Đề tài Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học cộng, trừ, nhân, chia số thập phân ở lớp 5

doc10 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 2616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học cộng, trừ, nhân, chia số thập phân ở lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
`
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ TÚC.
*** a õ b **
NĂM HỌC 2009-2010
Phú Túc, tháng 10 năm 2009
TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC PHÉP TÍNH CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA SỐ THẬP PHÂN Ở LỚP 5
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết , bậc tiểu học là bậc học rất quan trọng, là nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển tồn bộ nhân cách học sinh.
Trong nền giáo dục của thế giới nĩi chung cũng như nền giáo dục ở Việt Nam nĩi riêng thì bậc tiểu học là bậc học đặc biệt quan trọng. Việc tổ chức quá trình hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người Việt Nam ở thời đại mới này là một việc làm cơng phu, nghiêm túc, khơng được phép sai lầm. Nĩ là nền mĩng vũng chắc cho các em tiến xa hơn cho những cấp học tiếp theo.
Tốn học với tư cách là một khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới thực cĩ hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt và lao động . Đĩ cũng là những cơng cụ cần thiết để học các mơn học khác. Khả năng giáo dục nhiều mặt của mơn Tốn rất to lớn, nĩ cĩ nhiều khả năng phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như trừu tượng hĩa, khái quát hĩa, phân tích, tổng hợp, so sánh.
Mơn Tốn trong trường Tiểu học cĩ một vị trí đặc biệt quan trọng. Vì nĩ khơng những giúp HS hiểu được nhiều vấn đề liên quan tới bí ẩn của khoa học mà nĩ cịn ứng dụng rất nhiều trong thực tế.
Khơng những vậy, mơn Tốn cịn rèn luyện cho HS những suy nghĩ, cách suy luận,... cách giải quyết vấn đề, phát triển tri thơng minh, tính sáng tạo ..., tạo nên một con người mới đáp ứng được với nhu cầu phát triển của đất nước và thế giới.
Vì thế, dạy học hình thành kĩ năng tính tốn cĩ vai trị rất quan trọng. Nĩ được sử dụng hàng ngày hầu hết các hoạt động thực tiễn và cĩ thể nĩi kĩ năng tính tốn là cầu nối giữa tốn học và thực tiễn.
Cùng với việc hình thành kĩ năng tính tốn số tự nhiên, số thập phân và các phép tính về số thập phân cũng được dạy ở chương II của sách giáo khoa Tốn 5. Đây là chương trọng tâm của chương trình. Những kiến thức, kĩ năng cơ bản về số thập phân, cộng, trừ, nhân, chia số thập phân cĩ nhiều ứng dụng trong cuộc sống.
Đối với HS tiểu học, việc thực hiện các phép tính cộng , trừ, nhân, chia số thập phân khơng phải là một cơng việc dễ dàng. Nĩ khơng những khĩ đối với HS mà ngay cả giáo viên cũng cịn gặp khĩ khăn trong giảng dạy vì đây là một nội dung khĩ, do đĩ giáo viên chưa thể hiện được trọn vẹn ý tưởng của bài học.
Chính từ những lý do trên mà Tổ chuyên mơn khối V trường Tiểu học Phú Túc đã chọn chuyên đề “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân ở lớp 5” với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhằm gĩp phần nâng cao trình độ chuyên mơn cho tổ khối.
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
I/ THỰC TRẠNG
1/ Thuận lợi: 
Trình độ của giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, được dự tập huấn và bồi dưỡng qua lớp thay sách lớp 5, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng Modul, bồi dưỡng qua các đợt hè.
Thực hiện giảng dạy mơn Tốn theo chuẩn kiến thức và kĩ năng mà BGD & ĐT ban hành.
Tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong tổ rất cao và luơn quan tâm đến học sinh.
Đồ dùng dạy học khá đầy đủ. 
Sự nhận thức trong phụ huynh cĩ thay đổi nên bước đầu đã cĩ sự quan tâm và đầu tư cho việc học của con em mình.
2/ Khĩ khăn: 
Cịn một số học sinh chưa được gia đình quan tâmđúng mức
Trình độ nhận thức của học sinh chưa đều, cĩ một số ít em kiến thức bị hụt hẫng nên khĩ tiếp thu liên tục kiến thức từ dễ đến khĩ, từ đơn giản đến phức tạp.
Nhiều em chưa chú ý nghe giảng, chưa phân biệt rõ cấu tạo của số thập phân.
Bên cạnh, một ít gia đình học sinh đời sống cịn gặp nhiều khĩ khăn nên cũng ít nhiều ảnh hưởng tới thời gian và việc học của các em.
II/ MỤC TIÊU MƠN TỐN LỚP 5
Dạy học mơn Tốn 5 nhằm giúp HS:
Về số và phép tính
Bổ sung về phân số, hỗn số để chuẩn bị học số thập phân.
Biết khái niệm ban đầu về số thập phân; đọc, viết, so sánh, sắp thứ tự các số thập phân.
Biết cộng trừ nhân chia số thập phân (kết quả phép tính là số tự nhiên hoặc số thập phân cĩ khơng quá ba chữ số ở phần thập phân); biết cộng, trừ các số đo thời gian cĩ đến hai tên đơn vị đo; biết nhân chia các số đo thời gian cĩ đến hai tên đơn vị đo với (cho) số tự nhiên (khác 0)biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng về số thập phân để tính giá trị của biểu thức cĩ đến ba dấu phép tính, tìm một thành phần chưa biết của phép tính, tính bằng cách thuận tiện nhất, nhân (chia) nhẩm một số thập phân với (cho) 10,100, 1000,... (bằng cách chuyển dấu phẩy trong số thập phân ).
Ơn tập, củng cố , hệ thống hĩa những kiến thức và kĩ năng cơ bản về số và phép tính (với số tự nhiên, phân số đơn giản, số thập phân).
Về đại lượng và đo đại lượng
Về các yếu tố hình học
Về giải tốn cĩ lời văn
Biết giải và trình bày bài giải các bài tốn cĩ đến bốn bước tính:
Một số dạng bài tốn về quan hệ tỉ lệ (bằng cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”).
Các bài tốn về tỉ số phần trăm: Tìm tỉ số phần trăm của hai số, tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước, tìm một số biết giá trị tỉ số phần trăm của số đĩ.
Các bài tốn cĩ nội dung hình học liên quan đến các hình đã học.
Về một số yếu tố thống kê và tỉ lệ bản đồ.
Về phát triển ngơn ngữ, tư duy và gĩp phần hình thành nhân cách học sinh
Biết diễn đạt một số nhận xét, quy tắc, tính chất,... bằng ngơn ngữ (nĩi, viết dưới dạng cơng thức) ở dạng khái quát.
Tiếp tục phát triển (ở mức độ thích hợp) năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hĩa, cụ thể hĩa, bước đầu hình thành và phát triển tư duy phê phán và sáng tạo, phát triển trí tưởng tượng khơng gian,...
Tiếp tục rèn luyện các đức tính cẩn thận, tự tin, trung thực, cĩ tinh thần trách nhiệm.
III/ NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Tốn 5 bao gồm các nội dung: Số học (Số và các phép tính); đại lượng và đo đại lượng; các yếu tố hình học; giải tốn cĩ lời văn; một số yếu tố đại số và yếu tố thống kê được tích hợp ở nội dung số học.
(Do chuyên đề chỉ giới hạn trong phạm vi tìm hiểu về nội dung và phương pháp dạy học các phép tính về số thập phân nên chúng tơi chỉ giới thiệu về nội dung của mạch kiến thức số học ).
SỐ HỌC
Trong bốn mạch kiến thức cơ bản của Tốn 5, mạch số học là trọng tâm, cốt lõi, thời lượng dành cho nội dung số học khoảng 70% tổng thời lượng của Tốn 5.
1/ Nội dung
Bổ sung về phân số thập phân, hỗn số
Số thập phân, các phép tính với số thập phân
Khái niệm ban đầu về số thập phân. Đọc, viết, so sánh số thập phân. Viết và chuyển đổi các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
Các phép tính:
Phép cộng và phép trừ các số thập phân cĩ đến ba chữ số ở phần thập phân, cĩ nhớ khơng quá ba lần.
Phép nhân các số thập phân cĩ tới ba tích riêng và phần thập phân của tích cĩ khơng quá ba chữ số.
Phép chia các số thập phân trong đĩ số chia cĩ khơng quá ba chữ số (cả phần nguyên và phần thập phân).
Tính chất giao hốn và kết hợp của phép cộng và phép nhân, nhân một tổng với một số.
Thực hành tính nhẩm trong một số trường hợp đơn giản. Tính giá trị của biểu thức số thập phân cĩ khơng quá ba dấu phép tính.
Giới thiệu bước đầu về cách sử dụng máy tính bỏ túi.
Tỉ số phần trăm
Cộng, trừ các tỉ số phần trăm; nhân, chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên khác 0.
Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân, số thập phân và phân số.
Một số yếu tố thống kê
2/ Mức độ cần đạt
2.1. Bổ sung về phân số
- Nhận biết được phân số thập phân; biết đọc, viết các phân số thập phân.
- Nhận biết được hỗn số và biết hỗn số cĩ phần nguyên và phần phân số; biết đọc, viết hỗn số; biết chuyển một hỗn số thành một phân số.
2.2. Số thập phân, các phép tính với số thập phân
- Biết nhận dạng số thập phân, biết số thập phân gồm phần nguyên và phần thập phân; biết đọc và viết số thập phân, biết viết số thập phân khi biết số đơn vị của mỗi hàng trong phần nguyên, phần thập phân; biết số đo đại lượng cĩ thể viết dưới dạng phân số thập phân thì viết được dưới dạng số thập phân và ngược lại.
- Biết cách so sánh hai số thập phân, biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Biết cộng, trừ các số thập phân cĩ đến ba chữ số ở phần thập phân; biết tính chất giao hốn, tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và sử dụng trong thực hành tính; Biết tính giá trị của các biểu thức cĩ khơng quá ba dấu phép tính cộng, trừ, cĩ hoặc khơng cĩ dấu ngoặc; Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính cộng, trừ.
- Biết thực hiện phép nhân cĩ tích là một số tự nhiên, số thập phân cĩ khơng quá ba chữ số ở phần thập phân, trong một số trường hợp:
+ Nhân một số thập phân với một số tự nhiên cĩ khơng quá hai chữ số, mỗi lượt nhân cĩ nhớ khơng quá hai lần.
+ Nhân một số thập phân với một số thập phân , mỗi lượt nhân cĩ nhớ khơng quá hai lần.
Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,... hoặc với 0,1; 0,01; 0,001;... biết tính chất giao hốn, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một tổng với một số và sử dụng trong thực hành tính.
Biết thực hiện phép chia, thương là số tự nhiên hoặc số thập phân cĩ khơng quá ba chữ số ở phần thập phân, trong một số trường hợp:
+ Chia số thập phân cho số tự nhiên.
+ Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
+Chia số tự nhiên cho số thập phân.
+Chia số thập phân cho số thập phân.
Biết chia nhẩm một số thập phân cho 10,100,1000,... hoặc cho 0,1; 0,01; 0,001;... 
Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm; biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm.
Biết cách tìm tỉ số phần trăm cảu hai số; giải được các bài tốn đơn giản cĩ nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số; tìm giá trị một tỉ số phần trăm của một số; biết tìm một số phần trăm của một số.
IV/ PHƯƠNG PHÁP
Mục đích việc dạy học Tốn 5 là cần căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình và sách giáo khoa để thiết kế các hoạt động, là tìm cách thức gọn nhẹ, đơn giản, cần phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh.
Trong giờ học cần tổ chức nhiều hình thức hoạt động học tập, làm cho giờ học sơi nổi, học sinh tự tin, thoải mái. Qua đĩ giúp các em tiếp thu tốt kiến thức và vận dụng tốt vào các bài thực hành.
Muốn vậy, giáo viên cần phải bố trí thời gian hợp lý cho từng hoạt động và dành nhiều thời gian cho phần luyện tập thực hành,
Trong cùng một lớp học, chắc chắn trình độ nhận thức của học sinh khơng đồng đều. Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
Đặc biệt giáo viên cần chú ý đưa ra những bài tập thực hành ở nhiều mức độ khác nhau, từ dễ đến khĩ, sao cho tất cả các học sinh trong lớp đều vận dụng tốt lý thuyết vào bài tập, giúp học sinh khá, giỏi khơng nhàm chán.
Để giúp giáo viên giảng dạy tốt mơn Tốn 5, cĩ rất nhiều phương pháp, chúng tơi trình bày một số phương pháp đặc trưng
+ Học sinh tự phát hiện vấn đề thơng qua các ví dụ, hình ảnh cĩ trong sách giáo khoa, qua đồ dùng học tập, qua cách nêu vấn đề của giáo viên....
+ Giải quyết vấn đề được thơng qua bằng hình vẽ, bảng, sơ đồ, mơ hình, vật thật,...
+ Thảo luận nhĩm
+ Tự nêu kết luận giúp các em tự rút ra được nhận xét, quy tắc, tính chất,...
IV/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1/ Cộng hai hay nhiều số thập phân
Dựa vào bài tốn cụ thể giúp HS hình thành phép tính sau đĩ xây dựng kĩ thuật tính:
+ Chuyển đổi số thập phân thành số tự nhiên
+ Chuyển đổi kết quả thành số thập phân
+ Rút ra qui tắc
+ Vận dụng qui tắc vào luyện tập
Giáo viên cần lưu ý HS:
+ Khi đặt tính cần chú ý sao cho các dấu phẩy phải thẳng cột với nhau
+ Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
- Đối với bài Tổng nhiều số thập phân, GV cần cho HS ghi nhớ: Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân
2/ Trừ số thập phân
Tương tự như phép cộng số thập phân , giáo viên cần lưu ý học sinh cách đặt tính:
Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số cùng hàng phải thẳng cột với nhau.
Trừ như trừ số tự nhiên
Viết dấu phẩy của hiệu thẳng cột với số bị trừ và số trừ
+ Đối với trường hợp số tự nhiên trừ số thập phân hoặc chữ số phần thập phân của số bị trừ ít hơn chữ số phần thập phân của số trừ thì lưu ý học sinh phải dựa vào số thập phân bằng nhau sau đĩ thực hiện phép tính theo qui tắc.
Ví dụ: 45 – 4, 12 ta viết thành 45,00 – 4,12 
3/ Phép nhân số thập phân
Quy trình dạy:
+ Hình thành phép tính
+ Xây dựng kĩ thuật tính
+ Luyện tập thực hành
a) Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
- Hình thành phép tính
- Xây dựng kĩ thuật tính:
+ Nhân bình thường như nhân số tự nhiên
+ Chuyển kết quả số tự nhiên thành số thập phân
+ Rút ra quy tắc
b) Nhân một số thập phân với 10,100,1000,..
Đây là trường hợp vận dụng quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên và quy tắc nhân với số trịn chục, trịn trăm... từ đĩ dẫn đến quy tắc tính nhẩm.
Hướng dẫn các em kiến thức cơ bản liên quan đến kiến thức đã học giúp các em dễ ghi nhớ
+ Muốn nhân một số thập phân với 10,100,1000,.. ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đĩ sang bên phải một, hai, ba,... chữ số.
c)Nhân một số thập phân với một số thập phân 
- Hình thành phép tính
- Xây dựng kĩ thuật tính:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên
+ Chuyển kết quả số tự nhiên thành số thập phân
 + Rút ra quy tắc
- Đối với tiết luyện tập, GV lưu ý HS cần vận dụng quy tắc để tính nhẩm: Muốn nhân một số thập phân với 0,1; 0,01;0,001;... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đĩ sang bên trái một, hai,ba,... chữ số.
d) Các tính chất của phép nhân số thập phân
Tính chất trong phép nhân số thập phân tương tự như đối với nhân số tự nhiên:
+ Tính chất giao hốn
+ Tính chất kết hợp
+ Tính chất nhân với một tổng
+ Tính chất nhân với 1, với 0
4) Phép chia số thập phân
a) Chia một số thập phân cho một số tự nhiên
- Hình thành phép tính
- Xây dựng kĩ thuật tính:
+ Chuyển số thập phân thành số tự nhiên
+ Thực hiện phép chia hai số tự nhiên
+ Chuyển kết quả số tự nhiên thành số thập phân
+ Vận dụng qua ví dụ cụ thể
 + Rút ra quy tắc
Khi dạy bài này GV cần nhấn mạnh: Chia phần nguyên trước, đánh dấu phẩy ở thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên của phần thập phân của số bị chia đưa vào phép chia
Tiếp tục chia với từng chữ số phần thập phân của số bị chia (tìm phần thập phân của thương).
b) Chia một số thập phân cho 10,100,1000,...
- GV cho HS thực hiện phép tính như chia một số thập phân với một số tự nhiên (10,100,1000,...).
- Dựa vào kết quả vừa tìm được để rút ra quy tắc.
- GV lưu ý HS: Đây là trường hợp đặc biệt của phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên. HS chỉ cần làm nhẩm khơng cần đặt tính.
Thực hiện theo quy tắc: Muốn chia một số thập phân cho 10,100,1000,... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đĩ sang bên trái một, hai,ba,... chữ số.
Đối với nội dung này, GV cần khắc sâu kiến thức : Khi số chia là 10,100,1000,... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đĩ sang bên trái một, hai,ba,... chữ số.
c) Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
Với loại bài này, GV cần lưu ý HS: 
Chia bình thường như phép chia số tự nhiên cĩ dư
 Đánh dấu phẩy vào bên phải số thương
 Viết thêm vào bên phải số dư một chữ số 0 rồi chia tiếp
 Nếu cịn dư ta làm tương tự như thế.
d) Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
Sau khi hình thành các bước thực hiện như sách giáo khoa, GV cần khắc sâu nguyên tắc chia:
Bước 1: + Đếm xem cĩ bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì viết thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0.
Bước 2: + Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên.
e) Chia một số thập phân cho một số thập phân
Dựa vào tính chất cùng nhân số bị chia và số chia với một số tự nhiên khác 0, nhưng thương vẫn khơng thay đổi và chuyển thành phép chia một số thập cho một số tự nhiên hoặc một số tự nhiên chia cho một số tự nhiên.
Ở các tiết luyện tập, GV cần hệ thống cho các em các kiến thức cần ghi nhớ cĩ liên quan tới các phép tính:
+ Nhân một số thập phân với 10,100,1000,...
+ Chia một số thập phân cho 10,100,1000,... 
+ Nhân một số thập phân với 0,5 cĩ nghĩa là ta chia số đĩ cho 2
+ Chia một số thập phân cho 0,5 cĩ nghĩa là ta nhân số đĩ với 2
+ Nhân một số với 0,25 cĩ nghĩa là ta nhân số đĩ với 4
+ Chia một số cho 0,25 cĩ nghĩa là ta nhân số đĩ với 4
+ Muốn nhân một số với 25 ta nhân số đĩ với 100 rồi chia cho 4
Phép chia cịn áp dụng tìm tì số phần trăm
Thơng qua các tiết dạy về số thập phân, chúng tơi nhận thấy các em cịn hay nhầm lẫn qua bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân trong các trường hợp: 
1)Số các chữ số phần thập phân khơng bằng nhau
* Phép cộng: Ví dụ
12,5 + 321 34,82 + 975
* Phép trừ: Học sinh đặt tính đúng nhưng thực hiện phép trừ sai
Ví dụ:
67,8 – 23, 123 (Học sinh sẽ hạ 2 và 3 xuống)
Giáo viên giúp các em nhận thấy chỗ sai (dựa vào số thập phân bằng nhau).
Phép chia, phép nhân
 Khi gặp phép tính cĩ chữ số 0 ở phần thập phân các em thường bỏ quên chữ số 0 hoặc bị lúng túng khơng biết nên thực hiện số 0 đĩ như thế nào
Ví dụ: 67 x 2,05 3,09 : 3
 Trong phép chia số thập phân, học sinh thường bỏ quên phần đánh dấu phẩy ở thương...
Với các trường hợp các em hay nhầm lẫn như vậy, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện phép tính rồi thử lại, sau đĩ so sánh kết quả hai phép tính và tự nêu ra nguyên nhân làm sai cùng hướng khắc phục, cĩ như vậy mới khắc sâu kiến thức.
Trong trường hợp phép chia cĩ dư, học sinh thường khơng xác định được số dư là hàng nào của phần thập phân.
Đối với trường hợp này, GV cho các em thảo luận tìm ra số dư, giải thích số dư vừa tìm được (Dựa vào dấu phẩy của số bị chia, dựa vào dấu phẩy ban đầu của số bị chia nếu trong phép tính số bị chia phải thay đổi vị trí).
Cách xác định: xác định được hàng thập phân của số bị chia.
Tĩm lại: 
Khi thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia khi tính xong phải thử lại.
Đối với những trường hợp cộng, trừ, nhân, chia mà học sinh hay mắc lỗi, giáo viên cần cho học sinh thảo luận để tìm ra nguyên nhân từ đĩ giúp các em khắc sâu kiến thức.
Trong phép chia cĩ dư, chia nhiều lần vẫn cịn dư thì lưu ý học sinh dừng lại ở phần thập phân cĩ 3, 4 chữ số.
Áp dụng vào tìm tỉ số phần trăm, hướng dẫn học sinh cách làm trịn số. 
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân ở lớp 5 là một nội dung khĩ đối với học sinh Tiểu học. Vì vậy, để học tốt nội dung này giáo viên cần yêu cầu học sinh :
+ Nắm chắc cấu tạo của số thập phân, giá trị chữ số của từng hàng trong số thập phân.
+ Biết tính chất nhân số bị chia và số chia với cùng một số khác 0.
Ví dụ: 18,4 : 6,12 = (18,4 x 100) : (6,12 x 100).
+Nắm chắc quy tắc cộng, trư, nhân, chia và biêt vận dụng vào các bài tập thực hành.
 Ngồi ra, giáo viên cần phải linh hoạt sáng tạo trong sự lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp. Từ đĩ, giúp học sinh tự tìm ra quy tắc và vận dụng vào các bài tập thực hành trong sách giáo khoa.
PHẦN III/ KẾT LUẬN
Đối với mơn Tốn, khi dạy học, người giáo viên cần quan tâm đến yêu cầu cơ bản của dạy học là “Học đi đơi với hành”. Đĩ cũng là chìa khĩa giúp người giáo viên thành cơng trên bục giảng.
Từ những kiến thức của bài giảng, các em phải được thực hành, luyện tập và áp dụng nhũng kiến thức mới vào thực tiễn.
Để việc truyền thụ kiến thức đạt kết quả cao, ngay từ đầu năm ta cần nắm chắc đối tượng học sinh của lớp thơng qua việc khảo sát chất lượng để chuẩn bị kế hoạch lên lớp cho phù hợp.
Trong quá trình dạy học các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân, giáo viên cần lựa chọn phương pháp phù hợp với từng bài dạy cụ thể và biết kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học mới. Nĩ ảnh hưởng tới quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh được hoạt động và phát triển khả năng làm chủ, sáng tạo trong quá trình học tập.
Tĩm lại, trong quá trình dạy học, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh. Cho nên, mỗi giáo viên chúng ta cần mạnh dạn đổi mới phương pháp sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Nên tạo khơng khí lớp học tích cực, sơi nổi để học sinh cảm thấy tự tin, thoải mái, để học sinh thấy được mỗi ngày đến trường là được học rất nhiều điều mới lạ và mỗi ngày đến trường là một ngày vui./

File đính kèm:

  • docchuen de toan 5.doc