Đề tập làm văn 6 - Bài viết số 3 ( tiết 49, 50. tuần 13 )
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tập làm văn 6 - Bài viết số 3 ( tiết 49, 50. tuần 13 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề tập làm văn 6 - bài viết số 3 ( tiết 49, 50. tuần 13 ) Đề bài : Kể lại truyện “ Bánh chưng, bánh giày” theo ngôi kể mới. Dàn bài – Biểu điểm : Lưu ý: Truyện Bánh chưng, bánh giày trong VB được kể theo ngôi thứ3, nên theo yêu cầu của đề ra HS sẽ phải chọn ngôi kể khác để kể lại truyện , có thể là ngôi kể Vua Hùng hoặc Lang Liêu.. nhưng vẫn không làm thay đổi cốt truyện. Tuỳ ngôi kể sẽ lựa chọn cách xưng hô cho phù hợp. 1. Mở bài : Nêu tình huống truyện Vua Hùng đã già muốn tìm người nối ngôi, nhân lễ Tiên Vương ai làm vừa lòng vua thì được truyền ngôi. 2. Thân bài : Trình bày diễn biến sự việc. - Các lang đua nhau chuẩn bị lễ cúng, Lang Liêu lo lắng... -Trong giấc mơ Lang Liêu được thần bảo cách làm lễ bằng 2 thứ bánh... -Lang Liêu làm ra 2 thứ bánh độc đáo - Mâm cỗ của Lang Liêu khiến Vua cha ưng ý và chàng được truyền ngôi, đặt tên cho 2 thứ bánh.... 3. Kết bài : Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giày trong ngày tết và lời dặn dò của người kể chuyện. * Yêu cầu: Bài viết mạch lạc, bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày sạch sẽ, cách xưng hô phù hợp với ngôi kể, kể bằng lời văn của em. * Biểu điểm : Nội dung 9 điểm Hình thức 1 điểm Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hiền đề kiểm tra tiếng việt 6 Tiết 46- tuần 12 Phần I : Trắc nghiệm : ( 3 điểm ) Đơn vị cấu tạo của từ Tiếng Việt là: A.Tiếng B. Từ C. Ngữ D. Câu 2. Lí do quan trọng nhất của việc mượn từ trong Tiếng Việt ? A. Tiếng Việt chưa có từ biểu thị hoặc biểu thị không chính xác. B. Do có một thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức. C. Tiếng Việt cần có sự vay mượn để đổi mới và phát triển. D. Nhằm làm phong phú vốn từ Tiếng Việt. 3. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng Việt là gì? A. Tiếng Hán B. Tiếng Pháp C. Tiếng Anh D. Tiếng Nga 4. Trong 4 cách chia loại từ phức sau, cách nào đúng? A. Từ ghép và từ láy C. Từ phức và từ láy B. Từ phức và từ ghép D. Từ đơn và từ phức 5. Nghĩa của từ là: A. Nội dung sự vật mà từ biểu thị C. Nội dung khái niệm mà từ biểu thị B. Nội dung tính chất mà từ biểu thị D. Nội dung ( Sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị. 6. Từ “ nao núng ” trong câu “ Sơn Tinh không hề nao núng ” có nghĩa là gì ? A. Mất hoàn toàn niềm tin ở bản thân C. Lo sợ, không còn tin vào ai B. Lung lay, không vững tin ở bản thân D. Dao động, đi không vững 7. Trong các từ sau có bao nhiêu từ một nghĩa : Xe đạp, mũi, hoa nhài, chân, toán học, già, cà pháo, đi ?: A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu 8. Khi dùng từ thường mắc những lỗi sai nào? A. Lặp từ C. Dùng từ không đúng nghĩa B. Lẫn lộn những từ gần âm D. Cả A, B và C 9. Trong câu “Mặc dù còn nhiều yếu đỉêm, nhưng so với năm học trước bạn Hoa đã có rất nhiều tiến bộ” từ nào dùng sai về nghĩa?. A. Mặc dù B. Yếu điểm C. Năm học D. Tiến bộ 10. Dòng nào ghi đúng về cách phân loại danh từ trong Tiếng Việt? A. DT chỉ đơn vị và DT chỉ sự vật C. DT chung và DT riêng B. DT chỉ người và chỉ vật D. DT chỉ hiện tượng và khái niệm. 11. Khi làm vị ngữ thì danh từ cần có từ nào đứng trước? A. Từ “ của ” B. Từ “ là ” C Từ “ hãy ” D. Từ “ cũng ” 12. Trong những cụm từ sau, cụm DT nào có cấu trúc đầy đủ? A. Quyển sách này của em C. Con mèo nhỏ nhà em B. Tất cả các bạn học sinh D. Tất cả những bạn học sinh chăm ngoan ấy. Phần II : Tự luận : ( 7 điểm ) Câu 1: Trong 2 cách dùng từ sau, cách nào hợp lí hơn, tại sao? ( 2 điểm) C1: Ngày 28/10 vừa qua, chúng ta đã tổ chức thành công lễ hội văn hoá ẩm thực của các dân tộc Tây Bắc. C2: Ngày 28/10 vừa qua, chúng ta đã tổ chức có kết quả tốt lễ hội văn hoá ăn uống của các dân tộc Tây Bắc. Câu 2: Phân tích cấu tạo của các cụm DT ở câu 9 ( Phần trắc nghiệm) và điền vào mô hình. ( 2 điểm ) Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn từ 3 - 5 câu có sử dụng từ mượn , chủ đề tự chọn và gạch chân dưới những từ đó. ( 3 điểm ) Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hiền Đáp án – biểu điểm bài kiểm tra tiếng việt 6 Tiết 46. tuần 12 Phần I : Trắc nghiệm ( 3 điểm ) 12 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A D A A D B B D B A B D Phần II : Bài tập ( 7 điểm ) Câu 1 ( 2 điểm ) Cách dùng thứ nhất tốt hơn vì có sử dụng từ Hán Việt : ẩm thực, thành công để biểu thị sắc thái trang trọng. Câu 2 ( 2 điểm ) Điền vào mô hình: Phần trước Phần trung tâm Phần sau t 2 t 1 T 1 T 2 s 1 s 2 quyển sách này của em Tất cả các bạn học sinh con mèo nhỏ nhà em Tất cả những bạn học sinh chăm ngoan ấy Câu 3( 3 điểm ) Yêu cầu :- HS viết đoạn văn đúng về hình thức, trình bày sạch, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả. - Sử dụng từ mượn hợp lí. Xác định đúng và gạch chân dưới những từ mượn Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hiền đề kiểm tra ngữ văn 6 Tiết 28- tuần 7 Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm ) Khoanh vào chữ cái trước đáp án mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Truyền thuyết là gì? Những câu chuyện hoang đường Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật. Câu 2 : Việc chia tay của 2 vợ chồng Âu Cơ-Lạc Long Quân dẫn đến việc chia con. Chi tiết đó có ý nghĩa gì? A. Sự tan vỡ mối tình Lạc Long Quân- Âu Cơ C. Giải thích sự hình thành của dân tộc Việt Nam B. Giải thích sự phát triển của dân tộc Việt Nam D. Giải thích sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam Câu 3: Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì Hùng Vương dựng nước? A. Chống giặc ngoại xâm C. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hoá B. Đấu tranh, chinh phục thiên nhiên D. Giữ gìn ngôi vua Câu 4: Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc? Đoàn kết một lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước Sức mạnh thần kì của tinh thần và hành động yêu nước Sức mạnh trỗi dậy phi thường khi vận nước lâm nguy Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm. Câu 5: Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh phản ánh nét tâm lí chủ yếu nào của nhân dân lao động? A. Sợ hãi trước sự bí hiểm và sức mạnh của thiên nhiên C. Thần thánh hoá thiên nhiên để bớt sợ hãi B. Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên D. Vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng Thiên nhiên Câu 6: Gươm thần Long Quân cho Lê Lợi mượn tượng trưng cho điều gì? A. Sức mạnh của thần linh C. Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm B. Sức mạnh của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn D. Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân Câu 7: Chủ đề của truyện Thạch Sanh là gì? Đấu tranh xã hội C. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên Đấu tranh chống xâm lược D. Đấu tranh chống cái ác Câu 8: Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích? A. Nhân vật mồ côi, bất hạnh C. Nhân vật thông minh, tài giỏi B. Nhân vật khoẻ mạnh D. Nhân vật có phẩm chất tốt đẹp dưới hình thức bề ngoài xấu xí Phần II: Tự luận ( 8 điểm ) Câu 1: Hãy tóm tắt truyện “ Con Rồng cháu Tiên”. ( 3 điểm) Câu 2: Hãy kể lại diễn biến cuộc giao tranh giữa 2 vị thần Sơn Tinh - Thuỷ Tinh và nêu cảm nghĩ của em. ( 5 điểm ) Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hiền đáp án – biểu điểm bài kiểm tra văn 6 Tiết 28 - Tuần 7 Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm ) Mỗi câu đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D C D D D D C Phần II: Tự luận ( 8 điểm ) Câu1 ( 3 điểm ): Yêu cầu tốm tắt ngắn gọn và nêu được đầy đủ các sự việc chính Nguồn gốc, tài năng, hình dáng của Lạc Long Quân và Âu Cơ Họ gặp nhau yêu nhau và kết duyên vợ chồng Sự sinh nở kì lạ của Âu Cơ Họ chia con cai quản các phương Người VN tự xưng là con Rồng cháu Tiên Câu 2 ( 5 điểm ) : Yêu cầu đủ bố cục 3 phần, diễn đạt trôi chảy, sạch đẹp Nội dung bài viết cần có các ý sau: Kể lại được diễn biến cuộc giao tranh giữa 2 vị thần : những hành động của Thuỷ Tinh, hành động chống trả của Sơn Tinh Cảm nhận về cuộc chiến đấu giữa 2 thần: Dữ dội, ác liệt của 2 thần ngang tài ngang sức; Sự đối lập giữa sức mạnh hoang dại của thiên nhiên, lũ bão và sức mạnh chống chọi của người Việt cổ để bảo vệ quê hương, đất đai và cuộc sống. Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hiền Đề kiểm tra Giáo Dục Công Dân 6 ( tiết 9-tuần 9 ) ( Thời gian : 45’ ) Câu 1 : Thế nào là siêng năng ? Kiên trì ? Lấy ví dụ về một tấm gương siêng năng, kiên trì mà em biết (3 điểm) Câu 2 : Ghi lại những ý đúng biểu hiện hành vi tôn trọng kỉ luật. (3 điểm) 1, Đi học xong không về ngay 2, Thực hiện đúng giờ tự học. 3, Đọc truyện trong giờ học. 4, Mặc đồng phục. 5, Vẽ bẩn lên tường, lên bàn. 6, Trực nhật đúng phân công. 7, Bảo vệ môi trường. 8, Thực hiện trật tự an toàn gia thông. 9, Đi dép dẫm gót. 10, Giữ gìn trật tự chung. Câu 3 : Em hiểu như thế nào về câu : “ Tiên học lễ, hậu học văn ”. (2 điểm) Câu 4 : Cho tình huống sau : Mùa hè vừa qua gia đình Kiên tổ chức đi tham quan Vịnh Hạ Long (QN), một trong những di sản thiên nhiên thế giới. Ơ những nơi Kiên tới em thấy có nhiều khách du lịch thường vứt rác bừa bãi, vẽ hoặc kí tên lên vách đá, thậm chí nhiều du khách còn thả vỏ hộp, lon nước ngọt, túi ni lông... xuống biển. Nếu là bạn Kiên em sẽ ứng xử như thế nào ? (2điểm) Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hiền Đáp án – Biểu điểm Bài kiểm tra giáo dục công dân 6 ( tiết 9 – Tuần 9 ) Câu 1 : - Siêng năng : là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn . (1điểm) - Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ . (1 điểm) - Ví dụ : ( nêu tên và kể tóm tắt thành tích ). (1điểm) Câu 2 : (3điểm) - ý kiến đúng là : 2, 4, 6, 7, 8, 10. - Mỗi ý đúng : 0,5 điểm Câu 3 : - Giải thích nội dung câu : “ Tiên học lễ, hậu học văn ”. (2điểm) Cần nói được : + Lễ : là nghĩa, lễ nghi, lễ độ. học lễ là học cách làm người + Văn không phải chr là văn chương mà là kiến thức văn hoá nói chung. Câu này muốn khuyên ta phải học cách làm người trước rồi hãy học văn hoá sau. Câu 4 : (2điểm). - Cần chỉ được đó là những hành vi chưa có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường cần phải lên án vì thiên nhiên rất cần cho cuộc sống con người - Có thể đưa ra cách ứng xử : đến nói chuyện nhẹ nhàng với những du khách đó góp ý họ để họ có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên. Bản thân mình cũng cần gương mẫu, chấp hành đúng nội qui nơi tham quan. Nếu họ cố tình vi phạm sẽ đến báo ban quản lý khu tham quan. Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hiền Bài viết tập làm văn số1- Lớp 6- Tuần 5 (Tiết 17-18) . Đề bài: Kể lại truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” bằng lời văn của em. Dàn bài –biểu điểm. 1.Mở bài: - Dẫn dắt: - Giới thiệu tên truyện. ( Hoàn cảnh:Vào thời giặc Minh xâm chiếm nước ta ,cuộc k/n Lam Sơn đang gặp rất nhiều khó khăn ,Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần…) 2. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện bằng lời văn của mình. -Lê Thận nhận được lưỡi gươm ở vùng sông nước Thanh Hoá . - Lê Lợi nhận được chuôi gươm ở vùng núi Thanh Hoá - Lê Thận dâng lưỡi gươm tra vào chuôi vừa như in. - Từ khi có gươm thần, nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi… Đất nước sạch bóng quân thù. - Lê Lợi trả gươm cho Long Quân ở Hồ Tả Vọng khi đã lên ngôi vua. 3. Kết bài: Từ đó Hồ Tả Vọng mang tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm. Suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về TT “Sự tích Hồ Gươm” *Yêu cầu chung: - Viết đúng kiểu bài tự sự . - Không sao chép văn bản.Phải sáng tạo trong lời kể(Có thể tái tạo sự việc trong truỵện bằng một vài nét tả sinh động hoặc thêm chi tiết phụ cho câu chuyện thêm sinh động..) - Đảm bảo bố cục 3 phần –chặt chẽ,rõ ràng. - Bài viết mạch lạc diễn đạt trôi chảy.Không mắc lỗi . *Cho điểm: - Nội dung: 9 điểm -Hình thức: 1 điểm Bài viết tập làm văn số 2 – Lớp 6 -tiết 37, 38. tuần 10 Đề bài : Kể lại một việc tốt mà em đã làm. Dàn bài- biểu điểm 1.Mở bài: Giới thiệu câu chuyện định kể và suy nghĩ chung của em. 2. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện - Sự việc xảy ra bao giờ, ở đâu? - Diễn biến sự việc thế nào? - Kết quả ra sao? 3. Kết bài: - Suy nghĩ, cảm xúc từ việc làm đó. *Yêu cầu chung: - Viết đúng kiểu bài văn tự sự( Kể chuyện đời thường) - Thể hiện rõ cảm xúc với việc tốt mình đã làm (Vui, sung sướng,thấy mình lớn và trưởng thành thêm…). Bố cục 3 phần rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy,không mắc lỗi… *Cho điểm: -Nội dung: 9 điểm -Hình thức: 1 điểm Kế hoạch dạy học theo các chủ đề tự chọn ................ Môn : Ngữ văn 6 ................ Cả năm : 24 tiết Học kì I : 12 tiết - Học kì II : 12 tiết Học kì I Thứ – ngày dạy Tiết Lớp Tiết TC-Tuần TH Tên bài Ghi chú Thứ 3 (23/9/08) 2 6V Tiết 1- Tuần 4 Những điều cần biết về văn tự sự. Thứ 3 (30/9/08) 2 6V Tiết 2- Tuần 5 Luyện viết đoạn văn tự sự (kể việc) T1 Thứ 3 (07/10/08) 2 6V Tiết 3- Tuần 6 Luyện viết đoạn văn tự sự (kể việc) T2 Thứ 3 (14/10/08) 2 6V Tiết 4- Tuần 7 Luyện viết đoạn văn tự sự (kể người) T1 Thứ 3 (21/10/08) 2 6V Tiết 5- Tuần 8 Luyện viết đoạn văn tự sự (kể người) T2 Thứ 3 (28/10/08) 2 6V Tiết 6- Tuần 9 Tổng kết chủ đề Thứ 3 (04/11/08) 2 6V Tiết 7- Tuần 10 Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự ( T1) Thứ 3 (11/11/08) 2 6V Tiết 8- Tuần 11 Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự ( T2) Thứ 3 18/11/08) 2 6V Tiết 9- Tuần 12 Kể chuyện tưởng tượng (T1) Thứ 3 (25/11/08) 2 6V Tiết 10- Tuần 13 Kể chuyện tưởng tượng (T2) Thứ 3 (02/12/08) 2 6V Tiết 11- Tuần 14 Tổng kết chủ đề (T1) Thứ 3 (09/12/08) 2 6V Tiết 12- Tuần 15 Tổng kết chủ đề (T2) Người lập KH Nguyễn Thị Thu Hiền Kế hoạch dạy học theo các chủ đề tự chọn ................ Môn : Ngữ văn 6 ................ Cả năm : 24 tiết Học kì I : 12 tiết - Học kì II : 12 tiết Học kì II Thứ – ngày dạy Tiết Lớp Tiết TC-Tuần TH Tên bài Ghi chú Thứ 3 (03/02/09) 2 6V Tiết 1- Tuần 22 Tìm hiểu chung về thể loại văn miêu tả (T1) Thứ 3 (10/02/09) 2 6V Tiết 2- Tuần 23 Tìm hiểu chung về thể loại văn miêu tả (T2) Thứ 3 (17/02/09) 2 6V Tiết 3- Tuần 24 Các thao tác cơ bản để làm bài văn miêu tả (T1) Thứ 3 (24/02/09) 2 6V Tiết 4- Tuần 25 Các thao tác cơ bản để làm bài văn miêu tả (T2) Thứ 3 (03/3/09) 2 6V Tiết 5- Tuần 26 Phương pháp làm bài văn miêu tả Thứ 3 (10/03/09) 2 6V Tiết 6- Tuần 27 Luyện viết đoạn văn miêu tả Thứ 3 (17/3/09) 2 6V Tiết 7- Tuần 28 Ôn tập các biện pháp tu từ (Lí thuyết) T1 Thứ 3 (24/3/09) 2 6V Tiết 8- Tuần 29 Ôn tập các biện pháp tu từ (Lí thuyết) T2 Thứ 3 (31/3/09) 2 6V Tiết 9- Tuần 30 Luyện tập nhận diện và viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ (T1) Thứ 3 (07/4/09) 2 6V Tiết 10- Tuần 31 Luyện tập nhận diện và viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ (T2) Thứ 3 (14/4/09) 2 6V Tiết 11- Tuần 32 Tổng kết chủ đề (T1) Thứ 3 (21/4/09) 2 6V Tiết 12- Tuần 33 Tổng kết chủ đề (T2) Người lập KH Nguyễn Thị Thu Hiền Đề kiểm tra GDCD 6 ( tiết 27 – tuần 27 ) Thời gian : 45 phút ........................................................ Câu 1: ( 4 điểm ) Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào năm nào? Theo Công ước đó thì trẻ em có bao nhiêu nhóm quyền cơ bản ? Hãy trình bày nội dung của mỗi nhóm quyền ? Câu 2 : ( 2 điểm ) Ghi lại những ý biểu hiện hành vi vi phạm luật an toàn giao thông đối với người đi xe đạp. a, Bám nhảy tàu xe b, Đá bóng đùa nghịch dưới lòng đường c, Đi bộ qua đường sắt không quan sát d, Đi xe đạp hàng 3 hàng 4 trên đường đ, Vừa đi xe đạp vừa cầm ô e, Trẻ em đi xe đạp của người lớn g, Đi xe đạp vào phần dành cho môtô, ôtô h, Đi xe đạp đánh võng, lạng lách trên đường i, Lái xe đạp bằng 1 tay k, Đi xe đạp đúng phần đường dành cho người đi xe đạp l, Rẽ quẹo xe đạp bất ngờ sang trái hoặc sang phải m, Đạp xe nhanh từ trong nhà, trong ngõ ra đường Câu 3 : ( 2 điểm ) Cho tình huống sau : Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm, sau Nam còn có 2 em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và nuôi các em. Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào? Câu 4 : ( 2 điểm ) Theo em, học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước? Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hiền đáp án – biểu điểm Bài kiểm tra gdcd 6. tiết 27 – tuần 27 Câu 1 : ( 4 điểm ) + Công ước LHQ ra đời năm 1989, ghi nhận 4 nhóm quyền của trẻ em ( 2 điểm ) Nhóm quyền sống còn Nhóm quyền bảo vệ Nhóm quyền phát triển Nhóm quyền tham gia + Trình bày ND cụ thể của mỗi nhóm quyền chính xác ( 2 điểm ) Nhóm quyền sống còn : là những quyền được sống và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại, như được nuôi dưỡng được chăm sóc sức khoẻ. Nhóm quyền bảo vệ: là quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. Nhóm quyền phát triển : là quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá nghệ thuật. Nhóm quyền tham gia : là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình Câu 2 : ( 2 điểm ) Chọn mỗi ý kiến đúng được 0,25 điểm Các ý đúng là : d, đ, e, g, h, i, l, m. Câu 3 : ( 2 điểm ) HS có thể đề xuất những giải pháp sau : Ban ngày đi làm, tối học ở trung tâm giáo dục thường xuyên Có thể phải tạm nghỉ học một thời gian, khi đỡ khó khăn lại học tiếp Học ở trường vừa học vừa làm Tự học qua sách, qua bạn bè, qua vô tuyến Học ở lớp học tình thương... Câu 4 : ( 2 điểm ) HS tự bày tỏ suy nghĩ của mình nhưng phải có những ý sau : Cố gắng phấn đấu học tập nâng cao kiến thức Rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt Rèn luyện thân thể khoẻ mạnh .... Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hiền
File đính kèm:
- dekiemtranv6.doc