Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tiết luyện tập toán lớp 10

doc20 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tiết luyện tập toán lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 TRONG GIẢNG DẠY TIẾT LUYỆN TẬP TOÁN LỚP 10
— < –
I. MỞ ĐẦU
	1/. Lý do chọn đề tài: 
	Dạy học không chỉ là dạy cho học sinh kiến tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực mà còn bao hàm cả việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, phẩm chất đạo đức, khả năng thẩm mỹ,  giúp học sinh phát triển toàn diện. Chính vì lý do đó mà ngành giáo dục chúng ta không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu phát triển chung của xã hội.
Năm học 2006– 2007 cả nước bắt đầu thực hiện việc thay đổi sách giáo khoa và đổi mới phương pháp giảng dạy ở các bộ môn bậc THPT, nhất là môn Toán, sách giáo khoa đưa vào nhiều tiết luyện tập với số lượng dạng bài tập phong phú hơn. Bên cạnh việc giúp cho học sinh củng cố các kiến thức đã học, giúp giáo viên bổ sung những thiếu sót trong tiết dạy trước cũng như mở rộng nâng cao kiến thức cho học sinh thì cũng kéo theo nhiều khó khăn khi giảng dạy những tiết này. Phần lớn là do trình độ nhận thức của học sinh trong một lớp không đều nhau, cũng như việc đánh giá vai trò tiết luyện tập ở người dạy, người học chưa đúng, chưa nghiêm túc. Cùng với việc đổi mới phương pháp là sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đòi hỏi việc dạy và học phải đáp ứng theo sự phát triển chung đó.
Vậy làm thế nào để phát huy hết hiệu quả của tiết luyện tập? Dạy tiết luyện tập bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan như thế nào để không gây nhàm chán, thu hút mọi đối tượng học sinh để đạt được những yêu cầu đặt ra? Nhận thấy điều đó nên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy tiết luyện tập Toán lớp 10” để tìm hiểu nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp.
	2/. Đối tượng nghiên cứu: 
Đề tài được tiến hành nghiên cứu, thực nghiệm đối với Phương pháp dạy học một tiết luyện tập bằng các bài tập TNKQ có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin cho học sinh lớp 10.	
3/. Phạm vi nghiên cứu:
	 Do điều kiện thời gian, năng lực và kiến thức tin học còn hạn chế nên chúng tôi chỉ nghiên cứu, dự giờ các lớp 10 trường THPT Ngô Gia Tự. Đồng thời chúng tôi cũng tham khảo thêm các bài dạy mẫu trên mạng Internet để học hỏi thêm kinh nghiệm. 
	4/. Phương pháp nghiên cứu:
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các tài liệu về các phần mềm và các tài liệu về trắc nghiệm khách quan, sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 10, tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên chu kì III cho giáo viên THPT.
Thực nghiệm: giảng dạy mẫu một số lớp, kiểm tra thu thập thông tin về sự yêu thích cách học mới (bằng phiếu điều tra), thống kê chất lượng bài kiểm tra sau khi thực hiện đề tài tại các lớp được tiến hành nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã đặt ra giả thiết như sau: Giả sử trong một tiết luyện tập, giáo viên biết cách xây dựng nội dung bài học, biết biến tiết luyện tập khô khan thành một tiết học sinh động trong đó học sinh là người chủ động tiếp cận kiến thức thì sẽ giúp cho học sinh không còn cảm thấy tiết luyện tập quá nặng nề, gò bó mà trở nên nhẹ nhàng gây hứng thú say mê, làm cho học sinh thích học hơn.
Ngược lại thì tiết học sẽ trở nên khô khan, nặng nề, học sinh cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, ngán học.
YYYYTYYYY
II. NỘI DUNG
Cơ sở lí luận:
1.1. Thế nào là phương pháp dạy và thủ thuật dạy:
- Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học.
- Thủ thuật dạy học: Các biện pháp đòi hỏi phải có kĩ thuật, kinh nghiệm được dùng hỗ trợ cho việc thực hiện phương pháp dạy học có hiệu quả.
Do đặc điểm bộ môn toán nên người giáo viên phải đặc biệt chú ý sử dụng các thủ thuật dạy học một cách hợp lý nhằm giúp cho tiết dạy đạt hiệu quả, nhất là các tiết luyện tập. Vậy môn Toán những đặc điểm nào?
1.2. Đặc điểm của môn toán:
Theo Ăng-ghen “Đối tượng của toán học thuần tuý là những hình dạng và những quan hệ số lượng của thế giới khách quan” (Trích theo Hoàng Chúng, 1978, tr.20), tức là đặc điểm trước nhất của toán học là tính trừu tượng cao và tính thực tiễn phổ dụng. Tính trừu tượng không phải chỉ có trong toán học mà là đặc điểm của mọi khoa học. Nhưng trong toán học, cái trừu tượng được tách ra khỏi mọi chất liệu của đối tượng, chỉ giữ lại những quan hệ số lượng dưới dạng cấu trúc mà thôi. Như vậy, toán học có tính chất trừu tượng cao độ. Sự trừu tượng hoá trong toán học diễn ra trên các bình diện khác nhau, tuy nhiên tính trừu tượng cao độ chỉ che lấp chứ không làm mất đi tính thực tiễn của toán học. Toán học có nguồn gốc thực tiễn. Số học ra đời trước hết do nhu cầu đếm. Hình học phát sinh do sự cần thiết phải đo ruộng đất bên bờ sông Nin (Ai Cập) sau những trận lụt hằng năm. Do đó toán học còn có tính phổ dụng, có thể áp dụng vào các môn học khác.
Thứ hai, cần phải nhấn mạnh tính logic và tính thực nghiệm của toán học. Khi xây dựng toán học, người ta dùng suy diễn logic, cụ thể là phương pháp tiên đề – xuất phất từ các khái niệm nguyên thuỷ và các tiên đề rồi dùng các quy tắc logic để định nghĩa các khái niệm khác và chứng minh các mệnh đề khác. Nhưng do đặc điểm lứa tuổi và yêu cầu của cấp học, bậc học, nên một số khái niệm được trình bày trong sách giáo khoa không phải là nguyên thuỷ, và thừa nhận (không chứng minh) một số mệnh đề không phải tiên đề hoặc chấp nhận một số chứng minh chưa thật chặt chẽ: Định lý Ta lét (Thuận, đảo), 
Vì vậy khi giảng dạy, người dạy phải nắm vững các đặc điểm trên của toán học và phải đảm bảo sự thống nhất giữa suy đoán và suy diễn – là một đặc điểm tư duy của toán học – nhất là khi dạy tiết luyện tập. Nhằm mang lại kết quả cao nhất mà tiết dạy cần đạt. 
1.3. Vai trò, vị trí và ý nghĩa của môn toán:
	Môn toán có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục phổ thông – phát triển nhân cách, phát triển năng lực trí tuệ, rèn luyện những đức tính, phẩm chất của người lao động (Tính cẩn thận, chính xác, tính kỷ luật, phê phán, và óc thẩm mỹ,..).
	Môn toán cung cấp vốn văn hoá toán học phổ thông một cách có hệ thống và tương đối hoàn chỉnh.
	Ngoài ra, môn Toán còn là công cụ giúp cho việc dạy và học các môn học khác.
Do đó người dạy cần phải đảm bảo cung cấp cho học sinh đầy đủ các kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương trình, phải giúp học sinh thấy được vai trò, vị trí và ý nghĩa quan trọng của môn toán trong cuộc sống cũng như đối với những môn học khác. Vì vậy, khi dạy tiết luyện tập giáo viên cần xây dựng bài học một cách hệ thống, khoa học đảm bảo cung cấp đầy đủ cho học sinh các kỹ năng cơ bản mà mục tiêu đặt ra; cũng như phải củng cố khắc sâu cho học sinh những kiến thức trọng tâm đã học. Đây là một việc không dễ dàng thực hiện được do trình độ, tâm lý của từng học sinh trong một lớp không giống nhau. 
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Thực tiễn vấn đề:
Chương trình sách giáo khoa đổi mới đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động của học sinh.
Theo yêu cầu đổi mới phương pháp, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh, nhất là kiểm tra học sinh bằng các câu hỏi TNKQ, đòi hỏi GV phải hướng dẫn học sinh cách học và làm bài và cho phù hợp. Tuy nhiên trong thời gian 1 tiết học nếu không sử dụng CNTT thì lượng bài tập TNKQ giáo viên cung cấp cho học sinh rất ít, không đa dạng, chưa phong phú, giờ học dễ gây nhàm chán đối với học sinh.
Hiện nay, công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
	2.1. Sự cần thiết của vấn đề:
Chúng ta đều thấy: Kích thích sự hứng thú để học sinh yêu thích học tập bộ môn là một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc dạy học, là mục tiêu mà bất kỳ người thầy người cô nào cũng mong muốn đạt tới. 
Trình độ nhận thức của các em học sinh trong một lớp học thực tế không bằng nhau. Có những em học rất tốt, rất khá, giỏi môn toán, tiếp thu nhanh những gì giáo viên cung cấp. Bên cạnh đó, cũng có những em tiếp thu rất chậm. Cho nên khi dạy tiết luyện tập, người thầy phải tìm cách lôi cuốn tất cả các em, làm cho các em thấy được cái hay, sự cần thiết và những lợi ích của môn toán trong cuộc sống cũng như đối với các môn học khác khi đề ra hệ thống bài tập hợp lý
3. Nội dung vấn đề: 
	3.1. Vấn đề đặt ra:
- Dạy tiết luyện tập như thế nào để phát huy tính tích cực với mọi đối tượng học sinh?
- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy một tiết luyện tập Toán lớp 10 như thế nào?
- Khi dạy tiết luyện tập cần lưu ý những gì?
- Học sinh cần làm gì để tiết luyện tập đạt được hiệu quả cao nhất?
3.2. Khảo sát thực tế:
a.Thực tế giảng dạy của giáo viên: 
Trong nhiều năm qua, khi dạy tiết luyện tập, giáo viên luôn chú ý xây dựng một tiết học sinh động, tạo hứng thú cho học sinh. Năm học 2006 – 2007 khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, bắt đầu từ việc thay sách giáo khoa lớp 10, thì việc kiểm tra đánh giá học sinh chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan. Do đó, trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn chú ý đưa vào bài học các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm giúp học sinh quen dần với phương pháp làm bài theo hình thức này. Tuy nhiên qua trao đổi, dự giờ các tiết dạy chúng tôi nhận thấy giáo viên có thực hiện đưa các câu hỏi trắc nghiệm vào bài học, nhất là tiết luyện tập, nhưng không thường xuyên, số lượng câu hỏi chưa phong phú, hình thức chưa hấp dẫn, thu hút học sinh. Nguyên nhân là do thời lượng tiết học ngắn, nếu ghi bảng hoặc sử dụng bảng phụ để ghi các câu hỏi mất nhiều thời gian mà hiệu quả đạt được không cao.
Cùng với việc thay đổi sách giáo khoa, thì Sở Giáo dục và Đào tạo cũng trang bị đồ dùng dạy học cho các trường, nhất là máy chiếu projector. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn, mở các hội nghị về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Với những điều kiện thuận lợi đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài ở các lớp 10, nhận thấy dạy tiết luyện tập đạt được những yêu cầu đề ra (không gây nhàm chán, năng nề, tạo hứng thú cho học sinh, ra được nhiều bài tập TNKQ phong phú, đa dạng,...)
b. Khảo sát học sinh:
Qua khảo sát thực tế một số lớp, chúng tôi nhận thấy: không sử dụng CNTT trong giảng dạy thì lớp trầm lắng, học sinh có tiếp thu bài nhưng không hứng thú học. Giáo viên có đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm nhưng chưa nhiều, chỉ kích thích sự say mê hứng thú đối với các em khá giỏi, các em yếu thường “đoán mò” thiếu đầu tư, suy nghĩ.
Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài ở một số lớp với sự hỗ trợ của CNTT (máy chiếu projector, phần mềm PowerPoint,...) học sinh say mê, hứng thú học, hăng hái thi đua với nhau, giáo viên đưa được nhiều dạng bài tập phong phú hơn.
3.3. Giải pháp chứng minh:
Giáo viên phải xem xét, nghiên cứu thật kỹ tiết dạy, phải có sự đầu tư chuẩn bị cho tiết dạy tốt. Bởi vì, dạy một tiết học bình thường đạt hiệu quả đã là khó, dạy tiết luyện tập có ứng dụng công nghệ thông tin lại càng khó hơn nhất là với một lớp mà trình độ của học sinh không bằng nhau.
Để dạy một tiết luyện tập đạt hiệu quả, ta có thể thực hiện như sau:
	 Ổn định: 
Giáo viên hoàn tất công việc ổn định lớp.
	‚ Kiểm tra bài cũ:
	Giáo viên đặt câu hỏi có nội dung và biểu điểm rõ ràng (Nên chuẩn bị câu hỏi và đáp án, vẽ hình bằng phần mềm (nếu có)), giáo viên phải nhận xét tính đúng sai trong câu trả lời của học sinh.
Ở những lớp yếu, với cùng một nội dung kiểm tra, giáo viên nên phân ra thành nhiều câu nhỏ dễ hiểu dễ nhìn nhận ra đáp án để học sinh trả lời.
ƒ Luyện tập:
Giáo viên nên phân loại bài tập thành từng dạng bài cơ bản từ đơn giản đến nâng cao phù hợp với từng đối tượng học sinh. Sau mỗi dạng bài nên chốt lại phương pháp giải để đưa ra bài học kinh nghiệm, nên tăng lượng bài tập trắc nghiệm giúp học sinh tích cực xây dựng bài, nhận biết những sai lầm của mình, và tiết kiệm thời gian cho giáo viên.
„ Củng cố:
Đây là bước khá quan trọng nhằm giúp học sinh củng cố khắc sâu các kiến thức của bài. Giáo viên có thể củng cố từng phần hoặc củng cố cho toàn bài. Dạng bài tập sử dụng cho phần này có thể là trắc nghiệm đúng sai, trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm ghép câu, hay một trò chơi nhỏ (Giải ô chữ, ), đồng thời ở phần này giáo viên cũng có thể nhắc lại các bài học kinh nghiệm đã đúc kết được trong bài học.
… Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	Giáo viên nên đưa ra yêu cầu cụ thể, rõ ràng học sinh phải làm những gì? Chuẩn bị những gì?...cho tiết học sau. Nếu có bài tập khó, thì nên hướng dẫn để học sinh có thể hoàn thành.
* Một số lưu ý khi dạy tiết luyện tập:
- Yêu cầu đưa ra cho học sinh không quá cao, quá thấp so với trình độ của học sinh.
- Không giải quá nhiều bài tập trong một tiết dạy.
- Xây dựng bài học từ dễ đến khó.
- Lựa chọn bài tập phù hợp với nội dung bài.
- Không nên lạm dụng các phương tiện hỗ trợ cho tiết dạy.
4. Thực hành một tiết dạy minh họa:
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN CHƯƠNG II
Tuần: 12
Tiết: 13
Ngày dạy: 
I/. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
	1. Về kiến thức:
Nhớ lại được những kiến thức cơ bản nhất đã học trong chương: Giá trị lượng giác của các góc từ 00 đến 1800, định nghĩa tích vô hướng của hai véc tơ, định lí cosin, định lí sin trong tam giác, công thức độ dài trung tuyến và các công thức tính diện tích tam giác.
	2. Về kĩ năng:
Vận dụng được các định lí cosin, định lí sin trong tam giác, công thức độ dài trung tuyến và diện tích tam giác vào các bài toán chứng minh, tính toán hình học và giải quyết một số bài toán thực tế.
Học sinh bước đầu biết sử dụng MTBT để tính toán.
	3. Về thái độ: 
	Rèn tư duy logic, tính nhạy bén của học sinh.
II/. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Thước, compa, bài soạn giảng bằng phần mềm MS PowerPoint
	2. Học sinh: Làm việc trước ở nhà: Tự mình trả lời các câu hỏi tự kiểm tra và chuẩn bị các bài tập.
III/. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
	Nêu và giải quyết vấn đề.
	Pháp vấn gợi mở.
IV/. TIẾN TRÌNH:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ:
	Câu hỏi:
a/ Em hãy nêu định lí cosin trong tam giác? Nêu định nghĩa tích vô hướng của hai vectơ?	(4 điểm)
b/ Cho tam giác ABC có a=4, b=6, c=7. Tích là:
 (6 điểm)
Đáp án:
a/
- Cho tam giác ABC, với AB=c; BC=a; AC=b. Ta có:
	(2 điểm)
- Tích vô hướng của hai véc tơ và là:
	(2 điểm)
b/ Ta có:
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
NỘI DUNG 
I. Tóm tắt kiến thức cần nhớ:
Giáo viên gọi lần lượt các học sinh nhắc lại các kiến thức đã học của chương II.
II. Bài tập trắc nghiệm:
GV chuẩn bị các câu hỏi trắc nghiệm bằng phần mềm PowerPoint, 4 bộ bảng ghi các chữ cái A, B, C, D.
Giáo viên chia nhóm học sinh (4 nhóm) cho thi đua với nhau.
Hình thức thi đua:
- Lần lượt từng nhóm lựa chọn câu hỏi trên bảng.
- GV nêu câu hỏi, các nhóm thảo luận trong 30 giây và giơ bảng trả lời.
- GV gọi đại diện một vài nhóm trình bày phương pháp tìm lời giải.
- GV nhận xét, tính điểm.
Lần lượt hết 12 câu hỏi, giáo viên nêu tổng điểm của các nhóm và khen thưởng nhóm có điểm cao nhất.
Đáp án:
Bài 1:
Câu A.
Bài 2:
Câu C.
(có sẵn công thức)
Bài 3:
Câu A. Vì sin00=0, cos00=1
Bài 4:
Áp dụng công thức ta suy ra được hệ thức D là sai.
Bài 5:
Câu A.
Bài 6:
Dùng phương pháp loại trừ ta suy ra B đúng.
Bài 7:
Ta thấy suy ra A, B, C đúng, do đó chọn đáp án D.
Bài 8:
Ta thấy nếu thì . Từ đó say ra đáp án là C.
Bài 9:
Áp dụng định lí cosin trong tam giác ta có MN=11,4 (câu A)
Bài 10: Áp dụng công thức Hê-rông ta có diện tích tam giác ABC bằng 30
Bài 11:
Tam giác ABC là tam giác vuông nên có diện tích bằng 24 và nửa chu vi bằng 12. suy ra r=2. (câu C)
Bài 12:
Áp dụng định lí sin trong tam giác ta có 
(câu C)
Giáo viên tổng kết điểm và khen thưởng tổ có điểm cao nhất và tích cực trong tiết học. Nhận xét tiết học.
I. Tóm tắt kiến thức cần nhớ: (SGK trang 70-71)
II. Bài tập trắc nghiệm:
Bài 1: 
Giá trị bằng:
A. 1	B. 	C. 	D. 0
Bài 2: 
Trong các đẳng thức sau, đẳng thức nào đúng:
Bài 3:
Trong các đẳng thức sau đây, đẳng thức nào sai?
Bài 4:
Trong các hệ thức sau, hệ thức nào sai?
Bài 5:
Cho O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đều MNP. Góc nào sau đây bằng 1200?
Bài 6:
Trong các hệ thức sau, hệ thức nào đúng?
Bài 7:
Trong mặt phẳng tọa độ, cho , kết luận nào sau đây là sai? 
Bài 8:
Trong mặt phẳng tọa độ cho . Vectơ nào sau đây không vuông góc với ?
Bài 9:
Nếu tam giác MNP có MP=5, PN=8 và thì độ dài cạnh MN (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất) là:
A. 11,4	B. 12,4
C. 7,0	D. 12,0
Bài 10: 
Tam giác ABC với ba cạnh là 5, 12 và 13 có diện tích bằng:
A. 30	
	D. 20.
Bài 11:
Tam giác ABC có ba cạnh là 6, 10, 8. bán kính đường tròn nội tiếp tam giác bằng:
	B. 4
C. 2	D. 1
Bài 12:
Tam giác ABC có B=600, C=450, AB=5. Cạnh AC bằng:
	4. Củng cố và luyện tập:
	- Gọi học sinh nhắc lại các kiến thức trọng tâm của chương.
	- Nêu một số chú ý khi làm bài tập trắc nghiệm.
	5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	- Về nhà xem và nắm vững các kiến thức đã học của chương.
	- Về nhà giải tiếp các bài tập còn lại trang 71-73 SGK.
	- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
V/. RÚT KINH NGHIỆM:
(Chúng tôi có kèm theo đĩa CD bài giảng mẫu soạn bằng MS PowerPoint)
5. Kết quả chất lượng bộ môn:
Sau khi áp dụng đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra về sự yêu thích của học sinh đối với cách học này bằng phiếu điều tra, kết quả thu được như sau:
STT
LỚP
TS HS
RẤT THÍCH
THÍCH
BÌNH THƯỜNG
GHI CHÚ
1
10A1
43
29
8
6
2
10A2
41
20
16
5
3
10C1
39
29
8
2
4
10C2
37
27
10
0
Chúng tôi tiến hành cho kiểm tra một tiết bằng hình thức trắc nghiệm khách quan, thu được kết quả sau:
Lớp
TSHS
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
Kém
%
TB
%
10A1
43
8
18.6
10
23.3
14
32.6
8
18.6
3
6.9
32
74.4
10A2
41
6
14.6
7
17.1
15
36.6
7
17.1
6
14.6
28
68.3
10C1
39
2
5.1
7
17.9
13
33.3
11
28.2
7
15.5
21
53.8
10C2
37
0
0
5
13.5
11
29.7
14
37.8
7
19
16
43.2
III. KẾT LUẬN
	Qua thực tiễn kiểm nghiệm, đề tài đã đem lại một số kết quả đáng khích lệ: học sinh có hứng thú trong giờ học, giờ học đỡ khô khan, nhàm chán. Số lượng câu hỏi và các dạng toán nhiều và phong phú hơn, đáp ứng được mục tiêu đổi mới phương pháp trong giảng dạy.
	Tuy nhiên, để “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy tiết luyện tập Toán 10” một cách có hiệu quả, giúp học sinh hứng thú trong học tập, đòi hỏi người thầy phải thật sự có tâm huyết. Ngoài đầu tư soạn giảng cần phải tìm tòi, sáng tạo, tìm mọi cách để học sinh có thể hứng thú, say mê học tập.
	Sử dụng các phương tiện dạy học phù hợp giúp tiết dạy thêm sinh động, đem lại hiệu quả cao. Việc dạy tiết bài tập bằng các câu hỏi trắc nghiệm giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian, học sinh thấy được những sai lầm mà mình mắc phải. Trong tiết dạy, nếu có thể được nên tổ chức một trò chơi nhỏ ở giữa tiết, cuối tiết... để không khí lớp thêm sôi nổi. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin lưu ý, đó là giáo viên tránh lạm dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học, cũng như các trò chơi hay bài tập trắc nghiệm, không khéo sẽ không mang lại kết quả như mong muốn.
	Đề tài có thể áp dụng cho tất cả các tiết luyện tập của chương trình toán lớp 10, và cho tất cả các khối, nhất là các tiết luyện tập giải các bài toán cho dưới hình thức câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
	Tuy nhiên do chưa nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng CNTT và đề tài này cũng tương đối mới với giáo viên trong tổ, nên chắc chắn còn nhiều sai sót cần phải bổ sung hoàn chỉnh hơn, nhất là khâu soạn giảng một giáo án điện tử bằng phần mềm. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để đề tài được ứng dụng rộng rãi hơn và thiết thực hơn.
	Hướng nghiên cứu trong thời gian tới của tổ Toán trường THPT Ngô Gia Tự sẽ Việt hóa hoàn chỉnh một số phần mềm hỗ trợ cho việc giảng dạy Toán (Geometer’s Sketchpad và Graphe Easy) nhằm giúp cho việc soạn giảng một giáo án điện tử được dễ dàng, hiệu quả hơn.
@&?
Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA 
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1/ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG:
2/ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH:
MỤC LỤC
	Trang 
I/ MỞ ĐẦU	1
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 	1
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 	2
PHẠM VI NGHIÊN CỨU 	2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 	2
I/ NỘI DUNG	4
CƠ SỞ LÝ LUẬN	4
CƠ SỞ THỰC TIỄN 	6
NỘI DUNG VẤN ĐỀ	7
1/ Vấn đề đặt ra 	7
2/ Khảo sát thực tế	7
3/ Giải pháp chứng minh 	8
4/ Thực hành 1 tiết dạy minh hoạ	10
5/ Kết quả chất lượng bộ môn	15
III/ KẾT LUẬN 	16
TÀI LIỆU THAM KHẢO	20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa, sách giáo viên Toán lớp 10 – NXB GD năm 2006.
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên chu kì III.
Hướng dẫn sử dụng phần mềm vẽ hình hình học The Geometer’s Sketchpad (Trần Dư Sinh – NXB ĐHQG HN)
4. Một số bài giảng trên mạng Internet (

File đính kèm:

  • docDe tai ung dung CNTT vao 1tiet toan 10.doc