Đề tài Tổ chức hoạt động trong giờ dạy tác phẩm văn học bài: "khi con tu hú"

doc10 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức hoạt động trong giờ dạy tác phẩm văn học bài: "khi con tu hú", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	
Sáng kiến kinh nghiệm
	------------------------------------------------------------



Tổ chức hoạt động trong giờ dạy 
 tác phẩm văn học bài: "Khi con tu hú"



I. Lý do chọn đề tài:

1. Cơ sở lý luận:

Chúng ta đều biết, theo tinh thần dạy học tích cực hiện nay, thì
người giáo viên là chủ thể của hoạt động giảng dạy, cho nên phải giữ vai trò là người tổ chức điều khiển. Vai trò này được thể hiện ở các khâu, chuẩn bị bài giảng, tổ chức và điều khiển lớp học. Xác định biện pháp giúp đỡ học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi. Xác định biện pháp kiểm tra và đánh giá hiệu quả giờ dạy và chất lượng của học sinh.
	Về phía học sinh: Các em vừa là đối tượng tiếp nhận hoạt động giảng dạy của người giáo viên lại vừa là đối tượng tham gia tích cực trên lớp. Chính vì vậy mà môn Ngữ văn phải xác định hệ thống phương pháp thích hợp sao cho phát huy được cao nhất vai trò chủ thể của HS.
	Ngoài ra việc dạy văn học trong nhà trường còn phải đảm nhận một nội dung khác là trang bị cho người học một công cụ tư duy, để nhận thức, để giao tiếp. Trong một giờ dạy văn học học sinh phải bằng hành động học của mình mà trang bị cho mình một số khái niệm, những tri thức tối thiểu, những phương pháp cơ bản để hiểu. Về cơ bản trong một giờ văn học có các hoạt động của 3 yếu tố (yếu tố người học yếu tố người dạy, yếu tố bộ môn). Hoạt động của người học là hoạt động của tính chất giáo dục. Cả người dạy và người học chỉ có thể thiết lập được quan hệ với nhau khi thông qua môn học.
	Như vậy để tổ chức hành động tích cực cho học sinh trong giờ dạy Ngũ văn (văn học), cần phải có một phương pháp tối ưu về mặt hình thành nội dung thẩm mĩ. Đề tài đã góp phần cụ thể hoá xu hướng dạy học mới hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm đào tạo ra những con người hoạt động một cách sáng tạo, chứ không phải là đào tạo một con người vị động. Chuyên đề cũng góp phần đáp ứng được
PPDH văn học không có nghĩa là từ bỏ hẳn cách dạy học truyền thống trên. Mà theo mục đích chú trọng tạo lập cho học sinh THCS năng lực giao tiếp tốt khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, giáo viên cần chú ý hạn chế thuyết giảng một chiều. Cố gắng chuyển quá trình thuyết giảng của giáo viên thành những cuộc trao đổi đàm thoại dài ngắn khác nhau giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, để giúp học sinh tự mình tìm hiểu bài học và đánh giá được mức độ tìm hiểu bài học của mình như thế nào.
	Vấn đề là ở chỗ biết thuyết trình và giảng bình đúng mức, đúng lúc trong một giờ văn.
	Thí dụ: Trong giờ học tác phẩm "Khi con tu hú". Sau khi học sinh đã tìm hiểu về bức tranh thiên nhiên được miêu tả ở khổ thơ đầu. Trước khi cho học sinh tìm các biện pháp nghệ thuật giáo viên có thể thuyết trình vào giảng bình: "Cùng với sắc màu, âm thanh và hương thơm, hương không được miêu tả trực tiếp nhưng chúng ta cần phải nhận ra hương của đồng lúa đang chín, hương quả ngọt ngào từ những trái cây đang ngọt dần trong những khu vườn, hương từ những vạt ngô đang rây vàng hạt mẩy. Đó là cảm xúc đồng quê trong trẻo, cảm xúc nhớ đồng quê. Một cảm xúc trong trẻo ngọt ngào trong tâm trí tác giả.
	Trên đây chỉ là một trong những lời thuyết trình, giảng bình trong khi giảng dạy bài "Khi con tu hú". Như vậy nếu dùng thuyết trình và giảng bình đúng mức, đúng lúc sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc tiếp nhận văn bản.
	III. Cơ sở thực tiễn của việc hình thành tri thức mới cho học sinh:
	Ta đều biết rằng việc hình thành tri thức cho học sinh ở trong một tiết học là điều rất quan trọng. trước hết nó tuỳ thuộc vào nguyên tắc xây dựng chương trình. Nghĩa là nó đòi hỏi những tri thức đưa vào chương trình của bộ môn phải là tri thức chính xác, phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý phải có tính vừa sức với học sinh.
	Tôi đã tiến hành khảo sát cách thiết kế bài dạy phân môn ngữ văn và thấy rằng thông thường bài dạy gồm ba phần:
	1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
	2. Tìm hiểu tác phẩm (văn bản)
	3. Tổng kết (Ghi nhớ)
	Với cách thiết kế chung như trên không có gì phải bàn cãi nhưng trong nội dung bài soạn theo yêu cầu ngày nay một nét nổi bật, dễ nhận thấy của bài học theo phương pháp tích cực là hoạt động của học sinh chiếm tỷ trọng cao so với hoạt động của giáo viên về mặt thời lượng cũng như về cường độ làm việc. Nhưng thực ra để có một tiết học trên lớp như vậy thì giáo viên phải đầu tư công sức và thời gian rất nhiều trong khâu soạn bài. Phải thay đổi quan niệm soạn bài như sau:
	So sánh hai cách soạn bài
 Theo phương phápthụ động
a. GV: Dự kiến chủ yếu là những hoạt động trên lớp của chính mình (thuyết trình, giảng giải, đặt câu hỏi, viết bảng, vẽ sơ đồ, phân tích biểu đồ, biểu diễn phương tiện trực quan...) có hình dung chút ít về hành động hưởng ứng của học sinh (sẽ trả lời câu hỏi nêu ra như thế nào, có thể nêu thắc mắc gì, sẽ nhận xét gì khi xem giáo viên biểu diễn phương tiện trực quan, sẽ có ý kiến gì khi giáo viên trình bày một biểu đồ...)
b. GV: Tính toán kĩ trình tự triển khai các hoạt động trên lớp của chính mình sao cho hợp lý, tiết kiệm thời gian để chủ động hoàn thành tiết học đúng giờ.
c. Thông tin đi theo một chiều chủ yếu là từ thày đến trò cho nên giáo viên có thể hoàn toàn kiểm soát được tiến độ bài học. Giáo viên vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình để cố làm cho học sinh hiểu và ghi nhớ nội dung qui định trong sách giáo khoa.
 Theo phương pháp tích cực
a. Những dự kiến của giáo viên phải tập trung chủ yếu vào các hoạt động của học sinh (quan sát mẫu vật, tiến hành thí nghiệm, tranh luận về vấn đề đặt ra, giải bài toán, nhận thức...) trên cơ sở đó giáo viên hình dung mình sẽ phải tổ chức các hoạt động cho học sinh như thế nào (giao bài tập cá nhân (nhóm), biểu diễn thí nghiệm cho học sinh rút ra nhận xét, hay tổ chức cho học sinh trực tiếp làm thí nghiệm, rút ra KL.
b. Giáo viên phải suy nghĩ công phu về những khả năng diễn biến các hoạt động đề ra cho học sinh, dự kiến những giải pháp điều chỉnh để không bị "cháy giáo án".
c. Bài học được xây dựng từ những đóng góp của học sinh thông qua những hoạt động do giáo viên tổ chức, khai thác vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng học sinh và tập thể lớp tăng cường mối liên hệ ngược từ trò đến thầy và mối liên hệ ngang giữa trò với trò. Trong trường hợp này giáo viên phải có kinh nghiệm sư phạm mới làm chủ được tiết học về mặt phương pháp dạy học cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với nội dung bài học, trình độ học sinh, phương tiện thiết bị dạy học.
	Về mặt phương pháp cần vận dụng các phương pháp tích cực phù hợp với nội dung bài học, trình độ học sinh, phương tiện thiết bị dạy học.
	Các phương pháp tích cực gồm:
	a/ Khái niệm phương pháp tích cực:
	Thuật ngữ phương pháp được dùng ở những cấp độ khác nhau, từ rất khái quát đến rất cụ thể. Phương pháp dạy học tích cực nói tới phương pháp dạy học giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Tính tích cực biểu hiện trong hoạt động, nhưng đó phải là những hoạt động của chủ thể. Vì vậy phương pháp dạy học tích cực và cách dạy hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Phưong pháp dạy học này đòi hỏi phát huy tính tích cực của cả người dạy và người học mà như đã nói ở trên thực chất phương pháp tích cực đòi hỏi người dạy phải phát huy tính tích cực chủ động của người học.
	b/ Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp tích cực:
	- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh.
	- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp dạy học tự học.
	- Tăng cường dạy học cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
	- Kết hợp đánh giá của thày với tự đánh giá của trò.
	c/ Những phương pháp tích cực cần được phát triển:
	- Vấn đề tìm tòi:
	+ Vấn đáp tái hiện.
	+ Vấn đáp giải thích, minh họa.
	+ Vấn đáp tìm tòi.
	- Dạy học đặt và giải quyết vấn đề:
	+ Đặt vấn đề xây dưng bài toán nhận thức
	+ Giải quyết vấn đề đặt ra.
	+ Kết luận
	- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ:
	+ Làm việc chung cả lớp: Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ, nhận thức, tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
	+ Làm việc theo nhóm: phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm cử đại diện chịu trách nhiệm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
	+ Thảo luận tổng kết trước toàn lớp. Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận chung.
	d/ Khai thác các phương pháp dạy học tích cực trong hệ thống các phương pháp dạy học truyền thống.
	e/ Những điều kiện áp dụng phương pháp tích cực: phương pháp tích cực đòi hỏi một số điều kiện trong đó quan trọng nhất là người giáo viên.
	Với những vấn đề nêu trên rong giáo án nên áp dụng những thay đổi mới có thể thực hiện ngay.
	* Đổi mới quan niệm về mục tiêu bài học.
	* Đổi mới cách soạn bài.
	* Đổi mới kiểm tra đánh giá.
	Giáo án dạy học một tác phẩm văn chương tôi cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
	Giáo án là tên gọi bài soạn giảng của giáo viên. Chữ "giáo" theo nghĩa xưa là thuyết phục bằng lời nói. Giáo án giảng văn không phải là bài soạn bất biến dùng chung cho bất cứ trường hợp nào. Do vậy giáo án giảng văn thực chất hàm chứa trong nó trình độ của giáo viên ở một thời điểm và giai đoạn nhất định đồng thời nó luôn được điều chỉnh. Giáo án cũng có tác động trở lại tới trí tuệ và tình cảm nhân văn của người làm ra nó như vậy giáo án mang tính phát triển.
	 Là sự lựa chọn, đúc rút kiến thức bằng con đường phân tích, tổng hợp và khái quát hoá tri thức về tác phẩm, người giáo viên cần dấn thân vào thế giới hình tượng nghệ thuật, không phải là để chia lẻ cái kết cấu nghệ thuật ấy theo kiểu điểm danh mà là quá trình đi tìm các chất kết dính chúng lại với nhau theo cách nhìn sáng tạo nên vẻ đẹp mới để được chia hưởng và giải bày cái độ gặp gỡ, cái bất ngờ, cái độ khó, độ lâu trong nhận thức về tác phẩm.
	* Về lý thuyết một giáo án giáng văn tôi phải đảm bảo các cấu trúc ổn định hợp lý của trình tự và nội dung như đã thực hiện lâu nay. Vấn đề là ở chỗ, cần đổi mới quan niệm, cách hiểu sâu sắc từng nội dung của cấu trúc giáo án trong mối quan hệ dạy học và mục đích sư phạm.
	Các bước tiến hành:
	Để tổ chức hoạt động học cho học sinh trong một giờ dạy văn học bài: Khi con tu hú.
	Bước 1: Cho học sinh tiếp xúc với văn bản ( HS đọc SGK)
	Ghi bảng phụ - HS đọc và phát hiện các hiện tượng chứa đựng trong ngôn ngữ qua hệ thống câu hỏi. Từ đó học sinh rút ra giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng (thời sự, vấn đề sống) qua tác phẩm văn học.
	Bước 2: Giáo viên - học sinh bổ sung các vấn đề còn thiếu sót còn lệch lạc mà học sinh đã thông qua bước 1 làm hoàn thiện mục đích cần đạt của bài học .
	 Bước 3: Tổ chức cho học sinh thảo luận tự pháp vấn ý kiến bày tỏ tình cảm, sự rung động của bản thân đối với tác phẩm văn học. Qua đó HS tự định hướng, tự xác định con đường đi đến một tương lai mới.
	Bước 4: Ra bài tập về nhà cho HS có thể tiến hành một số cách làm như sau:
	- Diễn xuôi nội dung bài thơ?
	- Cảm nhận của em về màu sắc, âm thanh, hương vị của bức tranh mùa hè qua bài thơ?
	- Khát vọng cuẩ người tù?
	Kiểm tra đánh giá giờ sau: Để làm tốt những bước trên, bước kiểm tra đánh giá vẫn coi trọng và cần phải coi trọng hơn việc này: có thể tiến hành song song ở từng bước và ở mục kiểm tra bài cũ.
	V. Kết quả thực nghiệm:
	Qua bài kiểm tra về nội dung tiết học trên chúng tôi đã thu được kết quả:
	Số bài kiểm tra trung bình trở lên 32/35 bài
	Trong đó: Số điểm khá giỏi 28/35 bài.
	 Số điểm dưới trung bình 3/35 bài.
	Điểm chưa đạt yêu cầu: Do cách trình bày cẩu thả.
	 Trong quá trình tổ chức hoạt động cho HS trong một giờ dạy văn học, đối chiếu với lý luận và phương pháp được đúc kết ở phần trước tôi nhận thấy các em đã hứng thú say mê học tập, tích cực, tự giác trau dồi kiến thức văn học - một bộ môn khoa học mà nhiều nhà nghiên cứu từng cho rằng phức tạp nhiều cách cảm.
	Sự hoạt động được tiến hành tuần tự song phương liên tục và sôi nổi.
	Sau đây là bảng đánh giá tổng hợp qua việc tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp học: 8b và 8c 
	Đối tượng thực nghiệm 8b, đối chứng 8c.
 Nội 
 dung
Đối 
tượng

Tri thức
Kĩ năng

Yếu
TBình
K Giỏi
Yếu
TBình
KGiỏi

SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8b (35)
(Thực nghiệm)

3

9

4

11

23

80

3

9

5

15

28

76
8c (36)
(Đối
chứng)

10

26

16

47

10

27

15

41

14

39

10

20
	-Về tri thức: 8b chiếm 80% khá giỏi; 8c chỉ có 27% khá giỏi.
	- Về kỹ năng: ... ... 76% ... ; ... 20% ...
	Cùng một bài dạy nhưng phương pháp tổ chức hoạt động cho HS ở 2 lớp khác nhau và kết quả thu được cũng hoàn toàn khác nhau.
VI. Đánh giá thực nghiệm:
1. Thực trạng việc dạy học và học bài: "Khi con tu hú".
+ Giáo viên dạy: GV đã chuẩn bị bài soạn giáo án tốt. Đã có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy đã có hệ thống câu hỏi nêu ra để phát huy tích cực chủ động của học sinh. Tuy nhiên hệ thống câu hỏi đó quá vụn vặt không phù hợp với từng đối tượng HS.
Trong quá trình giảng dạy GV còn thuyết trình và giảng bình nhiều. Dẫn tới việc tiếp thu bài học của HS mang tính thụ động: nghe, hiểu, ghi chép một cách một chiều.
	+ HS học : HS đã có chiều hướng tích cực chủ động suy nghĩ khi GV nêu câu hỏi. Tuy nhiên những câu hỏi khó HS vẫn lười suy nghĩ và thụ động và thích nghe GV giảng bình sẵn hoặc thậm chí cho ghi sẵn.
	+ Tổng kết đánh giá.
	Qua việc kiểm tra đánh giá kết quả HS khi học xong bài "Khi con tu hú" ta thu được kết quả: Đa số HS làm bài giống với những gì GV giảng bình trên lớp và những gì ghi chép được. Còn tính sáng tạo cảm nhận theo cách riêng rất ít. 
	2. Những bài học kinh nghiệm khi dạy bài: "Khi con tu hú"
	a/ Ưu điểm:
	- Việc chuẩn bị bài thông qua việc soạn giáo án của GV. 
	- GV đã chuẩn bị bài khá kĩ càng thông qua việc soạn Giáo án.
	+ Giáo án chia làm 3 cột: có hệ thống câu hỏi tốt cho HS, phát huy tính tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức của HS. Phần dự kiến câu trả lời của HS ngắn gọn, hợp lý, phù hợp với yêu cầu mà câu hỏi đề ra. GV đã có phần giảng giải thuyết trình để cho HS mở rộng kiến thức gây hứng thú HT.
	+ Nội dung kiến thức: GV đã cho HS phân tích và cảm nhận khá sâu sắc nội dung tác phẩm thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
	+ Thông qua hoạt động đọc: đã hướng dẫn cho HS đọc, trong quá trình đọc đã vận dụng, tư duy, tình cảm, giọng đọc, điệu bộ. Giúp HS nhập vai, tái tạo lại hình tượng nghệ thuật, hiểu được giá trị nội dung nghệ thuật và chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
	Giáo viên đã cho HS phân tích và tìm hiểu khá sâu sắc: khát vọng tự do qua bức tranh thiên nhiên vào hè.
	Phân tích những hình ảnh đặc sắc được tác giả lựa chọn trong việc đặc tả bức tranh mùa hè. Tìm hiểu được các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong việc miêu tả như các động từ, tính từ, liệt kê, dấu chấm lửng...cho HS thấy được đây là bức tranh mùa hè được cảm nhận trong tâm tưởng, qua đó càng thấy được niềm khát khao tự do, thèm khát sự sống.
	Bên cạnh sự khát khao tự do thể hiện gián tiếp qua bức tranh thiên nhiên mùa hè. Tác giả còn bộc lộ niềm khao khát tự do một cách trực tiếp qua tâm tư của người tù. GV cho HS phân tích một số từ: Dởy, đập tan, ngột, chết uất. Để thấy được tâm trạng u uất, bực bội, khao khát hành động để được tự do. GV đã cho HS tìm hiểu, khai thác được một số biện pháp nghệ thuật: cách ngắt nhịp câu thơ có sự thay đổi, dùng câu cảm thán, dùng nhiều động từ biểu cảm.
	- Cách trình bày bảng:
	GV trình bày bảng hết sức cô đọng, hợp lý rõ ràng, đầy đủ, kiến thức cơ bản, trình bày bảng theo 3 cột có liên quan chặt chẽ với nhau.
	b/ Nhược điểm cần bổ sung:
	- Cần bổ sung thêm một số mục đích yêu cầu trong phần: Mục đích yêu cầu khi dạy bài này.
	- HS hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ.
	- Giáo dục lòng say mê khám phá những vẻ đẹp thiên nhiên, yêu mến và kính trọng các chiến sĩ cách mạng.
	- Rèn luyện kỹ năng phát hiện, cảm thụ vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn.
	- Cần bổ sung các bước lên lớp (5 bước)
	+ Bước 1: Tổ chức, kiểm tra sĩ số.
	+ Bước 2: kiểm tra bài cũ.
	+ Bước 3: Bài mới.
	+ Bước 4: Củng cố.
	+ Bước 5: Dặn dò.
	- Giáo án soạn theo 3 cột nhưng chuyển đổi lại đề mục và sắp xếp lại nội dung hoạt động trong các đề mục cho hợp lý:
	+ Cột thứ 1: Nên ghi hoạt động của thầy, ở đó có cả hệ thống câu hỏi GV đưa ra, hoạt động diễn giảng khi cần thiết.
	+ Cột thứ 2: Hoạt động của trò. Dự kiến câu trả lời của học trò và phần kiến thức trọng tâm, nội dung ghi bảng.
	+ Cột thứ 3: Yêu cầu cần đạt được. Đó là phần nội dung cần thiết mà học sinh sẽ hiểu được thông qua hoạt động của thầy, của trò.
	- Nội dung kiến thức khi soạn cần bổ sung:
	+ GV cần hưóng dẫn cụ thể hơn về cách đọc, đặc biệt là cách ngắt nhịp.
	+ Hướng dẫn cho HS tìm hiểu bố cục của bài thơ.
	+ Khi phân tích khổ thơ đầu cần bổ sung thêm các biện pháp nghệ thuật: như nghệ thuật miêu tả qua việc lựa chọn hình ảnh tiêu biểu đặc sắc để miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa hè. Qua đó thấy tính "tích hợp" trong tác phẩm.
	+ Phân tích tâm trạng người tù: cần phân tích một số từ ngữ cần thiết như Tại sao lại là bức tranh mùa hè? So sánh tiếng chim tu hú đầu bài thơ với tiếng chim tu hú cuối bài thơ?.
	+ Cần cho HS cảm nhận được nghệ thuật đối lập đặc sắc thể hiện trong bài thơ: Đối lập bức tranh thiên nhiên mùa hè tự do, phóng khoáng với cảnh tù đầy ngột ngạt tù túng.
	- Phần nội dung ghi bảng:
	Cần bổ sung thêm khi PT khổ thơ thứ hai đó là: NT đối lập.
	VII. Kết luận chung:
	" Con người HS chúng ta đào tạo là con người mới. Con người sáng tạo, con người có phẩm chất cộng sản, nhưng sự hình thành nhân cách phẩm chất đó chỉ có thể đạt được thông qua con đường chuyển biến và chuyển hoá tự thân chủ thể HS dưới tác động của nhà trưòng, gia đình và xã hội, không có một sự hình thành nhân cách nào ngoài sự vận động có ý thức của bản thân chủ thể, không thể đào tạo được những HS phát triển về văn học mà chính bản thân người đó chưa có được một sự chuyển hoá về chất lượng và giới hạn tư tưởng, tình cảm" - Phan Trọng Luận.
	Thật vậy việc học tập nói chung và học tập môn văn nói riêng ngoài sự hướng dẫn tổ chức học tập của người thầy, còn phải kể đến sự cố gắng tích cực chủ động học tập của HS, thì kết quả học tập nói chung và môn văn nói riêng mới có hiệu quả. Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn văn nói riêng luôn luôn được đặt ra. Đòi hỏi người thầy luôn luôn phải học hỏi suy nghĩ để tạo cho mình một phương pháp dạy học tối ưu nhất đem lại hiệu quả cao nhất cho sự nghiệp trồng người vẻ vang mà Đảng và nhân dân đã giao phó.
	Có rất nhiều quan điểm lý luận về đổi mới phương pháp dạy học văn cũng như những lý thuyết về đổi mới phương pháp thì rất nhiều có phần rất chung chung. Song áp dụng những lý thuyết những cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học văn vào cụ thể từng bài dạy, từng đối tượng HS thì rất khó. Trên đây chúng tôi chỉ áp dụng vào một bài dạy cụ thể: "Khi con tu hú". Tuy nhiên khi áp dụng những cơ sở lý thuyết vào một bài dạy cụ thể cũng chưa diễn tả hết được những điều mà lý luận đưa ra. Hoặc ngược lại việc giảng dạy một bài cụ thể "Khi con tu hú" có khi chưa hoàn toàn theo sát những lý luận về đổi mới phương pháp dạy học văn đề cập. Đề tài "Phân tích và đánh giá những ưu điểm và nhược điểm đặc biệt là sự đổi mới trong thiết kế bài dạy: "Khi con tu hú" của một đồng nghiệp ở Hải Dương với việc phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập của HS".
	Tôi cũng đã cố gắng áp dụng tối đa những cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học văn cho một tác phẩm văn học cụ thể để bạn đọc tham khảo và từ đó có ý kiến đóng góp cũng như áp dụng cho mình một phương pháp giảng dạy bộ môn văn đạt kết quả cao nhất.
	Xin chân thành cảm ơn!







File đính kèm:

  • docSKKN(1).doc