ năng lập dàn ý 
cho học sinh lớp 6

Môn: Ngữ văn
Người thực hiện: Nguyễn Tiến Chung














Năm học 2008 - 2009

Phần mở đầu
I- Lý do chọn đề tài:
1- Cơ sở lý luận:
Trong chương trình ngữ văn thcs phân môn tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản . Tập làm văn là một trong ba phân môn của môn ngữ văn . Đây là môn học mang tính chất thực hành tổng hợp . Làm văn là vận dụng kết quả tổng hợp của việc học tập hai môn văn học và tiếng Việt để tạo lập văn bản . Sách giáo khoa hiện hành đã biên soạn theo tinh thần đổi mới : Tích hợp 3 phân môn trong một bài học . Sự tích hợp này đòi hỏi tất cả các phân môn đều phải có sự thay đổi trong cách dạy học nhằm đạt kết quả cao nhất . Nhiệm vụ chủ yếu của tập làm văn trong nhà trường là rèn luyện các kĩ năng làm văn : Kĩ năng tìm hiểu đề , tìm ý , lập dàn ý , dựng đoạn … thành thục các kĩ năng này học sinh sẽ viết được bài văn rõ ràng, mạch lạc đầy đủ ý , đúng yêu cầu của từng kiểu văn bản . 
	Lập dàn ý là một thao tác tư duy rất quan trọng nhằm định hướng cho hành động . Kĩ năng làm dàn bài cần cho tất cả những ai muốn truyền đạt (viết hoặc nói ) một vấn đề nào đó cho mọi người biết . Chính vì vậy mà Gớt- tơ nhà văn nổi tiếng của Đức đã quả quyết "Tất cả đều phụ thuộc vào bố cục ". Còn Đôx-tôi-ep-xki nhà văn Nga thế kỉ XIX lại ao ước " Nếu tìm được một bản bố cục đạt thì công việc sẽ nhanh như trượt trên mỡ " . Trong phạm vi nhà trường phổ thông kĩ năng này rất cần cho học sinh để làm bất kì bài văn nào. Tuy vậy môn học có điều kiện và có nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng này một cách có hiệu quả nhất là môn tập làm văn . 
	2. Cơ sở thực tế : 
	Chương trình văn 6 trước đây có những tiết học dành riêng cho việc lập dàn ý . Mỗi kiểu văn bản đều có 1- 2 tiết học dành cho việc rèn luyện kĩ năng này . Thế nhưng chương trình Ngữ văn 6 hiện nay nói riêng và chương trình Ngữ văn THCS nói chung không có các tiết riêng để dạy lập dàn ý mà việc lập dàn ý được dạy gộp trong các bài về: Cách làm bài văn …. Vì vậy kĩ năng lập dàn ý của học sinh hiện nay còn rất hạn chế. Trong thực tế học tập của học sinh ở trường thcs nhiều em khi làm bài thường bỏ qua khâu lập dàn ý . Gặp một đề văn các em thường bỏ ra một vài phút để đọc đề rồi cắm cúi viết . Chính vì vậy trong bài viết của các em việc sắp xếp ý rất lộn xộn , nhiều ý trùng lặp hoặc thiếu ý … Có nhiều trường hợp học sinh phát hiện ra thiếu ý muốn " quay lại " để bổ sung nhưng không kịp nữa đành viết thêm vào rồi ghi bổ sung làm bài viết rời rạc chắp vá . 
	Từ những lí luận và thực tiễn trên , một vấn đề đặt ra với phân môn tập làm văn là : Cần gúp học sinh có kĩ năng lập dàn ý nhằm nâng cao kĩ năng làm văn cho học sinh . Vấn đề này đã được nhiều giáo viên dạy văn ở thcs quan tâm nhất là từ khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học . 
Vấn đề rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Vả lại trong sách giáo khoa mỗi kiểu văn bản đều có yêu cầu thực hành lập dàn ý . Thế nhưng không phải giáo viên nào cũng biết sáng tạo khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý. Học sinh lớp 6 không giống như học sinh các lớp 7,8,9, các em lớp 6 mới chuyển từ tiểu học lên vì vậy các kĩ năng làm bài đặc biệt là kĩ năng làm dàn ý còn kém. Người giáo viên dạy Ngữ văn 6 cần chú ý đến rèn luyện kĩ năng này. 
Là người trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS, tôi luôn luôn trăn trở về vấn đề: Làm thế nào để học sinh lớp 6 nhanh chóng có được kĩ năng làm văn, đặc biệt là kĩ năng làm dàn ý và làm thế nào để các em học sinh lớp 6 viết được bài văn có bố cục rõ ràng mạch lạc. Qua tìm tòi, vận dụng và thực nghiệm trong quá trình dạy học tôi xin phép được trình bày kinh nghiệm "Phương pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6"

II- Phương pháp nghiên cứu:
1- Phương pháp khảo sát: 	- Khảo sát thực trạng dạy học
 	- Phân loại nguyên nhân, đối tượng
1- Phương pháp thực nghiệm: 	 - Thực nghiệm với học sinh lớp 6 

Phần nội dung
I. Khảo sát : 
1. Phương pháp khảo sát : 
	- Điều tra trắc nghiệm 
	- Khảo sát qua bài làm của học sinh 
2. Thời gian khảo sát : 
- Đầu năm học 2005- 2006 
3. Kết quả : a. Điều tra trắc nghiệm : 
Câu hỏi 1 : Em có thường xuyên lập dàn ý trước khi làm văn không ?
Bảng 1:
Lớp
Số học sinh
Trả lời


Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không
6 A
40
18
2
22
 6B
39
10
4
25
6C
42
13
5
24
b. Khảo sát qua bài làm của học sinh: ( Thời gian làm bài : 15 phút )
Đề bài : Hãy lập dàn ý cho đề bài sau: " Kể lại một truyền thuyết đã học bằng lời văn của em "
Bảng 2

Lớp
Tổng số
Học sinh
Kết quả


Đạt yêu cầu
Không đạt yêu cầu


Số lượng
%
Số lượng
%
6 A
40
18
45
22
55
6 C
42
20
48
22
52
4. Nhận xét đánh giá :
 a. Qua kết quả trả lời phỏng vấn ( Bảng 1) chúng ta thấy bỏ qua khâu lập dàn ý là tình trạng thường gặp trong học sinh hiện nay , hầu hết các em đều xem nhẹ khâu lập dàn ý vì cho rằng đi thi các thầy cô giáo chỉ chấm điểm bài viết .
b. Qua khảo sát bài làm cụ thể , tôi thấy các em đã cố gắng lập dàn ý theo yêu cầu nhưng số học sinh đáp ứng theo yêu cầu còn thấp ( dưới 50 % ) . Cá biệt một số em không hề biết lập dàn ý ( viết ngay thành các đoạn văn , hoặc chỉ nêu được một vài ý sắp xếp và trình bày rất lộn xộn ) 
	Đi sâu tìm hiểu nguyên nhân tôi thấy sở dĩ có tình trạng trên là vì : 
	- Thói quen của học sinh tiểu học: Đọc đề rồi làm bài ngay không cần lập dàn ý .
	 - Không biết làm thế nào để huy động ý , lúng túng khi sắp xếp ý. 
	- Thời gian dành cho việc rèn luyện kĩ năng này còn quá ít .
	- Giáo viên dạy cũng chưa thực sự coi trọng việc rèn kĩ năng lập dàn ý cho học sinh . 


II. Các biện pháp đã thực hiện : 
1. Giáo viên giúp học sinh nắm được đặc điểm , yêu cầu của một dàn ý : 
	a- Tìm hiểu một số khái niệm:
Đây là việc làm cần thiết. Giáo viên cần cho học sinh hiểu được : Dàn ý chính là cái khung, sườn của bài văn, dàn ý giúp cho người viết có định hướng không bị lạc đề , không bị thiếu ý khi viết …Ngoài ra giáo viên còn phải giúp học sinh hiểu khái niện về dàn ý , phân biệt được dàn ý đại cương và dàn ý chi tiết để từ đó các em xác định được khi nào cần làm dàn ý đại cương , khi nào làm dàn ý chi tiết .Tôi thường làm công việc này vào tiết học đầu tiên có liên quan đến rèn kĩ năng làm dàn ý . Đó là tiết : " Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự " . Mặc dù không có nhiều thời gian nhưng bao giờ tôi cũng phải dành 5-7 phút để vấn đáp học sinh các câu hỏi như sau : 
- Em hiểu lập dàn ý là gì ? 
 Học sinh trả lời , giáo viên chốt : Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trật tự thích hợp và xác định mức độ trình bày mỗi ý theo tỉ lệ thoả đáng . 
- Thế nào là dàn ý đại cương ? 
Học sinh trả lời , giáo viên chốt: Dàn ý đại cương là dàn ý chỉ ghi hệ thống những đề mục lớn nhất , những ý chủ yếu nhất . Nhìn vào dàn bài đại cương người đọc thấy ngay nội dung của bài viết , xác định được người viết có bám sát đề bài hay không . 
- Nêu cách hiểu của em về dàn ý chi tiết ? 
Học sinh trả lời , giáo viên chốt: Dàn ý chi tiết là dàn ý ngoài các ý lớn , ý chính còn có các ý nhỏ phát triển các ý chính , các chi tiết cụ thể hoá các ý lớn . Dàn ý chi tiết sẽ giúp chúng ta hình dung cụ thể hơn các bộ phận , các chi tiết của bài viết .
 Học sinh nắm chắc các khái niệm này các em sẽ hiểu được rằng: Dàn ý tốt là dàn ý bao quát được toàn bộ nội dung và phạm vi vấn đề do đề bài nêu ra .
b. Hướng dẫn học sinh ghi đề mục trong dàn ý : 
	 Đề mục trong dàn ý thể hiện các ý lớn ,ý nhỏ của bài văn . Mỗi dàn ý thường bao gồm một hệ thống các đề mục . Một điều cần được hết sức lưu ý là các mục đó phải được sắp xếp theo cùng một hệ thống tương ứng với nhau theo một trình tự chặt chẽ . Tôi thường hướng dẫn học sinh ghi các đề mục như sau :
* Các đề mục phải theo cùng một đề hệ thống tương ứng:
Ví dụ với đề bài: Kể lại truyện Thánh Gióng ( sách Ngữ văn 6, tập 1 ) bằng lời văn của em.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm dàn ý đại cương phần thân bài gồm các đề mục lớn như sau:
I. Thời thơ ấu của Gióng
II. Gióng đánh giặc cứu nước
III. Gióng về trời
Tuỳ thuộc vào kiểu văn bản để sắp xếp hệ thống đề mục sao cho hợp lý.

* Quy ước cách đánh số, các đề mục lớn nhỏ trong dàn ý 
Nguyên tắc cơ bản là: Các đề mục cùng cấp bậc phải được ghi cùng một loại số thứ tự, các đề mục kế tiếp nhau phải được ghi bằng các hệ thống số thứ tự liên tiếp nhau không được cách quãng.
Để học sinh tiện theo dõi, tôi thường lập hệ thống mô hình ký hiệu của một dàn ý (ghi ra bảng phụ trong tiết học đầu tiên có liên quan đến việc rèn kĩ năng lập dàn ý ) . Cụ thể như sau: 
A. Mở bài:
B. Thân bài:
	I ………….	II ……………
	1 ……. a ………	1 …….. a …….
	 - ………	 -………
	 - ………	 - ………
	 b ……..	 b …….
	2 ………	2 ………….
	 a………	 a ……...
	 b ………	 	 b ……..
C. Kết bài:
Nhìn vào mô hình trên ta thấy bài văn có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Phần thân bài có 2 ý lớn mỗi ý lớn gồm 2 ý nhỏ (a,b), các ý nhỏ hơn được ghi bằng kí hiệu (-) .
	Làm việc theo mô hình này là thể hiện một nếp làm việc khoa học tạo nên sự nhất quán trong cách suy nghĩ, chống lại sự tuỳ tiện, lộn xộn khi trình bày ý.
c. Ngôn ngữ trong dàn ý:
Học sinh lớp 6 rất lúng túng khi viết các câu văn trong dàn bài. Có nhiều em do không hiểu đặc điểm ngôn ngữ trong dàn bài nên viết ý thành các câu văn thành thử dàn ý bài văn rất dài. Khắc phục tình trạng này tôi thường chỉ cho học sinh biết dù dàn ý đại cương hay dàn ý chi tiết cách viết thông thường và phổ biến vẫn là ghi ý. Từ những đề mục lớn đến những ý nhỏ, đều nên viết theo lối thông báo vắn tắt. Thường gặp trong dàn ý các tập hợp từ cô đọng, các câu rút gọn…. Để các em hiểu và diễn đạt đúng khi lập dàn ý 
2. Phương pháp hướng dẫn học sinh lập dàn ý 
Quá trình lập dàn ý phải trải qua hai khâu: tìm ý và lập dàn ý. Đây là hai thao tác và cũng là hai kĩ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh. Sẽ chẳng bao giờ có được một dàn bài hoàn chỉnh nếu không có ý và không biết sắp xếp các ý.
	a.Hướng dẫn học sinh tìm ý.
	Bằng kinh nghiệm của bản thân tôi thường hướng dẫn các em tìm ý bằng ba cách sau :
a.1. Ghi nhanh các ý vừa nảy sinh ngay sau khi tìm hiểu đề.
	Thông thường trước một đề văn học sinh thường phải đọc tìm hiểu đề rồi mới thực hiện bước tìm ý. Theo lẽ thường tìm hiểu đề xong, óc ta lập tức có phản ứng. Hàng loạt ý xuất hiện một cách đột ngột chưa có hệ thống chặt chẽ. Những ý đó có khi rất độc đáo, sát,trúng với yêu cầu của đề, cũng có khi xa đề. Ta cần ghi các ý đó ngay nếu không có thể các ý đó sẽ bị quên đi không bao giờ trở lại nữa.
	Ví dụ: 
 Đề bài : Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa (SGK Ngữ văn 6, tập 1 ).
	Sau khi tìm hiểu đề học sinh đã liệt kê được hàng loạt ý như sau:
	- Nhớ mãi chuyến đi Đồ Sơn.
	- Chuyến đi mở rộng tầm nhìn.
	- Cảnh biến rất đẹp.
	- Bãi tắm ồn ào.
	- Nước biển Đồ Sơn đỏ đục không trong.
	- Nhiều hàng hoá và đồ lưu niệm được bày bán .
	- Mùi thơm của các nhà hàng đặc sản ven biển .
	Các ý này chưa có hệ thống nhưng nếu không ghi lại ta sẽ quên hết ngay sau đó.
	a.2. Tìm ý bằng cách đặt câu hỏi:
	Để tìm được các ý chính xác giáo viên cần hướng dẫn học sinh đặt những câu hỏi sao cho phù hợp. Vì vậy khi đặt câu hỏi tìm ý tôi thường hướng dẫn các em dựa vào kiểu bài để đặt câu hỏi.
	 Ví dụ : Đối với kiểu bài văn bản tự sự thì các câu hỏi tìm ý thường là:
	Câu hỏi
	1- Câu chuyện được mở đầu như thế nào?
	2- Câu chuyện có những nhân vật nào ?
	3- Ai là nhân vật chính ?	
	4- Nhân vật được giới thiệu như thế nào?
	5- Câu chuyện có những sự việc chính nào?
	6- Câu chuyện kết thục như thế nào?	
	7- Số phận các nhân vật ra sao?	
	8- Chủ đề câu chuyện là gì ?
Kinh nghiệm cho thấy với các câu hỏi để tìm ý học sinh sẽ tìm được những ý hay độc đáo.
	Vì thời gian dành cho tìm ý không nhiều khoảng 3 - 5 phút cho một đề trên lớp tôi thường hướng dẫn học sinh tìm ý một cách có hiệu quả bằng cách : Phân nhóm để học sinh thảo luận tìm ý. Với 8 câu hỏi như trên tôi hướng dẫn học sinh như sau:
	Bước 1 : Phân nhóm ( 4 nhóm ).
	Bước 2: Thảo luận nhóm ( mỗi nhóm 2 câu hỏi ).
	Lưu ý khi phân nhóm thảo luận:
	- Giáo viên phải quy định về thời gian.
	- Nội dung thảo luận giữa các nhóm không quá chênh lệch.
	Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
	Giáo viên ghi nhanh các ý lên bảng. Nếu thấy chưa đầy đủ yêu cầu các nhóm khác bổ sung. Như vậy chỉ với khoảng 3 phút với sự góp sức của cả tập thể một tập hợp ý phục vụ cho đề bài đã được xác lập.
	Các ý vừa tìm được chưa phải là hệ thống nên sau khi tìm ý ta đánh số thứ tự từ một đến hết để bước lập dàn ý được thực hiện thuận lợi.
	a.3. Tìm ý bằng cách làm các bài tập trắc nghiệm để lựa chọn ý :
Đối với các em học sinh lớp 6, trước một đề bài có thể các em cũng không dễ dàng trong việc tìm ý . Để giúp các em biết tìm và lựa chọn ý chính xác tôi thường ra các bài tập dạng : Cho một tập hợp các ý ( Trong đó có ý đúng và cả những ý chưa đúng ) yêu cầu học sinh lựa chọn trong số các ý đó những ý phù hợp với đề bài 
Ví dụ : 
Đề bài : Dựa vào các văn bản truyền thuyết (cổ tích) đã học , em hãy viết bài văn miêu tả một chàng hoàng tử theo tưởng tượng của em . ( Đề văn miêu tả sáng tạo lớp 6 ) 
Bài tập : Dựa vào các ý đã liệt kê sau đây em hãy chọn các ý phù hợp bằng cách đánh dấu (+) vào trước mỗi ý em cho là phù hợp . 
A. Thân hình mảnh mai
	B. Thân hình cường tráng , đôi mắt sáng 
	C. Khuôn mặt dịu hiền , thanh tú 
	D. Cưỡi ngựa , vai đeo cung , tay cầm gươm 
	E. Dáng đi khoan thai 
	G. Da trắng như tuyết 
	H. Gương mặt vuông vức , cương nghị
	I. Giọng nói ấm áp , tiếng cười hồn nhiên trong sáng 
	 K . Chân đi hài 
	M . Mái tóc điểm bạc 
	Căn cứ vào đối tượng miêu tả : Nhân vật hoàng tử học sinh sẽ dễ dàng điền nhanh dấu ( + ) vào trước các ý : B.D E H I K .
	Các bài tập dạng này rất thích hợp trong việc tìm ý cho những đề bài văn miêu tả sáng tạo hoặc những đề bài lạ với học sinh .
	b- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
	Lập dàn ý chính là sắp xếp ý trong bài theo trật tự thích hợp. Vì vậy việc lập dàn ý trong bài văn cần đảm bảo tính hệ thống và tâm lý tiếp nhận của người đọc. Có trường hợp các ý phải được sắp xếp theo một trật tự bắt buộc bởi vì có giải quyết xong ý này mới đủ điều kiện giải quyết ý kia. Cũng có khi việc sắp xếp ý không bị gò bó theo hẳn một trật tự cố định nào. Cho nên giáo viên cần linh hoạt khi hướng dẫn.
	Tôi thường hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo các cách sau :
	b.1 Hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo mẫu.
	Hiện nay môn Ngữ văn 6 các kiểu văn bản sách giáo khoa đều đưa ra những dàn bài tham khảo ví dụ: Bài Luyện nói kể chuyện hoặc Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường vv… Khi dạy các bài này tôi thường hướng dẫn các em học và làm theo mẫu. Theo tôi việc làm này đối với học sinh lớp 6 là cần thiết vì các em mới ở tiểu học lên kỹ năng lập dàn ý chưa được thành thạo cho nên các dàn ý tham khảo chính là sự " trợ giúp " cần thiết với các em.Tuy nhiên khi học và làm theo mẫu giáo viên cũng cần có những hướng dẫn cụ thể để tránh tình trạng sao chép mẫu giảm khả năng sáng tạo của học sinh. 
	Ví dụ : 
Dựa vào dàn bài tham khảo mục 2. ( SGK Ngữ văn 6, tập 1 trang 77 ) em hãy lập dàn ý cho đề bài sau : Kể về gia đình của em. 
( Một đề trong tiết : Luyện nói bài văn tự sự ) 
	 Trong sách giáo khoa đã có dàn bài mẫu với các nội dung sau : 
	 - Mở bài : Lời chào và lí do giới thiệu 
	 - Thân bài : + Tên, tuổi 
	+ Gia đình gồm những ai 
	+ Công việc hàng ngày 
	+ Sở thích và nguyện vọng 
	- Kết bài : Cảm ơn mọi người chú ý nghe .
	Trên cơ sở dàn ý mẫu và vốn sống thực tế học sinh sẽ không mấy khó khăn khi thiết lập một dàn ý ( kể cả dàn ý chi tiết ) .
b.2. Hướng dẫn học sinh tự lập dàn ý .
Thông thường dàn ý gồm có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Căn cứ vào từng kiểu bài để hướng dẫn học sinh sắp xếp ý ở mỗi phần sao cho phù hợp. Sách giáo khoa có hướng dẫn học sinh lập dàn ý nhưng chưa cụ thể.
Ví dụ : Kiểu bài miêu tả: Bài "Phương pháp tả cảnh", SGK đưa ra bố cục chung của dàn ý như sau:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
	- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự.
	- Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó .
( SGK Ngữ văn 6, tập 2 , trang 47 )
 Vì vậy nếu chỉ dựa vào dàn ý khái quát như thế học sinh sẽ rất khó triển khai ý. 
	Tôi thường hướng dẫn học sinh triển khai ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được ( ở phần tìm ý ) theo trình tự. Đặc biệt khi sắp xếp các ý cần xác định mức độ trình bày mỗi ý. Trong bài văn không phải các ý bao giờ cũng trình bày dàn đều mà nên có chỗ đậm chỗ nhạt chỗ nói kỹ chỗ nói lướt qua . Do đó khi sắp xếp ý ta phải cân nhắc, định trước tỉ lệ dành cho mỗi ý. Thông thường ý được nói kỹ là ý trọng tâm.
	Ví dụ: Đề bài : Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ. 
( Sách Ngữ văn 6, tập 2, trang 94 ).
	Với đề bài này phần thân bài có thể gồm các ý lớn sau:
	I- Cảnh vật xung quanh hồ. 
	II- Cảnh mặt nước hồ.
	III- Hình ảnh cụ già đang ngồi câu cá.
	IV- Cảm nghĩ, liên trưởng về cảnh
	Những phần trọng tâm của bài văn không phải là ý I, II, IV mà ý III mới là ý cần tập trung làm rõ nên khi lập dàn ý ta phải tập trung vào ý này sắp xếp các ý nhỏ đã tìm được và bổ sung cho đầy đủ.
	Có thể nói rằng sau khâu sắp xếp ý là dàn ý đã được lập xong. Nhưng muốn có một dàn ý thật khoa học ta phải kiểm tra tính chính xác của nội dung đã được khai thác. Chỉ sau khi kiểm tra dàn ý mới thực sự có ích cho bài văn.
	b.3. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bằng cách làm bài tập sửa lại dàn ý .
	Khi rèn luyện kĩ năng lập dàn ý , tôi thường ra các bài tập để rèn luyện kĩ năng lập dàn ý bằng cách yêu cầu học sinh sửa lại dàn ý đã thiết lập nhưng chưa chính xác . Cách làm này thiết thực với học sinh bởi qua những bài tập này học sinh không những biết sắp xếp ý mà còn có khả năng nhận biết một dàn ý hoàn chỉnh .
 	 Ví dụ : 
Đề bài : Từ văn bản Lao xao của Duy Khán , em hãy viết bài văn tả cảnh khu vườn vào một buổi sáng mùa hè . 
Một bạn học sinh đã lập dàn ý như sau : 
A. Mở bài : - Giới thiệu chung khu vườn 
B. Thân bài :	 I. Tả bao quát : 	
1. Âm thanh khu vườn vào buổi sáng .
	2. Tả những loài chim trong vườn 
	3. Diện tích khu vườn 
	4. Tả các loài hoa trong vườn 
	II. Tả chi tiết 
	1. Tác dụng của khu vườn 
	2. Thái độ của mọi người với mảnh vườn .
C. Kết bài : - Tình cảm của em với khu vườn .
Theo em dàn ý trên đã hợp lí chưa ? Hãy bổ sung và sắp xếp lại nếu cần thiết.
 Qua quan sát dàn ý trên , đối chiếu những yêu cầu của một dàn ý các em sẽ phát hiện ra những chỗ chưa hợp lí trong dàn bài. 
 Với những bài tập này tôi thường yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để thiết lập lại một dàn ý chuẩn mực. Trong thực tế giảng dạy tôi thấy các em học sinh rất hứng thú khi làm các bài tập này . 
	c. Kiểm tra dàn ý:
	Tôi thường hướng dẫn học sinh kiểm tra dàn ý theo cách sau: Trả lời câu hỏi để kiểm tra.
	- Phần mở bài đã đủ ý chưa ?
	- Phần thân bài có mấy ý? Trình tự sắp xếp các ý có phù hợp không ? ý nào là trọng tâm ? Tập trung làm rõ ý trọng tâm ấy là đúng hay sai ?
	- Phần kết bài như thế có phù hợp với thân bài không ?
	Trên đây là một số thao tác lập dàn ý cho một đề bài tập làm văn. Hi vọng với những thao tác này giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh lập được một dàn ý tốt. Có một nhà văn nước ngoài đã nói: " Một bố cục xây dựng tốt chẳng khác nào một cây sồi 
mà mọi chim chóc từ các rừng lân cận tự bay đến làm tổ ". Vì vậy lập dàn ý khoa học hợp lý sẽ giúp học sinh viết được bài văn mạch lạc rõ ràng.

3. Xác định các giờ học chính rèn luyện kỹ năng lập dàn ý.
	Hiện nay chương trình ngữ văn 6 nói riêng và chương trình ngữ văn THCS nói chung không có các tiết học riêng về lập dàn ý. Lập dàn ý được dạy trong các bài: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự, phương pháp tả cảnh, phương pháp tả người… Vì vậy nếu không thực sự chú ý kỹ năng lập dàn ý dễ bị bỏ qua. Trong cạnh việc dạy học tập làm văn tôi luôn coi trọng tới việc rèn luyện kỹ năng này, tôi rất tâm đắc với nhận xét của nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh: " Bố cục bài văn giống như bộ xương con người vậy. Không có bộ xương, con người đứng lên làm sao được! " Trong thực tế giảng dạy ngoài các tiết học chung tôi đã lồng ghép để rèn luyện kỹ năng lập dàn ý trong các tiết: Luyện nói, trả bài tập làm văn và các tiết luyện tập của phân môn tập làm văn .
	- Trong tiết luyện nói: 
Trong tiết học này vai trò của dàn ý có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu không có dàn ý học sinh không có định hướng để nói vì vậy khó có thể nói lưu loát được. Tôi thường yêu cầu học sinh lập dàn ý trước ở nhà, đến lớp tôi dành từ 5 - 7 phút cùng các em thiết lập dàn ý ( thường là dàn ý đại cương ) vì nếu ở tiết học này mà hướng dẫn học sinh lập dàn ý quá chi tiết sẽ làm mất đi tính chủ động của các em vì các em đã chuẩn bị dàn ý ở nhà rồi.
	- Trong các giờ trả bài tập làm văn: 
Giờ trả bài tập làm văn là giờ học lý tưởng để rèn luyện kỹ năng này. Trong giờ học này giáo viên cùng học sinh thiết lập dàn ý có thể là dàn ý chi tiết vì học sinh đã trải qua làm bài nên việc lập dàn ý chi tiết không mấy khó khăn. Giờ trả bài tôi thường dành khoảng 10 phút để lập dàn ý. Sau khi dàn ý đã được thiết lập học sinh đối chiếu với bài làm của mình để xác định độ nông sâu của bài viết. Từ đó các em rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
	- Trong các giờ luyện tập của phân môn tập làm văn : 
Giờ luyện tập là giờ học mang tính chất thực hành tổng hợp . Giờ học này nhằm rèn luyện các kĩ năng tập làm văn như tìm hiểu đề , tìm ý , lập dàn ý , dựng đoạn , liên kết đoạn . Vì vậy nếu giáo viên quá chú trọng tới việc rèn kĩ năng lập dàn ý thì các kĩ năng khác dễ bị bỏ qua . Cho nên cũng như các giờ học khác tôi thường dành khoảng 10 - 15 phút cho việc lập dàn ý . Tuy nhiên trong tiết học này giáo viên phải biết sáng tạo khi yêu cầu học sinh lập dàn ý . Tôi thường rèn kĩ năng này bằng cách yêu cầu học sinh làm các bài tập thêm ngoài sách giáo khoa . Tôi thường thiết kế các bài tập thuộc các dạng sau :
	1. Cho một tập hợp ý yêu cầu học sinh sắp xếp lại thành dàn ý .
	2. Đưa ra một văn bản hoặc một đoạn văn yêu cầu học sinh rút lại thành một dàn ý .
	3. Sửa lại dàn ý đã lập nhưng chưa đúng yêu cầu 
Như vậy với cách làm này học sinh không những lập được các dàn ý theo yêu cầu mà còn thành thạo kĩ năng lập dàn ý tạo điều kiện thuận lợi trong việc viết bài văn . 

III- Thực nghiệm:

	( Trích ngang giáo án tiết 98 : Trả bài tập làm văn số 5 - Bài viết tả cảnh ) 
	( Phần hướng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết ) 
	Đề bài: Hãy tả cảnh chợ quê em vào một ngày giáp Tết Nguyên Đán.
	
Hướng dẫn thực hiện
THảo luận nhóm ( Giáo viên phát phiếu cho 4 nhóm (nội dung thảo luận giống nhau) gồm các câu hỏi sau:
1.Đề bài thuộc thể loại nào
2. Phạm vi của đề
3.Đề yêu cầu tả cảnh gì
4. Cảnh ở đâu
5. Thời điểm miêu tả.
6.Chọn trình tự miêu tả.
7. Em miêu tả những cảnh nào
8. Cảnh nào là trọng tâm
9.Cảm nghĩ của em khi miêu tả.
10. Em liên trưởng như thế nào







Giáo viên và học sinh cùng lập dàn ý 


? Sắp xếp các ý theo bố cục: Mở bài, thân bài, kết bài.


? Phần mở bài trình bày mấy ý 
? Đó là những ý nào ?
? Phần thân bài có mấy ý lớn.
? ý nào là ý trọng tâm
? Em hình dung như thế nào về cảnh dòng người vào chợ 



? Cảnh thiên nhiên nào được lựa chọn miêu tả 




? Miêu tả cảnh mua bán em tập trung tả những cảnh nào


? Em hình dung về người mua, người bán như thế nào






? Những mặt hàng Tết nào được tập trung miêu tả 







? Dãy bán hoa quả có gì đặc biệt 












? Phần kết bài là phải đảm bảo những ý nào

? Hãy kiểm tra xem dàn ý đã đầy đủ chưa
? Các đề mục có cùng một hệ thống không
? Có cần bổ sung gì không 
Lập dàn ý
I. Tìm ý
( Giáo viên ghi nhanh lên bảng các ý chính các nhóm vừa tìm được và thu lại các phiếu của các nhóm )
- Cảnh chợ quê vào một ngày giáp Tết Nguyên Đán
- Thời điểm miêu tả: Buổi sáng ( Bầu trời , ánh nắng …)
- Trình tự: Thời gian kết hợp với không gian .
- Các cảnh chính: 
+ Cảnh thiên nhiên (Bầu trời, ánh nắng, thời tiết …)

+ Cảnh sinh hoạt của con người (cảnh mua bán, trao đổi hàng hoá ngày Tết …)

- Cảm nghĩ: Vui vẻ trước cảnh tưng bừng của ngày giáp Tết, yêu mến ,tự hào về quê hương …)



II. Dàn ý


A- Mở bài:
- Giới thiệu lý do đi chợ
- Cảm nhận chung nhất về cảnh chợ Tết 
B- Thân bài:
I- Cảnh ngoài cổng chợ:
1- Dòng người vào chợ:
 - Cố chen vào chợ
 - Vui vẻ cười nói
 - Hàng hoá mang theo lỉnh kỉnh, đồ trang trí, thức ăn…


2- Khung cảnh thiên nhiên
 - Bầu trời mùa đông nhưng trong sáng, ánh nắng trải nhẹ
 - Âm thanh: Tập hợp nhiều âm thanh ồn ào, huyên náo.
II- Cảnh mua bán trong chợ:
1- Dãy bán vải, quần áo may sẵn:
a- Quần áo, vải: nhiều màu, nhiều kiểu
- Vải được xếp gọn gàng
- Quần áo treo la liệt
- Em như lạc vào vườn hoa đầy màu sắc
b- Người mua:
- Xem hàng, ngắm nghía
- Thử quần áo
- Thái độ khi vừa ý
c- Người bán:
- Mời khách: Đon đả, vồn vã.
- Giới thiệu về mặt hàng.
- Luôn tay xếp vải, treo quần áo
2- Dãy bánh kẹo, lương thực, thực phẩm.
a- Các mặt hàng kẹo bánh, bia, rượu…
- Nhiều mặt

File đính kèm:

  • docSKKN Huong dan hoc sinh lop 6 lap dan y 08-09.doc