Đề tài Truyện kể dân gian về Sự tích địa danh vùng Bắc bộ gắn với tình yêu và hôn nhân

docx128 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Truyện kể dân gian về Sự tích địa danh vùng Bắc bộ gắn với tình yêu và hôn nhân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài 
1. Bắc bộ một vùng đất cổ, có khoảng gần 4000 năm lịch sử tính từ thời Văn Lang. Trải qua muôn lớp thế hệ, con người Bắc bộ đã để lại trên mảnh đất quê hương vô vàn di sản văn hoá vật chất, tinh thần quý báu. Kho tàng di sản ấy được kết tinh từ tinh thần yêu dân tộc, giống nòi; từ tinh thần lao động, sáng tạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Đặc biệt, trong kỷ nguyên độc lập, các thế hệ người dân Bắc bộ đã đóng góp cho dân tộc Việt Nam nhiều thành tựu rực rỡ như nền văn hóa dân gian độc đáo, đặc sắc mang nhiều giá trị nghệ thuật, tiêu biểu là nhóm truyện kể dân gian. TruyÖn kÓ d©n gian lµ mét bé phËn quan träng cÊu thµnh nÒn v¨n ho¸ mçi vïng ®Êt vµ réng h¬n lµ cÊu thµnh nÒn v¨n ho¸ cña mçi d©n téc. Nó là nơi lưu giữ những vẻ đẹp mang tính truyền thống, những đặc trưng tín ngưỡng vùng miền thể hiện tâm tư, tình cảm, khát vọng của con người. Những điều này được minh chứng rõ qua nhóm truyện kể địa danh gắn với đề tài tình yêu và hôn nhân. 
2. Tình yêu và hôn nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống cộng đồng có tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng lớn đến xã hội, nó thể hiện ước mơ cháy bỏng về tình yêu hạnh phúc lứa đôi. Tình yêu hôn nhân đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học dân gian và cách thể hiện luôn tạo nên sự hấp đẫn. Việc tìm hiểu nhóm TKĐD gắn với đề tài tình yêu và hôn chính là việc tìm hiểu bức tranh chân thực về cuộc sống và tâm hồn của người dân được vẽ bằng nét vẽ giản dị, đơn sơ nhưng cũng vô cùng bay bổng với những câu chuyện tình thủy chung của đôi lứa. Qua những câu chuyện này, tác giả dân gian đã gửi gắm trong đó quan niệm thẩm mĩ, những triết lí nhân sinh, những khát khao cháy bỏng về tình yêu tự do và hôn nhân hạnh phúc của nhân dân lao động. Vì thế, đến với NTKĐD gắn với đề tài tình yêu và hôn nhân vùng Bắc bộ chúng ta sẽ hiểu hơn về cuộc sống của cha ông ta thời xưa, cảm nhận được vẻ đẹp của cội nguồn văn hóa dân tộc lĩnh hội được những giá trị truyền thống ngàn đời. 
3. Địa danh không chỉ gắn bó chặt chẽ với văn hoá, mà còn có mối quan hệ khăng khít với đặc điểm địa lý cũng như lịch sử phát triển dân cư của một vùng nhất định. Mỗi địa danh đều gắn với những chủ thể nhất định ở các giai đoạn lịch sử nhất định. Qua một địa danh nào đó, chúng ta có thể tìm hiểu được quá trình lịch sử - xã hội của một dân tộc, thấy được đặc trưng văn hoá, cuộc sống sinh hoạt, thậm chí nhu cầu tâm lý của họ. Địa danh đã trở thành vật hoá thạch, những đài kỉ niệm bằng ngôn ngữ độc đáo, lưu trữ các thông tin văn hóa về thời đại mà nó ra đời, rồi lưu truyền cho con cháu ngàn đời sau. 
4. Mặt khác, Sự tích các địa danh là một vấn đề khá quan trọng liên quan mật thiết đến hoạt động du lịch, được đông đảo khách du lịch quan tâm, tìm hiểu. Bởi mỗi địa danh khi gắn với một tích truyện sẽ giúp chúng ta có thể hiểu được một khía cạnh nào đó về nhận thức, tình cảm của con người. Việc tìm hiểu và quảng bá những địa danh văn hoá ở vùng Bắc bộ không chỉ giúp ích cho quá trình nghiên cứu về văn hoá, lịch sử, địa lí mà còn góp phần bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước cho các thế hệ người dân. 
Với ý nghĩa sâu xa như vậy chúng tôi quyêt định chọn đề tài: “Truyện kể dân gian về Sự tích địa danh vùng Bắc bộ gắn với đề tài tình yêu và hôn nhân” (địa danh sông, hồ, ao, đầm, thác, nặm) để nghiên cứu, hi vọng sẽ góp một phần nhỏ bé của mình vào công việc nghiên cứu văn học dân gian, giúp người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay thêm hiểu, thêm yêu nền văn học dân gian truyền thống. 
II. Lịch sử vấn đề
	Trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về truyện kể địa danh nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu nhóm truyện kể địa danh kể về Sự tích sông, hồ, đầm… gắn với đề tài hôn nhân, tình yêu. Dưới đây chúng tôi xin điểm lại một số công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu: 
Bài của Trần Quốc Vượng: Từ việc nghiên cứu một số tên riêng trong các truyền thuyết nói về thời kỳ dựng nước, Tạp chí văn học 1969, số 2 trang 63; bài của Dương Tất Từ: Qua lời kể dân gian, tìm hiểu thêm ý nghĩa một số tên làng, tên đất và phong tục xung quanh truyền thuyết An Dương Vương, Tạp chí văn học 1969, số 8, trang 50; Hồ Ngọc Hùng: Về nhóm truyền thuyết khẩn hoang ở một số vùng đất mới, Tạp chí văn học 1998, số 4, trang 71; Trần Thị An : Truyện kể địa danh – từ góc nhìn thể loại, Tạp chí văn học 1999 số 3, trang 58 ;Bài của Thái Hoàng: Truyền thuyết dân gian và địa danh, Tạp chí văn học 1999, số 9, trang 41. Các bài nghiên cứu này mới chỉ tìm hiểu vấn đề truyện kể về địa danh trong từng thể loại và trong từng nhóm truyện một cách riêng lẻ chứ chưa gắn với một đề tài cụ thể.
Đặc biệt vào năm 1984 trên tạp chí văn học số 2 trang 59 Nguyễn Bích Hà có viết bài Bước đầu tìm hiểu truyện kể địa danh Việt Nam. Bài viết này đã đề cập đến khá nhiều truyện kể về địa danh. Tác giả đã chia nhóm các truyện kể này thành những truyện giải thích tên gọi núi, sông, hồ, đầm… và của những xóm làng thành phố. Chẳng hạn như “Sự tích núi Voi” , “ Sự tích hồ Tây” , “ Sự tích đá Vọng Phu” …và một số truyện khác không nhằm giải thích tên gọi mà lại chú ý giải thích sự hình thành hay biến đổi của các địa danh: “ Sự tích sông Tô Lịch và Thiên Phù” , “ Sự tích đồi Đùm và đồi Vai” , “ Sự tích hồ Ba Bể” [17; 59]. Mặc dù tác giả chưa nghiên cứu địa danh gắn với đề tài cụ thể nhưng nó là gợi ý quan trọng cho chúng tôi khi tiến hành đề tài. 
Công trình có giá trị của tác giả Lê Văn Ba (1994), Chử Đồng Tử -Tiên Dung vùng đất con người, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. Đây là công trình quan trọng cho chúng tôi khi viết đề tài vì có khá nhiều kiến giải hay về mảnh đất phát tích câu chuyện truyền thuyết này. 
Tiếp theo vào năm 1999 tác giả Đỗ Bình Trị có viết cuốn giáo trình Những đặc điểm thi pháp thể loại văn học dân gian, Nhà xuất bản Giáo dục. Ở cuốn sách này tác giả đã giành một mục nhỏ [48 -52; 37] để nói về truyền thuyết địa danh đây là cơ sở lí thuyết quan trọng giúp chúng tôi phân biệt các thể loại của truyện kể dân gian. 
Một giáo trình tiếp theo khá quan trọng trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi là cuốn Thi pháp Văn học dân gian của PGS Lê Trường Phát, Nhà xuất bản Giáo dục 2000. Ở đây tác giả đưa ra cách phân loại truyền thuyết, chuyện cổ tích giải thích địa danh tiêu biểu là Sự tích Ngòi Lạt, Sự tích Ao Vua. Cách phân loại này sẽ giúp cho công tác phân nhóm phân nhóm các thể loại văn học dân gian như truyền thuyết địa danh và truyện cổ tích giải thích địa danh. 
Cùng năm 2000 tác giả Nguyễn Chí Bền có xuất bản cuốn Văn hóa dân gian Việt Nam những suy nghĩ, Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc. Công trình này nhắc tới sự biến thiên của truyền thuyết Chử Đồng Tử -Tiên Dung, giúp cho chúng tôi thấy được sự biến đổi văn hóa của cư dân Bắc bộ theo thời gian. 
Đáng lưu ý là luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Tùng Chinh (2000), Bước đầu tìm hiểu truyện kể địa danh Nam bộ, Nhà xuất bản Trường đại học An Giang. Luận văn này nói về lịch sử của vùng đất Nam bộ, khảo sát về Sự tích các địa danh của vùng dựa trên tư liệu địa chí; tư liệu lịch sử; tư liệu xã hội, những sưu khảo về địa danh xưa và nay. Đây là tài liệu quý giá giúp cho công việc nghiên cứu sau này của chúng tôi. 
Năm 2004 tác giả Nguyễn Đăng Duy đã cho xuất bản cuốn sách Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam (Nxb Văn hoá Dân tộc). Nội dung cuốn sách trình bày khá đầy đủ và công phu về cuộc sống của đồng bào dân tộc từ: phong tục, tín ngưỡng cho đến cuộc sống sản xuất giúp cho chúng tôi có tư liệu cần thiết để thấy được nền văn hóa các dân tộc. 
Phạm Tiết Khánh(2007), Khảo sát truyện kể dân gian Khơ Me Nam bộ (Qua Thần thoại, Truyền thuyết, Truyện cổ tích), Luận án Tiến sĩ, Nhà xuất bản Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận án cung cấp nhiều tư liệu quý về mảng truyện kể địa danh vùng Khơme, giúp cho người viết có cơ sở để so sánh với mảng truyền thuyết địa danh vùng Bắc bộ. 
 Phạm Thu Yến (chủ biên) với bộ ba Truyện kể về Sự tích các loài cây, loài hoa, Truyện kể về Sự tích các con vật, Truyện kể về Sự tích phong tục và địa danh (Nxb Giáo dục 2012) đã tuyển chọn, bước đầu giới thiệu nhóm truyện kể về Sự tích từ góc độ văn học và văn hóa. 

III. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đặt ra các mục đích sau: 
Tuyển chọn, tập hợp, hệ thống nhóm truyện kể dân gian về Sự tích địa danh (sông, hồ, đầm, ao, thác, nặm…) vùng Bắc bộ gắn với đề tài tình yêu và hôn nhân. 
Chỉ ra một số đặc điểm cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của nhóm truyện kể về địa danh vùng Bắc bộ gắn với đề tài tình yêu và hôn nhân
3. 	Từ góc nhìn địa - văn hóa, lịch sử - văn hóa, bước đầu luận văn lý giải đặc điểm nhóm truyện kể địa danh trong mối quan hệ với văn hóa vùng và văn hóa tộc người. 
4. 	Ở một mức độ nhất định, luận văn so sánh nhóm truyện này với truyện kể địa danh gắn với đề tài tình yêu và hôn nhân vùng Nam bộ để thấy tính đa dạng và đặc trưng trong truyện kể của các vùng văn hóa. 

IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 1. Đối tượng nghiên cứu
Ở đề tài này, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là nhóm truyện kể dân gian kể về Sự tích địa danh (s«ng, hồ, ao, đầm, th¸c) gắn với đề tài tình yêu và hôn nhân vùng Bắc bộ. Các địa danh thuộc các địa hình khác không thuộc phạm vi khảo sát của luận văn. 
- Khái niệm vùng Bắc bộ bao gồm địa bàn sinh sống của dân tộc Việt và các dân tộc ít người, đối tượng khảo sát của luận văn bao gồm truyện của các dân tộc cư trú ở khu vực Bắc bộ. 
- Với một khu vực địa hình rộng lớn như vậy, chúng tôi xác định chỉ khảo sát các truyện kể đã được công bố bằng phương thức xuất bản trong các tuyển tập văn học dân gian của trung ương và địa phương, ngoài ra có một số lượng nhỏ các truyện tác giả luận văn được nghe kể thêm trong quá trình điền dã. 
- Trong luận văn này, khái niệm truyện kể được giới hạn ở hai thể loại truyền thuyết và cổ tích. 
2. Tư liệu khảo sát
	Tư liệu khảo sát dựa trên các bản kể đã được xuất bản tại các nhà xuất bản Trung ương và địa phương, ngoài ra có một số tư liệu điền dã. 

V. Phương pháp nghiên cứu: 
1. Phương pháp thống kê, phân loại tư liệu: Chúng tôi đã tiến hành thống kê, phân loại toàn bộ những TKDG về Sự tích sông, sông, suối, hồ, ao, đầm, thác, nặm ở các địa phương thuộc vùng Bắc bộ. 
2. Phương pháp phân tích tổng hợp: Dựa trên kết quả của việc thống kê, phân loại tư liệu, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích phương diện nghệ thuật cơ bản của từng nhóm truyện, từ đó rút ra ý nghĩa của các nhóm chuyện đó. 
3. Phương pháp so sánh loại hình: Trong quá trình phân tích, chúng tôi tiến hành so sánh đối tượng nghiên cứu với các nguồn tư liệu khác khau để thấy được những điểm tương đồng khác biệt, từ đó làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn. Dựa trên kết quả so sánh, chúng tôi sử dụng phương pháp loại hình để tìm ra mô hình chung của từng motif trong nhóm truyện. 
4. Phương pháp hệ thống: Chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống nhằm xác định vị trí của các bộ phận cấu thành trong mối quan hệ phân cấp với toàn hệ thống, qua đó đánh giá đầy đủ giá trị ý nghĩa bộ phận đó. 
5. Phương pháp điền dã: Là quá trình thâm nhập thực tế, trực tiếp tiếp xúc với nhân dân ở địa phương để sưu tầm nh÷ng t¸c phÈm VHDG có thể đem lại cho người viết nhiều điều bổ ích và cần thiết (như sự hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lời ăn tiếng nói của nhân dân…)
VI. Đóng góp của luận văn: 
Lần đầu tiên có một công trình khảo sát riêng về nhóm truyện kể dân gian kể về Sự tích địa danh (sông, hồ, đầm, thác, ao, nặm) gắn với đề tài tình yêu và hôn nhân vùng Bắc bộ: 
- Tập hợp toàn bộ những truyện kể về Sự tích địa danh sông, hồ, ao, đầm, thác gắn với đề tài tình yêu, hôn nhân vùng Bắc bộ. 
- Khảo sát nhóm truyện trên phương diện nội dung và nghệ thuật …
- Khảo sát mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn hóa dân gian vùng Bắc bộ thông qua thể loại truyền thuyết và truyện cổ tích từ đó thấy được vốn văn hóa truyền thống của các tộc người sống trên mảnh đất Bắc bộ. 
VII. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: 
Chương 1: 	Khảo sát vấn đề nghiên cứu và tư liệu khảo sát. 
Chương 2: 	Truyền thuyết kể về Sự tích địa danh vùng Bắc bộ liên quan đến đề tài tình yêu và hôn nhân. 
Chương 3: 	Truyện cổ tích địa danh vùng Bắc bộ gắn với đề tài tình yêu và hôn nhân . 










CHƯƠNG I: KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ TƯ LIỆU KHẢO SÁT

Để tạo tiền đề về mặt lý thuyết cho việc nghiên cứu Sự tích truyện kể về địa danh vùng Bắc bộ gắn với đề tài tình yêu và hôn nhân, chúng tôi sẽ đi vào giới thuyết một số khái niệm có liên quan trực tiếp đến đề tài. 
I. Giới thuyết chung về truyện kể dân gian: 
Từ điển văn học trình bày khái niệm Truyện: thuộc loại tự sự - có hai phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật. Thủ pháp nghệ thuật chính là kể. Truyện thừa nhận vai trò rộng rãi của hư cấu và tưởng tượng. Tuỳ theo nội dung phản ánh, dung lượng, chủ thể sáng tác cụ thể mà truyện được chia thành nhiều loại: Truyện dân gian, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài (cũng gọi là tiểu thuyết), truyện nôm, truyện nôm khuyết danh. [34; 450]. 
Truyện kể dân gian là những truyện do nhân dân lao động sáng tạo ra, lưu truyền trong dân gian và có nhiều dị bản khác nhau. Truyện kể dân gian bao quát tất cả truyện dân gian của đời xưa và mới sáng tác ở đời nay. 

1. Truyện kể về địa danh
“Địa danh” nếu chiết tự theo nghĩa Hán Việt thì “địa” có nghĩa là đất”; “ danh” có nghĩa là“ tên”. Vậy“ địa danh” là tên “đất” . 
Còn theo“Từ điển tiếng Việt căn bản”, thì“địa danh” có nghĩa là“tên vùng, miền, địa phương”[32; 240]. 
Tuy nhiên, theo chúng tôi, “địa danh” ở đây không bó hẹp trong những tên đất chung chung mà nó có thể là tên đất, tên núi, tên làng, tên sông cụ thể ở các vùng, miền, các địa phương khác nhau. 
Vậy, “Truyện kể về địa danh” là những truyện mà ngay từ tiêu đề đã gắn với những địa danh cụ thể. Đó là những địa danh có thật trong thực tế nhưng đã được người dân lao động thổi hồn vào đó, gắn cho nó một nội dung lịch sử, xã hội nhất định. Bởi vậy, tiêu đề của truyện kể về địa danh thường đã gợi mở phần nào nội dung của truyện là giải thích nguồn gốc tên gọi, đặc điểm của tên sông, suối, hồ, đầm, thác, nặm (như Sự tích Thác Táng Tinh, Sự tích hồ Dải Yếm, Sự tích Sông Trinh Nữ, Sự tích Sông Gium Na và Suối Gium Bai …Ở đây, chúng tôi phân biệt rõ khái niệm truyện kể về Sự tích địa danh với những truyện có yếu tố địa danh xuất hiện. Trên thực tế, có một số truyện kể không phải là truyện kể Sự tích địa danh, tuy có xuất hiện yếu tố địa danh gắn với đề tài tình yêu và hôn nhân nhưng không mang nghĩa giải thích Sự tích địa danh như: Sự tích Sông Tiêu Tương; Truyền thuyết trên dòng Sông Hát; Truyền thuyết trên dòng Sông Đáy; Truyện Nặm Rôm; Sự tích Chàng nghèo lấy vợ Tiên; Truyền thuyết về công chúa Phất Kim. Những yếu tố địa danh trong các câu chuyện này chỉ đóng vai trò là không gian nghệ thuật nơi nhân vật đã tồn tại hoặc đã có sự kiện gì diễn ra ở đó chứ không nhằm mục đích giải thích tên gọi, nguồn gốc, đặc điểm của địa danh. 
Giáo sư Nguyễn Đổng Chi có viết: Đặc biệt ở Việt Nam gần như mỗi thắng cảnh, mỗi một đền thờ địa phương đều có gắn liền với một hoặc nhiều truyền thuyết, cổ tích. Những sáng tác dân gian đó, bên cạnh nội dung chủ yếu là những Sự tích anh hùng hoặc những sự nghiệp lớn lao kỳ vĩ của dân chúng địa phương, còn có giá trị là những“ bài thơ”rất đẹp, những“ tấm bia” nghệ thuật trong đó ghi chép, ca ngợi, làm thi vị thêm cảnh trí thiên nhiên đất nước của từng vùng. [8; 92]. 
PGS Nguyễn Bích Hà, trong một bài viết cũng đã giới thiệu về bộ phận truyện kể về địa danh như sau: Trên mọi miền đất nước, đi đến đâu ta cũng được nghe kể chuyện về sông kia, núi nọ, đất này. Song nếu chú ý thì sẽ thấy không phải sông, núi, làng xóm nào cũng có truyện kể về nó và không phải ngẫu nhiên những con sông lớn, những trái núi cao hoặc những con sông, trái núi có ảnh hưởng lớn đến đời sống cư dân một vùng, một miền, bao giờ cũng đựợc giải thích bằng truyện kể [19; 59]. 
Qua tìm hiểu nhóm truyện kể địa danh vùng Bắc bộ gắn với đề tài tình yêu và hôn nhân chúng tôi thấy nảy sinh hai yếu tố tưởng chừng trái ngược nhau. Có những truyện kể – cả người kể lẫn người nghe đều tin rằng nó không thể nào xảy ra trong thực tế. Dân gian đã làm cái điều mà họ mong muốn là dệt nên một huyền thoại đẹp về nguồn gốc địa danh nơi họ đang có mặt, khai phá và sinh sống. Họ gắn cái hồn của câu chuyện kể vào vùng đất vô tri. Vậy nên, theo cách định nghĩa như đã trình bày ở trên, chúng tôi tiến hành khảo sát và phân loại truyện kể dân gian về địa danh như sau: 
+ Những truyện kể dân gian giải thích về địa danh nhưng gắn liền với những sự kiện và nhân vật lịch sử nào đó có thể coi là truyền thuyết địa danh. 
+ Những truyện kể dân gian giải thích về địa danh, nhưng gần với cuộc sống con người, thường đưa ra một bài học về đạo đức, giải quyết những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình và xã hội, hoặc thể hiện những luân lý trong xã hội thì đó là truyện cổ tích giải thích Sự tích địa danh 
Tuy nhiên, vấn đề thể loại trong truyện cổ dân gian là vấn đề vô cùng phức tạp, bởi giữa các thể loại này bao giờ cũng có một sự giao thoa nhất định. Nên vấn đề phân loại chỉ mang tính tương đối. Ở đây, chúng tôi chỉ nghiên cứu những truyện kể dân gian nào gắn với đề tài tình yêu và hôn nhân mang đậm đặc trưng thể loại như tiêu chí đã trình bày ở trên. 
1. 1 Truyền thuyết địa danh: 
Ở Việt Nam Đào Duy Anh là người sớm sử dụng thuật ngữ truyền thuyết khi ông viết về vấn đề: “Những truyền thuyết thời thượng cổ nước ta” trên tạp chí Tri Tân“ Sách xưa của người Trung Quốc không chép việc Triệu Đà đánh An Dương Vương để chiếm Tượng Quận, nhưng căn cứ truyền thuyết ấy, nếu ta bỏ đi những yếu tố hoang đường thì cũng còn lại cái kỷ niệm của một cuộc chiến tranh hẳn có” [2]. 
Đến những năm 50 của thế kỷ XX, thuật ngữ truyền thuyết được sử dụng nhiều hơn. Nhóm tác giả Lê Quý Đôn trong công trình“ Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam” khi xác định ranh giới giữa thần thoại và truyền thuyết đã bước đầu định nghĩa truyền thuyết như sau: “ Truyền thuyết là tất cả những truyện lưu hành trong dân gian, có thật xảy ra hay không cũng không có gì đảm bảo. Như vậy có những truyền thuyết lịch sử mà cũng có những truyền thuyết khác dính dáng về một đặc điểm địa lý, hoặc kể lại gốc tích một sự vật gì, hoặc giải thích phong tục tập quán…” [15]. Đây là cách hiểu truyền thuyết rất rộng, nó bao hàm các thể loại truyện kể dân gian khác. 
Công trình“Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam” Nguyễn Đổng Chi lại cho rằng:” Xét về đề tài truyền thuyết có thể phỏng đoán rằng, truyền thuyết đã xuất hiện sau thần thoại. Truyền thuyết là những truyện lịch sử, và truyện lịch sử chỉ có thể có khi con người ý thức được về lịch sử của mình” . [15]. Cách này nó lại chỉ khu biệt trong phạm vi hẹp, đó chỉ là thể loại truyền thuyết lịch sử. 
Trong cuốn giáo trình Những đặc điểm thi pháp thể loại văn học dân gian thì tác giả Đỗ Bình Trị có định nghĩa truyền thuyết là những truyện kể về những điều có thực, những điều xảy ra trong quá khứ, trong thực tế lịch sử, và có những đặc điểm riêng biệt so với các thể loại khác [38; 46]. 
Với thể loại truyền thuyết người ta có nhiều cách phân chia khác nhau. Có người căn cứ vào hình thái tồn tại và chức năng của truyền thuyết chia làm 3 loại: Truyền thuyết thuyết minh, truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết tin ngưỡng. Căn cứ vào quan điểm lịch sử cội nguồn người ta chia làm 3 loại: Truyền thuyết thần thoại, truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết văn nghệ. GS Lê Chí Quế trong văn học dân gian Việt Nam cũng chia làm 3 loại: Truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết anh hùng, truyền thuyết danh nhân văn hóa. [39; 62]. Tác giả Đỗ Bình Trị lại đưa ra hai cách phân loại: 
Cách 1: Vừa căn cứ vào lịch sử vừa căn cứ vào phạm vi những sự kiện và nhân vật lịch sử được nhân dân quan tâm để chia làm 2 loại: Những truyền thuyết về thời Vua Hùng và những truyền thuyết sau thời Vua Hùng. 
Cách 2: Căn cứ vào đặc trưng của cả thể loại và đối tượng được kể, ông chia làm 3 loại: Truyền thuyết địa danh, truyền thuyết phổ hệ và truyền thuyết về nhân vật và sự kiện lịch sử[45; 48-60]. Đỗ Bình Trị đã giải thích cách phân loại của mình như sau: “Tất cả các biến thể của truyền thuyết đều kể về điều có thực, đều phản ánh lịch sử. Nhưng trong truyền thuyết về địa danh cái chủ yếu là giải thích tên đất, trong truyền thuyết phổ hệ là vấn đề cội nguồn và trong truyền thuyết về nhân vật và sự kiện lịch sử là những truyện kể có mục đích chính là tái hiện bản thân lịch sử” . 
Vậy cách phân loại này chúng ta có thể thấy sự xuất hiện của truyền thuyết địa danh và có sự khu biệt nhất định về thể loại 
PGS. Nguyễn Thị Huế ®· ®Þnh nghÜa truyền thuyết địa danh là những câu chuyện vừa có dấu ấn của lịch sử vừa mang tính huyền thoại là những ghi nhớ cuả cộng đồng các dân tộc về nguồn gốc những vùng đất mới, cũng như ghi lại quá trình chinh phục đất đai của cha ông họ. Trong quá trình định cư, xây dựng bản làng, nhu cầu giữ gìn lãnh thổ khiến người dân các dân tộc sáng tạo những câu chuyện truyền thuyết gắn với địa danh nhằm” đánh dấu chủ quyền của mình” . [25; 228]
1. 2 Truyện cổ tích địa danh: 
Khái niệm truyện cổ tích
Truyện cổ tích là một thể loại sáng tác dân gian vô cùng phong phú về số lượng, đa dạng, phức tạp về nội dung và có một lịch sử phát triển dài lâu, do đó khái niệm về truyện cổ tích vẫn còn có nhiều ý kiến: 
Theo Nhikiphôrôp, nhà nghiên cứu folklore Nga, trong bài viết nhan đề “Truyện cổ tích, sự lưu hành truyện cổ tích và những người kể chuyện cổ tích” (in trong cuốn Truyện cổ tích dân gian Nga của Kapitxa M-L1930), ông đưa ra định nghĩa ngắn gọn như sau: “Truyện cổ tích là những truyện kể truyền miệng, lưu hành trong nhân dân, có mục đích giải trí người nghe, nội dung kể lại những sự kiện khác thường (những sự kiện tưởng tượng có tính chất thần kỳ hoặc thế sự) và mang những nét đặc trưng về hình thức cấu tạo và phong cách thể hiện” . 
 Ở Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi có nhận xét: Truyện cổ tích là truyện được xây dựng nên bằng trí tưởng tượng nghệ thuật, đặc biệt là những điều tưởng tượng về thế giới thần kỳ, những câu chuyện không có quan hệ với những điều kiện của đời sống thực làm thỏa mãn người nghe thuộc mọi tầng lớp xã hội ngay cả dù cho họ tin hay không tin vào những điều được nghe kể (Nhiều tác giả, 2001, Tuyển tập văn học dân gian, tậpII, quyển1: Truyện cổ tích, Nhà xuất bản Giáo Dục - trang 32). Định nghĩa này mới chỉ nói lên được biện pháp nghệ thuật chứ chưa làm nổi bật đặc trưng về nội dung, chức năng của truyện cổ tích. 
Vì vậy, chúng tôi chọn định nghĩa sau của Hoàng Tiến Tựu: Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra đời từ thời kỳ cổ đại, gắn liền với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hình thành của gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội; nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những hiện tượng có tính phổ biến trong đời sống nhân dân đặc biệt là những xung đột có tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia đình và xã hội. Nó dùng một thứ tưởng tượng và hư cấu riêng (có thể gọi là tưởng tượng và hư cấu cổ tích) kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đăc thù khác để phản ánh đời sống và mơ ước của nhân dân đáp ứng nhu cầu nhận thức, thẩm mĩ, giáo dục và giải trí của nhân dân trong những thời kỳ hoàn cảnh lịch sử khác nhau của xã hội có giai cấp. [44; 63]
Hiện nay, các nhà cổ tích học đều thống nhất chia thể loại truyện cổ tích thành ba tiểu loại: Truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích loài vật. Qua việc khảo sát, chúng tôi thấy bộ phận truyện kể giải thích Sự tích địa danh trong truyện cổ tích đều nằm trong hai tiểu loại: cổ tích thần kỳ và cổ tích sinh hoạt. 
1. 2. 1 Truyện cổ tích thần kỳ
Đây là tiểu loại tiêu biểu nhất cho thể loại truyện cổ tích, bao gồm những truyện hướng về đời sống xã hội, lấy con người (chủ yếu là người lao động, nghèo khổ, lương thiện) làm nhân vật trung tâm; các nhân vật và yếu tố thần kỳ góp phần giải quyết bế tắc của cốt truyện. Nhờ sự can thiệp đó mà hầu hết các truyện cổ tích thần kỳ bao giờ cũng kết thúc theo hướng có hậu, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng, cái ác bao giờ cũng bị trừng trị. Nói như Nivicôva trong cuốn Sáng tác thơ ca dân gian: trong cổ tích thần kỳ thì thần kỳ là nền tảng, mọi xung đột được giải quyết trong địa hạt của cái thần kỳ [16; 30]
1. 2. 2 Truyện cổ tích sinh hoạt
Bao gồm những truyện nói về những nhân vật là con người, không có yếu tố thần kỳ hoặc nếu có thì các yếu tố đó không có vai trò quan trọng trong sự phát triển tình tiết và giải quyết xung đột

File đính kèm:

  • docxnghien cuu ve su tich cac dong song o Bac Bo.docx
Đề thi liên quan