Đề tài Vận dụng tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh trong trường trung học cơ sở
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh trong trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận thống nhất gồm 3 bộ phận: Triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học. Triết học Mác - Lênin (bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học Mác - Lênin đem lại cho con người thế giới quan khoa học và phương pháp luận đúng đắn để nhận thức và cải tạo thế giới. Kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, tức quan hệ sản xuất. Với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, kinh tế chính trị Mác - Lênin chỉ rõ bản chất, những quy luật kinh tế chủ yếu hình thành, phát triển và đưa chủ nghĩa tư bản tới chổ diệt vong. Với phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa, kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật phát triển của quan hệ sản xuất mới, con đường xây dựng một xã hội không có áp bức, bất công, vì tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Giai đoạn đầu của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa là chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những quy luật chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và phương hướng xây dựng xã hội mới. Chủ nghĩa xã hội khoa học đã chứng minh rằng, việc xã hội hóa lao động trong chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cơ sở vật chất chủ yếu cho sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội. Cơ sở lý luận của sự chuyển biến đó là chủ nghĩa Mác - Lênin và lực lượng xã hội thực hiện sự chuyển biến đó là giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trong quá trình lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt Nam, lãnh đạo Đảng và nhân dân ta đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng xã hội mới. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng nước ta. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 - 1991), trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định: “cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), khái niệm và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh đã được xác định rõ hơn. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận động và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn với cách mạng Việt Nam. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh là: Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc. Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân. Tư tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân Trong quá trình nghiên cứu học tập phần “ Chủ nghĩa Mác – Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh” một lần nữa tôi được hiểu sâu sắc thêm về chủ nghĩa Mác Lê nin, đặc biệt là sự vận dụng sáng tạo của Hô Chủ Tịch học thuyết Mác Lênin vào cách mạng Việt Nam. Trong các tư tưởng của Người, tôi đã học tập thấm nhuần và vận dụng vào thực tế của đơn vị mình công tác vấn đề “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mực tiêu “ dân gìau, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” ở nước ta, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực. Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa "hồng" vừa "chuyên", có tri thức, lý tưởng, đạo đức sức khoẻ, thẩm mỹ... Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là thành qủa của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, vừa mang đậm hơi thở của cuộc sống. Do vậy, ở Hồ Chí Minh, lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục có sự thống nhất hữu cơ, không tách rời nhau. Đúng như Nghị quyết UNESCO đánh giá: "Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”. Có thể nói, tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là sự kế thừa, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo và phê phán từ các tiền đề: Một là, chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hoá, giáo dục và tinh thần nhân ái Việt Nam, Hai là, triết lý giáo dục phương Đông, đặc biệt là triết lý nhân sinh của Nho, Phật, Lão và Ba là, những tư tưởng tiến bộ thời kỳ cận đại. Nhưng tiền đề quan trọng nhất, cái tạo nên sự phát triển về chất trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên cơ sở đó và cùng với quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng sinh động, phong phú của mình, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm hết sức sâu sắc và mới mẻ về vai trò, mục đích, nội đung và phương pháp giáo dục. Về vai trò và mục đích của giáo dục. Theo Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới. Người nói: "Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên". Mọi người Việt Nam... phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ". Từ thực trạng nền giáo dục dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã vạch trần và lên án chính sách giáo dục của thực dân Pháp là làm cho "ngu dân dễ trị". Bằng ngòi bút với lời lẽ sắc bén, Người đã chỉ rõ bộ mặt thực của cái gọi là "khai hoá văn minh" của thực dân Pháp: những người đến trường được "đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp", những người không đến trường thì bị đầu độc bằng các thói hư, tật xấu như rượu chè, cờ bạc, thuốc phiện. Do vậy, theo Người, để khẳng định chính mình, mỗi người phải thẳng thắn đấu tranh với cái lỗi thời, lạc hậu và các tệ nạn xã hội. Người viết: "Phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại như: Thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Và cần xây dựng tư tưởng dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân". Thật vậy, ngay từ những năm đầu bước vào đời, khi tham gia giảng dạy ở trường Dục Thanh, Phan Thiết, tại đây, bên cạnh việc truyền bá những kiến thức về văn hoá, Hồ Chí Minh còn đặc biệt chú trọng đến việc truyền thụ tinh thần, truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc. Nhưng mục đích cao cả của Hồ Chí Minh - mục đích mà Người nguyện suốt đời phấn đấu - là mong cho dân tộc, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Bởi, đối với Người, "Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Suốt đời, Hồ Chí Minh mong muốn xây dựng một xã hội mới về chất, cao hơn hẳn xã hội cũ - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản Chủ nghĩa. Và để xây dụng chủ nghĩa xã hội, theo Người, "trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa không có con đường nào khác ngoài giáo dục tri thức khoa học và lý tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đó là nền giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện, vừa “hồng” vừa "chuyên" trong thời đại mới. Và như vậy, "con người xã hội chủ nghĩa", con người toàn diện, "nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hoá, chính trị, kỹ thuật. Cần phải học lý luận Mác - Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc luyện "tài", rèn "đức" cho cán bộ. Bởi, theo Người, "có tài mà không có đức, ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người". Đạo đức trong quan niệm của Hồ Chí Minh được coi như "cái gốc" của cây, "cái nguồn"của sông, do đó, theo Người, "người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Như vậy, đạo đức mà Hồ Chí Minh quan niệm hoàn toàn khác với đạo đức của chế độ thực dân phong kiến "đầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời". Đạo đức mà Người hướng tới là đạo đức cách mạng, đạo đức của giai cấp công nhân, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, thực hành nhân, nghĩa, trí, dũng... chống quan liêu, tham ô, lãng phí. Còn tài là giỏi về kiến thức chuyên môn và giỏi về cách thức, phương pháp vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn, làm cho ích nước lợi dân. Tài không có nghĩa là kiến thức hoàn chỉnh, tuyệt đối, khép kín, mà là một kiến thức mở, "dĩ bất biến, ứng vạn biến", luôn được bổ sung và phát triển qua thực tiễn cách mạng sinh động. Do đó, theo Người, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là "học tập cái tinh thần xử trí mọi việc... học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta". Người có tài tham gia hoạt động thực tiễn phải biết dựa vào dân, bởi theo Hồ Chí Minh, "có dân là có tất cả". Người viết: "Dễ mười lần không dân cũng chịu, Khó trăm lần dân liệu cũng xong". Là Người luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân, Người rất chú trọng việc giáo dục nâng cao trình độ văn hoá cho dân để dân "làm ăn có ngăn nắp", "bớt mê tín nhảm", "bớt đau ốm", "nâng cao lòng yêu nước" và "để thành người công dân đứng đắn”. Người chỉ rõ: "Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc làm cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, văn minh và giàu mạnh". Mục đích trọng tâm và xuyên suốt tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là vì con người, cho con người, là xây dựng con người mới. Nhưng do yêu cầu của mỗi thời kỳ cách mạng khác nhau, Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ giáo dục khác nhau cho phối hợp. Ở thời kỳ chuẩn bị thành lập Đảng, Người tập trung vào việc triển khai các lớp huấn luyện tại Quảng Châu, Trung Quốc nhằm nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ về con đường cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Đến giai đoạn toàn quốc kháng chiến và xây dựng nền dân chủ, Người kêu gọi sửa đổi giáo dục cho phù hợp với việc đào tạo nhân tài kháng chiến kiến quốc. Tất cả giáo dục tập trung phục vụ kháng chiến kiến quốc. Bước sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, mục đích giáo dục lại gắn liền với tình hình mới. Đó là thời kỳ rất cần những con người làm chủ xã hội, làm chủ sản xuất, biết quản lý cơ quan, xí nghiệp, trường học... Về phương pháp giáo dục. Tuy Hồ Chí Minh không để lại cho chúng ta một tác phẩm, một hệ thống lý luận về phương pháp giáo dục, nhưng những việc làm thiết thực, những bài viết ngắn gọn, súc tích của Người đã hàm chứa các phương pháp giáo dục mẫu mực. Người lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các phương pháp về giáo dục. Nguyên tắc này được Người sử dụng trong việc giáo dục cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên, công nhân, nông dân, bộ đội, trí thức, học sinh, sinh viên Nó được coi như "kim chỉ nam" để lồng dẫn nhận thức, hành động và bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho tất cả mọi người. Hơn nữa, nguyên tắc này có tính chất quyết định trong việc chuyển hướng giáo dục và trở thành đặc trưng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Người nhấn mạnh: "Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”. Để nâng cao trình độ nhận thức của người lao động, Hồ Chí Minh cho rằng cần có quan điểm dân chủ, thẳng thắn, không nhồi sọ và cần có sự đối thoại trong quá trình học tập, nhận thức. Người chỉ rõ: "Mọi người được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến, dù đúng hoặc không đúng cũng vậy. Song không được nói gàn, nói vòng quanh". "Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân lý". Từ đó, Hồ Chí Minh kêu gọi cán bộ, nhà giáo phải biết tôn trọng ý kiến người khác, không nên có thành kiến đối với các ý kiến trái với ý kiến của mình. Trong khi viết và nói, Hồ Chí Minh luôn dùng các khái niệm giản dị, dễ hiểu, nhưng văn phong vẫn trong sáng, ý tưởng phong phú. Phong cách đó làm cho mọi tầng lớp, mọi người ở trình độ khác nhau đều hiểu. Đối với Hồ Chí Minh, viết và nói là làm cho người khác hiểu, cho nên viết và nói phải biết cách. Viết và nói phải thiết thực, ngắn gọn, rõ ràng, dễ nhớ và phải xuất phát từ người đọc, người nghe. Trong giáo dục, theo Hồ Chí Minh, cần có phương pháp phù hợp với điều kiện giáo dục và đối tượng giáo dục. Giáo dục phải căn cứ vào "trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng".Cần có phương pháp tổ chức giáo dục sao cho bảo đảm được sự phù hợp giữa điều kiện, hoàn cảnh giáo dục với đối tượng giáo dục. Người viết: “công nhân, nông dân bận làm ăn, nếu dạy không hợp với người học, với làm ăn, bắt phải đến lớp có bàn có ghế là không ăn thua. Phải tuý theo hoàn cảnh làm ăn mà tổ chức học mới duy trì được lâu dài, mới có kết quả tốt". Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kết hợp các hình thức giáo dục, không tuyệt đối hoá bất cứ một hình thức giáo dục nào. Người viết: "Giáo dục dù trong nhà trường có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn". Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Trong cuộc sống, trong việc làm... Hồ Chí Minh luôn là người đi đầu. Phương pháp làm gương là một biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thống nhất giữa lời nói và việc làm. Người dạy: "Mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân. Làm gương về cả ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hoá". Đối với Hồ Chí Minh, tất cả các phương pháp giáo dục như phương pháp đối thoại, phương pháp học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, phương pháp làm gương, phương pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội... đều nhằm mục đích "nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng", nâng cao nhận thức, chất lượng và hiệu quả giáo dục. Các phương pháp này vừa mang tính truyền thống, lại vừa hiện đại, vừa hệ thống, khoa học, lại vừa cụ thể, thiết thực, luôn gắn với đời sống và thời đại. Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục, Hồ Chí Minh đã gắn bó cả cuộc đời mình với việc chăm lo, mở mang và xây dựng một nền giáo dục mới, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa - một nền giáo dục mà mọi người đều có cơ hội phát huy khả năng sáng tạo, mọi người đều được học hành, không phân biệt giai cấp, tuổi tác, trình độ, giới tính... Kế tục và quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp to lớn và cao cả đó của Người, Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương khoá VIII đã xác định nhiệm vụ và mục đích cơ bản của giáo dục Việt Nam là "nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ. Và mới đây, tại Đại hội Đảng lần thứ IX, một lần nữa Đảng ta khẳng đinh: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện "giáo dục cho mọi người", "cả nước trở thành một xã hội học tập”, thực hiện phương châm "học đi đôi với hành", giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội. Hơn 50 năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, chiến lược, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo con người luôn soi sáng sự nghiệp trồng người ở Việt Nam. Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, mà còn là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục nói riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay. PHẦN II: VẬN DỤNG THỰC TIỄN Xã Văn Hán là một xã nằm ở phía Đông Bắc huyện Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên. Xã có diện tích tự nhiên là 6050 ha với trên 10237 nhân khẩu, gồm 9 dân tộc anh em tập trung ở 17 xóm. Xã Văn Hán giàu truyền thống cách mạng và bề dày văn hóa lịch sử. được công nhận là xã ATK của chiến khu Việt Bắc năm 2011. Là quê hương của những làn điệu hát si, hát lượn với những nếp nhà sàn đậm đà bản sắc dân tộc. Văn Hán có truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái, cố kết cộng đồng. Truyền thống hiếu học, nhiều thế hệ học sinh thành đạt, trưởng thành phuc vụ quê hương. Xã Văn Hán được công nhận chuẩn phổ cập tiểu học năm 2000 và phổ cập THCS từ năm 2003 và luôn duy trì tốt tiêu chí phổ cập với chất lượng ngày càng cao. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện, Phòng giáo dục, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Văn Hán và các tổ chức phi chính phủ, tổ chức Plan trong quá trình xây dựng và trưởng thành. Nhận thức của người dân ngày càng tiến bộ. Trường THCS Vân Hán nằm ở xóm Phả Lý, thuộc trung tâm xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Trường được thành lập sau khi tách trường phổ thông cơ sở Vân Hán tháng 9 năm 1997 thành 3 trường. Hầu hết nhân dân trong xã sống bằng nông nghiệp, trồng rừng và trồng chè, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc đầu tư cho con em học tập còn hạn chế. Hệ thống giao thông trong xã còn nhiều khó khăn, còn nhiều đoạn suối qua đường chưa có cầu để học sinh có thể đi học trong những buổi trời mưa to. Trong xã có nhiều hộ nghèo cần sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và nhà nước ( có 6 xóm đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã). Trường THCS Vân Hán được đặt ở vị trí trung tâm của xã.Trường có 10 lớp(trong đó 3 lớp 6, 3 lớp 7, 2 lớp 8, 2 lớp 9), với tổng số học sinh 362 em. Vào những năm 2006-2007, 2007-2008 đến năm 2008-2009: Học sinh bỏ học bình quân 13 em/năm, phần nhiều do nhà xa, không đủ điều kiện hoặc là lao động chính trong nhà nên không đến trường. Một bộ phận cha mẹ học sinh ở vùng nông thôn nhận thức về công tác giáo dục còn hạn hẹp, nghĩ là việc đó của nhà nước, nhà trường. Trong những năm gần đây công tác giáo dục của xã Văn Hán nói chung và đơn vị nhà trường nói riêng đã đạt nhiều kết quả, nhận thức chung về giáo dục-đào tạo của nhân dân trong xã được nâng lên, huy động sự tham gia đóng góp nhân lực, tài lực, vật chất cho giáo dục,Từ đó bộ mặt của nhà trường có nhiều thay đổi , bước đầu thu hút được sự quan tâm chăm lo cho sự phát triển, đầu tư về cơ sở vật chất để nhà trường ngày càng khang trang, đầy đủ hơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo và hỗ trợ nhà trường trong công tác xây dựng trưởng đạt chuẩn Quốc gia. Tuy nhiên, công tác giáo dục ở đơn vị vẫn chưa phát huy một cách toàn diện sự tham gia của toàn thể cộng đồng, mỗi người dân, công tác tuyên truyền cả bề rộng lẫn chiều sâu chưa mang lại hiệu quả cao. Còn một bộ phận không nhỏ gia đình cha mẹ học sinh có tư tưởng giao khoán chuyện dạy dỗ, giáo dục con cái cho thầy cô, nhà trường, thờ ơ đến các hoạt động giáo dục, nhận thức rất hạn chế so với sự phát triển giáo dục trong tình hình mới. Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác giáo dục trong nhà trường, muốn phát triển nhà trường nhanh và bền vững phải ra sức làm tốt công tác tuyên truyền về giáo dục, khi mọi người dân, mọi gia đình trên địa bàn quản lý nhận thức sâu sắc về giáo dục, cùng nhau chăm lo, để trường học phát triển, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường với tinh thần tự nguyện, tâm huyết nhất, khi ấy nhà trường mới là chỗ dựa đáng tin cậy của cộng đồng, góp phần giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người lao động có tri thức, công dân hữu ích cho xã hội, địa phương sau này. Kết quả đạt được trong công tác giáo dục về chất lượng học tập và công tác duy trì sĩ số: Trong 3 năm 2010, 2011, 2012 Chi bộ nhà trường luôn đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh xuất sắc. Trong 3 năm học 2010 – 2011 ; 2011 – 2012 ; 2012 – 2013 trường đạt trường tiên tiến cấp huyện. Trong năm học 2011 – 2012 đã xây dựng thư viện trường đạt chuẩn quốc gia vào tháng 11/2011, xây dựng trường đạt trưởng chuẩn Quốc gia vào tháng 4/2012, có được thành công này là sự đóng góp sức người, sức của và trí tuệ của các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Tỷ lệ học sinh bỏ học trong 03 năm gần đây giảm còn dưới 1%, học sinh hứng thú đến trường, bộ mặt nhà trường khang trang có sự thay đổi về cà chất lẫn lượng. ( tỷ lệ học sinh giỏi các cấp mỗi năm một tăng. Chất lượng giáo dục ngày càng cao). Phát hiện ra tài năng, vun đắp cho nó phát triển là nhiệm vụ của tất cả các đồng chí giáo viên và nhà trường. Các phong trào thi đua trong ngành giáo dục đã góp phần quan trọng động viên, khích lệ giáo viên, học sinh nỗ lực vươn lên đạt thành tích cao trong giảng dạy và học tập. Số lượng học sinh giỏi tăng qua các năm, cụ thể: Năm học TSHS Giỏi Khá TBình Yếu Bỏ học SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 2009-2010 411/414 15 3.6 142 34.6 240 58.4 14 3.4 3 0.72% 2010-2011 369/371 20 5.4 174 47.2 174 46.9 2 0.5 2 0.53% 2011-2012 365/366 17 4.7 113 31.2 229 63.3 3 0.8 2 0.54% Để có được kết quả đó với cương vị là một cán quản lí giáo dục trong một nhà trường, vận dụng lý luận Chủ nghĩa Mác-lênin tư tưởng Hồ Chí Minh tôi đã thực hiện như sau: Tích cực tuyên truyền đến đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh và nhân dân yên tâm, tin tưởng và thực hiện tốt chủ chương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thông qua các hoạt động cụ thể. Nghiêm chỉnh triển khai và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo chỉ thị của Bộ giáo dục và Đào tạo đối với từng năm học đến với giáo viên, học sinh và phụ huynh của nhà trường. Cùng bàn bạc và xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện nhiệm vụ đó một cách hiệu quả. Phát huy tinh thần dân chủ, công bằng và công khai trong thực hiện hế hoạch. Tạo điều kiện tốt nhất để các lực lượng giáo dục phát huy tinh thần tích cực, chủ động sáng tạo. Quan tâm nâng cao chất lượng dạy và học tại nhà trường và địa phương bằng những giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn. Tích cực tham gia công tác Đảng góp phần xây dựng cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, cơ quan văn hóa. Triển khai và tham gia đầy đủ các chuyên đề về học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Triển khai cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức sơ kết, tổng kết định kì. Xây dựng khối đoàn kết nội bộ và đoàn kết toàn dân, tiếp tục quan điếm lấy dân làm gốc, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh. Đối với học sinh. Xác định học sinh có vai trò là trun
File đính kèm:
- bai kiem tra chinh tri.doc