Đề tham khảo môn ngữ văn (ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông) thời gian làm bài : 150 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo môn ngữ văn (ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông) thời gian làm bài : 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THAM KHẢO MÔN NGỮ VĂN (Ôn tập thi tốt nghiệp THPT) Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) : Câu 1 : (2,0 điểm) Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn ? Câu 2 : (3,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói : " Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố " (Trích Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm) II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b) Câu 3a : Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Những đường Việt Bắc của ta. Đêm đêm rầm rập như là đất rung. Quân đi điệp điệp, trùng trùng. Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn. Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày. Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. (Ngữ văn 12 Chuẩn - Tập 1) Câu 3b : Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm) Phân tích nhân vật chánh án Đẩu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12 - Tập 2) HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN Đáp án và thang điểm: Đáp án Điểm I. PHẦN CHO CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 đ) Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn a) Cuộc đời: - Chu Thụ Nhân (1881 - 1936) là nhà văn cách mạng Trung Quốc. 0,25 - 13 tuổi chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh vì không có thuốc mà chết ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc.Nghề hàng hải, nghề khai mỏ. 0,25 - Nhờ học giỏi, ông được nhận học bổng của Nhật, ông chọn học ngành y. Một lần xem phim thấy những người Trung Quốc khoẻ mạnh hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga. Ông giật mình nhận ra rằng : Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần.Ông chuyển sang làm văn nghệ 0,5 b) Sự nghiệp: - Làm văn nghệ ông dùng ngòi bút để phanh phui các " Căn bênh tính thần " của quốc dân lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa. 0,5 - Tác phẩm tiêu biểu : tập truyện Gào thét; Bàng hoàng; Truyện vừa: AQ chính truyện ; Các tập tạp văn : Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng,... 0.5 Câu 2 (3,0 đ) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói : " Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố " (Trích Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm) a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b) Yêu cầu vế kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chúng phải hợp lí; phẩm chất cao đẹp của con người. + Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói) - Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội. - Câu nói khẳng định: Cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan (Đây là vấn đề nghị luận) 0,5 + Giải thích, chứng minh vấn đề: - Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục. - Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người. 0,5 + Khẳng định, bàn bạc mở rộng vấn đề: - Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng. - Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: Sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. -Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ:Trong học tập,cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên.Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai,mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì ? 0,5 0,5 1,0 II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Câu 3a (5,0 đ) Theo chương trình chuẩn Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu a) Yêu cầu về kĩ năng : Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b) Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: + 8 câu thơ có thể xem như bức tranh "Việt Bắc ra quân" đã được Tố Hữu miêu tả thật là hoành tráng, với hào khí ngất trời của những con người mới xuất quân mà như đã cầm chắc chiến thắng trong tay. 0,5 + Câu 1 và 2 : nét tả khái quát con đường hành quân nhưng để nói lên khí thế dũng mãnh của những người ra trận. 0,75 + Câu 3 và 4 : Hình ảnh đoàn quân rất đẹp, một hình ảnh thơ vừa hiện thực, vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ. 0,75 + Câu 5 và 6 : Hình ảnh đoàn dân công phục vụ tiền tuyến trong kháng chiến chống Pháp 0,75 + Câu 7 và 8 : Hình ảnh đoàn xe ra trận sau nghĩa thực câu thơ mang nghĩa bóng, nghĩa tượng trưng trong một hình ảnh lạc quan phơi phới. 0,75 + Nghệ thuật : Thơ lục bát, biện pháp so sánh, cường điệu, từ láy,... 1,0 + Đánh giá chung về đoạn thơ. 0,5 Câu 3b (5,0 đ) Theo chương trình nâng cao Phân tích nhân vật chánh án Đẩu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, biết cách phân tích một hình tượng nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b) Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: + Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5 + Đẩu là chánh án toà án huyện,thường giải quyết những chuyện bất hoà trong gia đình bằng cách hoà giải.Anh mời người đàn bà đến toà án khuyên chị bỏ chồng điều đó cho ta thấy Đẩu là một người tốt bụng,đầy thiện chí, hiểu luật pháp, khuyên như vậy là một cách giải phóng người phụ nữ khỏi người chồng vũ phu. 1,0 + Những người đàn bà kiên quyết không chịu bỏ chồng. Anh không hiểu lòng tốt của anh đã trở thành phi thực tế ; kiến thức sách vở mà anh đã được học trở thành vô nghĩa trước những lí lẽ sâu sắc nhưng đầy trải nghiệm của người đàn bà quê mùa, thất học. 1,0 + Anh ngộ ra những nghịch lí của đời sống và hiểu được rằng chỉ có thiện chí và những kiến thức sách vở sẽ không giải thoát được những cảnh đời tối tăm, đau khổ 1,0 + Thông qua nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện ; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa chiều, nhiều chiều. 1,0 + Đánh giá chung về nhân vật 0,5
File đính kèm:
- VAN 12 DE 6 THI THU TN 2013.doc