Đề tham khảo học sinh giỏi năm học 2012-2013 môn: công nghệ điện lớp 9 thời gian: 60 phút

doc3 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo học sinh giỏi năm học 2012-2013 môn: công nghệ điện lớp 9 thời gian: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Quận 2	
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi Q2
ĐỀ THAM KHẢO HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỚP 9
Thời gian: 60 phút
Câu 1: Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng? Để trở thành người thợ điện, cần phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào? Cho biết những nơi đào tạo nghề điện, hãy liên hệ thực tế ở địa phương? (2đ)
Câu 2: (2.5đ)	a) Nêu quy trình đo điện năng tiêu thụ của mạch điện mà em đã học và vẽ sơ đồ mạch điện của công tơ điện? 
	b) Trên mặt công tơ điện của một cơ sở sản xuất có ghi 900 vòng/kWh. Hãy cho biết ý nghĩa con số trên và tính xem trong một ngày (24 giờ) mạch điện của một cơ sở sản xuất tiêu thụ bao nhiêu điện? Biết rằng sau 6 giây đĩa nhôm của công tơ quay được 1 vòng?
Câu 3: Dây dẫn điện trong nhà thường được nối với nhau bằng cách nào? Hãy nêu qui trình chung để thực hiện một mối nối dây dẫn? Tại sao mối nối cần hàn và phải cách điện? Và cho biết các yêu cầu của một mối nối? (1đ)
Câu 4: Nêu cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng? (1đ)
Câu 5: (3.5đ) 
Vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện theo sơ đồ bố trí với các yêu cầu sau:
Mạch điện gồm:
Một cầu chì bảo vệ toàn mạch
Một công tắc 2 cực A điều khiển công tắc 3 cực B; 
Công tắc 3 cực B điều khiển: vị trí 1 đèn 1 sáng, vị trí 2 điều khiển công tắc 3 cực C, 
Công tắc 3 cực C điều khiển 2 đèn 2, 3 tắt sáng luân phiên.
Hết.
Phòng GD&ĐT Quận 2
ĐÁP ÁN
TTKTTHHN QUẬN 2
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỚP 9
Thời gian: 60 phút
Câu 1: 
- Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng?
Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt; (0.25)
Lắp đặt thiết bị và đồ dung điện; (0.25)
Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các loại đồ dùng điện, mạng điện, thiết bị điện; (0.25)
- Cần rèn luyện một số yêu cầu sau:
Về kiến thức: Tối thiểu phải tốt nghiệp THCS, có hiểu biết cơ bản về lĩnh vực điện. (0.25)
Về kỹ năng: Có kỹ năng đo lường, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt thiết bị điện, đồ dùng điện và mạng điện. (0.25)
Về thái độ: Yêu thích các công việc liên quan đến nghề điện, có tác phong công nghiệp, kiên trì, thận trọng, ham học hỏi. (0.25)
Về sức khỏe: Có sức khẻo tốt, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp. (0.25)
- Những nơi đào tạo nghề điện: Các trường hoặc trung tâm dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học kỹ thuật; Các trung tâm kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp; Liên hệ địa phương: Trung tâm dạy nghề Quận 2, các thợ lành nghề (0.25)
Câu 2: 	a) Nêu quy trình đo điện năng tiêu thụ của mạch điện
Đọc và ghi chỉ số công tơ trước khi thực hành (trước khi nối với mạch điện tiêu thụ) (0.25)
Quan sát hiện trạng làm việc của công tơ (công tơ có quay đúng chiều không) (0.25)
Ghi chỉ số công tơ sau khi đo 30 phút vào báo cáo thực hành. (0.25)
Tính điện năng tiêu thụ của phụ tải (lấy chỉ số sau khi làm việc 30 phút trừ chỉ số lúc chưa làm việc) (0.25)
	(0.5)
	b) - Ý nghĩa 900 vòng/kWh: Đĩa nhôm quay 900 vòng thì đồng hồ tăng 1kWh điện. (0.25)
Giải:
1 ngày có 24 giờ = 24 x 60 x 60 = 86400 giây. (0.25)
Ta biết sau 6 giây đĩa nhôm của công tơ quay 1 vòng. Vậy một ngày công tơ quay được: 86400:6= 14400 vòng. (0.25)
Ta lại biết công tơ quay 900 vòng/kWh.
Vậy cơ sở sản xuất trên tiêu thụ điện trong 1 ngày là: 14400:900= 16 kWh (0.25)
ĐS: 16 kWh 
Câu 3: Dây dẫn điện trong nhà thường được nối với nhau bằng cách:
Thường được nối thẳng, nối phân nhánh hoặc nối với nhau bằng phụ kiện; (0.25)
Qui trình chung để thực hiện một mối nối dây dẫn: Bóc vỏ cách điện à Làm sạch lõi à Nối dây à Kiểm tra mối nối à Hàn mối nối à Cách điện mối nối. (0.25)
Mối nối cần được hàn để đảm bảo tiếp xúc dẫn điện tốt và cần cách điện để đảm bảo an toàn. (0.25)
Yêu cầu của mối nối: Dẫn điện tốt – Bền chắc – Nhỏ gọn – An toàn. (0.25)
(Chú ý: Thiếu một ý của một yêu cầu thì không có điểm)
Câu 4: Để đo điện trở cần thực hiện theo thứ tự các bước sau:
Điều chỉnh đồng hồ về giá trị đo điện trở và thang đo điện trở lớn nhất. (0.25)
Chạm 2 que đo điện trở với nhau và điều chỉnh kim đo về đúng vị trí số 0; (0.25)
Khi đo phải bắt đầu từ thang đo lớn nhất và giảm dần đến khi nhận được kết quả thích hợp để tránh kim bị va đập mạnh gây ảnh hưởng xấu đến đồng hồ. (0.25)
Không được chạm tay vào đầu kim đo để tránh xảy ra sai số. Không được sử dụng tùy tiện khi chưa hiểu cách sử dụng vì sẽ làm hỏng đồng hồ. (0.25)
Câu 5: Vẽ sơ đồ nguyên lý: (1.5đ)
Sơ đồ lắp đặt mạch điện: (2.0đ)
(Chú ý: Vẽ sai yêu cầu thì không có điểm, vẽ thiếu mối nối trừ 0.25đ; )

File đính kèm:

  • docDedap an HSG CN9tham khaoNVT 2012.doc