Đề tham khảo kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn thi: Sinh Học

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn thi: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO KỲ THI CHỌN HỌC SINH THỊ XÃ TÂY NINH GIỎI LỚP 9 THCS VÒNG THỊ XÃ 
 NĂM HỌC 2012-2013
 MÔN THI: SINH HỌC 
 THỜI GIAN: 150 PHÚT ( Không kể thời gian phát đề )
Câu 1: ( 2 điểm )
 Căn cứ vào đâu mà Menđen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đem lai ở đậu Hà Lan di truyền độc lập với nhau ?
Câu 2: ( 2 điểm )
 Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào ? Mô tả cấu trúc đó.
 Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền tính trạng. 
Câu 3: ( 2 điểm )
 Hãy khái quát các điểm giống nhau giữa ADN, ARN và protein về cấu tạo và chức năng? 
Câu 4: ( 2 điểm )
 a. Đột biến số lượng NST là gì? Nêu tên và số lượng của các kiểu bộ NST bị đột biến.
 b. Trình bày sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.
Câu 5: ( 3 điểm )
 Ở người, gen chi phối nhóm máu có 3 alen : IA, IB trội hoàn toàn so với IO ; từ đó tạo nên 4 nhóm máu như sau:
	- Kiểu gen IAIA và IAIO cho nhóm máu A.
	- Kiểu gen IBIB và IBIO cho nhóm máu B.
	- Kiểu gen IAIB cho nhóm máu AB.
	- Kiểu gen IOIO cho nhóm máu O.
Giả sử có 3 cặp vợ chồng và 3 cháu bé. Trong đó:
	- Cặp 1: Chồng có nhóm máu B, vợ có nhóm máu A.
	- Cặp 2: Chồng có nhóm máu AB, vợ có nhóm máu B.
- Cặp 3: Chồng có nhóm máu AB, vợ có nhóm máu O.
- Cháu X có nhóm máu B.
- Cháu Y có nhóm máu O.
- Cháu Z có nhóm máu AB.
Vận dụng kiến thức di truyền, em hãy tìm cặp bố mẹ của 3 cháu bé trên.
Câu 6: ( 3 điểm )
 Một tế bào trứng của một cá thể động vật được thụ tinh với sự tham gia của 1048576 tinh trùng. Số tinh nguyên bào sinh ra số tinh trùng này có 3145728 NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi. Các tinh nguyên bào này đều có nguồn gốc từ một tế bào mầm.
 1. Hãy xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
 2. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra bao nhiêu NST đơn cho quá trình nguyên phân của tế bào mầm?
3. Hợp tử được tạo thành từ kết quả thụ tinh của tế bào trứng nói trên nguyên phân liên tiếp 3 đợt đã lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào để tạo ra 91 NST đơn.
 a. Giải thích cơ chế hình thành hợp tử ?
 b. Xác định số lượng NST ở trạng thái chưa nhân đôi của thế hệ tế bào cuối cùng.
Câu 7: ( 3,5 điểm )
 Một phân tử mARN dài 4080A0 có mA – mG = 100 ribonucleotit và mU – mX = 140 ribonucleotit. Hãy tính :
1. Số nucleotit mỗi loại của gen đã tổng hợp nên phân tử mARN trên.
 2. Số nucleotit mỗi loại trên mỗi mạch của gen, biết mạch 2 mang mã gốc có T2 – A2 = 80.
 3. Số ribonucleotit mỗi loại mà môi trường cần cung cấp nếu gen trên sao mã 3 lần.
Câu 8: ( 2,5 điểm ) 
 Quan sát cấu trúc nhiễm sắc thể số 3 trên loài ruồi giấm, người ta phát hiện có sự sai khác về trật tự phân bố các đoạn trên nhiễm sắc thể như sau:
- Nòi I : ABCDEGHIK 
- Nòi II: AGEDCBHIK 
- Nòi III: AGEDIHBCK
Đây là dạng đột biến nào? Tìm mối quan hệ phát sinh giữa 3 nòi này?
 ( Hết )
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 
( 2 điểm)
 Dựa vào kết quả F2 với 4 loại kiểu hình có tỉ lệ 9:3:3:1
 Xét kết quả từng cặp tính trạng riêng rẽ:
 Vàng/Xanh= 3/1 ; Trơn/ Nhăn = 3/1
 Như vậy tỉ lệ mỗi loại kiểu hình F2 bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó, chứng tỏ mỗi cặp tính trạng đều phân li độc lập không phụ thuộc vào nhau.
0,5
0,5
1,0
Câu 2
( 2 điểm)
Cấu trúc điển hình của NST biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân bào.
Vào thời kì này NST đóng xoắn cực đại và có dạng đặc trưng. Gồm hai cromatit giống hệt nhau dính nhau ở tâm động (eo thứ nhất ) chia nó thánh hai cánh. Một số NST còn có eo thứ hai
 NST là cấu trúc mang gen, mỗi gen nằm trên một vị trí xác định . Những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST dẫn đến biến đổi tính trạng di truyền 
 NST có khả năng tự nhân đôi nhờ đó mà thông tin di truyền quy định tính trạng được sao chép qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
( 2 điểm)
* Về cấu tạo:
- Đều được xếp vào nhóm đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào
- Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, do nhiều đơn phân hợp lại.
- Giữa các đơn phân đều có liên kết hóa học nối lại với nhau để tạo thành mạch hay chuỗi.
- Đều có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự của các đơn phân quy định 
- Đều có nhiều dạng cấu trúc khác nhau trong không gian
- Cấu tạo đều được quy định bởi thông tin nằm trong phân tử ADN
* Về chức năng:
 Đều tham gia vào chức năng truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử
1,5
( Mỗi ý đạt 0,25)
0,5
Câu 4
( 2 điểm)
a. - Là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST
 - Thể dị bội : 2n +1, 2n – 1, 2n – 2 ( thể 3 nhiễm, thể 1 nhiễm, thể 0 nhiễm)
 - Thể đa bội : 3n, 4n, 
b. Sự khác nhau giữa thường biến và đột biết: 
Thường biến
Đột biến
- Những biến đổi ở kiểu hình
- Ảnh hưởng trực tiếp của môi trường
- Không di truyền
- Đồng loạt, có hướng xác định
- Thích nghi với điều kiện môi trường
- Những biến đổi trong vật chất di truyền
- Do tác nhân vật lí, hóa học, rối loạn trao đổi chất 
- Di truyền
- Riêng lẻ, không định hướng
-Có hại, có lợi hoặc trung tính
0.5
0,25
0,25
1,0
( Mỗi ý đạt 0,2)
Câu 5
( 3 điểm)
 Vì bài ra không cho biết KG trong nhóm máu của mỗi người (đồng hợp tử hay dị hợp tử) nên phải xét ở trạng thái tối đa (dị hợp).
- Xét cặp vợ chồng thứ 3: P : IAIB x IOIO
 GtP : IA , IB IO
 F : IAIO IBIO
 Nhóm máu A Nhóm máu B
=> Con của cặp vợ chồng này phải thuộc nhóm máu A hoặc nhóm máu B, do đó bé Y và bé Z không phải là con của họ.Vậy bé X là con của họ
- Xét cặp vợ chồng thứ 2: P : IAIB x IBIO
 GtP : IA , IB IB , IO
 F : IAIB IAIO IBIB IBIO
 Nhóm máu AB Nhóm máu A Nhóm máu B
=> Con của cặp vợ chồng này phải thuộc nhóm máu AB, nhóm máu A hoặc nhóm máu B, do đó bé Y không phải là con của họ.Vậy bé Z là con của họ
 Đến đây có thể kết luận : 
 + Bé Y là con của cặp vợ chồng thứ 1
 + Bé Z là con của cặp vợ chồng thứ 2
 + Bé X là con của cặp vợ chồng thứ 3
( Học sinh có thể làm bài theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa )
 0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 6
( 3 điểm)
1.
- Số tinh nguyên bào: 1048576 : 4 = 262144 (TB) 
- Số NST trong bộ 2n = 3145728 : 262144 = 12 (NST) 
2.
- Số đợt nguyên phân của tế bào mầm: 2k = 262144 = 218Þ k = 18 (đợt) 
- Môi trường cung cấp số NST : 12 (218-1) = 3145716 (NST) 
3.
a.
b.
- Số NST trong hợp tử là: 91: (23-1) = 13(NST) 
= 12 +1
- Hợp tử có dạng đột biến dị bội thể 2n + 1
- Cơ chế hình thành hợp tử: Do 1 tinh trùng ( trứng) có n = 6 NST kết hợp với 1 trứng ( tinh trùng ) có 
n = 7 NST (n + 1) tạo thành hợp tử có 2n + 1 = 13
- Số NST ở thế hệ tế bào cuối cùng là: 13 x 23 = 104 (NST)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7
(3,5 điểm)
1. Ngen = = 2400 nucleotit
- Theo bài ra: 
 mA – mG = 100
 mU – mX = 140 
 (mA + mU) – (mG + mX) = 240 
 Agen – Ggen = 240 (1)
- Theo NTBS: Agen + Ggen = = = 1200 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ pt:
 Agen – Ggen = 240 (1) Agen = Tgen = 720
 Agen + Ggen = 1200 (2) Ggen = Xgen = 480
2. 
- Xét mạch 2 ta có :
T2 – A2 = 80 	 A2 = 320 T2 + A2 = Agen = Tgen = 720 T2 = 400
 + Theo nguyên tắc sao mã: A2 = mU = 320 , T2 = mA = 400
 + Theo bài ra: mA – mG = 100 mà mA = 400 => mG = 300 = X2 
 mU – mX = 140 mà mU = 320 => mX = 180 = G2
Vậy: A1 = T2 = 400
 T1 = A2 = 320
 G1 = X2 = 300
 X1 = G2 = 180
3. Khi gen sao mã 3 đợt thì :
 mA = 400 x 3 = 1200 
 mU = 320 x 3 = 960 
 mG = 300 x 3 = 900 
 mX = 180 x 3 = 540
( Học sinh có thể làm bài theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa )
0,2
0,2
 0,1 
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 8
(2,5 điểm)
* Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng đảo đoạn.
* Mối quan hệ phát sinh giữa 3 nòi:
 - Nếu nòi I là dạng gốc, trật tự phát sinh như sau:
 + Nòi I: ABCDEGHIK đảo đoạn BCDEG thành nòi II: AGEDCBHIK 
 + Nòi II: AGEDCBHIK đảo đoạn CBHI thành nòi III: AGEDIHBCK
 - Nếu nòi III là dạng gốc, trật tự phát sinh như sau:
 + Nòi III: AGEDIHBCK đảo đoạn IHBC thành nòi II: AGEDCBHIK
 + Nòi II: AGEDCBHIK đảo đoạn GEDCB thành nòi I: ABCDEGHIK
0,5
1,0
1,0
 BGH GVBM

File đính kèm:

  • docDe tham khao ki thi chon HSG vong thi 2012 2013.doc