Đề tham khảo ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2008 - 2009 môn văn - thời gian làm bài 150 phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2008 - 2009 môn văn - thời gian làm bài 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC
ĐỀ THAM KHẢO ÔN TẬP THI TNTHPT
NỘI TRÚ TỈNH QUẢNG NAM
NĂM HỌC 2008 - 2009

Môn Văn - Thời gian làm bài 150 phút


I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)
Anh (chị) hãy tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn.
 (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2009)

Câu 2. (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay.

II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc 3.b)

Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải.

----------------------------------------------------














	
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC
ĐÁP ÁN
NỘI TRÚ TỈNH QUẢNG NAM
ĐỀ THAM KHẢO ÔN TẬP THI TN THPT 

NĂM HỌC 2008 – 2009 – MÔN VĂN


ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
a) Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính:
- Sáng sớm mùa thu, lão Hoa Thuyên, chủ quán trà đến pháp trường mua thuốc chữa bệnh cho con. Thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du.
- Bà Hoa cho con ăn bánh với niềm tin chắc chắn con sẽ khỏi bệnh.
- Những người khách trong quán trà của lão Thuyên bàn về thuốc, về Hạ Du.
- Buổi sáng thanh minh năm sau, bà Hoa và mẹ Hạ Du cùng đến thăm mộ con, họ đồng cảm và ngạc nhiên khi thấy vòng hoa trên mộ Hạ Du.
b) Cách cho điểm:
- Điểm 2: Đáp ứng yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 1: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lối diễn đạt.
Câu 2. (3,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu bật được các ý chính sau:
- Vai trò quan trọng của việc chọn nghề đối với thanh niên, học sinh:
+ Góp phần quyết định tương lai, hạnh phúc của mỗi người.
+ Thể hiện quan điểm sống, lý tưởng sống của tuổi trẻ.
- Một số quan niệm chọn nghề:
+ Chọn nghề làm ra nhiều tiền (mặt tích cực và hạn chế).
+ Chọn nghề mà mình yêu thích (mặt tích cực, hạn chế).
- Cả hai quan niệm trên đều phiến diện, xuất phát từ ý thức chủ quan, chưa thực sự xuất phát từ quan điểm, lý tưởng sống đúng đắn, cao đẹp của thanh niên hiện nay.
- Quan niệm chọn nghề của bản thân:
+ Vừa quan tâm đến sở thích cá nhân, vừa chú ý đến vấn đề thu nhập.
+ Việc chọn nghề cần căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau: điều kiện kinh tế gia đình, năng lực, năng khiếu của bản thân, nhu cầu của xã hội, đất nước, …
c) Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu để trình bày những suy nghĩ về một nhân vật văn học trong thể loại truyện ngắn. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở nắm vững đoạn trích tác phẩm với những chi tiết về cuộc đời người đàn bà và nghệ thuật khắc họa nhân vật, học sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo các cách khác nhau nhưng phải hợp lý và nêu bật được nội dung cơ bản sau:
- Chia sẻ với người đàn bà về cảnh đời bất hạnh, khổ đau cả thể xác lẫn tinh thần.
- Trân trọng tình mẫu tử và những niềm vui, hạnh phúc mà bà chắt lọc từ trong đau khổ triền miên.
- Cảm thông cho cảnh đời của người đàn bà hoặc không đồng tình về thái độ cam chịu của người đàn bà trước cảnh bạo lực gia đình.
 Cảm nhận chung: Hình tượng người đàn bà đã thể hiện cái nhìn thấu hiểu và tấm lòng trĩu nặng tình thương, nỗi lo âu cho con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu; đồng thời cũng cho thấy tác giả đã có cái nhìn không sơ lược và đơn giản về cuộc sống và con người.
c) Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu để trình bày những suy nghĩ về một nhân vật văn học trong thể loại truyện ngắn. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở nắm vững đoạn trích tác phẩm với những chi tiết về nhân vật bà Hiền, học sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo các cách khác nhau nhưng phải hợp lý và nêu bật được nội dung cơ bản sau:
- Trân trọng cốt cách và bản lĩnh văn hoá của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền: một người thẳng thắn, thực tế, giàu lòng tự trọng, có ý thức dạy dỗ con cháu cách sống làm một người Hà Nội.
- Cảm phục cách suy nghĩ thấu tình đạt lý của bà Hiền trước những chặng đường lịch sử của đất nước và niềm tin của bà về Hà Nội “thời nào cũng đẹp”.
Cảm nhận chung: Bà Hiền là hạt bụi vàng lấp lánh của đất kinh kì, góp phần làm đẹp thêm bản sắc văn hoá chung của cộng đồng. Đồng thời qua đó, nhận biết được những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn về giọng điệu trần thuật và xây dựng hình tượng nhân vật.
c) Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề./.

File đính kèm:

  • docDe tham khao thi TN12 NV 24.doc