Đề th tốt nghiệp trung học phổ thôngnăm 2012-2013 môn thi: sinh học thời gian: 60 phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề th tốt nghiệp trung học phổ thôngnăm 2012-2013 môn thi: sinh học thời gian: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2012-2013
Môn thi: Sinh học
Thời gian: 60 phút
Họ, tên thí sinh:…………………………………………………Số báo danh:…………………
A.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu số 1 đến câu 32) 
Câu 1: Gen là gì?
A)Là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá một loại protêin nào đó.
B)Là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm nhất định. 
C)Là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.
D)Là trình tự các nuclêotit (nu) trong gen qui định trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin.
Câu 2: Cấu trúc chung của gen cấu trúc gồm mấy vùng? 
A)2 vùng theo trình tự. 	 B)3 vùng theo trình tự. 
C)4 vùng theo trình tự. 	D)5 vùng theo trình tự.
Câu 3: Quá trình nhân đôi của ADN ở tế bào sinh vật nhân sơ, nhân thực và ADN của virut ( dạng sợi kép) đều tuân theo:
A)nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc nửa gián đoạn.	 B)nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc đa phân.
C)nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.	 D)nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân.
Câu 4: Đột biến gen là gì?
A)Là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit.
B)Là những biến đổi trong cấu trúc của NST.	
C)Là những biến đổi làm thay đổi số lượng của bộ NST.
D)Là những biến đổi về số lượng của một hay một số cặp NST tương đồng.
Câu 5: Đột biến điểm xảy ra không làm thay đổi chiếu dài của gen nhưng làm tăng một liên kết hydrô của gen. Đột biến đó thuộc dạng gì?
A)Mất cặp A=T.	B)Lắp thêm cặp A=T.	
C)Thay cặp A=T bằng cặp G=X.	D)Thay cặp G=X bằng cặp A=T.
Câu 6: Từ NST có cấu trúc a b x c d e g , đột biến cấu trúc tạo nên NST có thành phần gen 
 a b x c e d g. Đột biến đó thuộc dạng gì?
A)Lặp đoạn.	B)Chuyển đoạn.	
C)Đảo đoạn chứa tâm động.	D)Đảo đoạn không chứa tâm động.
Câu 7: Ở cà chua, B qui định quả đỏ, b qui định quả vàng. Cho 2 cây cà chua quả đỏ 4n giao phấn với nhau. Thế hệ lai phân ly theo tỷ lệ 35 đỏ: 1 vàng. Kiểu gen của 2 cây cà chua đem lai là
A)BBBB x bbbb.	B)BBbb x Bbbb.	C)BBBb x BBbb.	D)BBbb x BBbb.
Câu 8: Nội dung của qui luật phân li của Menđen là gì?
A)Tính trạng được qui định bởi một cặp alen. Do sự phân ly đồng đều của cặp alen trong giảm phân nên mỗi giao tử chỉ chứa một alen của cặp.
B)Tính trạng được qui định bởi hai cặp alen và có sự tác động qua lại giữa các gen không alen, tạo nên kiểu hình khác bố mẹ.
C)Khi lai bố mẹ thuần chủng, khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì ở thế hệ thứ hai có sự phân li theo tỉ lệ xấp xỉ 3 trội: 1 lặn.
D)Khi lai bố mẹ thuần chủng, khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì ở thế hệ thứ hai có sự phân li theo tỉ lệ xấp xỉ 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn.
Câu 9: Xét tính trạng do một gen, có alen trội át không hoàn toàn alen lặn, phân bố trên NST thường qui định. Kết quả hai phép lai thuận, nghịch như thế nào?
A)Khác nhau.	
B)Giống nhau và kiểu hình đời lai là của một bên: hoặc của bố hoặc của mẹ.
C)Khác nhau và kiểu hình đời lai luôn luôn là của mẹ. 
D)Giống nhau và kiểu hình đời lai là trung gian của bố và mẹ .
Câu 10: Ở đậu Hà lan, cho đậu hạt vàng, thân cao giao phấn với hạt xanh, thân thấp. F1 thu được 100% hạt vàng, thân cao. Cho F1 tự thụ phấn, kiểu hình hạt xanh, thân thấp thu được chiếm bao nhiêu? Biết rằng mỗi tính trạng do 1 gen qui định phân bố trên mỗi NST khác nhau.
A)3,125%.	B)6,25%.	C)12,5%.	D)25%.
Câu 11: Cơ sở tế bào học của qui luật phân li là gì?
A)Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh, dẫn đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen.
B)Các gen nằm trên một NST phân li cùng với nhau và làm thành nhóm gen liên kết.
C)Sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự hoán vị của các gen tương ừng, đã tổ hợp lại các gen không alen trên NST.
D)Sự phân li và sự tổ hợp tự do của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh, dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen alen.
Câu 12: Ở bắp, cho bắp thân cao giao phấn với bắp thân thấp. F1 thu được toàn bắp thân cao. Cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được 9 bắp thân cao: 7 bắp thân thấp. Tính trạng trên di truyền theo qui luật nào?
A)Phân li của Menđen. B)Tương tác tích lũy cộng gộp.	C)Tương tác bổ sung.	 D)Tương tác át chế.
Câu 13: Quần thể nào dưới đây có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng?
A)0,3BB + 0,7bb = 1.	B)0,3BB + 0,5Bb + 0,2bb = 1.	C)1BB.	D)1Bb.
Câu 14: Cây hoa đỏ thụ phấn cây hoa trắng, kết quả lai thu được toàn hoa trắng. Cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, kết quả lai thu được toàn cây hoa đỏ. Tính trạng màu hoa tuân theo qui luật di truyền nào? 
A)Phân li của Menđen.	B)Di truyền trung gian.	C)Gen đa hiệu.	D)Di truyền ngoài nhân.
Câu 15: Nguồn nguyên liệu phong phú, chủ yếu phục vụ chọn giống vật nuôi, cây trồng là gì?
A)Đột biến gen.	B)Đột biến đa bội. 	C)Biến dị tổ hợp.	B)Đột biến dị bội. 
Câu 16: Nội dung của phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì?
A)Nghiên cứu di truyền của một tính trạng nhất định trên những người có quan hệ họ hàng qua nhiều thế hệ.
B)Quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi, số lượng của bộ NST trong tế bào của những người mắc bệnh di truyền với bộ NST trong tế bào của người bình thường.
C)So sánh những điểm giống nhau và khác nhau của cùng một tính trạng ở các trường hợp đồng sinh sống trong cùng môi trường hoặc khác môi trường.
D)Phân tích cấu trúc ADN, xác định cấu trúc từng gen tương ứng với mỗi tính trạng.
Câu 17: Nguyên nhân của các bệnh, tật di truyền là do
A)Đột biến gen.	B)Đột biến NST.	C)Sai sót trong vật chất di truyền.	D)Do sao chép sai.
Câu 18: Bằng chứng nào dưới đây thuộc về bằng chứng giải phẩu học so sánh?
A)Bằng chứng về cơ quan tương đồng.	B)Bằng chứng về sự giống nhau trong phát triển phôi.
C)Bằng chứng về đặc điểm hệ động, thực vật.	D)Bằng chứng về tế bào học. 
Câu 19: Theo Đacuyn, có những loại biến dị nào?
A)Đột biến và biến dị tổ hợp.	B)Thường biến và đột biến.	
C)Biến dị tổ hợp và biến dị cá thể.	D)Biến dị cá thể và biến dị đồng loạt.
Câu 20: Sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiện môi trường và mọi cá thể đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới là quan điểm của ai?
A)Đacuyn.	B)Lamac.	C)Kimura.	D)Tiến hoá hiện đại.
Câu 21: Nội dung nào dưới đây thuộc về tiến hoá nhỏ?
A)Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B)Là sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không liên quan đến tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C)Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, dẫn đến sự hình thành loài mới.
D)Là quá trình bao gồm hai mặt song song; vừa đào thải các biến dị bất lợi, vừa tích luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật. 
Câu 22: Vì sao quần thể giao phối được xem là đơn vị tiến hoá cơ sở?
A)Vì quần thể là đơn vị tồn tại thực trong tự nhiên.	
B)Vì quần thể là đơn vị sinh sản.
C)Vì quần thể có thành phần kiểu gen ổn định qua nhiều thế hệ. 
D)Vì quần thể là đơn vị tồn tại thực trong tự nhiên và là đơn vị sinh sản.
Câu 23: Trong môi trường không có DDT thì dạng ruồi mang đột biến kháng DDT sinh trưởng chậm hơn dạng ruồi bình thường nhưng khi môi trường có DDT thì đột biến này có lợi cho ruồi mang đột biến kháng DDT. Bằng chứng trên chứng tỏ điều gì?
A)Giá trị thích nghi của đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen.
B)DDT là tác nhân gây đột biến, biến đổi dạng ruồi mang đột biến trở thành dạng bình thường.
C)Khi môi trường thay đổi, thể đột biến thay đổi giá trị thích nghi của nó.
D)DDT gây chết với dạng ruồi bình thường nên không còn có sự cạnh tranh giữa dạng bình thường với dạng ruồi đột biến.
Câu 24: Kết thúc giai đọan tiến hoá hoá học đã hình thành nên:
A)Các phân tử hữu cơ đơn giản. 	 	B)Các đại phân tử.	
C)Các tế bào nguyên thuỷ.	D)Các sinh vật nhân sơ.
Câu 25: Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng không làm thay đổi vật chất di truyền là
A)Mất đoạn	B)Lặp đoạn	C) Chuyển đoạn	D) Đảo đoạn
Câu 26: Ở cà chua 2n = 24, số lượng nhiễm sắc thể ở thể tam bội là
A) 48 B) 36 C) 27 D)25
Câu 27: Khái niệm nào dưới đây thuộc về ổ sinh thái?
A)Là phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
B)Là địa chỉ cư trú của loài.
C)Là một không gian sinh thái, ở đó tất cả các điều kiện môi trường qui định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của loài.
D)Là những yếu tố cấu tạo nên môi trường, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống sinh vật.
Câu 28: Trong thời gian gần đây, một số động vật rừng thường hay xuống làng bản phá hại mùa màng. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do
A)Sự cạnh tranh giữa các loài động vật trong rừng.	B)Rừng, nơi sinh sống bị thu hẹp.
C)Thay đổi tập tính.	D)Thay đổi bản năng. 
Câu 29: Căn cứ vào đặc điểm thích nghi với điều kiện chiếu sáng, thực vật chia thành các nhóm nào?
A)Nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.	
B)Nhóm cây ưa sáng và nhóm cây chịu bóng.
C)Nhóm cây chịu bóng và nhóm cây ưa bóng.
D)Nhóm cây ưa sáng, nhóm cây ưa bóng và nhóm cây chịu bóng.
Câu 30: Giới hạn sinh thái nhiệt độ của một số loài như sau: Loài (1): 20C –> 180C, Loài (2): 20C –> 420C, Loài (3): -20C –> 180C, Loài (4): 200C – 780C. Loài nào là loài hẹp nhiệt?
A)Loài 1.	B)Loài 2.	C)Loài 3.	D)Loài 4.
Câu 31: Sự tác động tổ hợp của nhiệt độ và độ ẩm tạo ra vùng sống của sinh vật được gọi là gì?
A)Giới hạn sinh thái.	B)Ổ sinh thái.	C)Nơi ở.	D)Thuỷ nhiệt đồ.
Câu 32: Quan hệ đối kháng giữa các cá thể trong quần thể được thể hiện ở các hình thức:
A)Cạnh tranh và kí sinh cùng loài.	B)Cạnh tranh và ăn thịt đồng loại.	
C)Kí sinh cùng loài và ăn thịt đồng loại.	D)Cạnh tranh, kí sinh cùng loài và ăn thịt đồng loại.
B.PHẦN RIÊNG: Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm phần riêng của chương trình đó
I. PHẦN RIÊNG DÀNH CHO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)
Câu 33: Sự nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực có sự khác biệt với nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ là:
A)Cơ chế nhân đôi.	B)Nguyên liệu và nguyên tắc nhân đôi.	
C)Chiều nhân đôi và cơ chế nhân đôi.	D)Hệ enzim và đơn vị nhân đôi.
Câu 34: Chiều phiên mã trên mạch mã gốc của ADN là:
A)Theo chiều 3’ đến 5’.	B)Theo chiều 5’ đến 3’.
C)Tùy thuộc vào từng loại ADN.	D)Có đoạn theo chiều 3’ đến 5’, có đoạn theo chiều 5’ đến 3’. 
Câu 35: Theo Lamac, nguyên nhân chính làm cho loài biến đổi dần dần và liên tục là 
A)sự củng cố ngẫu nhiên các biến dị trung tính không liên quan đến tác động của chọn lọc tự nhiên.
B)chọn lọc tự nhiên tác động thông qua tính di truyền và biến dị của sinh vật.
C)do điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi.
D)sự biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
Câu 36: Những nhóm loài thực vật nào dưới đây có khả năng thích nghi với lửa?
A)Cây một lá mầm.	B)Cây thân gỗ.	C)Cây thân bụi.	D)Cây có thân ngầm dưới mặt đất.
Câu 37: Sự cạnh tranh cùng loài xảy ra khi nào?
A)Khi nguồn thức ăn của các cá thể trưởng thành bị suy kiệt vì một lí do nào đó
B)Do thay đổi tập tính
C)Khi mật độ quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường.	
D)Do sự thay đổi của môi trường sống
Câu 38: Phiên mã là
A)quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN.
B)sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn.
C)quá trình tổng hợp prôtêin diễn ra tại ribôxôm.
D)quá trình truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ của loài. 
Câu 39: Mối quan hệ giữa cây tơ hồng với các cây khác thuộc mối quan hệ nào?
A)Cộng sinh.	B)Hội sinh.	C)Kí sinh.	D)Ức chế-cảm nhiễm.
Câu 40: Dựa vào kích thước cá thể, trong những loài dưới đây, loài nào có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ?
A)Sinh vật sản xuất.	B)Sinh vật tiêu thụ bậc 1.	
C)Sinh vật tiêu thụ bậc 2.	D)Vi sinh vật phân giải. hồ. 
II. PHẦN RIÊNG DÀNH CHO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO (8 câu, từ câu 41 đến câu 48)
Câu 41: Dựa vào kích thước cá thể, trong những loài dưới đây, loài nào có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ?
A)Cá trắm trong hồ.	B)Rái cá trong hồ.	C)Rong đuôi chó trong hồ.	D)Khuẩn lam trong hồ. 
Câu 42: Phiên mã là
A)quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN.
B)sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn.
C)quá trình tổng hợp prôtêin diễn ra tại ribôxôm.
D)quá trình truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ của loài. 
Câu 43: Sự biến động số lượng của thỏ rừng Bắc Mĩ và Linh miêu là sự biến động số lượng theo chu kì nào?
A)Ngày đêm.	B)Chu kì tuần trăng và hoạt động của thủy triều.	C)Chu kì mùa.	 D)Chu kì nhiều năm.
Câu 44: Mối quan hệ giữa giun sán với động vật khác thuộc mối quan hệ nào?
A)Cộng sinh.	B)Hội sinh.	C)Kí sinh.	D)Ức chế-cảm nhiễm.
Câu 45: Đặc điểm nào dưới đây không thuộc hệ sinh thái nhân tạo?
A)Đa dạng loài.	B)Dễ bị suy thoái.
C)Thường xuyên bổ sung năng lượng, vật chất để duy trì trạng thái ổn định của hệ.
D)Số cá thể của loài ư thế chiếm số lượng lớn nhất.
Câu 46: Năng lượng biến đổi theo hình thức nào khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề trong chuổi thức ăn?
A)Tăng khoảng 30%.	B)Biến đổi không đáng kể.	C)Mất khoảng 30%.	D)Mất khoảng 90%. 
Câu 47: Gen của phân tử ADN 2 mạch có G = 900 nuclêôtit chiếm 30% số nuclêôtit của gen. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit A=T bằng cặp nuclêôtit G=X. Số liến kết hydrô của gen đột biến là bao nhiêu?
A)3899.	B)3900.	C)3901.	D)3902.
Câu 48: Cho gà trống lông vằn giao phối với gà mái lông đen. F1 thu được toàn gà lông vằn. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau, F2 thu được 3 gà lông vằn, 1 gà lông đen chỉ có ở gà mái. Biết rằng tính trạng màu lông do 1 gen qui định. Màu sắc lông gà di truyền theo qui luật nào?
A)Phân li của Menđen.	B)Di truyền chéo.	C)Di truyền thẳng.	D)Di truyền theo dòng mẹ.
============================

File đính kèm:

  • docDE THI THU TN 2013.doc
Đề thi liên quan