Đề tài Thiết kế và sử dụng một số trò chơi tạo hình rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

docx151 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 14/07/2023 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thiết kế và sử dụng một số trò chơi tạo hình rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Thanh Thủy, Giảng Viên khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các Thầy, Cô trong Khoa Giáo dục Mầm non, Phòng sau Đại Học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - là cơ sở đào tạo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt 2 năm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu và tập thể Giáo viên trường Mầm non Hoa Mai, trường Mầm non Bình Minh, trường Mầm non tư thục Họa Mi thuộc Thị xã Hương Thủy - Tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tiến hành thực nghiệm đề tài.
Xin biết ơn Gia đình đã luôn luôn là điểm tựa vững chắc để tôi có được công trình này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả
LÊ THỊ Ý NHI
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
1. BẢNG
Bảng 2.1. Giờ hoạt động tạo hình của trẻ mầm non đã được dự	39
Bảng 2.2. Số lượng tranh xếp dán của trẻ được phân tích	40
Bảng 2.3. Những nội dung giáo viên thường chú trọng khi tổ chức các hoạt động xếp dán tranh cho trẻ	50
Bảng 2.4. Mức độ sử dụng các phương pháp, biện pháp của giáo viên trong quả trình tổ chức hoạt động xếp dán tranh cho trẻ mầm non	51
Bảng 2.5. Những khó khăn giáo viên thường gặp trong quá trình tô chức hoạt động xếp dán tranh cho trẻ	52
Bảng 2.6. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng củaviệc thiết kế TCTH nhằm phát triển kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ	53
Bảng 2.7. Mức độ sử dụng TCTH nhằm phát triển kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ trong quá trình tổ chức hoạt động xếp dán tranh	53
Bảng 2.8. Những khó khăn giáo viên thường gặp khi thiết kế và sử dụng TCTH nhằm phát triển kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ	54
Bảng 2.9. Nguồn trò chơi để giáo viên lựa chọn và sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động xếp dán tranh cho trẻ	55
Bảng 2.10. Thời điểm giáo viên sử dụng TCTH:	55
Bảng 2.11. Những điều kiện đế nâng cao kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ	56
Bảng 2.12. Mức độ hình thành kỹ năng xếp dán tranh của trẻ trong quá trình trẻ tham gia vào hoạt động xếp dán tranh (được đánh so từ 1- 4, bắt đầu từ kỹ năng khó hình thành nhất)	57
Bảng 2.13. Kết quả đánh giá kỹ năng xếp dán tranh trong sản phẩm của trẻ	64
Bảng 3.1. Hệ thống TCTH nhằm rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi	73
Bảng 3.2. So sánh kết quả XDT của hai nhóm trẻ	105
Bảng 3.3. So sánh khả năng XDT của trẻ ở hai nhóm TTN theo điểm của từng bài tập	107
Bảng 3.4. Kết quả XDT của hai nhóm STN	108
Bảng 3.5. So sánh kỹ năng XDT của trẻ ở hai nhóm STN theo điểm của từng bài tập	111
Bảng 3.6. Xếp loại khả năng SDT của trẻ trước và sau TN	113
Bảng 3.7. So sánh kỹ năng XDT của trẻ ở hai nhóm theo điểm TB của từng bài tập	115
2. BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Kết quả mức độ kỹ năng xếp dán tranh trong sản phẩm của trẻ	65
Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả XDT của hai nhóm TTN (Theo %)	106
Biểu đồ 3.2. So sánh khả năng XDT của trẻ ở hai nhóm TTN theo điểm của từng bài tập	107
Biểu đồ 3.3. Kết quả XDT của hai nhóm STN (Theo tỷ lệ %)	108
Biểu đồ 3.4. So sánh kỹ năng XDT của trẻ ở hai nhóm STN theo điểm của từng bài tập	112
Biểu đồ 3.5. Xếp loại kỹ năng XDT của trẻ trước và sau thực nghiệm (theo %)	113
Biểu đồ 3.6. So sánh kỹ năng XDT của trẻ ở hai nhóm theo điểm TB của từng bài tập	116
BẢNG VIẾT TẮT
MG 	: Mẫu giáo
MGN 	: Mẫu giáo nhỡ
HĐTH 	: Hoạt động tạo hình
KN 	: Kỹ năng
XDT 	: Xếp dán tranh
KNXDT 	: Kỹ năng xếp dán tranh
TC 	: Trò chơi
GV 	: Giáo viên
ĐC 	: Đối chứng
TN 	: Thực nghiệm
TTN 	: Trước thực nghiệm
STT 	: Sau thực nghiệm
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ mẫu giáo phát triển qua quá trình "chơi mà học, học mà chơi". Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu, các tri thức tiền khoa học và dần hình thành ở trẻ những kỹ năng hoạt động. Biết được tầm quan trọng đó, là một người giáo viên chúng ta cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực, nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ - Đạo đức - Thẩm mĩ - Thể lực. 
Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động tạo hình có một vị trí rất quan trọng. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. HĐTH có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ và hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo.
Chương trình tạo hình có rất nhiều thể loại tạo hình khác nhau như vẽ, nặn, chắp ghép và xếp dán tranh. Trong đó hoạt động XDT được xem là hoạt động khó nhất, nó đòi hỏi ở trẻ đôi bàn tay khéo léo, óc quan sát tư duy, trí nhớ tưởng tượnggóp phần phát triển trí tuệ, trẻ tìm tòi khám phá để tạo ra bức tranh đẹp giúp cho trẻ hiểu biết thêm những kiến thức cơ bản của HĐTH và sử dụng hiệu quả trong tác phẩm nghệ thuật của mình. Trong tác phẩm nghệ thuật xé dán của trẻ người ta có thể nhận thấy được trẻ muốn nói gì (ngôn ngữ tạo hình) thể hiện tình cảm gì (phương tiện truyền cảm) cũng như mơ ước ngày thơ của trẻĐặc biệt thông qua HĐXDT trẻ có nhiều cơ hội được rèn luyện và bồi dưỡng những kỹ năng tạo hình cần thiết như: kỹ năng thể hiện họa tiết, kỹ năng phối hợp màu sắc, kỹ năng sắp xếp và thể hiện bố cục tranh, kỹ năng thể hiện hình dạng Đây không chỉ là những kỹ năng cần thiết giúp trẻ học tốt HĐTH ở trường mầm non mà còn giúp trẻ cảm thấy tự tin khi bước vào trường tiểu học với việc học đọc, học viết. 
Trong chương trình giáo dục mầm non, HĐTH có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động vui chơi. Khi tham gia chơi khả năng nhận thức và tính sáng tạo của trẻ dần dần được hình thành và phát triển từ đó làm phong phú trí tưởng tượng nhận thức và xúc cảm tình cảm của trẻ qua những bài xếp dán tranh, chắp ghép, nặn và vẽ. Đối với mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo nên nó được tính hợp lồng ghép trong mọi hoạt động của trẻ.
Trên thực tế, hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động xếp dán tranh nói riêng đã được các trường mầm non quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng các giờ dạy xếp dán tranh ở trường Mầm non vẫn chưa cao bởi các giờ học mang tính khuôn mẫu, áp đặt. Bài xếp dán của các em mang tính tái tạo, dập khuôn, thiếu đi sự mềm mại và ít có tính sáng tạo, không khí của giờ học của trẻ trở nên căng thẳng, nặng nề hơn bởi tâm lý phải tạo ra sản phẩm và hoàn thành nhiệm vụ tạo hình. Làm thế nào để trẻ giảm bớt những căng thẳng, kích thích được hứng thú tham gia và mong muốn tạo ra các sản phẩm tạo hình đẹp là điều mà nhiều giáo viên còn trăn trở. Trò chơi với tính hấp dẫn tự thân của nó có tiềm năng lớn để trở thành phương tiện dạy học mang lại hiệu quả, kích thích hứng thú, tích cực tham gia hoạt động, tạo niềm say mê ở trẻ, nó giúp trẻ nắm vững tri thức và kỹ năng
Trong thực tế ở trường mầm non hiện nay, các giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc thiết kế trò chơi tạo hình trong việc bồi dưỡng kỹ năng XDT cho trẻ nhưng do ngại làm, ngại suy nghĩ nên việc đưa trò chơi vào tiết học tạo hình còn rất hạn hẹp. Xuất phát từ thực tế trên, trong xu hướng đổi mới hình thức dạy học Mầm non hiện nay thì cần tăng cường yếu tố vui chơi vào các hoạt động dạy học, trong đó có hoạt động tạo hình nhằm giúp trẻ thấy được sự hấp dẫn của hoạt động này và được thỏa thích thể hiện sự sáng tạo, qua đó các kỹ năng tạo hình của trẻ cũng được phát triển một cách nhẹ nhàng. Chính vì vậy việc thiết kế một số trò chơi nhằm bồi dưỡng kỹ năng tạo hình cho trẻ là một vấn đề hết sức cấp thiết.
Với tất cả những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng một số trò chơi rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi”làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng một số trò chơi tạo hình rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, từ đó tăng cường phát triển tư duy không gian, khả năng định hướng không gian, biểu cảm trong không gian hai chiều bằng ngôn ngữ tạo hình, phát triển khả năng tạo hình.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng một số trò chơi rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế và sử dụng một số trò chơi tạo hình bồi dưỡng được khả năng quan sát, cung cấp vốn hiểu biết, kích thích được tình cảm, xúc cảm, thẩm mỹ, tăng cường khả năng phối hợp hoạt động tay và mắt, rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt của đôi tay cho trẻ thì sẽ nâng cao được hiệu quả rèn luyện kỹ năng xé dán tranh của trẻ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động tạo hình, về HĐXDT của trẻ mẫu giáo và những phương pháp bồi dưỡng kỹ năng tạo hình cho trẻ.
5.2. Nghiên cứu thực trạng việc thiết kế và sử dụng một số trò chơi rèn luyện kỹ xếp dán tranh cho trẻ ở một số trường mầm non tỉnh Thừa Thiên Huế.
5.3. Thiết kế và thực nghiệm sử dụng một số trò chơi tạo hình nhằm rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sưu tầm, đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những vần đề lý luận có liên quan đến đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát
* Quan sát, ghi chép cách thức các trò chơi tạo hình mà giáo viên sử dụng trong các hoạt động của trẻ.
* Quan sát ghi chép những biểu hiện nhận thức, hứng thú và mức độ phát triển kỹ năng tạo hình của trẻ khi tham gia vào trò chơi tạo hình.
* Dự giờ, quan sát quá trình hoạt động tạo hình để nhận xét, đánh giá về cách thiết kế và sử dụng trò chơi rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ.
6.2.2.Phương pháp điều tra trực tiếp
Trao đổi, trò chuyện trực tiếp với giáo viên mầm non nhằm tìm hiểu về nhận thức, kinh nghiệm sư phạm của giáo viên liên quan đến thực trạng thiết kế và sử dụng trò chơi tạo hình, xác định nguyên nhân và những giải pháp cho thực trạng ấy.
6.2.3. Phương pháp điều tra gián tiếp
Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên nhằm khai thác, xử lý những kinh nghiệm có liên quan đến đề tài, đồng thời tìm hiểu những mặt hạn chế cần khắc phục.
6.3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng phương pháp này để kiểm nghiệm những trò chơi đã đề xuất trong đề tài. Thự nghiệm gồm 3 bước:
Bước 1: Thực nghiệm khảo sát
Bước 2: Thực nghiệm tác động
Bước 3: Thực nghiệm kiểm chứng
6.3.5. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
Thu thập sản phẩm tạo hình của trẻ, xem xét, phân tích về kỹ năng xếp dán tranh của trẻ.
Thu thập các bài soạn, giáo án, tranh mẫu của giáo viên để xem xét, phân tích về cách thức, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên.
6.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán học như tính phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn nhằm thu thập, xử lý các kết quả nghiên cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng ở cả 3 độ tuổi nhưng thiết kế và tổ chức thực nghiệm chỉ ở trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
- Quá trình thực nghiệm được tổ chức ở một số trường mầm non ở thành phố huế. Cụ thể: Lớp mẫu giáo nhỡ B1 - Trường mầm non Hoa Mai, Lớp mẫu giáo nhỡ 3 trường mầm non Bình Minh. 
8. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa một số vấn đề về TCTH, về hoạt động XDT và phương pháp rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ.
- Bước đầu thiết kế và sử dụng một số trò chơi tạo hình theo 2 chủ đề nhằm đánh giá kỹ năng xếp dán tranh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi và tiến hành thực nghiệm các TCTH đã xây dựng
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khỏa và phụ lục, danh mục các bảng biểu và chữ viết tắt, cấu trúc luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng của việc tổ chức hoạt động tạo hình và sử dụng trò chơi rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
Chương 3: Thiết kế và thực nghiệm một số trò chơi rèn luyện kỹ năng xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Vài nét tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trẻ mầm non thường rất yêu thích các hoạt động tạo ra sản phẩm, những sản phẩm đó thường đem lại cho trẻ những cảm xúc, tình cảm mãnh liệt, làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ. Hoạt động tạo hình là hoạt động đặc thù của trẻ mầm non, ở đó trẻ được thoả sức thể hiện những tâm tư, tình cảm của mình vào trong sản phẩm. Nếu như trong hoạt động vẽ trẻ thể hiện tâm tư, tình cảm thông qua nét vẽ, thông qua cách thể hiện màu sắc thì trong hoạt động xếp dán tranh trẻ thể hiện tình cảm của mình thông qua cách sắp đặt hình mảng, thông qua cách phối hợp màu sắc Không giống như vẻ đẹp của tranh vẽ, vẻ đẹp của sản phẩm nặn, vẻ đẹp của tranh xếp dán được quyết định bởi sự sắp đặt táo bạo của các hình mảng cũng như sự lựa chọn và phối hợp màu sắc. Nếu như sản phẩm của tranh vẽ được tạo nên bởi các đường nét thì trong tranh xếp dán sản phẩm được tạo ra bởi các mảng hình bằng cách xé hoặc cắt. Chính vì thế mà để có thể thực hiện được hoạt động xếp dán tranh đòi hỏi ở mỗi đứa trẻ cần phải có tư duy về không gian, có những khả năng nhất định, bao gồm cả những khả năng bên ngoài (đó là các thao tác, hành động, vận động, sự hình dung các vị trí trong không gian) và khả năng bên trong như khả năng hoạt động trí óc, khả năng tâm lí 
* Về kỹ năng thể hiện màu sắc trong hoạt động xếp dán tranh:
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sử dụng màu sắc và biện pháp giáo dục, phát triển khả năng thể hiện màu sắc trong hoạt động xếp dán tranh của trẻ như:
Nghiên cứu về sự hình thành những hình tượng biểu cảm trong các bức tranh của trẻ, N.A.Vetlugina đã chỉ ra vai trò của môi trường vật chất và các tác động sư phạm trong việc hình thành biểu tượng về màu sắc và sự thể hiện màu sắc vào các bức tranh. T.X.Kômaravo với luận án tiến sĩ của mình đã soạn thảo chi tiết hệ thống kỹ năng, kỹ sảo cho tất cả các lứa tuổi ở vườn trẻ, nhấn mạnh vấn đề dạy trẻ kỹ năng, kỹ thuật có liên quan chặt chẽ tới việc tạo ra các hình tượng biểu cảm, trong đó có các kỹ năng, kỹ thuật phối màu.
A.V. Daparogiet khi nghiên cứu về đặc điểm của trẻ trong HĐTH có nhận xét rằng : “Trẻ mẫu giáo bắt đầu mô tả các đối tượng tri giác được một cách đầy đủ và hoàn hảo hơn. Đương nhiên, trong giai đoạn phát triển này, hiện tượng mô tả của trẻ em vẫn còn thô thiển về kết cấu, không tính gì đến những luật viễn cảnh, không truyền đạt được những sắc thái về màu sắc và độ chiếu sáng.” [4, 267] Với nhận xét này, tác giả nhận định rằng trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thể hiện màu sắc trong tranh còn yếu mặc dù khả năng tri giác của trẻ đã dần hoàn thiện hơn giai đoạn trước. Chính vì thế nhà giáo dục cần giúp trẻ vận dụng tốt khả năng tri giác của trẻ vào việc rèn luyện kỹ năng thể hiện màu sắc.
Ở Việt Nam các nghiên cứu về màu sắc trong hoạt động tạo hình nói chung, hoạt động xếp dán tranh nói riêng của trẻ vẫn còn kiêm tốn và thiếu tính hệ thống.
Tác giả Nguyễn Quốc Toản trong khi phân tích các giai đoạn hình thành và phát triễn các ngôn ngữ tạo hình ở trẻ mẫu giáo cũng đưa ra một số nhận xét liên quan đến kỹ năng cảm nhận và thể hiện màu sắc của trẻ như: “một số trẻ thường dùng quá nhiều màu trong bài vẽ nên có tình trạng loạn màu, bài vẽ rối, thiếu trọng tâm Trẻ chưa chú ý đến đậm nhạt trong bài vẽ: có bài toàn dùng màu đậm, ngược lại có bài lại không có độ đậm – các màu na ná nhau làm cho bài vẽ mờ ảo, chìm không rõ chính phụ.” [25, 67].
Nghiên cứu về khả năng lĩnh hội màu sắc của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, các tác giả Lê Hồng Vân đã khẳng định: “Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có khả năng lĩnh hội được đầy đủ 7 màu cơ bản và một số sắc độ của màu, cùng với các màu trung gian (đen - xám - trắng) nếu việc giáo dục cảm giác màu sắc cho trẻ được quan tâm một cách đầy đủ’’. [39, 42]
Phan Việt Hoa với đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp bồi dưỡng xúc cảm thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua HĐTH” đã khẳng định rằng cảm xúc thẫm mỹ của trẻ mẫu giáo được xuất hiện khi trẻ trực tiếp hoạt động với đối tượng hấp dẫn, gần gũi với trẻ về màu sắc, hình dạng,[11, 25]
Tác giả Lê Thị Đức - Lê Thanh Thủy - Phùng Thị Tường với tác phẩm “Các hoạt động tạo hình của trẻ mầm non” có viết: “Trẻ 4 - 5 tuổi bắt đầu sử dụng màu bắt chước. Nghĩa là màu tương ứng với màu của mọi vật trong hiện thực. Trong quá trình học tạo hình, trẻ bắt đầu nhận biết, phân biệt màu sắc thật của một số đồ vật, hoa quả.”[10,9]
Theo tác giả Lê Thanh Thuỷ trong cuốn Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ Mầm non: “Trẻ nhỏ thường rất yêu thích các hoạt động xếp - ghép - dán lên mặt phẳng hai chiều bằng các phiến, các mảng hình đủ màu sắc. Vẻ sặc sỡ, rực rỡ của các mảng hình dễ cuốn hút trẻ, tính nhịp điệu của các thao tác sắp đặt gây cho trẻ hứng thú đặc biệt” [36,205]. Tác giả cũng cho biết: “Trong hoạt động tạo hình nếu thiếu sự quan tâm hướng dẫn thì trẻ không biết sử dụng sự phong phú của các loại vật liệu màu để thể hiện cảm xúc, ý định tạo hình của mình Khi xây dựng chương trình hoạt động tạo hình cần lựa chọn và sắp xếp các nội dung tạo hình để dần dần tác động tới trẻ, tập cho trẻ quan sát và nhận ra được vẻ đẹp của màu sắc trong thế giới xung quanh, khơi gợi ở trẻ ước muốn được diễn tả lại vẻ đẹp đó vào tranh vẽ, tranh xếp dán” [36,61]
Trong đề tài luận án “Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5 - 6 tuổi” tác giả Lê Thanh Thủy cho biết: “Việc dạy trẻ biết sử dụng màu chuẩn quy định cho các sự vật hoặc nhóm các sự vật nhất định là một việc đáng chú ý” [ 34,37] 
Qua các nhận định trên cho thấy, các nhà giáo dục đã chú trọng tới việc bồi dưỡng khả năng cảm nhận và thể hiện màu sắc trong hoạt động tạo hình của trẻ và đã chỉ ra được khả năng thể hiện màu sắc trong các bức tranh của trẻ có liên quan chặt chẽ và quyết định bởi yếu tố tâm lý của trẻ qua hứng thú, xúc cảm, tình cảm. 
* Về kỹ năng xây dựng bố cục trong xếp dán tranh của trẻ
Ở nước ngoài đã có nhiều nhà tâm lý, giáo dục học nghiên cứu về hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non và khẳng định ý nghĩa của nhà giáo dục đối với sự phát triển khả năng sang tạo thông qua phương tiện truyền cảm, trong đó bố cục trong HĐTH của trẻ là một trong những khả năng sáng tạo được các nhà nghiên cứu quan tâm.
Tác giả N.P.Xaculinna và T.X.Kômarova trong cuốn “Phương pháp dạy hoạt động tạo hình” đã viết “cảm giác nhịp điệu nảy sinh trước hết trong trường hợp tri giác tính cân đối, nhịp nhàng của đối tượng, sự sắp xếp có nhịp điệu của các bộ phận trong đối tượng chẳng hạn như của các cành cây, của các cây trồng trong phòng” Hay “Việc làm quen với những tác phẩm nghệ thuật tạo hình có một ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục thẫm mỹ và phát triển những năng lực tạo hình của trẻ.” [22, 11-12] Như vật, với ý kiến này, nhà nghiên cứu cho chúng ta biết đường hướng để hình thành cảm giác nhịp điệu cho trẻ (dấu hiệu đầu tiên của khả năng xây dựng bố cục) chính là tri giác của sự vật, hiện tượng có tính nhịp điệu trong hiện thực. Đồng thời ông cũng đưa ra một giải pháp để nâng cao kỹ năng tạo hình cho trẻ là tổ chức cho trẻ được làm quen với những tác phẩm nghệ thuật. Đây là cơ sở để chúng tôi nhìn nhận sự cần thiết phải tổ chức cho trẻ mầm non tiếp xúc, tri giác các tác phẩm nghệ thuật như là một biện pháp rèn luyện cho trẻ kỹ năng xây dựng bố cục.
Ở Việt Nam có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề HĐTH, đặc biệt là hoạt động xếp dán tranh của trẻ. Trong cuốn “Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nguyễn Thị Ánh Tuyết đã nhận xét khả năng cảm nhận, khả năng thể hiện bố cục tranh và việc hướng dẫn trẻ cảm thụ vẻ đẹp trong các tác phẩm tạo hình như: Trẻ rất ham thích HĐTH song chúng lại chưa có ý thức đầy đủ trong việc sáng tạo ra cái đẹp và chưa có khả năng phát hiện ra cái đẹp trong sản phẩm tạo hình. Đặc biệt khi hoạt động xếp dán tranh, trẻ không chỉ dùng các phương tiện truyền cảm hình dạng, màu sắc mà cần phải biết bố cục tranh. Bố cục trong tranh vẽ là một vẫn đề rất khó khăn trong việc cảm nhận cũng như khả năng thể hiên đối với trẻ. Vì vậy, tác giả khẳng định “ Việc làm để gợi ý có hiệu quả nhất là cho trẻ xem những bức tranh có chọc lọc do các họa sĩ tài hoa hay các em nhỏ có năng khiếu vẽ ra” [30-301]. Với nhưng kết luận trên, tác giả đã đưa ra các tiêu chí để giáo viên lựa chọn những tác phẩm nghệ thuật tạo hình phù hợp với trẻ. 
Lê Thanh Thủy với kết quả nghiên cứu về “Tổ chức tri giác tác phẩm nghệ thuật tạo hình để phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ mẫu giáo trong HĐTH” đã chỉ ra rằng: Để phát triển trí tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động tạo hình, trẻ phải đước tiếp xúc một cách tích cực đối với thế giới các sự vật hiện tượng xung quanh, đồng thời phải được tổ chức để lĩnh hội vân dụng một cách sáng tạo các cách thức sử dụng các phương tiện tạo hình (đường nét, màu sắc, hình dáng, bố cục,) để xây dựng hình tượng thẩm mỹ và thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của mình thông qua hình tượng [35,23].
Hay trong cuốn Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, Lê Thanh Thủy có viết: “Với các cơ hội được xê dịch, chắp ghép, xếp chồng, che lấp các mảng hình, các chi tiết, bộ phận của hình tượng trong hoạt động xếp dán tranh đã tạo điều kiện cho trẻ được học hỏi nhiều về kích thước, về tỷ lệ, về cấu trúc của các sự vật, đồng thời tập cho trẻ sắp xếp bố cục trên mặt phẳng của không gian hai chiều” [36,205].
Với kết quả nghiên cứu của Đàm Thị Hoài Dung về đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với các hoa văn dân tộc” đã cho thấy hiệu quả việc sử dụng các biện pháp thích hợp khi trẻ làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc trong hoạt động xếp dán tranh trang trí.[9,72].
* Về kỹ năng thể hiện hình dạng trong xếp dán tranh của trẻ
Theo nghiên cứu của một số tác giả V.X. Mukhina N.P.Xakulinađã bắt đầu hiểu được chức năng thẫm mỹ của các đường nét, hình dạng. Số lượng các hình cơ bản mà trẻ tuổi này có khả năng học tăng lên (hình tròn, hình ô van, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác) tạo điều kiện cho trẻ mở rộng phạm vi các đối tượng miêu tả tự do. Tuy nhiên các hình vẽ, cắt- xé của trẻ ở tuổi này vẫn còn mang nặng tính lắp ráp và còn gần gũi với các hình học cơ bản.
Tác giả Lê Thị Đức - Lê Thanh Thủy - Phùng Thị Tường với tác phẩm “Các hoạt động tạo hình của trẻ mầm non” có viết: “Trẻ 4 - 5 tuổi có khả năng phân biệt và điều chỉnh để tạo ra các dạng hình học Tuy nhiên, các hình của trẻ chỉ mang nặng tính lắp ráp và còn gần gũi với các hình cơ bản. Trong hoạt động tạo hình, trẻ dễ tiếp thu và hình thành các khuôn mẫu sơ đồ đông cứng”. [10,9]
* Về cảm xúc thẩm mỹ của trẻ trong hoạt động xếp dán tranh
Trẻ mẫu giáo đã có thể cắt được các hình theo từng phần và việc tạo nên các sản phẩm từ các phần cắt rời của hoạt động xếp dán cũng dễ dàng hơn đối với trẻ. Bằng các nghiên cứu của mình, nhà giáo dục học I.L. Guxarova đã chỉ ra rằng: Để đạt hiệu quả cao trong giờ hoạt động cắt- dán thì việc dạy cắt- dán nên bắt đầu chính từ việc thực hiện các nhiệm vụ tạo hình cụ thể- tạo các hình quen thuộc- sự hứng thú đối với đề tài giúp trẻ vượt qua được những trở ngại về các cấu trúc và kĩ thuật.
Trong bài viết "Cảm xúc và sáng tạo"nhà giáo dục học T.X. Komarova đã nhấn mạnh rằng: Sự thể hiện đồ vật, hiện tượng trong tranh vẽ, hay khi nặn, cắt dán sẽ giúp trẻ chính xác hoá và củng cố biểu tượng, kiến thức. Tạo ra sản phẩm bằng các vật liệu khác nhau, trẻ sẽ nhận biết được đặc điểm tính chất và khả năng thể hiện chúng[32;113]
Điều này có nghĩa rằng, khi được tham gia vào các hoạt động khác nhau của HĐTH sẽ giúp cho trẻ có thể củng cố được những biểu tượng, những kiến thức có được trong quá trình khám phá thế giới xung quanh.
 Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề về HĐTH đối với sự phát triển của trẻ mầm non như Phan Việt Hoa, khi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình" đã khẳng định được vai trò của cảm xúc thẩm mĩ trong việc giáo dục thẩm mĩ và trong giáo dục phát triển toàn diện con người. [11] Qua công trình nghiên cứu này, bà đã chứng minh được vai trò của các dạng HĐTH trong việc bồi dưỡng xúc cảm thẩm mĩ cho trẻ, đồng thời bà cũng đưa ra được các biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ trong HĐTH.
Khi nghiên cứu về “Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5- 6 tuổi” [34,40], Lê Thanh Thuỷ đã nghiên cứu về các điều kiện để nâng cao khả năng hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, tác giả đã cho rằng: Việc tăng cường, bồi dưỡng cho trẻ hiểu biết về hệ thống chuẩn mẫu cảm giác và giúp trẻ vận dụng tích cực những hiểu biết đó vào quá trình tri giác, đặc biệt là tri giác cá

File đính kèm:

  • docxde_tai_thiet_ke_va_su_dung_mot_so_tro_choi_tao_hinh_ren_luye.docx
Đề thi liên quan