Đề tài Sử dụng hiệu quả băng (đĩa) ghi âm để dạy học tiếng Anh lớp 12 theo sách giáo khoa chuẩn

doc7 trang | Chia sẻ: hongdao | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng hiệu quả băng (đĩa) ghi âm để dạy học tiếng Anh lớp 12 theo sách giáo khoa chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sử dụng hiệu quả băng (đĩa) ghi âm
để dạy học tiếng Anh lớp 12 theo sách giáo khoa chuẩn .
 Ths. Lê
 Thị Nhung
(Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)
I. Những vấn đề chung
Sách giáo khoa tiếng Anh ở trường phổ thông nói chung, ở trường Trung học phổ thông nói riêng đều được biên soạn theo chủ điểm (Theme - based) và chọn đường hướng giao tiếp (Communicative approach) làm định hướng cơ bản. Đường hướng giao tiếp nhấn mạnh việc học ngoại ngữ phải có ý nghĩa và thực tế. Học sinh học ngoại ngữ để giao tiếp nên cần phải được rèn luyện cả bốn kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết), ngữ pháp, từ vựng, và các chức năng. Các kĩ thuật thường dùng trong phương pháp này là làm việc theo cặp (pair-work), theo nhóm (group-work), các hoạt động có khoảng trống thông tin, hoặc sắm vai 
Tiếng Anh 12 được biên soạn dựa theo chương trình tiếng Anh Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếp tục phát huy những quan điểm và phương pháp dạy học thông suốt từ lớp 6, bao gồm 16 đơn vị bài học và 6 bài ôn. Mỗi đơn vị bài học ứng với một chủ đề cụ thể, gồm các mục: Reading: Bao gồm một hoặc một số đoạn văn có độ dài khoảng hơn 300 từ, nhằm giúp học sinh làm quen với chủ đề của đơn vị bài học; Speaking: Các hoạt động luyện nói theo các chức năng ngôn ngữ hay chủ đề của đơn vị bài học; Listening: Gồm các đoạn văn, các đoạn hội thoại liên quan đến chủ đề bài học, nhằm rèn luyện các kĩ năng nghe hiểu của học sinh; Writing: Các hoạt động nhằm phát triển kĩ năng viết tiếng Anh cho học sinh như viết thư cá nhân, thư mời, miêu tả thông tin trong các biểu bảng, ; Language Fucus: Gồm hai mục chính Pronunciation và Grammar (and Vocabulary). Pronunciation giúp học sinh luyện cách phát âm những phụ âm cuối từ, âm tiết có trọng âm trong những từ có hai âm tiết trở lên, nhịp điệu và các đường nét ngữ điệu cơ bản trong tiếng Anh. Grammar (anh Vocabulary) gồm những vấn đề ngữ pháp và từ vựng được cho là trọng tâm của đơn vị bài học; Sáu bài ôn tập được trình bày dưới hình thức Test Yourself; giúp học sinh tự kiểm tra khả năng và nhận thức của mình sau khi các em đã học xong từ hai đến ba đơn vị bài học.
Trong bài viết này, tác giả xin đề cập đến một kĩ năng quan trọng đó là kĩ năng nghe và gợi ý hướng dẫn sử dụng băng (đĩa) ghi âm trong dạy học tiếng Anh sao cho có hiệu quả.
 II. Giới thiệu bộ băng (đĩa) ghi âm Tiếng Anh 12 (SGK chuẩn)
Bộ băng (đĩa) ghi âm Tiếng Anh 12 gồm 2 băng/ đĩa dùng chung cho cả giáo viên và học sinh, ghi lại các bài đọc, nghe và bài luyện âm trong sách giáo khoa. Mỗi bài có ba phần nghe chính: đọc lại bài khoá, Listening, và Pronunciation. Cụ thể:
Unit 1: Nghe đọc bài khoá về Home life; đoạn hội thoại giữa 2 học sinh về cuộc sống gia đình; nghe và nhắc lại các từ để phân biệt /s/ và /z/.
Unit 2: Nghe đọc bài khoá về Cultural diversity; nghe bài về tục lệ cưới hỏi ở Việt Nam; nghe và nhắc lại các từ để phân biệt /t/, /d/, /id/.
Unit 3: Nghe đọc bài khoá về Ways of socializing; nghe đoạn hướng dẫn sử dụng điện thoại; nghe và học phát âm trọng âm các từ có 2 âm tiết.
Unit 4: Nghe đọc bài khoá về School education system; đoạn hội thoại về những vấn đề liên quan khi còn học ở trường phổ thông; nghe và học phát âm trọng âm các từ có 3 âm tiết.
Unit 5: Nghe đọc bài khoá về Higher education; nghe bài về giáo dục đại học; và nghe và học phát âm trọng âm các từ có hơn 3 âm tiết.
Unit 6: Nghe đọc bài khoá về Future jobs; bài về nghề nghiệp; Nghe và học cách đọc lướt hay nhấn mạnh các từ nối và giới từ.
Unit 7: Nghe đọc bài khoá về Ecônmic reforms; bài về phát triển kinh tế đảo Tango; Nghe và học cách đọc lướt hay nhấn mạnh động từ khuyết thiếu trong câu.
Unit 8: Nghe đọc bài khoá Life in the future; đoạn hội thoại về tuổi thọ trong tương lai; và Nghe và học cách đọc các động từ, hoặc trợ động từ khi được viết tắt.
Unit 9: Nghe đọc bài khoá về Deserts; bài nói chuyện về các sa mạc; và nghe và học cách đọc các trợ động từ ở dạng đầy đủ hoặc viết tắt.
Unit 10: Nghe đọc bài khoá về endangered species; bài về con Đười ươi; học cách nói có nhịp điệu.
Unit 11: Nghe đọc bài khoá về Books; bài nói về một cuốn sách; và học cách nói có nhịp điệu.
Unit 12: Nghe đọc bài khoá về Water sports; bài nghe về môn bơi; và cách đọc lướt âm.
Unit 13: Nghe đọc bài khoá về The 22nd sea games; nghe bài báo về Amnat, người chiến thắng trong Sea Game 22; và học cách nối từ trong câu,
Unit 14: Nghe đọc bài khoá về International Orgnisation; nghe bài về Liên hợp quốc; và học cách nói xuống giọng.
Unit 15: Nghe đọc bài về Woman in society; bài về cuộc sống của phụ nữ trong xã hội; học cách nói lên giọng.
Unit 16: Nghe đọc bài khoá về The association of South East Asian Nations; Bài hội thoại giữa 2 bố con về các nước Asean; học cách nói lên giọng, và xuống giọng.
III. Sử dụng hiệu quả băng/ đĩa ghi âm 
Tiếng Anh là ngôn ngữ ngữ điệu, trong khi đó tiếng Việt là ngôn ngữ thanh điệu. Người nói tiếng Anh chỉ nhấn mạnh vào những từ mang thông tin chính trong câu. Trong những từ được nhấn mạnh của câu thì những âm tiết có trọng âm được nói rõ còn âm tiết không có trọng âm thường bị lướt hoặc nuốt âm. Chính vì vậy, nghe một văn bản bằng tiếng Anh qua băng hoặc đĩa ghi âm thường là một khó khăn lớn đối với học sinh, kể cả học sinh lớp 12. Bên cạnh yếu tố tâm lý (nhiều em cho rằng nghe là một kĩ năng khó nhất) thì việc thiếu các gợi ý trực quan của giáo viên cũng là một lý do cần được quan tâm. Chính vì vậy, trước khi nghe, giáo viên cần phải chuẩn bị nội dung, ngôn ngữ, đặc biệt là tâm lý nghe cho học sinh. 
1. Cấu trúc các bài nghe trong mỗi đơn vị bài học
	 Trong phần đầu tiên của mỗi bài, phần nghe đọc lại bài khoá, kĩ năng nghe luôn được sử dụng phối hợp với kĩ năng đọc để giới thiệu ngữ liệu hoặc nội dung bài học mới. Phần Listening, học sinh thường phải nghe để hoàn thành 2 hoặc 3 bài tập riêng biệt, như nghe lấy ý chính, nghe hiểu các thông tin chi tiết, nghe để đoán nghĩa qua ngữ cảnh, nghe để ghép các thông tin với tranh, nghe để điền thông tin vào bảng .Phần Pronunciation gồm một số từ, câu làm mẫu và bài tập thực hành giúp học sinh luyện cách phát âm phụ âm cuối từ, âm tiết có trọng âm trong những từ có hai âm tiết trở lên, nhịp điệu và các đường nét ngữ điệu cơ bản trong tiếng Anh. Mức độ khó của các bài tập nghe thường tăng dần.
	2. Gợi ý hướng dẫn sử dụng băng/đĩa ghi âm 
Với phần Listening, để sử dụng băng/ đĩa ghi âm có hiệu quả, giáo viên nên chia tiết dạy nghe thành ba giai đoạn:
Giai đoạn trước khi nghe (Pre-listening): Thường kéo dài khoảng 7 phút. Mục đích của giai đoạn này là cho học sinh làm quen với chủ đề của bài nghe, cung cấp một số từ ngữ được cho là mới đối với các em để các em có thể hiểu được bài sắp nghe và giúp các em chuẩn bị tinh thần nghe.
Giai đoạn trong khi nghe (While-listening) thường kéo dài khoảng 25 phút. Giáo viên mở băng/ đĩa cho học sinh nghe hai lần. Lần nghe thứ nhất để lấy thông tin khái quát như có bao nhiêu người trong đoạn vừa nghe, câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào, về vấn đề gì  Lần nghe thứ hai, giáo viên đặt ra yêu cầu cụ thể để giúp học sinh lấy thông tin chi tiết như ghi lại những thông tin được yêu cầu bằng cách điền vào các ô trống với các gợi ý có sẵn, hoặc trả lời các câu hỏi 
Giai đoạn sau khi nghe (Post-listening) nhằm củng cố và phát triển nội dung mà học sinh đã nghe với cuộc sống thực tế. Học sinh có thể thảo luận theo nhóm, hoặc tập đóng vai
	Chú ý: Với mỗi loại bài tập nghe, có các kĩ năng nghe khác nhau, ví dụ như: Với các loại bài tập như chọn một trong nhiều đáp án, hay điền thông tin con thiếu...: học sinh nghe lần một để tập trung vào vị trí các thông tin thiếu, lần hai nghe để lấy thông tin chính xác, không cần thiết phải nắm được nội dung của cả đoạn. Ngược lại, đối với những dạng bài tập trả lời câu hỏi hay tóm tắt nội dung thì phải nghe để lấy được nội dung của cả đoạn. Trong dạng bài tập này, giáo viên nên yêu cầu học sinh áp dụng kĩ năng tóm tắt, nghe thông tin chi tiết... Mỗi bài tập chỉ nên nghe 2 lần, nhưng nếu các em tự luyện nghe thì có thể nghe lại từ một đến 2 lần nữa, dừng lại ở những đoạn chưa rõ, cũng có thể sử dụng đáp án để nghe hiểu sau khi đã làm xong bài tập.
Để phát triển kĩ năng nghe, giáo viên giúp học sinh vận dụng các kĩ năng khác nhau như: đoán, xử lí và bỏ qua những từ mới chưa biết, nhận ra những đoạn được lặp lại, căn thời gian... Ngoài ra học sinh cũng cần áp dụng các kiến thức và kinh nghiệm có sẵn về cùng chủ đề để đoán và trả lời.
IV. Ví dụ gợi ý:
	 Trên cơ sở ngữ liệu trong phần Listening, Unit 8 sách giáo khoa Tiếng Anh 12, tác giả xin đưa ra gợi ý hướng dẫn giáo viên sử dụng băng (đĩa) ghi âm trong giờ nghe hiểu sao cho có hiệu quả.
	 Mục đích của bài: Nhằm phát triển kĩ năng nghe để lấy thông tin chi tiết, kĩ năng ghi chép lấy ý chính và kĩ năng thảo luận về một chủ đề cụ thể
 Giai đoạn trước khi nghe (khoảng 7 phút): 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp và trả lời các câu hỏi liên quan đến tuổi thọ của con người. Ví dụ như:
What is healthy food? Tell at least three of healthy food you are used to eating?
- Giáo viên viết lên bảng một số từ mới liên quan đến phần task 1, task 2, và giải thích nghĩa và yêu cầu học sinh phát âm lại như: life expectancy, eternal life, 
- Hỏi và yêu cầu học sinh đoán các thông tin trong bài sắp nghe.
 Giai đoạn trong khi nghe (khoảng 25 phút):
	(Giáo viên tua băng đến đoạn học sinh sắp được nghe trước khi bài học bắt đầu.) 
- Sau khi cho học sinh đọc nhiệm vụ phải làm ở phần Task 1 và giải thích rõ những gì học sinh chưa hiểu, giáo viên bật băng/ đĩa cho học sinh nghe liên tục từ đầu đến cuối cuộc phỏng vấn. Giáo viên yêu cầu học sinh làm phần Task 1, xem những thông tin nào là True, thông tin nào là False. Giáo viên đặt các câu hỏi để tìm những lý do để học sinh chứng minh thông tin đó là True hay False, rồi viết lên bảng những từ, hoặc những ý quan trọng nhằm hỗ trợ cho lần nghe thứ 2 và phần Task 2. Ví dụ: Why can we predict how long we can live in the 21st century?
- Tiếp tục với lần nghe thứ 2, giáo viên cho học sinh đọc qua các câu hỏi ở phần Task 2, rồi mở băng/ đĩa. Tuỳ theo từng đối tượng học sinh, giáo viên có thể cho học sinh nghe từ đầu đến cuối, hay ấn nút ngắt từng đoạn giúp học sinh dễ dàng tìm các thông tin quan trọng để trả lời câu hỏi. Sau khi học sinh trả lời các câu hỏi trong task 2, giáo viên có thể viết các đáp án đúng lên bảng để chuẩn bị cho phần Post-listening.
 Giai đoạn sau khi nghe: 
Từ các thông tin trong bài nghe, học sinh phát triển thành bài nói. Theo từng cặp, học sinh bàn luận về thuận lợi và khó khăn mà người sống quá thọ thường gặp. Cuối cùng giáo viên có thể yêu cầu một số em đứng lên trình bày ý kiến của nhóm mình.
V. Tóm lại
	Nghe hiểu tiếng Anh là một kĩ năng khó vì khi nghe người khác nói, chúng ta không làm chủ được tốc độ và nội dung được trình bày. Trong giao tiếp thực tế, chúng ta không thể nghe lại những gì đã được nói hoặc không có thời gian để nghĩ khi gặp chỗ khó hiểu như chúng ta thường làm với kĩ năng đọc hiểu. Bên cạnh đó giọng nói của mỗi cá nhân lại khác nhau (phát âm theo âm, tiếng địa phương, cách dùng trọng âm, ngữ điệu, nhịp câu khác nhau, ) trong khi đó học sinh lại có rất ít cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người nước ngoài nói tiếng Anh. Do đó, việc sử dụng băng đĩa ghi âm để dạy tiếng Anh cho học sinh sao cho có hiệu quả là rất cần thiết, nhất là với học sinh lớp 12, giúp các em làm quen được với các biến thể tiếng Anh, có thể nghe hiểu người nói tiếng Anh đến từ các quốc gia khác nhau để các em có nền tảng ngoại ngữ tốt, chuẩn bị cho các bước tiếp theo trong sự nghiệp của mình.
Tài liệu tham khảo:
1. Hoàng Văn Vân, Nguyễn Thị Chi, Hoàng Thị Xuân Hoa (2006). Đổi mới phương pháp dạy tiếng Anh ở Trung học phổ thông ở Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Hoàng Văn Vân, Hoàng Thị Xuân Hoa, Vũ Thị Lợi, Đào Ngọc Lộc, Đỗ Tuấn Minh, Nguyễn Quốc Tuấn (2008). Tiếng Anh 12. Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Nguyễn Quốc Hùng, M.A (2006). Kỹ thuật học nghe hiểu tiếng Anh. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Quốc Hùng, M.A (2004). Kỹ thuật dạy Tiếng Anh. Nhà xuất bản giáo dục
5. Richard, J & T. Rodgers. (1986). Approaches and Methods in Language teaching. Cambridge: Cambridge University Press.
6. Thái Hoàng Nguyên (2004). Sổ tay người dạy tiếng Anh. Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Underwood, M (1989). Teaching Listening. London: Longman.

File đính kèm:

  • docTieng Anh lop 12.doc