Đề tham khảo thi học kì I môn sinh lớp 9 thời gian : 45 phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi học kì I môn sinh lớp 9 thời gian : 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Quận Bình Thuỷ 
Trường THCS Long Tuyền 
ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC KÌ I
MÔN SINH LỚP 9
THỜI GIAN : 45 PHÚT
I. Trắc nghiệm : ( 3 điểm )
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái ( A, B, C, D ) ở đầu câu đúng nhất.
Câu 1/ Thế nào là phép lai phân tích?
 A. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
 B. Là phép lai giữa hai cá thể mang kiểu gen dị hợp.
 C. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng trội.
 D. Là phép lai giữa hai cá thể mang tính trạng lặn.
Câu 2/ Ở ruồi giấm 2n = 8 NST, ở kì giữa của nguyên phân tế bào có bao nhiêu tâm động?
 A. Có 4 tâm động . B. Có 6 tâm động . 
 C. Có 8 tâm động . D.Có 16 tâm động . 
Câu 3/ Chọn kiểu gen của bố mẹ như thế nào để con sinh ra có một kiểu hình?
 A. Aa x Aa. B. Aa x aa. C. aa x Aa. D. AA x Aa.
Câu 4/ Mỗi chu kỳ xoắn của ADN cao 34A0 gồm 10 cặp nuclêôtit. Vậy chiều dài của mỗi nuclêôtit tương ứng với bao nhiêu A0?
 A. 34A0 . B. 3,4A0. C. 1,7A0 . D. 17A0.
Câu 5/ NST nhân đôi ở kì nào của chu kì tế bào?
 A. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì sau.
Câu 6/ Bố mẹ có kiểu gen sau P : AABBccdd x aabbCCDD. F1 có kiểu gen như thế nào?
 A. AABBCCDD. B. AAbbCCdd. C. AaBbCCdd. D. AaBbCcDd.
Câu 7/ Một phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là 1200000. Biết A = 200000, vậy số nuclêôtit là bao nhiêu?
 A. G = 400000. B. G = 500000. C. G = 600000. D. G = 800000.
Câu 8/ Ở ruồi giấm 2n = 8 NST, kì sau lần phân chia thứ nhất của giảm phân tế bào có bao nhiêu NST?
 A. Có 2 NST. B. Có 4 NST. C. Có 6 NST. D. Có 8 NST.
Câu 9/ Di truyền liên kết không xuất hiện biến dị tổ hợp ở F2 là do
 A. các tính trạng nằm trên cùng một NST.
 B. các tính trạng nằm trên các NST khác nhau.
 C. các biến dị tổ hợp không biểu hiện ở F2.
 D. các biến dị tổ hợp chỉ biểu hiện ở F3.
Câu 10/ Cho đoạn mạch sau : - A – T – G – T – X – A – G – G – X – T - . Hãy tìm đoạn mạch ADN còn lại
 A. - T – A – X – A – X – A – X – X – G – A –.
 B. - T – A – X – A – G – A – X – X – G – A –.
 C. - T – A – X – A – G – T – X – G – G – A –.
 D. - T – A – X – A – G – T – X – X – G – A –.
Câu 11/ Cơ chế dẫn đến sự hình thành thể 3 nhiễm là do nguyên nhân chủ yếu nào?
 A. Do cặp NST trong cặp tương đồng tự nhân đôi.
 B. Do sự phân li của các cặp NST trong quá trình phát sinh giao tử.
 C. Do sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó, và do sự kết hợp giữa giao tử mang 2 NST và giao tử bình thường mang 1 NST.
 D. Do sự kết hợp của giao tử bình thường mang 1 NSt và giao tử không mang NST nào.
 Câu 12/ Ở prôtêin bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của nó?
A. Cấu trúc bậc 1. B. Cấu trúc bậc 2.
 C. Cấu trúc bậc 3. D. Cấu trúc bậc 4.
II. Tự luận : ( 7 điểm )
Câu 1/ Kết quả của quy luật phân li như thế nào? ( 2,5 điểm )
 Áp dụng : Khi cho cà chua quả đỏ thuần chủng lai với cà chua quả vàng thuần chủng. F1 thu được 100% cà chua quả đỏ. Khi cho F1 tự thụ thì F2 thu được kết quả như thế nào? Hãy lập sơ đồ lai từ P → F2. ( cho biết gen A quy định cà chua quả đỏ, a quy định cà chua quả vàng ) 
Câu 2/ Phân biệt thường biến với đột biến ( 2,5 điểm )
Câu 3/ Thế nào là đột biến gen? Đột biến gen có những dạng nào? ( 1 điểm )
Câu 4/ Trình bày mối quan hệ giữa gen và tính trạng? ( 1,0 điểm )
Hết
ĐÁP ÁN SINH HỌC 9
I. Trắc nghiệm :( 3 điểm )
 Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm
 Câu
Đáp án
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đúng
A
C
D
B
A
D
A
D
A
D
C
A
II. Tự luận : ( 7 điểm )
Câu 1/ Kết quả lai phân li một cặp tính trạng? ( 2,5 điểm )
 - Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính, F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn. ( 0,5 điểm )
 - Áp dụng :
 P : AA x aa ( 0,25điểm )
 GP A a ( 0,25điểm )
 F1 Aa ( 100% cà chua quả đỏ ) ( 0,25điểm )
 F1 x F1
 PF1 : Aa x Aa ( 0,25điểm )
 GF1 A a A a ( 0,25điểm )
 F2 AA Aa Aa aa ( 0,25điểm )
* Kiểu gen : 1AA : 2Aa : 1aa ( 0,25điểm )
* Kiểu hình : 3 quả đỏ ; 1 quả vàng ( 0,25điểm )
Câu 2/ Phân biệt thường biến với đột biến ( 2,5 điểm )
- Thường biến là biến đổi các kiểu hình của cùng một kiểu gen ( 0,25điểm ), phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. ( 0,25điểm )
Thường biến
Đột biến
- Là những biến đổi kiểu hình, không làm thay đổi kiểu gen. ( 0,25điểm ) 
- Là những biến đổi kiểu gen dẫn tới biến đổi kiểu hình.( 0,25điểm )
- Do ảnh hưởng của môi trường, xuất hiện động loạt theo hướng xác định ( 0,25điểm ) 
- Do các tác nhân gây đột biến, xuất hiện cá thể, vô hướng. ( 0,25điểm )
- Không di truyền ( 0,25điểm )
- Di truyền ( 0,25điểm )
- Giúp sinh vật thích nghi trước những thay đổi của môi trường. ( 0,25điểm )
- Đa số có hại, một ít trung tính, một ít có lợi. ( 0,25điểm )
Câu 3/ Đột biến gen ( 1 điểm )
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. ( 0,5điểm )
- Các dạng đột biến gen : mất cặp, thêm cặp, thay thế cặp nuclêôtit ( 0,5điểm )
Câu 4/ Mối quan hệ giữa gen và tính trạng ( 1,0 điểm )
- Trình tự các nuclêôtit trên ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong ARN. ( 0,25điểm )
- Trình tự ARN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin.( 0,25điểm)
- Chuỗi axit amin cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng. ( 0,5điểm )

File đính kèm:

  • docDE THI HKI THAM KHAO SINH 6.doc
Đề thi liên quan